Giáo án Lớp 2 - Tuần 1 - Năm học 2022-2023

Giáo án Lớp 2 - Tuần 1 - Năm học 2022-2023

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Góp phần hình thành và phát triển năng lực đặc thù

a. Năng lực ngôn ngữ

 - Bước đầu biết giao tiếp chủ động, tự nhiên, tự tin.

 - Biết nói rõ ràng, thành câu khi đóng vai các vật, con vật, loài cây trong bài đã học, tự giới thiệu. Bước đầu biết thực hiện một cuộc giao lưu, trao đổi đơn giản với các bạn HS trong trường: Biết chào hỏi, tự giới thiệu một cách tự tin; biểu diễn một tiết mục đơn giản. Biết kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt,.

 - Bước đầu viết, nói câu giới thiệu, chuẩn bị học tốt cho tiết viết câu giới thiệu theo mẫu Ai là gì?.

 - Lắng nghe và hiểu ý kiến của bạn tham gia trong cuộc giao lưu.

 - Biết nhận xét, đánh giá ý kiến của bạn.

b. Năng lực văn học:

 - Biết bày tỏ sự yêu thích với hình ảnh giới thiệu hay.

 

doc 52 trang Người đăng Trịnh Hải An Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 112Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 1 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
 Thứ 2 ngày 05 tháng 09 năm 2022
Tiết 1: 
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
SINH HOẠT DƯỚI CỜ: THAM GIA LỄ KHAI GIẢNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Góp phần hình thành và phát triển năng lực đặc thù
a. NL thiết kế và tổ chức hoạt động
 - Tham gia lễ khai giảng nghiêm túctheo kế hoạch của nhà trường.
2. Góp phần hình thành và phát triển năng lực chung và phẩm chất:
a. Năng lực chung
 - Góp phần hình thành Năng lực giao tiếp và hợp tác: Nói lời phù hợp khi giao tiếp với bạn
b. Phẩm chất
 - Nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn khi trở lại trường học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Quốc kì, cờ đội trong nghi thức; 
 - TPT: Thành lập đội nghi lễ: đội trống, đội cờ và tập dượt các bài trong nghi thức theo quy định của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; 
 - HS mặc đồng phục, đội viên đeo khăn quàng đỏ. Đội nghi thức chuẩn bị trang phụctheo quy định của Đội.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Chào cờ, sơ kết tuần và kế hoạch tuần mới. (15 phút)
- Điều khiển lễ chào cờ.
- Đại diện TPT và BGH nhận xét, phổ biến kế hoạch tuần tới.
- Liên Đội trưởng điều hành
- BGH triển khai một số nhiệm vụ trong tâm. Toàn trường theo dõi
2. Tổ chức hoạt động theo chủ đề: “Tham gia lễ khai giảng”(25 phút)
- Toàn trường hát bài: Em yêu trường em hoặc bài hát truyền thống của nhà trường.
*Tổ chức văn nghệ chào mừng
- Yêu cầu những lớp được phân công, nối tiếp nhau lên biểu diễn.
- Cổ vũ, động viên , khen ngợi.
- Nhà trường tiến hành các phần tiếp theo của buổi lễ khai giảng
*Tổng kết - Đánh giá.
- Các lớp tham gia tích cực cho hoạt động.
- Có ý thưc tốt, thực hiện tốt công việc nhiệm vụ được giao.
- Hát.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
3. Hoạt động tiếp nối (5 phút)
- Yêu cầu HS các lớp trong tiết SHL thảo luận biện pháp thực hiện bầu chọn lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng,
- Nhắc nhở HS chú ý nghiêm trang khi chào cờ
- HS theo nhạc đi về lớp.
- Lắng nghe.
- Thực hiện.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY 
..............................................................................................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................
-------------------------------------------
Tiết 2+3: 
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON
BÀI 1: CUỘC SỐNG QUANH EM	
CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM
BÀI ĐỌC 1: LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI (2 Tiết )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Góp phần hình thành và phát triển năng lực đặc thù
a. Năng lực ngôn ngữ
 - Nhận biết nội dung chủ điểm.
 - Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ phát âm sai và viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 1.
 - Hiểu được nghĩa của các từ ngữ trong bài.Trả lời được các câu hỏi về công việc của mỗi người, vật, con vật. Hiểu ý nghĩa của bài: Mọi người, mọi vật đều làm việc. Làm việc mang lại niềm hạnh phúc, niềm vui.
 - Nhận diện được từ chỉ sự vật (người, vật, con vật, thời gian. Tìm được các từ ngữ ở ngoài bài chỉ người, vật, vật, con vật, thời gian.
 * THGDBVMT: Môi trường sống có ích đối với thiên nhiên và con người chúng ta.
b. Năng lực văn học:
 - Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp trong bài. 
2. Góp phần phát triển năng lực chung và phẩm chất
 a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
b. Phẩm chất: 
 - Trách nhiệm: Hoàn thành các bài tập, các nhiệm vụ học tập một cách tự giác.
 - Yêu nước: Yêu thiên nhiên.
 - Chăm chỉ: Tự giác, có tinh thần tự học, biết giá trị của lao động; tìm thấy niềm vui trong lao động, học tập).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 1. Giáo viên: 
 - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
 - Các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
2. Học sinh: 
 - Vở Thực hành Tiếng Việt 2, tập một.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Mở đầu: (10 phút)
- GV giới thiệu chủ đề: Em là búp măng non nói về các bạn thiếu nhi.
- Gọi HS đọc YC BT Chia sẻ: Tổ chức trò chơi cả lớp.
- GV tiểu kết.
- GV giới thiệu bài đọc mở đầu chủ điểm: Làm việc thật là vui.
- HS lắng nghe.
- 1HS đọc , Cả lớp đọc thầm theo. 
- Trưởng BHT tổ chức trò chơi.
- HS nghe GV chốt đáp án.
2.Hình thành kiến thức mới:(25 phút)
* Hoạt động 1: Đọc thành tiếng.
- GV đọc mẫu bài Làm việc thật là vui, kết hợp giải nghĩa từ ngữ.
- GV tổ chức cho HS luyện đọc:
+ Yêu cầu HS đọc nối tiếp câu, 
+ Luyện đọc từ khó.
+ GV tổ chức cho HS đọc nhóm đôi.
 + Thi đọc nối tiếp 2 đoạn.
+ Gọi 1 HS NK đọc lại toàn bài.
* Hoạt động 2: Đọc hiểu.
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 CH.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi. 
- GV chốt lại nội dung bài.
- HS lắng nghe.
 HS luyện đọc theo yêu cầu của GV:
+ HS đọc nối tiếp câu cá nhân.
+ Đọc từ khó cá nhân, lớp.
+ HS đọc bài cặp đôi.
+ Một số cặp đọc trước lớp, thi đọc
+ HS đọc lại toàn bài.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc.
- Cặp đôi thảo luận. Đại diện báo cáo.
- HS lắng nghe.
3. Luyện tập, thực hành: (23 phút)
Bài tập 1: HS đọc YC, 
(Trò chơi xếp hành khách vào toa tàu)
- GV mời 1 HS đọc YC của BT 1. 
- GV chiếu, chỉ từng tấm biển cho HS cả lớp đọc 15 từ ngữ, chỉ từng toa tàu cho HS đọc tên mỗi toa: Toa chở Người – Toa chở Vật – Toa chở Con vật – Toa chở Thời gian.
- GV chia lớp thành 4 nhóm, tổ chức chơi trò chơi xếp nhanh 15 hành khác vào 4 toa tàu phù hợp.
- GV và cả lớp nhận xét.
Bài 2 (Tìm thêm ngoài bài đọc các từ ngữ chỉ người, vật, con vật, thời gian)
- GV mời 1 HS đọc YC của BT 2, cả lớp đọc thầm theo.
- GV lưu ý HS cần tìm những từ ngữ đó ở bên ngoài bài đọc.
- GV yêu cầu HS làm bài vào VBT, báo cáo kết quả.
- GV chuẩn lại kiến thức.
- GV mời một vài HS nhắc lại.
- Cả lớp chơi trò chơi.
- Cả lớp và GV cùng nhận xét bài làm, thống nhất đáp án.
- Cả lớp đọc đồng thanh các từ đã xếp vào các toa.
- 1 HS đọc YC của BT 2, cả lớp đọc thầm theo.
- HS lưu ý.
- HS làm bài vào VBT, báo cáo kết quả. 
- Một vài HS nhắc lại.
4. Vận dụng, trải nghiệm: (4 phút)
+ Em biết làm những việc gì nào? Việc đó có ích lợi gì ?
*THGDBVMT: Qua bài văn, em có nhận xét gì về cuộc sống quanh ta?
=>Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường, giữ cho môi trường luôn sạ , đẹp, vì đây là môi trường sống có ích đối với thiên nhiên và con người chúng ta.
- GV nhận xét tiết học.
- Nêu cá nhân
- HS lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
..............................................................................................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................
-------------------------------------------
Tiết 4: 
TOÁN
BÀI 1: ÔN TẬP CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 ( T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Góp phần hình thành và phát triển năng lực đặc thù:
 - Ôn tập, củng cố cách đọc, viết các số có hai chữ số theo phân tích, cấu tạo số. Đồng thời bổ sung khái niệm ban đầu về số và chữ số, nhận biế số chục, số đơn vị của số có hai chữ số. 
2. Góp phần hình thành và phát triển năng lực chung và phẩm chất: 
2.1.Năng lực chung:
 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hợp tác làm việc trong nhóm, biết cùng các bạn thảo luận hoàn thành nhiệm vụ dưới sự hướng dẫn của GV.
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua HĐ quan sát tranh, hình vẽ, HS nêu được câu hỏi và phát hiện tình huống thích hợp.
2.2. Phẩm chất: 
 - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
 - Phẩm chất chăm chỉ: chú ý lắng nghe, làm bài tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
 - Phẩm chất trách nhiệm: Tích cực trong hoạt động của nhóm, lớp
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 1.Giáo viên: Máy tính
 2. Học sinh: Bộ đồ dùng học toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Mở đầu: (5 phút)
- Gv cho Hs chơi trò chơi: Nêu số có hai chữ số.
- Yêu cầu hs nêu số và phân tích số đó. 
- Gv nhận xét và kết luận.
- GV giới thiệu bài mới.
- TBHT điều khiển cả lớp chơi trò chơi 
- HS tham gia nêu, tự phân tích số.
- HS lắng nghe và nhắc lại tên bài.
2. Luyện tập, thực hành: (20 phút)
Bài 1: (Làm việc cá nhân) 
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV HDHS thực hiện lần lượt các Yc:
- Gv hướng dẫn mẫu: Bật máy
+ Hàng thứ nhất có mấy bó chục và mấy que tính rời?
+ Số gồm 3 chục và 4 đơn vị viết thế nào? Đọc thế nào?
- Cho HS thao tác trên que tính hoàn thành bảng.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2: (Làm việc nhóm đôi )
- Bài yêu cầu làm gì?
- Hướng dẫn HS phân tích mẫu.
+ Củ cà rốt thứ nhất ghi số bao nhiêu?
+ Số 54 gồm mấy chục và mấy đơn vị? Nối với chú thỏ nào?
- YC HS làm việc cá nhân, tự nối số với chú thỏ ghi cấu tạo số tương ứng.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3: (Làm việc nhóm 4)
- Bài yêu cầu làm gì?
- HD HS phân tích bảng.
+ Những cột nào cần hoàn thiện?
- Gv cho HS làm bài vào phiếu
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả và nhận xét.
Bài 4: Tổ chức trò chơi.
- 2 HS đọc.
- 1 HS ... 
 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chia sẻ với thầy cô, bạn bè về quê hương.
b. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Có ý thức hợp tác nhóm trong học tập.
- Nhân ái: Yêu quý quê hương.
- Yêu nước: Yêu vẻ đẹp thiên nhiên đất nước.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu (5p)
- Cho HS nghe và vận động theo nhịp bài hát Quê hương tươi đẹp
GV: Bài hát nói về điều gì?
- Nhận xét, dẫn dắt vào bài.
2. Hình thành kiến thức mới (20p)
a. Hđ 1: Giới thiệu địa chỉ quê hương
- GV cho HS quan sát tranh sgk tr.5, tổ chức thảo luận nhóm 4, trả lời câu hỏi:
- Các bạn trong tranh đang làm gì?
- Địa chỉ quê hương của các bạn ở đâu?
- Mời một số HS trả lời trước lớp
- YC HS giới thiệu địa chỉ quê hương em
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Vòng tròn bạn bè”.
- GV chia HS thành các nhóm, đứng thành vòng tròn, nắm tay nhau và giới thiệu về địa chỉ quê hương của mình.
- KL: Ai cũng có quê hương, đó là nơi em được sinh ra và lớn lên. Các em cần biết và nhớ địa chỉ quê hương mình.
GV mở rộng thêm cho HS biết về quê nội và quê ngoại
b. Hđ2: Khám phá vẻ đẹp thiên nhiên quê hương em
-Yêu cầu HS làm việc cá nhân qs tranh sgk trang 6,7, thảo luận và trả lời câu hỏi:
+ Các bức tranh vẽ cảnh gì?
+ Nêu nx của em khi quan sát tranh đó.
- Tổ chức cho HS chia sẻ.
- GV yêu cầu HS giới thiệu về cảnh đẹp quê hương em
- GV cho HS hoạt động nhóm: Chia sẻ với các bạn trong nhóm những tranh ảnh đã sưu tầm được về cảnh đẹp quê hương
- GV theo dõi, hỗ trợ HS 
c. Hđ 3: Khám phá vẻ đẹp con người quê hương em
- quaYC qs tranh và đọc đoạn văn trong sgk trang 7, trả lời câu hỏi:
+ Người dân quê hương Nam như thế nào?
3. Luyện tập, thực hành (10p)
- Làm việc nhóm: Hãy giới thiệu về con người quê hương em?
- GV theo dõi, hỗ trợ HS 
- Gọi nhóm HS chia sẻ
- GV KL: Con người ở mỗi vùng quê có những vẻ đẹp riêng, cần tự hào và trân trọng vẻ đẹp con người quê hương mình.
4. Vận dụng, trải nghiệm (5p)
- Em mong ước làm gì để quê hương em thêm giàu đẹp?
- Nhận xét giờ học.
- BVN điều hành cả lớp hát.
- HS trả lời, chia sẻ.
- HS thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi:
- 2-3 HS trả lời.
- Lần lượt HS giới thiệu trước lớp
- Các nhóm HS tham gia trò chơi, giới thiệu về quê hương của mình
- HS lắng nghe
- HS làm việcnhóm đôi, quan sát tranh và trả lời:
Tranh 1: hình ảnh cao nguyên đá hùng vĩ.
Tranh 2: biển rộng mênh mông.
Tranh 3: sông nước êm đềm, nên thơ.
Tranh 4: ruộng đồng bát ngát.
Tranh 5: nhà cao tầng, xe cộ tấp nập.
Tranh 6: hải đảo rộng lớn.
- Đại diện HS chia sẻ trước lớp
- HS lắng nghe.
- Thảo luận nhóm, lựa chọn tranh ảnh đẹp, cử đại diện nhóm lên trình bày trước lớp.
HS quan sát tranh và đọc đoạn văn trong sgk trang 7, trả lời câu hỏi:
- Người dân quê hương Nam: luôn yêu thương, giúp đỡ nhau, hiếu học, cần cù và thân thiện.
- Giới thiệu về con người quê hương em (tùy từng vùng miền, địa phương, HS giới thiệu nét đặc trưng, nổi bật của con người quê hương mình).
- Hs chia sẻ.
Hs chia sẻ.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................
: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
 Bài 1: Các thế hệ trong gia đình (Tiết 1)
I. Yêu cầu cần đạt
1. Góp phần hình thành và phát triển năng lực đặc thù:
1.1. Năng lực nhận thức khoa học:
 - Nhận biét được trong mỗi gia đình thường có các thế hệ khác nhau cùng chung sống và sắp xếp được các thành viên từng thế hệ trong gia đình vào sơ đồ phù hợp.
- Nêu sự cần thiết của việc quan tâm chăm sóc, yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình và thực hiện được những việc thể hiện điều đó..
- Bày tỏ được tình cảm của bản thân đối với các thành viên trong gia đình.
1.2. Năng lực tìm hiểu môi trường:
- Giải thích được các thế hệ trong gia đình.
1.3. Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Tuyên truyền, hướng dẫn người khác biết trong một gia đình có hai đến bthế hệ.
2. Góp phần hình thành và phát triển năng lực chung và phẩm chất: 
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ: Tự nêu được các thế hệ trong gia đình. chia sẻ những kiến thức đã học được với những người xung quanh.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thông qua HĐ diễn đạt trả lời câu hỏi, biết cùng các bạn thảo luận hoàn thành nhiệm vụ dưới sự hướng dẫn của GV.
2.2. Phẩm chất: 
- Trách nhiệm: Có ý thức, giúp đỡ người thân làm việc nhà theo sức của mình.
- Chăm chỉ: Tự giác, hoàn thành nhiệm vụ học tập
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: Máy tính chiếu nội dung bài.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu: (5p)
- Mở cho HS nghe và vận động theo nhịp bài hát Mẹ là quê hương(Nguyễn Quốc Việt)
-Yc hs giới thiệu về gđ mình có những ai.
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2.Hình thành kiến thức mới (25p)
2.1. Hđ1: Tìm hiểu các thành viên trong gia đình bạn Hoa YC HS quan sát hình trong thảo luận nhóm 4.
- Ban van nghệ điều hành.
- 2 hs giới thiệu về gđ 
- HS thảo luận theo nhóm 4.
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
2.2. Hđ2: Tìm hiểu các thành viên trong gia đình bạn Hoa Gia đình Hoa có nhiều thế hệ cùng chung sống.
-YC HS qs hình trong thảo luận nhóm đôi.
- Mời đại diện cặp đôi báo cáo.
3. Thực hành:
a. Hđ1: Hoạt động cả lớp.
-GV chiếu sơ đồ cho hs nêu từng thành viên trong gia đình.
b. Hđ2: Tổ chức trò chơi: Giới thiệu các thế hệ trong gia đình.
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Vận dụng, trải nghiệm: (3 phút)
- Em hiểu gia đình có 2( hoặc 3 thế hệ).
+ Cách xưng hô giữa các thế hệ trong gia đình như thế nào?
+ - Cần làm gì với những người thân trong gđ?
- GV nhận xét tiết học.
-Đại diện báo cáo trước lớp.
- HS thảo luận theo nhóm 2.
- 3-4 HS đại diện nhóm chia sẻ trước lớp.
-2 hs nêu yêu cầu
-HS nêu.
-HS thi giới thiệu các thế hệ trong gia đình của mình.
-HS trả lời.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
 Bài 1: Các thế hệ trong gia đình (Tiết 2)
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Góp phần giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực đặc thù:
1.1. Năng lực nhận thức khoa học:
- Nêu được những việc làm thể hiện sự quan tâm chăm sóc giữa các thế hệ trong gia đình và lí giải được vì sao các thành viên phải làm những việc đó.
1.2. Năng lực tìm hiểu môi trường:
- Giải thích được các thế hệ trong một gia đình.
1.3. Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Tuyên truyền, hướng dẫn người khác biết trong một gia đình có hai đến ba,thế hệ.
- Bày tỏ được tình cảm của bản thân đối với các thành viên trong gia đình.
2. Góp phần giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực chung và phẩm chất:
a. Năng lực chung:
 - Giao tiếp và hợp tác: chia sẻ, hợp tác cùng các bạn trong hoạt động nhóm. 
- Năng lực tự chủ: Tự nêu được các thế hệ trong gia đình. chia sẻ những kiến thức đã học được với những người xung quanh.
b. Phẩm chất:
- Trách nhiệm: Biết quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình họ hàng.
II. Đồ dùng dạy học
- Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
III. Các hoạt đông dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu (5p)
- Mở cho HS nghe và vận động theo nhịp bài hát Mẹ là quê hương(Nguyễn Quốc Việt)
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Hình thành kiến thức mới (15p)
Kể những việc làm thường ngày của những người trong gia đình.
-Yc HS qs hình thảo luận nhóm 4:
+ Gia đình Hải có mấy người?
+ Kể những việc làm của từng người trong gia đình Hải?
+ Những việc làm của các thành viên trong gia đình Hải thể hiện điều gì?
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Tại sao mọi thành viên trong gia đình cần yêu thương, chia sẻ với nhau?
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Luyện tập, thực hành (15p).
- Hướng hs nêu tình huống.
+ Th1: Mẹ đi làm về muộn ( 18 giờ) em bé đói bụng, chạy ra đòi mẹ cho ăn. Trong tình huống đó em sẽ làm gì?
+Th2: Vì mắt kém nên ông nhờ Nam đọc báo cho ông nghe, nhưng lúc đó Hải đến rủ Nam đi chơi. Nếu em là Nam, em sẽ nói gì và làm gì?
- Cho HS thảo luận theo nhóm đôi.
- Tổ chức cho HS nêu xử lý tình huống.
- YC quan sát tranh sgk/tr.9: 
* Tình huống 1:
+ Hình vẽ ai?
+ Ông nói gì với Nam?
+ Hải nói gì với Nam?
+ Nam nên nói gì và làm gì? Vì sao?
- Tổ chức cho HS đóng vai tình huống.
- GV nhận xét, tuyên dương.
4. Vận dụng, trải nghiệm (5p)
- Tổ chức trò chơi.
+ Kể những việc em đã làm để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc các thế hệ trong gia đình ( ông bà, bố mẹ, anh chị em).
+ Trong những việc đó, em thích làm nhất việc làm nào?vì sao?
+ Khi làm những việc đó em cảm thấy như thế nào?
- GV nhận xét, tuyên dương, chốt
* GV yêu cầu HS quan sát tranh cuối của trang 9 và trả lời các câu hỏi sau:
+ Tranh vẽ gì?
+ Bạn nhỏ trong tranh nói gì? Lời nói đó thể hiện điều gì?
+ Nếu em là bạn nhỏ đó, em sẽ làm gì?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV gọi HS đọc phần chốt của Mặt Trời.
- Nhận xét giờ học?
-BVN cho lớp thực hiện.
- HS thảo luận theo nhóm 4.
- 2-3 hs đại diện nhóm chia sẻ trước lớp.
- HS trả lời, chia sẻ trước lớp.
- 2-3 HS đọc.
- Hs thảo luận N2
- 2-3 hs nêu.
- HS quan sát, trả lời.
- HS thực hiện.
- BHT điều hành trò chơi.
- HS chia sẻ.
- HS nghe.
- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi.
- 2, 3 HS đọc.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ......................................................................................................................................................................................................................................................................
--------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_tuan_1_nam_hoc_2022_2023.doc