Tiết 1: Hoạt động tập thể
Chào cờ
Tiết 2: TOÁN :
Ôn tập các số đến 100.
A/ Mục tiêu:
- Biết đếm, đọc, viết các số đến 100.
- Nhận biết được các số có một chữ số, có hai chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có một chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có hai chữ số; số liền trước, số liền sau.
- Thực hiện các bài tập: 1, 2, 3.
- HS khuyết tật làm bài tập1.
B/ Đồ dùng dạy học:
Viết trước nội dung bài 1 lên bảng . Cắt 5 băng giấy làm bảng số từ 0 – 99 mỗi băng có hai dòng. Ghi số vào 5 ô còn 15 để trống. Bút dạ .
Tuần 1: Thứ hai. Ngày soạn: 20 / 8 /2010. Ngày giảng: 23 / 8 /2010 Tiết 1: Hoạt động tập thể Chào cờ -------------------------000-------------------------- Tiết 2: TOÁN : Ôn tập các số đến 100. A/ Mục tiêu: - Biết đếm, đọc, viết các số đến 100. - Nhận biết được các số có một chữ số, có hai chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có một chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có hai chữ số; số liền trước, số liền sau. - Thực hiện các bài tập: 1, 2, 3. - HS khuyết tật làm bài tập1. B/ Đồ dùng dạy học: Viết trước nội dung bài 1 lên bảng . Cắt 5 băng giấy làm bảng số từ 0 – 99 mỗi băng có hai dòng. Ghi số vào 5 ô còn 15 để trống. Bút dạ . C/ Các hoạt động dạy học:: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Bài cũ : -Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh -Nhận xét đánh giá phần kiểm tra .2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: - Hôm nay chúng ta củng cố về các số trong phạm vi 100 . *) Ôn tập các số trong phạm vi 10 - Hãy nêu các số từ 0 đến 10 ? - Hãy nêu các số từ 10 về 0 ? - Gọi 1 em lên bảng viết các số từ 0 đến 10 ( Hs yếu). ( hs khuyết tật nêu) -Yêu cầu lớp thực hiện vào bc. - Có bao nhiêu số có 1 chữ số ? Kể tên các số đó ? - Số bé nhất là số nào ? - Số lớn nhất có 1 chữ số là số nào ? - Số 10 có mấy chữ số ? *) Ôn tập các số có 2 chữ số - Cho lớp chơi trò chơi lập bảng số - Cách chơi : Gắn 5 băng giấy lên bảng . -Yêu cầu lớp chia thành 5 đội chơi gắn các số thích hợp vào ô trống . -Nhận xét và bình chọn nhóm chiến thắng Bài 2: - Cho học sinh đếm các số của đội mình theo thứ tự từ lớn đến bé và từ bé đến lớn . - Số bé nhất có hai chữ số là số nào ? ( Gọi hs khá) - số lớn nhất có 2 chữ số là số nào ? - Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở . *) Ôn tập về số liền trước , số liền sau - Vẽ lên bảng các ô : 39 -Số liền trước số 39 là số nào ? Em làm thế nào để tìm số 38 ? ( Giành cho hs khá, giỏi) - Số liền sau số 39 là số nào ?Em làm thế nào để tìm số 40 ? - Số liền trước và liền sau của một số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị ? - Yêu cầu lớp thực hiện vào vở . d) Củng cố - Dặn dò: -Hôm nay toán học bài gì ? *Nhận xét đánh giá tiết học –Dặn về nhà học và làm bài tập . -Lớp trưởng báo cáo về sự chuẩn bị đồ dùng của các tổ viên . *Lớp theo dõi giới thiệu -Vài em nhắc lại . - 2 – 3 nêu . - 3 em lần lượt đếm ngược từ mười về không . - Một em lên bảng làm bài .( hs yếu) - Hs ktật thực hiện - Lớp làm vào bc. - Có 10 chữ số có 1 chữ số đó là : 0 , 1, ... 9 - Số bé nhất là số 0 - Số lớn nhất có 1 chữ số là số 9 . - Số 10 có 2 chữ số là 1 và 0 . - Lớp chia thành 5 đội có số người như nhau - Thi đua gắn nhanh gắn đúng các số vào ô trống - Khi các nhóm gắn xong 5 băng giấy sẽ có bảng số thứ tự từ 0 đến 99. - Lớp theo dõi và bình chọn nhóm thắng cuộc . - Các nhóm đếm số . - Là số 10 ( 3 em trả lời ) - Là số 99 ( 3 em trả lời ) - Số 38 ( 3 em trả lời ) - Lấy số 39 trừ đi 1 được 38 . - Số 40 . - Vì 39 + 1 = 40 - 1 đơn vị . - Lớp làm bài vào vở - Vài học sinh nhắc lại nội dung bài - Về nhà học và làm bài tập còn lại. - Xem trước bài mới . -------------------------000-------------------------- Tiết 3 + 4: TẬP ĐỌC: Có công mài sắt có ngày nên kim (2 tiết) A/ MỤC TIÊU: - Đọc đúng rõ ràng toàn bài ; biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. - HS khuyết tật đọc được một số từ, câu trong bài. - Hiểu lời khuyên từ câu chuyện : Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công. ( Trả lời được các câu hỏi trong sgk). - HS khá giỏi hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ Có công mài sắc, có ngày nên kim. B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: II Đồ dùng dạy học : -Một thỏi sắt và một cái kim. -Tranh minh hoạ bài tập đọc -Bảng phụ viết câu dài cần luyện đọc. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động dạy Hoạt động học Tiết 1 *Giáo viên giới thiệu sơ qua 8 chủ điểm của chương trình SGK Tiếng việt 2 tập 1. 1. Giới thiệu bài : Yêu cầu học sinh quan sát tranh bài tập đọc -Tranh vẽ những ai ?Họ đang làm gì ?Muốn biết cụ đang làm gì và cụ nói với cậu bé những gì ?Bài học hôm nay chúng ta hoc. -Giáo viên ghi đề. 2. Giảng bài mới * Giáo viên đọc mẫu toàn bài lần 1: * Luyện đọc a. Đọc nối tiếp từng câu - Gọi học sinh đọc nối tiếp câu cả lớp lắng nghe tìm những tiếng,từ, khó để luyện đọc. ( Hs ktật đọc vài từ hoặc 1 câu) b. Nối tiếp từng đoạn trước lớp -Gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn.Chú ý cách ngắt,nghỉ đúng ở các câu dài. Dùng bảng phụ để hướng dẫn học sinh cách đọc ngắt nghỉ từng câu từng đoạn. ‘Mỗi khi cầm quyển sách /cậu chỉ đọc vài dòng đã ngáp ngắn,/ngáp dài /rồi bỏ dở.’// Giáo viên cần hỏi học sinh cách ngắt nghỉ ở những chỗ nào ? -Ngoài ra cần nhấn giọng ở những từ nào ? Giáo viên gạch chân rồi gọi học sinh đọc c.Đọc từng đoạn trong nhóm -Yêu cầu học sinh đọc nhóm 4. Theo dõi học sinh đọc,giúp đỡ học sinh yếu. d.Thi đọc -Đọc thể hiện và thi đọc giữa các nhóm.Các nhóm khác nhận xét,bổ sung. -Lớp đọc đồng thanh đoạn 1,2. Tiết 2 : 3.Tìm hiểu bài : +Lúc đầu cậu bé học hành như thế nào ? +Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì ? ( Giành cho hs yếu và tbình) -Giáo viên cho học sinh quan sát thỏi sắt và một cây kim.Chiếc kim so với thỏi sắt thì như thế nào ? +Cậu bé có tin thỏi sắt to mà nó sẽ trở thành cái kim nhỏ như vậy không ? +Bà cụ giảng giải như thế nào ? +Đến lúc này cậu bé có tin lời cụ không ?chi tiết nào chứng tỏ điều đó ? +Câu chuyện này khuyên chúng ta điều gì ? -Yêu cầu nói lại câu đề bài bằng lời của em. ( Giành cho hs khá, giỏi) * Luyện đọc lại -Giáo viên gọi đọc toàn bài - Hướng dẫn học sinh đọc phân vai. -Trong bài này các em có thể chia làm mấy vai để đọc. - Gọi học sinh đọc thể hiện. - Cho học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét và chú ý cho học sinh cách ngắt nghỉ,giọng đọc của từng em. 3 Củng cố-dặn dò : -Qua câu chuyện này khuyên chúng ta điều gì ?Và em thích nhân vật nào nhất ? -Nhận xét tuyên dương đọc tốt và nhắc nhở những em đọc chưa tốt. - Quan sát tranh. - Bà cụ và một cậu bé. - Cụ đang mài thỏi sắt. - Đọc nối tiếp theo dãy. - Tiếng từ khó:ngoệch ngoạc,quyển. - H luyện đọc theo yêu cầu. -Học sinh nêu cách đọc. -Tự nêu. - Đọc trong nhóm 4. -T hi đọc giữa các nhóm. - Đọc đồng thanh . - Lười học. -T hấy cụ đang mài thỏi sắt thành cây kim. - Quan sát thỏi sắt.Trả lời. - Lúc đầu cậu bé không tin - Có công mài sắt có ngày - Đến lúc cậu bé cũng tin lời cụ. -Tự nêu. -Vài học sinh nói. - Luyện đọc phân vai( Hs khá, giỏi thể hiện trước). - 1-2 Nhóm đọc phân vai. - Nhận xét nhóm bạn. - Có công khổ luyện thì sẽ có ngày thành công. -Tự nêu. -------------------------000-------------------------- Thứ tư. Ngày soạn: 22 / 8 /2010. Ngày giảng: 25 / 8 /2010 Tiết 1: THỂ DỤC; Giới thiệu chương trình Trò chơi” Diệt các con vật có hại”. A/ Mục tiêu: Biết được một số nội quy trong giờ tập thể dục, biết tên 4 nội dung cơ bản của chương trình thể dục lớp 2. Biết cách tập hợp hàng dọc, điểm đúng số của mình. Biết cách chào, báo cáo khi GV nhận lớp. Thực hiện đúng yêu cầu của trò chơi. * HS khuyết tật biết cách tập hợp hàng dọc, điểm đúng số của mình. B/ Địa điểm phương tiện: - Sân trường, còi C/ Nội dung và phương pháp lên lớp: II.Địa điểm phương tiện : Sân bãi, còi III.Nội dung và phương pháp lên lớp : Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Phần mở đầu Tập hợp lớp phổ biến nội dung yc giờ học 2. Phần cơ bản a. giới thiệu chương trình thể dục lớp 2 - Nhắc nhở học sinh tinh thần học tập và tính kỷ luật b. Một số quy định khi học giờ thể dục - Nghiêm túc thực hiện quy định - Xếp hàng ngay ngắn, chấp hành ý thức kỷ luật ( Chú ý hs khuyết tật) c. Biên chế tổ tập luyện , chọn cán sự d. Trò chơi : “Diệt các con vật có hại” - Tên con vật : Có lợi và có hại - Nêu cách chơi - Giáo viên nhận xét trò chơi 3. Phần kết thúc Hệ thống bài, nhận xét dặn dò - Ba hàng dọc - Đứng tại chổ vỗ tay hát - Học sinh lắng nghe - Học sinh lắng nghe - 3 tổ Có hại : HS hô diệt, diệt - Học sinh chơi thử,chơi thật - Nêu tác dụng trò chơi - Đứng tại chổ vỗ tay hát - Nêu nội dung bài học -------------------------000-------------------------- Tiết 2: TOÁN : Số hạng - Tổng A/ Mục tiêu : - Biết số hạng, tổng. - Biết thực hiện phép cộng các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100 - Biết giải bài toán có lời văn bằng một phép cộng. - Thực hiện các bài tập: 1, 2, 3.( bài 1 hs yếu, bài tbình, bài 3( hs khá, giỏi) - Giáo dục HS tính cẩn thận. - Hs khuyết tật làm 1, 2 cột trong bài 1 hoặc bài 2 B/ Đồ dùng dạy học : - Viết sẵn nội dung bài 1 sách giáo khoa .Thanh kẻ ghi sẵn : Số hạng – Tổng C/ Các hoạt động dạy học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Bài cũ : -Yêu cầu 2 em lên bảng - Hỏi thêm : - 39 gồm mấy chục và mấy đơn vị ? - Số 84 gồm mấy chục và mấy đơn vị ? -Nhận xét đánh giá phần kiểm tra . 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: -Hôm nay chúng ta tìm hiểu các thành phần trong phép tính cộng “ Số hạng – Tổng “ . *) Giới thiệu thuật ngữ Số hạng- Tổng - Ghi bảng : 35 + 24 = 59 yêu cầu đọc phép tính trên . - Trong phép tính 35 + 24 = 59 thì 35 gọi là số hạng , 24 là số hạng và 59 gọi là Tổng . -35 gọi là gì trong phép cộng 35 + 24 = 59 ? 24 gọi là gì trong phép cộng 35 + 24 = 59 ? 59 gọi là gì trong phép cộng 35 + 24 = 59 ? - Vậy tổng là gì ? * Giới thiệu tương tự với phần tính dọc . - 35 + 24 bằng bao nhiêu ? - 59 gọi là tổng , 35 + 24 = 59 nên 35 + 24 cũng được gọi là tổng . -Yêu cầu nêu tổng của phép cộng 35 + 24 = 59 b/ Luyện tập – Thực hành Bài 1 : - Yêu cầu đọc tên các số hạng của phép cộng .12 + 5 = 17 - Tổng của phép cộng là số nào ? - Muốn tính tổng ta làm như thế nào ? -Yêu cầu lớp thực hiện vào vở sau đó đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra . ( chú ý hs ktật làm 1, 2 cột, hs yếu) Bài 2: - Yêu cầu nêu đầu bài đọc phép tính mẫu nhận xét về cách trình bày của phép tính mẫu . -Hãy nêu cách viết và thực hiện phép tính theo cột dọc ? - Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở . - Mời 2 em lên bảng làm bài . - Gọi học sinh nêu cách viết , cách thực hiện phép tính 30 + 28 và 9 + 20 ( chú ý hs tbình) Bài 3 : - Yêu cầu đọc đề bài ( hs khá, giỏi) - Đề bài cho biết gì ? - Bài toán yêu cầu tìm gì ? - Muốn biết cả hai ... em nối tiếp trình bày trước lớp . - 2 em giới thiệu về bạn cùng cặp với mình . -1 em giới thiệu về bạn vừa thực hành hỏi đáp - Viết lại nội dung các bức tranh dưới đây bằng 1,2 câu để tạo thành một câu chuyện . - Giống bài tập trong luyện từ và câu đã học . - Làm bài cá nhân . - Trình bày bài theo hai bước : 4 học sinh tiếp nối nói về từng bức tranh . - Trình bày bài hoàn chỉnh . - Hai em nhắc lại nội dung bài học . - Về nhà học bài và chuẩn bị cho tiết sau. -------------------------000-------------------------- Ngày soạn: 21/8/12009 Toán: LUYỆN TẬP Tập viết :CHỮ HOA :A I Mục tiêu - Viết đúng chữ hoa A ( 1 dòng cỡ vừa ,1 dòng cỡ nhỏ ),chữ và câu ứng dụng :Anh (1dòng cỡ vừa ,1dòng cỡ nhỏ ),Anh em thuận hoà ( 3 lần ) -Chữ viết rõ ràng ,tương đối đều nét ,thẳng hàng ,bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa và chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. -Giáo dục học sinh tư thế ngồi viết đúng * Ở tất cả các bài TV,HS khá giỏi viết đúng và đủ các dòng ( TV ở lớp) trên trang vở TV 2) II. Đồ dùng dạy học: -Mẫu chữ hoa.Bảng phụ viết sẵn cụm từ ứng dụng. III Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1 Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. -Nhận xét. 2 Bài mới:a.Giới thiệu bài:Ghi đề b.Giảng bài mới: *Giới thiệu chữ mẫu: Chữ hoa gồm có mấy nét?Cao mấy li,rộng mấy li? *Hướng dẫn cách viết:A Giáo viên viết mẫu -Hướng dẫn học sinh viết tay không. -Yêu cầu viết vào bảng con. *Hướng dẫn học sinh viết cụm từ ứng dụng. -Gọi 2 học sinh đọc cụm từđó.Nêu cách hiểu của em -Quan sát, nhận xét:Cụm từ có mấy tiếng?Độ cao các con chữ,nét nối giữa các tiếng,khoảng cách? Anh em thuận hòa -Hướng dẫn viết chữ :Anh -Hướng dẫn viết cả cụm từ vào giấy nháp. *Yêu cầu viết vào vở. -Theo dõi giúp đỡ học sinh yếu viết bài.Nhắc nhở tư thế ngồi viết đúng. -Chấm,chữa bài 3 Củng cố-dặn dò: Luyện lại bảng con chữ hoa A và tiếng Anh. -Về nhà tự luyện trang bên. -Bỏ vở lên bàn. -Chữ hoa cao 5 li.Gồm có 3 nét.Rộng ..li. -Quan sát giáo viên viết mẫu. -Viết tay không 2 lần. -Viết bảng con 4-5 lần. -Anh em lúc nào cũng vui vẻ hoà thuận với nhau. -Cụm từ có 4 tiếng. Chữ cao 2,5 li :A,H,H, Chữ cao1,5 li t Chữ cao 1 li :còn lại. -Viết cả cụm từ vào giấy nháp. -Viết vào vở. -Nộp bài. -Viết 2 lần. ĐẠO ĐỨC: HỌC TẬP SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ (Tiết 1). I Mục tiêu - Nêu được một số biểu hiện của học tập, sinh hoạt đúng giờ. - Nêu được lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ. - Biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hằng ngày của bản thân, thực hiện theo thời gian biểu. * Lập được thời gian biểu hằng ngày phù hợp với bản thân. II Chuẩn bị: Phiếu giao việc cho hoạt động 1,2.Vở bài tập đạo đức. III Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học 1Bài cũ:Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 2Bài mới: a.Giới thiệu bài:Ghi đề. b.Giảng bài mới: *Hoạt động 1:Bày tỏ ý kiến. Cách tiến hành:Chia nhóm cho học sinh bày tỏ ý kiến xem việc nào đúng,chưa đúng.Tại sao? - Cho học sinh nêu tên tình huống.-Yêu cầu nhận xét,bổ sung. -Chốt lại:Trong giờ học Tùng ngồi không chú ý nghe giảng ảnh hưởng đến kết quả học tập. -Vừa ăn vừa xem truyền hình cũng ảnh hưởng đến sức khoẻ. *Hoạt động 2:Xử lí tình huống. CTH: Giáo viên chia nhóm. -Theo em Ngọc có thể ứng xử như thế nào? -Yêu cầu học sinh nêu và chọn ra cách ứng xử phù hợp và hay nhất. -Giáo viên chốt : Mỗi tình huống có thể có nhiều cách ứng xử riêng nên ta phải có cách lựa chọn cho phù hợp. *Hoạt động 3: Gìơ nào việc nấy. Cách tiến hành: Giao nhiệm vụcho từng nhóm.Chia học sinh ra 4 nhóm. -Yêu cầu thảo luận ghi ra giấy. -Đại diện các nhóm trình bày. -Giáo viên chốt:Cần sắp xếp thời gian hợp lí để có đủ thời gian học tập và vui chơi. 3 Củng cố-dặn dò: -Gọi học sinh đọc phần xanh ở vở bài tập -Hướng dẫn học ở nhà:Về nhà cùng cha mẹ xây dựng một thời gian biểu phù hợp và thực hiện đúng theo thời gian biểu đó. -Bỏ vở lên bàn và càc đồ dùng khác. -Thảo luận nhóm đôi ở tranh và làm vào giấy -2-3 học sinh nêu -Các nhóm khác bổ sung. -Quan sát bài tập 2 và hoạt động nhóm đôi. -Đóng vai. -Nhận xét và chột cách ứng xử hay nhất. Thảo luận nhóm 4 và ghi ra giấy. -Đại diện nhóm trình bày. -2 học sinh nêu. Ngày soạn: 22/08/2009 Ngày giảng:28/08/2009 Toán: ĐỀ XI MÉT I. Mục tiêu - Biết dm là đơn vị do dô dài ,tên gọi ,kí hiệu của nó ,biết quan hệ giữa dm và cm ,ghi nhớ 1dm =10cm -Nhận biết được độ lớn của đơn vị đo dm ,so sánh độ dài doạn thẳng trong trường hợp đơn giản ,thực hiện các phép cộng trừ các số đo độ dài có đơn vị đo là dm . II. Đồ dùng dạy học: Thước thẳng dài có chia vạch cm,dm.Một sợi dâydài. *Bài 1,2 III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1 Bài cũ:Nêu đơn vị đo độ dài đã học Nhận xét. 2 Bài mới:a.Giới thiệu bài:Ghi đề. b.Giảng bài mới: *Giới thiệu Đề xi mét: Yêu cầu học sinh đo độ dài ở vở10 ô dài bao nhiêu xăng ti mét? -10 cm còn gọi là 1 đề xi mét.Đề xi mét viết tắt là:dm. 1dm=10cm -Yêu cầu các em vạch ở thước độ dài 1dm. -Viết vào bảng con đơn vị vừa học. Luyện tập: Bài 1:Quan sát ở SGK và đo -Gọi học sinh nêu. Bài2:Học sinh biết cộng,trừ các phép tính có kèm đơn vị. -Yêu cầu học sinh làm vào vở. -Theo dõi giúp đỡ học sinh yếu. -Chấm,chữa bài -Vì sao3dm+2dm=5dm? 3. Củng cố-dặn dò: -Trò chơi:Nêu bài toán yêu cầu học sinh làm nhanh. Sợi dây dài 4dm cắt 3 đoạn trong đó 2 đoạn 1 dm và 1 đoạn 2 dm. Theo dõi các em thực hành. -Gọi các em nêu cách làm của mình. -Về nhà tự luyện. Chuẩn bị bài sau: Tự nêu. -Thực hành đo. -Dài 10 cm. -Đọc đề xi mét. Nhắc lại:1dm=10cm. -Thực hành. -Viết bảng con. -Thực hành đo ở sgk. -2-3em nêu. -Làm bài vào vở. -Ta lấy 3+2=5 và viết kèm theo đơn vị vào sau. -Tự thực hành. -Chia đôi sợi dây sau đó lại lấy 1 phần chia đôi tiếp. Tự nhiên xã hội: CƠ QUAN VẬN ĐỘNG I. Mục tiêu - Nhận ra cơ quan vận động gồm có bộ xương và hệ cơ -Nhận ra sư phối hợp của cơ và xương trong các cử động của cơ thể * +Nêu được ví dụ sự phối hợp cử động của cơ và xương +Nêu tên và chỉ được vị trí của bô phận chính của cơ quan vân động trên tranh vẽ hoặc mô hình. II. Đồ dùng dạy học: Gv. Tranh vẽ cơ quan vận động H. vở BTTNXH Hoạt động dạy Hoạt động học 1 Bài cũ: KT sgk 2. Bài mới * Khởi động - Cho lớp hát bài: con công hay múa. HD một số đông tác minh hoạ - Giới thiệu bài Hoạt động 1:Làm một số cử động -YCH làm việc theo cặp - 2 -3 cặp lên thể hiện các động tác - YC lớp thực hiện lại các động tác + Trong các động tác các em vừa làm, bộ phận nào của cơ thể đã cử động ? -GV kết luận H. động 2: Quan sát để nhận biết cơ quan vận động - YCH tự nắn bàn tay, cổ tay, cánh tay của mình. + Dưới lớp da của cơ thể có gì ? -Cho H thực hành cử động: cử động ngón tay, cổ tay.. +Nhờ đâu mà bô phận đó cử động được? *Kl: Xương và cơ là các cơ quan vận động của cơ thể H. động 3: Trò chơi “vật tay” -Phổ biến cách chơi, chơi mẫu -YC nhóm 2 chơi - Thi trò chơi. Tuyên dương +Gv kết luận 3.Củng cố, dặn dò. - Gv hệ thống kiến thức -Chú ý chơi các trò chơi có lợi cho cơ quan vận động - Làm BTVBt - cả lớp vừa múa vừa hát -H quan sát các hình 1,2,3,4 SGK làm các động tác - Thể hiện truớc lớp -Cả lớp thể hiện - Các động tác đầu, mình, chân, tay phải cử động - H nhắc KL -H làm việc cá nhân - có xương và bắp thịt. - 2H cùng thực hành - Nhờ sự phối hợp hoạt động của xương và cơ -H nêu kl -H lắng nghe -H chơi trò chơi Chính tả(Nghe-viết): NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI? I Mục tiêu - Nghe viết chính xác khổ thơ cuối bài .Ngày hôm qua đâu rồi .Trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ -Làm được bài tập3,4,2(b) *GV nhắc HS đọc bài thơ SGK trước khi viết bài CT IIĐồ dùng dạy học:Bảng phụ ghi sẵn bài tập 2,3. III Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1Bài cũ: Yêu cầu viết:giảng giải,mải miết. -Nhận xét bài học sinh. 2 Bài mới:a.Giới thiệu bài:Ghi đề b.Giảng bài mới: *Đọc đoạn cần viết:To rõ ràng. -Gọi 2 học sinh đọc lại đoạn cần viết đó. Khổ thơ cho ta biết điều gì về ngày hôm qua? *Hướng dẫn cách trình bày: -Khổ thơ có mấy dòng?Chữ cái đầu dòng phải viết như thế nào? -Hướng dẫn viết vào vở:cách lề 3 ô. *Hướng dẫn viết từ khó:trang vở, chăm chỉ. *Giáo viên đọc bài để viết:Đọc đúng yêu cầu bộ môn. -Nhắc nhở tư thế ngồi viết cho học sinh. *Đọc cho học sinh soát lỗi. *Chấm bài:1 tổ. Bài tập: Bài 2:Gọi học sinh đọc đề. -Gọi 1 học sinh làm mẫu.Lớp nhận xét -Cả lớp làm bài. -Chữa bài. Bài 3:Treo bảng phụ,gọi học sinh đọc bài. -Yêu cầu nêu cách làm.Gọi 1 em làm lên bảng và cả lớp làm vở nháp. -Nhận xét bài của bạn. Bài 4 : - Học thuộc bảng chữ cái vừa viết 3 Củng cố-dặn dò: - Viết lại một số lỗi sai cơ bản. -Nhận xét giờ học -Về nhà chuẩn bị bài sau tốt. -Viết bài vào bảng con. -2 em đọc lại đoạn đó. -Ngày hôm qua ở lại trong vở hồng của con.Con học hành chăm chỉ là ngày qua vẫn còn. -Khổ thơ có 4 dòng.Đầu mỗi dòng phải viết hoa. -Luyện bảng con. -Đổi vở cho bạn để dò bài. -2 học sinh đọc yêu cầu. -Lớp làm vào bảng con. -Đọc yêu cầu bài. 1 Em làm bảng lớp.Lớp làm nháp. -Nhận xét bài bạn. -Viết bảng Tập làm văn:TỰ GIỚI THIỆU:CÂU VÀ BÀI Sinh hoạt: LỚP I Mục tiêu: -Ôn định tổ chức,phân công chính thức chỗ ngồi trong học kì 1. -Biên chế tổ,bầu lớp trưởng,tổ trưởng,tổ phó. -Nêu một số quy định của trường,của lớp. II Các hoạt động lên lớp: Ôn định tổ chức:Hát. 2 Sinh hoạt: -Giáo viên cùng học sinh phân công chỗ ngồi cho từng học sinh phù hợp với nguyện vọng và điều kiện sức khoẻ của từng học sinh. *Chỉ tiêu: +Nhỏ ngồi trước,lớn ngồi sau. +Ưu tiên các học sinh học yếu, nhỏ ngồi trước -Giáo viên sắp xếp và chọn chỗ ngồi cho phù hợp. *Biên chế tổ: Có 3 tổ :Mỗi tổ 1 dãy bàn. -Cả lớp bầu cán sự lớp:Lớp trưởng,lớp phó.các tổ trưởng,tổ phó. +Lớp trưởng:1 em. +Lớp phó:2 em. +Tổ trưởng:3 em. +Tổ phó :3 em. -Cho học sinh dân chủ bình chọn các chức danh trên. *Giáo viên nêu một số quy định chung: -Trang phục:Đúng màu, đúng mùa,dép 4 quai. -Sách vở:Đủ các loại như quy định 4 quyển.Đồ dùng học tập đầy đủ như:Bút mực,thước,bút chì,màu ,cặp vẽ,đất nặn,bảng con,phấn,bì kiểm tra, kéo,hồ dán. -Vệ sinh cá nhân sạch sẽ trước khi vào học. -Trực nhật lớp sạch sẽ. -Đi học đúng giờ.
Tài liệu đính kèm: