Giáo án lớp 2 - Trường tiểu học Đinh Bộ Lĩnh - Tuần 1

Giáo án lớp 2 - Trường tiểu học Đinh Bộ Lĩnh - Tuần 1

I. Mục tiêu:

 Đọc đúng, rõ ràng toàn bài; biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.

 Hiểu lời khuyên từ câu chuyện : Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.(HS trả lời được các câu hỏi trong SGK

 * HS khá, giỏi hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ.

II. Đồ dùng dạy học:

 Giáo viên:

+ Tranh minh họa bài Tập đọc

+ Ghi sẵn nội dung luyện đọc

 Học sinh: SGK

 

doc 30 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1340Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 2 - Trường tiểu học Đinh Bộ Lĩnh - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG - TUẦN 1
 Từ ngày 20/8/2012 24/8/2012 
---–—&–—---
THỨ
MÔN DẠY
TÊN BÀI DẠY
HAI
20/8/2012
Tập đọc 
Tập đọc 
Toán
Đạo đức
Chào cờ
Có công mài sắt, có ngày nên kim (tiết 1)
Có công mài sắt, có ngày nên kim (tiết 2)
Ôn tập các số đến 100
Học tập, sinh hoạt đúng giờ (tiết 1)
BA
21/8/2012
Thể dục
Kể chuyện
Toán
Chính tả
Tự nhiên - Xã hội
GV chuyên
Có công mài sắt, có ngày nên kim 
Ôn tập các số đến 100 (tiếp theo)
Tập chép: Có công mài sắt, có ngày nên kim
Cơ quan vận động
TƯ
22/8/2012
Tập đọc
Toán
Thủ công
Âm nhạc
Tự thuật
Số hạng – Tổng
Gấp tên lửa (tiết 1)
GV chuyên
NĂM
23/8/2012
Thể dục
Luyện từ và câu
Toán
Tập viết
Mỹ thuật
GV chuyên
Từ và câu
Luyện tập
Chữ hoa A
GV chuyên
SÁU
24/8/2012
Chính tả
Toán
Tập làm văn
HĐTT
Nghe - viết : Ngày hôm qua đâu rồi?
Đề - xi - mét
Tự giới thiệu. Câu và bài
Sinh hoạt lớp (tuần 1)
 Người thực hiện: LÊ THỊ HẢO
Thứ hai ngày 20 tháng 8 năm 2012
TẬP ĐỌC
CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM (2tiết)
Mục tiêu:
Đọc đúng, rõ ràng toàn bài; biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
Hiểu lời khuyên từ câu chuyện : Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.(HS trả lời được các câu hỏi trong SGK 
 * HS khá, giỏi hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ. 
Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: 
Tranh minh họa bài Tập đọc 
Ghi sẵn nội dung luyện đọc 
Học sinh: SGK
Các hoạt động dạy học:
Tiết 1
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định:
2. Mở bài:
 - Giới thiệu 8 chủ điểm của sách Tiếng Việt 2 tập 1
 - GV yêu cầu cả lớp mở mục lục sách, gọi HS đọc tên 8 chủ điểm: Em là HS; Bạn bè; Trường học; Thầy cô; Ông bà; Cha mẹ; Anh em; Bạn trong nhà.
3. Bài mới:
 - Giới thiệu bài:
 - Tựa bài: Có công mài sắt, có ngày nên kim
*Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc 
*GV đọc mẫu toàn bài
Nhắc HS chú ý giọng đọc tình cảm chậm rãi. Cần nhấn giọng ở các từ ngữ: mài sắt, to như thế, nắn nót, tảng đá, 
- GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ 
*Cho HS đọc nối tiếp từng câu 
Luyện đọc từ khó: quyển, nguệch ngoạc, mải miết,
* Hướng dẫn HS đọc từng đoạn 
- Câu dài cần biết nghỉ hơi đúng.
Giải nghĩa các từ ngữ: ngáp ngắn ngáp dài, nắn nót, nguệch ngoạc, mải miết, ôn tồn, thành tài.
* Đọc từng đoạn trong nhóm 
* Tổ chức cho HS thi đọc 
Cho HS thi đọc giữa các nhóm
GV nhận xét và khen nhóm đọc tốt nhất 
Tiết 2
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài 
+ Gọi HS đọc thành tiếng, đọc thầm đoạn 1: 
1/ Lúc đầu cậu bé học hành thế nào?
+ Cho HS đọc thầm đoạn 2:
2/ Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì? 
- Bà cụ mài thỏi sắt vào tảng đá để làm gì? 
- Cậu bé có tin là từ thỏi sắt mài được thành chiếc kim nhỏ không? 
- Những câu nào cho thấy cậu bé không tin
- Cho HS đọc thầm đoạn 3
 3/ Bà cụ giảng giải như thế nào?
- Đến lúc này cậu bé có tin lời bà cụ không?
- Cho HS đọc thầm đoạn 4
4/ Câu chuyện này khuyên ta điều gì?
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại
 - GV tổ chức cho HS thi đọc, chia lớp thành nhiều nhóm để thi đọc phân vai
 - GV nhận xét và cùng lớp bình chọn HS đọc tốt nhất.
4. Củng cố - Dặn dò:
- Hỏi lại tựa bài.
- Em thích nhân vật nào trong bài? Vì sao? 
- Qua câu chuyện này em học được điều gì?
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết học .
- Về nhà đọc lại bài nhiều lần tập trả lời câu hỏi trong bài cho trôi chảy. 
- Nhận xét tiết học. 
- Hát
- HS lắng nghe
- HS mở mục lục sách; HS đọc cá nhân
- HS nhắc lại tựa bài
- HS theo dõi bài
- HS phát hiện từ khó đọc 
* HS đọc nối tiếp từng câu
- 4 HS đọc nối tiếp từng đoạn trong bài
- HS đọc chú giải trong SGK
* HS đọc từng đoạn nối tiếp 
- HS thi đọc 
- Nhận xét 
- 1 HS đọc; cả lớp đọc thầm
1/ Mỗi khi cầm quyển sách cậu chỉ đọc vài dòng đã ngáp ngắn ngáp dài rồi bỏ đi chơi.
+ HS đọc thầm đoạn 2
2/ Bà cụ đang cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá.
- Để làm thành một cái kim khâu
- Cậu bé không tin
- Thái độ của cậu bé ngạc nhiên hỏi
- HS đọc thầm
3/ Nhắc lại lời bà cụ: Mỗi ngày cháu học một ít sẽ có ngày cháu thành tài.
- Cậu bé tin (cậu bé hiểu ra, quay về nhà học bài)
- HS đọc thầm
4/ Làm việc gì cũng phải kiên trì nhẫn nại mới thành công.
- Một số HS thi đọc lại câu chuyện
 - HS nhận xét
- Có công mài sắt, có ngày nên kim
- HS trả lời
- Làm việc chăm chỉ, cần cù, nhẫn nại, kiên trì thì sẽ thành công.
- HS nghe
- HS nghe
*************************************
TOÁN
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100
I. Mục tiêu:
 - Biết đếm, đọc, viết các số đến 100
 - Nhận biết được các số có một chữ số, các số có hai chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có một chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có hai chữ số; số liền trước, số liền sau.
* Bài tập cần làm: 1, 2, 3. 
II. Đồ dùng dạy học:
 - Giáo viên: Bảng ô vuông của bài tập 2a
 - Học sinh: Bảng con, que tính.
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định:
2. Giới thiệu môn Toán:
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài:
-Tựa bài: Ôn tập các số đến 100
* Hoạt động 1: Củng cố về số có một chữ số.
+ Bài tập 1
Gọi HS nêu yêu cầu bài 
GV hướng dẫn HS nêu các số có một chữ số
Cho HS làm miệng
Gọi HS đọc xuôi từ 0 đến 9 và đọc ngược từ 9 đến 0
Gọi 2 hs lên bảng: 1 em viết số bé nhất có 1 chữ số, 1em viết số lớn nhất có 1 chữ số
Nhận xét
* Hoạt động 2: Củng cố về số có hai chữ số. 
+ Bài tập 2 
Gọi HS nêu yêu cầu bài 
Hướng dẫn HS nêu các số có hai chữ số
Cho HS giải vào vở bài tập 
Gọi HS đọc bài làm của mình.
Nhận xét 
*Hoạt động 3: Củng cố về số liền sau, số liền trước
+ Bài tập 3
Gọi HS nêu yêu cầu bài
Gọi HS nêu số liền trước và 1 HS nêu số liền sau của số 39
39
Gọi 1 HS nêu số liền trước và số liền sau của số 90
90
Tương tự với phần c, d cho HS làm rồi chữa bài
Cho HS nhận xét
4. Củng cố - Dặn dò:
- Cho HS thi đua tìm số có hai chữ số (thi đua nhóm)
- Nhận xét tuyên dương nhóm làm đúng và nhanh
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết dạy.
- Về nhà xem lại bài
- Chọn vở bạn viết đúng, sạch, đẹp, cho cả lớp xem.
 - Nhận xét tiết học.
- Hát
- HS lặp lại
- HS nêu yêu cầu bài tập 1 
- HS nêu: 0, 1, 2, 3,9
- HS đọc
- Số bé nhất có một chữ số là số: 0
- Số lớn nhất có một chữ số là số: 9
- 1 HS đọc; cả lớp đọc thầm
- HS làm vào vở bài tập
- HS nối tiếp nhau đọc các số từ 10 đến 100
- Nhận xét
- HS Nêu yêu cầu bài
- Số liền trước số 39 là số: 38; Số liền sau số 39 là số: 40
- Số liền trước số 90 là số:89; Số liền sau số 90 là số: 91 
- Số liền trước số 99 là số 98; Số liền sau số 99 là số 100
- HS thực hiện
- HS nhận xét
- HS nghe
- HS nghe
*********************************
ĐẠO ĐỨC
HỌC TẬP, SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ (TIẾT 1)
I. Mục tiêu:
- Học sinh nêu được một số biểu hiện của học tập, sinh hoạt đúng giờ
- Học sinh nêu được lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ
- Biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hàng ngày của bản thân. Thực hiện theo thời gian biểu
* HS khá, giỏi: Lập được thời gian biểu hàng ngày phù hợp với bản thân 
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: 
+ Phiếu thảo luận. 
+ Đồ dùng cho HS sắm vai 
- Học sinh: Vở bài tập Đạo đức 
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định:
2. Bài kiểm:
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài:
- Tựa bài: Học tập, sinh hoạt đúng giờ
* Hoạt động 1: Bài tỏ ý kiến
Mục tiêu: HS có ý kiến và biết bày tỏ ý kiến trước các hành động.
Cách tiến hành:
- GV chia nhóm và giao cho mỗi nhóm bày tỏ ý kiến về việc làm trong tình huống: Việc làm nào đúng, việc làm nào sai?
+ Tình huống 1: xem tranh 1
+ Tình huống 2: xem tranh 2
- Cho HS thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày
- Cho học sinh trao đổi giữa các nhóm
 Kết luận: 
- Giờ học toán mà Lan và Tùng làm việc khác, không chú ý nghe giảng sẽ không hiểu bài ảnh hưởng đến kết quả học tập
- Vừa ăn vừa xem truyện sẽ có hại cho sức khoẻ
 * Hoạt động 2: Xử lý tình huống
 Mục tiêu: HS biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong từ tình huống cụ thể.
Cách tiến hành:
- Cho HS quan sát tranh 
+ GV nêu tình huống ở bài tập 2.
- Phát phiếu, chia nhóm thảo luận, đóng vai theo tình huống của bài tập.
- Tình huống 1: xem bài tập 2
- Theo em Ngọc có thể ứng xử như thế nào? Em lựa chọn giúp Ngọc cách ứng xử cho phù hợp?
- Tình huống 2: đầu giờ xếp hàng vào lớp, Tịnh và Lam đi học muộn, khoác cặp đứng ở cổng trường, Tịnh rủ bạn: “Đằng nào cũng bị muộn rồi. Chúng mình đi mua bi đi” 
- Cho HS thảo luận
- Cho HS từng nhóm sắm vai
- Trao đổi tranh luận giữa các nhóm
 Kết luận: Mỗi tình huống có thể có nhiều cách ứng xử. Chúng ta nên biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp nhất.
* Hoạt động 3: Giờ nào việc nấy
Mục tiêu: Giúp HS biết công việc cụ thể cần làm và thời gian thực hiện để học tập và sinh hoạt đúng giờ.
Cách tiến hành:
- GV giao nhiệm vụ thảo luận cho từng nhóm
- Cho HS thảo luận nhóm
Nhóm 1: Sáng thức dậy em làm gì?
Nhóm 2: Buổi trưa em làm những việc gì?
Nhóm 3: Buổi chiều em làm những việc gì?
Nhóm 4: Buổi tối em làm những việc gì?
 Kết luận: Cần sắp xếp thời gian hợp lý để đủ thời gian học tập, vui chơi, làm việc nhà và nghỉ ngơi. 
4. Củng cố - dặn dò: 
 - Hỏi lại tựa bài.
 - Hỏi lại một số kiến thức trong nội dung vừa học.
 - Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết học
 - Về nhà xem lại bài thực hiện tốt những điều vừa học.
 - Khen ngợi những HS biết học tập sinh hoạt đúng giờ
 - Nhận xét tiết học.
- Hát
- HS lặp lại
- HS thảo luận 
- Mỗi nhóm 2 em
- Trao đổi tranh luận
- Nghe và tranh luận
- HS lặp lại
- HS quan sát tranh
- Thảo luận nhóm
- Tắt ti vi đi ngủ
- Thảo luận, sắm vai và trả lời: không nên bỏ học
- HS lặp lại
- Nhận nhiệm vụ cho nhóm để thảo luận và cử đại diện trình bày
- Súc miệng, đánh răng, ăn sáng, đi học
- Ăn trưa, ngủ trưa
- Học bài, ăn cơm chiều
- Xem hoạt hình, ôn bài, đi ngủ
- HS lặp lại
- Học tập, sinh hoạt đúng giờ
- HS trả lời
- HS nghe
- HS nghe
- HS vỗ tay
Thứ ba ngày 21 tháng 8 năm 2012
Kể chuyện
Có công mài sắt, có ngày nên kim 
I. Mục tiêu:
- Dựa vào tranh và gợi ý dưới mỗi tranh kể lại từng đoạn của câu chuyện.
* HS khá, giỏi: Kể lại toàn bộ nội dung câu chuyện Lắng nghe bạn kể chuyện biết đánh giá lời kể của bạn .
II. Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: + Tranh minh họa của SGK
 + Bảng phụ viết ý chính của từng đoạn 
Học sinh: + S ... trong chữ ghi tiếng.
* HS khá, giỏi viết đúng và đủ các dòng (tập viết ở lớp).
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: + Mẫu chữ ; Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ 
- Học sinh: vở Tập viết 
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1. Ổn định:
 2. Kiểm tra :
- Kiểm tra dụng cụ học phân môn Tập viết và hướng dẫn cách học.
 3. Bài mới:
 - Giới thiệu bài: 
- Tựa bài: Chữ hoa A
* Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa A
- GV hướng dẫn HS quan sát nhận xét: Chữ hoa A gồm mấy nét? Đó là những nét nào?
- Giới thiệu khung chữ và cấu tạo nét trên chữ mẫu. 
- GV viết mẫu chữ A cỡ vừa trên bảng lớp; hướng dẫn HS viết trên bảng con. 
- GV nhận xét uốn nắn cho HS cách viết các nét.. 
- GV nhận xét 
* Hoạt động 2: H/ dẫn viết câu ứng dụng 
+ GV giới thiệu câu ứng dụng
- Gọi HS đọc câu ứng dụng 
- Giúp HS hiểu nghĩa câu ứng dụng: Khuyên anh em trong nhà phải yêu thương nhau.
+ Hướng dẫn HS quan sát nhận xét 
- Hãy cho biết các chữ cái có độ cao như thế nào?
-Hướng dẫn HS đặt dấu thanh, nhắc khoảng cách chữ và cách nối nét giữa các chữ 
- Viết mẫu chữ Anh
- Nhận xét uốn nắn
* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết
- GV nêu yêu cầu viết
- 1 dòng chữ A cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ
- 1 dòng chữ Anh cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ
- 3 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ
- Cho HS viết vào vở Tập viết 
- GV theo dõi giúp đỡ những HS yếu
- GV chấm điểm một số vở 
- Nhận xét
Củng cố - Dặn dò:
- Hỏi lại tựa bài.
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết học 
- Về nhà xem lại bài chú ý những chữ viết chưa đúng chưa đẹp luyện viết thêm
- Chọn một số vở HS viết chữ đúng, sạch đẹp, cho cả lớp xem. 
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- HS lắng nghe
- HS lặp lại
- HS quan sát và trả lời: chữ hoa A gồm 3 nét. Nét thứ nhất không thẳng mà uốn lượn lên, nét thứ hai là nét sổ móc, nét thứ ba là nét ngang chính giữa, hơi uốn lượn mềm mại.
- HS vừa lắng nghe GV hướng dẫn vừa quan sát chữ mẫu trên khung.
- HS viết bảng con
- Anh em thuận hòa.
- HS nghe
- HS quan sát độ cao các chữ
- Chữ cái: A, h cao 2,5 li
- Chữ cái t cao 1,5 li
- Các chữ cái còn lại cao 1 li
- Dấu nặng đặt dưới a; dấu huyền đặt trên a.
- Viết chữ Anh ở bảng con
- HS chú ý lắng nghe
- HS viết vào vở
- Chữ hoa A
- HS trả lời
- HS nghe
- HS nghe
************************************************************
Thứ sáu ngày 24 tháng 8 năm 2012
Chính tả (Nghe - viết)
Ngày hôm qua đâu rồi? 
I. Mục tiêu:
- Nghe viết chính xác khổ thơ cuối bài “Ngày hôm qua đâu rồi?”; trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ.
- Làm được BT3, BT4; BT(2)a; 
*GV nhắc HS đọc bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi?(SGK) trước khi viết bài chính tả.
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: 
 + Viết bài chính tả “Ngày hôm qua đâu rồi?” lên bảng 
 Bảng phụ viết nội dung bài tập 2a, 3 
- Học sinh: vở bài tập – SGK
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng viết : Cháu, kim, bà cụ.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
- Nhận xét phần bài kiểm.
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài:
- Tựa bài: Ngày hôm qua đâu rồi? 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe-viết
- GV đọc bài chính tả trên bảng, cho HS nắm nội dung bài.
+ Bố nói với con điều gì? 
- Hướng dẫn HS nhận xét: Trong bài chính tả có những dấu câu nào? 
- Hướng dẫn HS viết chữ khó vào bảng con. + GV đọc cho HS viết 
- GV nhắc HS về tư thế ngồi viết, cầm viết đúng qui định 
- Đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng. 
- Chấm, chữa bài 
- Chấm bài: GV chấm 5-7 bài 
- Nhận xét về các mặt 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập 
+ Bài tập 2 (Lựa chọn) 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Cho HS chọn từ điền vào chỗ chấm
- Ghi những chữ các em tìm được lên bảng. 
- Cho cả lớp đọc lại. Chọn bài a làm vào vở.
- Nhận xét chốt lại lời giải đúng 
+ Bài tập 3
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 
- HS viết vào vở những chữ còn thiếu .
- Nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
4. Củng cố - Dăn dò :
- Hỏi lại tựa bài
- Thi đua đọc thuộc bảng chữ cái vừa viết. 
- GV chốt lại những phần chính trong tiết học 
- Về nhà xem lại bài, chú ý những chữ viết còn sai sửa lại cho đúng và làm bài ở vở BT
- Nhận xét tiết học. 
- Hát
- 2 HS viết bảng lớp; cả lớp viết bảng con
- HS lặp lại
- HS lắng nghe
+ Con học hành chăm chỉ thì thời gian không mất đi.
- Có các dấu câu như: dấu chấm, dấu phẩy, dấu gạch đầu dòng.
- HS viết vào bảng con các từ: Trong, vở hồng, chăm chỉ.
- HS viết vào vở
- HS tự chữa lỗi bằng bút chì .
- HS đọc yêu cầu
- HS nối tiếp tìm các từ theo yêu cầu bài điền vào chỗ chấm.
- HS làm vào vở (quyển lịch, chắc nịch, nàng tiên, làng xóm; cây bàng, cái bàn, hòn than, cái thang).
- Đọc yêu cầu bài.
- Làm bài vào vở ( Các chữ cái còn thiếu là: h, i, k, m, n, o, ô, ơ).
- Ngày hôm qua đâu rồi
- HS thi đua đọc cá nhân
- HS trả lời
- HS nghe
- HS nghe
Toán
Đề-xi-mét
I. Mục tiêu:
- Biết đề-xi-mét là một đơn vị đo độ dài; tên gọi, kí hiệu của nó; biết quan hệ giữa dm và cm, ghi nhớ 1dm=10cm.
- Nhận biết được độ lớn của đơn vị đo dm; so sánh độ dài đoạn thẳng trong trường hợp đơn giản; thực hiện phép cộng, trừ các số đo độ dài có đơn vị đo là đề-xi-mét.
*Bài tập cần làm: BT1, BT2 .
II. Đồ dùng dạy - học:
- Giáo viên: Một băng giấy có chiều dài 10cm, thước thẳng có chia vạch cm
- Học sinh: vở bài tập – Bảng con, thước kẻ có vạch cm.
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng, cả lớp làm bảng con: Đặt tính rồi tính tổng; biết các số hạng là: 51 và 5; 60 và 28 
- Nhận xét ghi điểm. 
- Nhận xét phần bài kiểm tra.
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài: 
- Tựa bài: Đề-xi-mét
* Hoạt động 1: Giới thiệu đề-xi-mét 
+ GV gọi 1 HS lên đo độ dài băng giấy.
+ GV nói 10cm còn gọi là 1 đeximet 
 Đề-xi-mét viết tắt là dm
 10cm = 1dm
 1dm = 10cm
+ GV hướng dẫn thêm cho HS biết các đoạn thẳng có độ dài 1dm, 2dm, 3dm,trên một thước thẳng.
* Hoạt động 2: Thực hành
+ Bài tập 1
- Gọi HS nêu yêu cầu bài 
- Cho HS quan sát so sánh trực tiếp độ dài của đoạn thẳng AB hoặc CD với độ dài 1dm
- Nhận xét
+ Bài tập 2
- Gọi HS nêu yêu cầu bài 
- GV hướng dẫn HS làm bài 
- Chấm một số vở 
- Nhận xét
4. Củng cố - Dặn dò:
- Hỏi lại tựa bài
- Cho HS thi đua vẽ đoạn thẳng có độ dài 1dm, 2dm (thi đua nhóm)
- Nhận xét tuyên dương nhóm vẽ đúng và nhanh 
- 1dm bằng bao nhiêu cm?
- Về nhà xem lại bài.
- Chọn vở bạn viết đúng, sạch, đẹp, cho cả lớp xem.
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- 2 HS thực hiện trên bảng lớp; cả lớp làm vào bảng con.
- HS lặp lại
- 1 HS đo; cả lớp theo dõi
- HS nghe và lặp lại
- HS thực hành đo
- HS nêu yêu cầu bài tập 1. 
- Cả lớp quan sát và trả lời.
- HS nhận xét.
- HS nêu yêu cầu bài tập 2
- HS tự tính vào vở
1 8dm + 2dm = 10dm ..
 10dm - 9dm = 1dm ..
- HS nêu cách tính của mình
- Nhận xét
- Đề-xi-mét
- HS đại diện tổ chơi thi đua
- HS vỗ tay
- 1dm = 10cm
- HS nghe
************************************
Tập làm văn
Tự giới thiệu. Câu và bài
I. Mục tiêu:
- Biết nghe và trả lời đúng những câu hỏi về bản thân (BT1);
- Nói lại một vài thông tin đã biết về một bạn (BT2).
* HS khá, giỏi: bước đầu biết kể lại nội dung của bốn bức tranh (BT3) thành một câu chuyện ngắn. 
II. Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: + Tranh minh họa bài tập 3 
Học sinh: SGK
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định:
2. Kiểm tra: 
+Giáo viên hướng dẫn cách học phân môn Tập làm văn..
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài 
- Tựa bài: Tự giới thiệu. Câu và bài
* Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài 
+ Bài tập 1
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Hỏi lần lượt từng câu
- GV Nhận xét ghi điểm 
+ Bài tập 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài
- Qua bài tập 1 nói lại những điều em biết về một bạn.
- Nhận xét: 
* Hoạt động 2: Quan sát tranh
+ Bài tập 3
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- HS làm việc cá nhân.
- GV nhận xét
- Kể lại toàn bộ câu chuyện 
* Kết luận: Ta có thể dùng các từ để đặt thành câu, kể một sự việc. Cũng có thể dùng một số câu để tạo thành bài, kể một câu chuyện
4. Củng cố- Dặn dò:
- Hỏi lại tựa bài.
- Hỏi lại những điều cần nhớ.
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết học
- Về nhà xem lại bài
- Ghi các câu đúng và hay lên bảng cho cả lớp đọc đồng thanh.
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- HS nghe
- HS lặp lại
- HS đọc yêu cầu bài
- HS lần lượt thực hành hỏi đáp
- Nhận xét. 
- Nêu yêu cầu bài tập 
- HS phát biểu
- Nhận xét 
- HS nêu yêu cầu bài
- Kể lại sự việc ở từng tranh, mỗi sự việc kể lại bằng 1 hoặc 2 câu
- Nhận xét
- 2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Tự giới thiệu. Câu và bài
- HS trả lời
- HS nghe
- HS nghe
**********************************
SINH HOẠT TẬP THỂ
 (Tuần 1)
I. Đánh giá hoạt động trong tuần
1/Tác phong đạo đức:
 - Lớp chưa ăn mặc đồng phục, còn nói chuyện nhiều trong giờ học, còn 1 số bạn chưa chú ý khi giáo viên giảng bài
 - Đa số các em đều ngoan, lễ phép.
 2/Thái độ học tập:
 - Đa số lớp có đồ dùng học tập đầy đủ, nhưng 1 bạn thiếu VBT Tiếng Việt
- Còn rất nhiều bạn quên mang tập, ĐDHT đến lớp.
- Tuyên dương những bạn đạt nhiều điểm 10 trong tuần: Quỳnh Như, Mỹ Như, Thảo, Quân.
3/Thực hiện nề nếp:
 - Khâu vệ sinh chưa tốt ở tổ 1, còn vài hs chưa tham gia quét lớp 
 - Thực hiện tốt giờ giấc ra vào lớp.
II. Kế hoạch tuần sau:
- Đi học đúng giờ, học bài và làm bài đầy đủ, nghỉ học phải có đơn xin phép. Hoặc có thể gọi điện báo cho GVCN biết khi nghỉ đột xuất.
- Thầy cô giáo và khách vào phải chào, lớp trưởng báo cáo sĩ số đầy đủ.
- Phải có đủ sách vở và dụng cụ học tập. Sách vở phải được bao bìa và có nhãn cẩn thận. Phải bảo quản tốt sách vở và dụng cụ học tập.
- Đến trường phải ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng.
- Nhắc HS không nói tục chửi thề, cấm gây lộn đánh nhau, cấm vẽ bậy lên tường và lên bàn ghế. Cấm những hành vi lời nói xúc phạm tới thầy cô và người lớn tuổi. Cấm bẻ cành phá cây nơi công cộng.
- Rèn chữ viết hàng ngày.
	- Nêu nề nếp học tập và hình thức chuẩn bị bài trước khi đến lớp
	- Nhắc nhở hs đóng các khoản tiền quy định
	- Thông báo cho các em tham gia các khoản thu đầy đủ.
***************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 2 Tuan 1 CKTKN 20122013.doc