Giáo án lớp 2 - Năm học: 2010 - 2011 - Tuần 14

Giáo án lớp 2 - Năm học: 2010 - 2011 - Tuần 14

I. Yêu cầu cần đạt:

- Đọc trơn toàn bài lưu loát, rõ ràng. Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.

- Biết đọc rõ lời nhân vật trong bài .

- Nắm được nội dung câu chuyện: Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh. Anh chị em trong nhà phải biết đoàn kết, thương yêu nhau.

- Trả lời được các câu hỏi: 1,2,3,5 trong SGK.

- KNS: + Tự nhận thức về bản thân.

 + Hợp tác.

 + Giải quết vấn đề.

 

doc 23 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 963Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 2 - Năm học: 2010 - 2011 - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 14 
 Thứ hai ngày 6 tháng 12 năm 2010
tập đọc
câu chuyện bó đũa
I. Yêu cầu cần đạt:
- Đọc trơn toàn bài lưu loát, rõ ràng. Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
- Biết đọc rõ lời nhân vật trong bài .
- Nắm được nội dung câu chuyện: Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh. Anh chị em trong nhà phải biết đoàn kết, thương yêu nhau.
- Trả lời được các câu hỏi: 1,2,3,5 trong SGK.
- KNS: + Tự nhận thức về bản thân.
 + Hợp tác.
 + Giải quết vấn đề.
II. Đồ dùng dạy- học : Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK
III. Hoạt động dạy- học : Tiết1
1. Kiểm tra bài cũ: 
+ 2 HS tiếp nối nhau đọc bài “Bông hoa Niềm vui” và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
 + GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới : 
HĐ1: Giới thiệu bài
HĐ2: Luyện đọc 
- GV đọc mẫu toàn bài 
- GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. 
a.Đọc từng câu: HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. 
 Đọc đúng các từ : buồn phiền, bẽ gãy, thong thả, đoàn kết.
b. Đọc từng đoạn trước lớp: HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài. 
 Kết hợp giải nghĩa các từ có chú giải sau bài đọc.
c. Đọc từng đoạn trong nhóm.
d.Thi đọc giữa các nhóm.
e. Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1, 2
Tiết 2
HĐ3 :Tìm hiểu bài
 - GV hướng dẫn HS đọc thành tiếng, đọc thầm từng đoạn cả bài, trả lời các câu hỏi 
 Câu chuyện này có mấy nhân vật? 
 Thấy các con không yêu thương nhau ông cụ làm gì?
(Ông cụ rất buồn phiền, bèn tìm cách dạy bảo các con: Ông đặt một túi tiền và một bó đũa lên bàn rồi gọi các con lại và nói sẽ thưởng túi tiền cho ai bẻ được bó đũa)
 Tại sao cả 4 người con không ai bẻ gãy được bó đũa?
H:Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào? Một chiếc đũa được so sánh với gì? 
H: Người cha muốn khuyên các con điều gì?
(Anh em phải đoàn kết, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Đoàn kết mới tạo nên sức mạnh. Chia rẽ thì sẽ yếu)
HĐ4: Luyện đọc lại
- Các nhóm tự phân vai đọc (Người dẫn chuyện, ông cụ, các con). Thi đọc trước lớp.
- Nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân đọc hay nhất.
* HS thi đọc cá nhân. Yêu cầu đọc thể hiện được lời nhân vật.
* GV liên hệ: Anh em trong một gia đình phải yêu thương,đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết mới có sức mạnh.
3. Củng cố, dặn dò: Nhắc lại nội dung câu chuyện. Nhận xét tiết học.
toán
55 - 8 ; 56 - 7 ; 37 - 8 ; 58 - 9
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 dạng:
 55 - 8; 56 - 7 ;37 - 8 ; 58 – 9.
- Biết tìm số hạng chưa biết của một tổng.
- Bài tập cần làm: Bài 1( cột 1,2,3). Bài 2( cột 1). Bài 3
II. Đồ dùng dạy- học: Bảng con, GV bảng phụ
III. Hoạt động dạy- học :
1. Kiểm tra bài cũ: 
 GV kiểm tra một số HS đọc thuộc bảng trừ 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
2. Bài mới:
HĐ1: GV tổ chức cho HS tự thực hiện các phép trừ : 55 - 8; 56 -7; 37 - 8; 58 - 9
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào bảng con; 1HS đặt tính rồi tính ở trên bảng.
 55 * 5 không trừ được 8, lấy 15 trừ 8 bằng 7, viết 7 nhớ 1.
 _ 
 8 * 5 trừ 1 bằng 4, viết 4.
 47
- Lần lượt GV yêu cầu HS thực hiện các phép tính còn lại.
- GV kiểm tra, nhận xét và cách đặt tính của HS.
HĐ2: Thực hành
* GV hướng dẫn HS tự làm bài tập trong SGK rồi chữa bài.
Bài 1: Đặt tính rồi tính. Yêu cầu HS tự làm bài rồi chữa bài.
 Gọi 2 HS đọc bài của mình, cả lớp theo dõi chữa bài.
Bài 2: Tìm x ( tìm số hạng chưa biết).
 Gọi 1HS nêu lại cách tìm số hạng chưa biết.
 X + 9 = 27 7 + X = 35 X + 8 = 46
 X = 27 - 9 X = 35 - 7 X = 46 - 8
 X = 18 X = 28 X = 38
Bài 3: HS vẽ hình theo mẫu rồi tô màu vào các hình đó.
HĐ3: Chấm, chữa bài 
3. Củng cố, dặn dò: + Nhận xét bài làm của HS. 
 + Tuyên dương một số HS có ý thức học bài tốt.
Buổi chiều. thủ công
gấp, cắt, dán hình tròn ( tiết 2 )
I. Yêu cầu cần đạt:
 + HS biết gấp, cắt, dán hình tròn.
 + Gấp, cắt dán được hình tròn.Hình có thể chưa tròn đều và có kích thước to, nhỏ tùy thích. Đường cắt có thể mấp mô.
 + HS có hứng thú với giờ học thủ công.
II. Đồ dùng dạy - học : 
 + Mẫu hình tròn được dán trên nền hình vuông.
 + Quy trình gấp, cắt, dán hình tròn có hình vẽ minh hoạ .
 + Giấy thủ công hoặc giấy màu, kéo, hồ dán, bút chì, thước.
III. Hoạt động dạy- học: 
HĐ1: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS .
HĐ2: HS thực hành gấp, cắt, dán hình tròn 
 * Gọi một HS nhắc lại quy trình gấp, cắt, dán hình tròn. 
 Bước 1: Gấp hình
 + Cắt hình vuông có cạnh 6 ô ( hình 1)
 + Gấp từ hình vuông theo đường chéo được hình 2a.Gấp đôi hình 2a để lấy đường dấu giữa mở ra được hình 2b.
 + Gấp hình 2b theo đường dấu sao cho 2 cạnh bên sát vào nhau được hình 3.
 Bước 2: Cắt hình tròn
 + Lật mặt sau hình 3 được hình 4. Cắt theo đường dấu, mở ra được hình 5a, cắt theo đường cong được hình 5b. Mở ra được hình tròn.
 Bước 3: Dán hình tròn
 + Dán hình tròn vào vở.
 * Gọi 2 HS lên làm mẫu, cả lớp theo dõi.
HĐ3: HS thực hành trên giấy thủ công
 GV theo dõi, uốn nắn HS.
IV. Củng cố, dặn dò:
 + Nhận xét tiết học về tinh thần học tập, thái độ, sự chuẩn bị, kĩ năng gấp, cắt, dán hình tròn .
 + Dặn HS tiết sau mang giấy thủ công đi để học bài “ Gấp, cắt, dán biển báo GT ”
Luyện tiếng việt
Luyện đọc bài : Câu chuyện bó đũa 
 I. Yêu cầu cần đạt 
- Đọc trơn toàn bài lưu loát, rõ ràng. Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
- Biết đọc rõ lời nhân vật trong bài . Phân biệt đượclời kể với lời nhân vật.
- Phân vai đọc lại câu chuyện một cách lưu loát.
- Nắm được nội dung câu chuyện: Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh. Anh chị em trong nhà phải biết đoàn kết, thương yêu nhau.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
III. Hoạt động dạy- học : 
1. Kiểm tra bài cũ: 
 +Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc bài.
 + GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới : 
HĐ1: Giới thiệu bài
HĐ2: Luyện đọc 
- GV hướng dẫn HS luyện đọc, 
b. Đọc từng đoạn trước lớp: HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài. 
c. Đọc từng đoạn trong nhóm.
d.Thi đọc giữa các nhóm.
HĐ3 :Tìm hiểu bài
 - GV hướng dẫn HS đọc thành tiếng, đọc thầm từng đoạn cả bài, trả lời các câu hỏi 
 Câu chuyện này có mấy nhân vật? 
 Thấy các con không yêu thương nhau ông cụ làm gì?
(Ông cụ rất buồn phiền, bèn tìm cách dạy bảo các con: Ông đặt một túi tiền và một bó đũa lên bàn rồi gọi các con lại và nói sẽ thưởng túi tiền cho ai bẻ được bó đũa)
 Tại sao cả 4 người con không ai bẻ gãy được bó đũa?
H: Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào? Một chiếc đũa được so sánh với gì? 
H: Người cha muốn khuyên các con điều gì?
(Anh em phải đoàn kết, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Đoàn kết mới tạo nên sức mạnh. Chia rẽ thì sẽ yếu)
HĐ4: Luyện đọc phân vai.
- Các nhóm tự phân vai đọc ( Người dẫn chuyện, ông cụ, các con). Thi đọc trước lớp.
- Nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân đọc hay nhất.
* HS thi đọc cá nhân. Yêu cầu đọc thể hiện được lời nhân vật.
3. Củng cố, dặn dò: Nhắc lại nội dung câu chuyện. Nhận xét tiết học.
Luyện toán
Luyện dạng: 55 - 8 ; 56 - 7 ; 37 - 8 ; 58 – 9
I. Yêu cầu cần đạt:
- Giúp HS biết cách thực hiện các phép tính trừ có nhớ (số bị trừ có hai chữ số, số trừ có một chữ số)
- Củng cố cách tìm số hạng chưa biết trong phép cộng.
- Củng cố cách vẽ hình theo mẫu.
II. Đồ dùng dạy - học : GV : Bảng phụ 
 HS : Bảng con 
III . Hoạt động dạy - học:
HĐ1 :Giới thiệu bài 
 GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết luyện.
HĐ2: Củng cố kiến thức đã học
 - 2HS lên làm ở bảng lớp: 65 - 7 57 - 9 
 - HS lớp làm bảng con : 36 - 8	78 - 8
 - 2HS đọc thuộc bảng trừ 14 trừ đi một số.
 - GV nhận xét và ghi điểm.
HĐ3 : Thực hành
 GV : Tổ chức HS làm các bài tập trong VBT.
 Gọi HS đọc yêu cầu bài, hướng dẫn HS cách làm.
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
Bài 2: Tìm x? 
* GV gọi 1 HS nêu cách tìm số hạng chưa biết.
Bài 3: Vẽ hình theo mẫu.
 HS : Lần lượt tự làm các BT vào VBT, GV theo dõi hướng dẫn thêm .
HS nhóm 3 làm thêm các bài tập sau: 
Bài 1: Tính nhanh:
75+ 55 + 45 - 70 - 50 – 40.
24 + 27 + 46 – 47.
38 + 46 – 58 +14.
23 -19 + 29 + 17
Bài 2: Tìm y? Biết y là giá trị lớn nhất.
36 + 55 < y < 45 + 50.
42 + 15 > y + 26 > 28 + 26
Bài 3: Tìm một số biết rằng lấy số đó trừ đi 25 rồi cộng với 37 thì bằng số lớn nhất có 2 chữ số.
 GV hướng dẫn cách làm, HS tự làm bài vào vở.
HĐ4 : Chấm, chữa bài 
3 . Củng cố, dặn dò:
 Nhận xét tiết học 
 Thứ ba ngày 7 tháng 12 năm 2010
kể chuyện
câu chuyện bó đũa
I. Yêu cầu cần đạt:
 - Biết dựa vào tranh, trí nhớ và gợi ý, dưới mỗi tranh kể lại được từng đoạn của câu chuyện với giọng kể tự nhiên
-* HS giỏi biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy- học: 
 Tranh minh hoạ trong SGK
III. Hoạt động dạy- học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
 - Gọi 2 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện “Bông hoa Niềm Vui”
 - GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới :
HĐ1: Giới thiệu bài
 GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
HĐ2: Hướng dẫn kể chuyện 
 a. Kể từng đoạn theo tranh:
 - HS quan sát cả 5 tranh. Gọi 1 HS khá nói vắn tắt nội dung từng tranh.
 - 1HS kể mẫu tranh1 (Kể bằng lời của mình)
 - Kể trong nhóm: Quan sát kĩ từng tranh, đọc thầm từ ngữ gợi ý dới tranh.Nối tiếp nhau kể từng đoạn trong nhóm.
 - Các nhóm thi kể trước lớp.
 - GV nhận xét, bổ sung.
b. Phân vai kể lại câu chuyện 
 - Các nhóm tự phân vai (Người dẫn chuyện, ông cụ, 4 người con) dựng lại câu chuyện.
 - HS tập kể trong nhóm ( mỗi em kể 1 vai).
 - Các nhóm cử đại diện thi kể trước lớp .
 - Nhận xét về cách diễn đạt, điệu bộ, nét mặt .
 * GV và HS nhận xét, bình chọn người kể hay nhất.
 * HS xung phong thi kể lại câu chuyện bằng lời của mình.
3. Củng cố , dặn dò: + GV nhận xét tiết học.
 + Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Chính tả 
 nghe – viết: câu chuyện bó đũa
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nghe –viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạnvăn xuôI có lời nhân vật.
- Làm được các bài tập 2 a/b/c, hoặc bài tập 3 a/b.
II. Đồ dùng dạy- học: Bảng phụ; VBT
 III. Hoạt động dạy- học: 
1. Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi 2 HS lên bảng, còn lại viết vào bảng con những từ ngữ sau:
 (rộn ràng, da dẻ, giã giò, ngã ba, bở ngỡ, ra rả...)
 - GV nhận xét, sữa sai.
2. Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài
 GV nêu mục đích , yêu cầu tiết học .
HĐ2: Hướng dẫn nghe viết
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị
* GV đọc đoạn cần viết chính tả . Gọi 2 HS  ...  4 các câu hỏi sau.
+ Em có đồng ý với các việc làm ở trong tranh không?
+ Nếu là bạn trong tranh, em sẽ làm gì?
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
+ Em cần làm gì để giữ gìn trường lớp sạch, đẹp?
+ Trong những việc đó việc nào em đã làm được? Vì sao cha làm được ?
- HS trả lời, nhận xét bổ sung.
* GVKL: Để giữ gìn trường lớp sạch, đẹp chúng ta nên làm trực nhật hằng ngày. Không bôi bẩn, vẽ bậy, vứt rác bừa bãi ; đi vệ sinh đúng nơi quy định...
 Hoạt động4: Bài tỏ ý kiến 
 - HS làm bài tập 2. Trình bày trớc lớp, nhận xét, bổ sung.
 - GV kết luận : Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là bổn phận của mỗi HS , điều đó thể hiện lòng yêu trường, yêu lớp và giúp các em được sinh hoạt, học tập trong một môi trường trong lành .
3.Củng cố , dặn dò: Cho HS nhắc lại phần ghi nhớ ở VBT, GV nhận xét tiết học
 Dặn HS tiết sau luyện tập thực hành.
Luyện viết
Bài Tiếng võng kêu.
I. Mục tiêu:
 - Nghe - viết đúng chính tả Tiếng võng kêu.
- Học sinh có ý thức luyện viết chữ đẹp bàiTiếng võng kêu.
II. Hoạt động dạy- học :
HĐ1: Luyện viết 
- GV tổ chức cho HS viết khổ1, 2,3.
- Hướng dẫn HS nhận xét và cách trình bày đoạn cần viết.
- GV cho HS viết một số từ khó vào bảng con.
- GV đọc bài HS luyện viết bài vào vở. 
- GV theo dõi hướng dẫn chung, kèm cặp HS yếu.
HĐ2: Chấm, chữa bài 
3. Củng cố, dặn dò :
 GV nhận xét tiết học 
 Khen những HS đọc tốt, viết đúng, đẹp. 
Thứ sáu ngày 10 tháng 12 năm 2010
Chính tả
tập chép : tiếng võng kêu
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Chép lại chính xác bài chính tả, trình bày đúng 2 khổ thơ đầu của bài Tiếng võng kêu.
2. Làm đúng các bài tập 2 a/b/c.
II. Đồ dùng dạy- học: 
 + Bảng phụ viết nội dung cần chép, viết bài tập 2. VBT.
III. Hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS lên bảng, còn lại viết vào bảng con những từ ngữ sau:
 ( mải miết, hiểu biết, điểm 10, phân biệt, chuột nhắt, nhắc nhở).
2. Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài
 Gv nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
HĐ2: Hướng dẫn tập chép
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị.
- GV treo bảng phụ đã viết sẵn đoạn chính tả, gọi 2 HS đọc.
+ Trả lời các câu hỏi sau:
- Mỗi câu thơ có mấy chữ ?
- Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa? Vì sao ?
- HS viết vào bảng con những tiếng dễ viết sai: Kẽo cà kẽo kẹt, phơ phất, vương.
b. Hướng dẫn HS chép vào vở
- GV theo dõi, uốn nắn(tư thế ngồi viết, tay cầm bút)
c. Chấm bài, chữa lỗi
HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài2 SGK ( Bài 1VBT): 1 HS đọc yêu cầu cả lớp đọc thầm.
- Chọn chữ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ chấm.
- 1 HS làm vào bảng phụ .
- Cả lớp làm vào VBT.- GV nhận xét, cho điểm
 3. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học, khen những HS chép bài chính tả sạch đẹp, nhắc nhở những HS viết còn cẩu thả, trình bày chưa đẹp.
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Biết vận dụng bảng trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm, trừ có nhớ trong phạm vi 100, giải toán về ít hơn.
- Biết tìm số bị trừ, số hạng chưa biết.
- Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2 ( cột 1,3). Bài 3 ( b). bài 4.
- HSKG: Làm hết các bài tập.
II. Đồ dùng dạy- học. Bảng phụ 
III. Hoạt động dạy- học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
 - Gọi 2 HS đọc thuộc bảng trừ đã học.
 - 1HS chữa bài tập 3 .
 - GV nhận xét, ghi điểm .
2. Bài mới :
HĐ1: GV tổ chức cho HS lần lượt làm các bài tập trong SGK.
Bài 1: Tính nhẩm 
 - GV yêu cầu HS nhớ lại bảng trừ và viết ngay kết quả.
Bài 2: Đặt tính rồi tính. Yêu cầu viết thẳng hàng, thẳng cột, trình bày đẹp.
 - HS tự làm bài rồi chữa bài. 1 HS làm ở bảng phụ.
Bài 3: Tìm x: Gọi 2 HS nêu cách tìm số hạng chưa biết, tìm số bị trừ.
 - HS làm bài vào vở, rồi chữa bài trên bảng.
Bài4: Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài toán, cả lớp đọc thầm, phân tích bài toán, tìm lời giải và phép tính phù hợp rồi trình bày bài giải.
* Bài5: GV hướng dẫn HS cách ước lượng rồi khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
Kết quả: Độ dài đoạn thẳng AB dài khoảng 12cm
HĐ2: Chấm bài, chữa lỗi.
3. Củng cố, dặn dò.
 - GV nhận xét tiết học. 
 - Tuyên dương những HS làm bài tốt, trình bày sạch đẹp.
tập làm văn
Quan sát tranh và trả lời câu hỏi . viết nhắn tin
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết quan sát tranh và trả lời đúng câu hỏi về nội dung tranh ở BT1.
- Viết được một mẩu tin nhắn ngắn gọn, đủ ý (BT2).
II. Đồ dùng dạy- học: Tranh minh hoạ, VBT. 
III. Hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi 2 HS đọc đoạn văn ngắn đã viết về gia đình mình.
 - Nhận xét, bổ sung, cho điểm.
2. Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài
 GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập 
 Bài1: Yêu cầu HS quan sát tranh để trả lời câu hỏi.
- Cho các nhóm thảo luận, 1 HS nêu câu hỏi, HS khác trả lời nội dung các câu hỏi bằng nhiều cách khác nhau.
- Gọi 3 nhóm trình bày các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Ví dụ: a. Bạn gái đang bón cháo cho búp bê.
 b. Mắt bạn nhìn búp bê thật âu yếm.
 c. Tóc bạn buộc thành hai bím có thắt nơ.
 d. Bạn mặc bộ quần áo màu xanh rất gọn gàng và đẹp. 
Bài 2:( Viết)
 * Gọi 1 HS nêu yêu cầu ở SGK.
 * GV hướng dẫn HS viết ngắn gọn , đủ ý.
 + HS viết bài vào vở bài tập.
 + Gọi một số HS đọc bài trước lớp.
 + Nhận xét, bổ sung.
3. Củng cố, dặn dò : 
 + Nhận xét tiết học, bài viết của HS .
 + Tuyên dương những HS làm bài hay.
Buổi chiều Tự nhiên - xã hội
phòng tránh ngộ độc khi ở nhà
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nêu được một số việc cần làm để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.
- Biết được các biểu hiện khi bị ngộ độc.
* HS GK: Nêu được một số lý do khiến bị ngộ độc qua đườn ăn, uống nhưth]cs ăn ôI, thiu, ăn nhiều quả xanh, uống nhầm thuốc.
II. Đồ dùng dạy- học :
 Các hình vẽ trong SGK trang 30, 31. VBT.
III. Hoạt động dạy- học:
1.Kiểm tra bài cũ: 
 + Hôm trước các em được học bài gì ?
 + Em đã làm được việc gì để xung quanh nhà ở sạch sẽ?
2 .Bài mới :
 Hoạt động 1: Quan sát hình vẽ và thảo luận về những thứ có thể gây ngộ độc.
Bước 1:- Cho HS kể gây ngộ độc qua đường ăn, uống.
 - HS nêu, GV ghi bảng.
Bước 2: Làm việc theo nhóm.
 H: Trong những thứ em vừa kể những thứ nào thường được giữ trong nhà?
 - HS thảo luận theo nhóm các tranh 1,2, 3 trong SGK theo các câu hỏi sau:
 Hình1 : Nếu bạn trong hình ăn bắp ngô thì điều gì có thể xảy ra? Tại sao?
 Hình2 : Trên bàn có những thứ gì? Nếu em bé lấy được lọ thuốc và ăn phải viên thuốc mà bé tưởng đó là kẹo thì điều gì có thể xẩy ra? Tại sao?
 Hình3 : Nơi góc nhà có những thứ gì ? Nếu để lẫn lộn những thứ đó thì điều gì có thể xảy ra với mọi người trong gia đình?
 - Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
 - GV kết luận các ý kiến đó.
Hoạt động 2: Quan sát hình vẽ và thảo luận 
 Cần làm gì để phòng tránh ngộ độc ?
 Bước 1: Yêu cầu HS quan sát tiếp các hình 4, 5, 6 và trả lời câu hỏi dưới tranh.
 Bước 2: HS trình bày, nhận xét, bổ sung.
 - Yêu cầu HS nói những thứ có thể gây ngộ độc hiện chúng đang được cất giữ trong nhà. 
 Hoạt động3: Đóng vai 
 - Các nhóm thảo luận, đưa ra tình huống, cử bạn đóng vai và trình diễn trước lớp.
 - Nhận xét, tuyên dương. 
3. Củng cố, dặn dò: 
 + GV nhận xét tiết học.
 + Dặn HS ghi nhớ nội dung bài
Luyện Toán
bảng trừ
I. Mục tiêu:
- Củng cố các bảng trừ có nhớ 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
- Vận dụng các bảng cộng, trừ để làm tính cộng, trừ liên tiếp.
- Luyện tập kĩ năng vẽ hình.
* HS hoà nhập biết thực các phép cộng, trừ ở BT1.
II. Đồ dùng dạy - học :
 Bảng phụ 
III . Hoạt động dạy - học:
HĐ1 :Giới thiệu bài 
 GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết luyện.
HĐ2: Củng cố kiến thức đã học
 - Gọi HS đọc thuộc bảng trừ 14, 15 , 16, 17, 18 trừ đi một số.
 - GV nhận xét và ghi điểm.
HĐ3 : Thực hành
 GV : Tổ chức HS làm các bài tập trong VBT.
 Gọi HS đọc yêu cầu bài, hướng dẫn HS cách làm.
 HS : Lần lượt tự làm các BT vào VBT, GV theo dõi hướng dẫn thêm HS yếu.
* HS khá và giỏi làm thêm các bài sau vào vở ô li:
1. Tìm hai số có hiệu bằng 47, biết rằng nếu bớt số bị trừ một số bằng số trừ thì hiệu mới bằng 28.
+ HD: Hiệu mới so với hiệu cũ thì giảm là: 47 - 28 = 19 ( đơn vị)
* Trong phép trừ nếu giữ nguyên số trừ, tăng( giảm)số bị trừ đi bao nhiêu đơn vị thì hiệu cũng tăng (giảm) đi bấy nhiêu đơn vị.
+ Số bị trừ giảm 19 đơn vị. Vậy số trừ = 19;
+ Số bị trừ là: 47 + 19 = 66.
 Đáp số: Số bị trừ = 66; Số trừ = 19
2. Tìm số bị trừ, biết số bị trừ hơn số trừ là 26 và hiệu bằng số trừ. 
* DH: +Số bị trừ – Số trừ = hiệu = 26.
 + Hiệu = số trừ = 26.
 + Vậy số bị trừ là: 26 + 26 = 52. 
 - GV hướng dẫn cách làm, HS tự làm bài vào vở.
HĐ4 : Chấm, chữa bài 
3 . Củng cố, dặn dò:
 Nhận xét tiết học 
lUyện tiếng việt
Quan sát tranh và trả lời câu hỏi . viết nhắn tin
I. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng nghe và nói: Quan sát tranh trả lời đúng các câu hỏi về nội dung tranh.
- Rèn kĩ năng viết: Viết được một mẫu nhắn tin ngắn gọn, đủ ý.
II. Đồ dùng dạy- học: Tranh minh hoạ, VBT. 
III. Hoạt động dạy- học:
HĐ1: Giới thiệu bài
 GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
HĐ2: Củng cố kiến thức
HSQST trả lời các câu hỏi ở BT1.
1HS làm lại BT2.
GV nhắc lại cách viết nhắn tin.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập 
 Bài1: Yêu cầu HS quan sát tranh để trả lời câu hỏi.
 a) Bạn nhỏ đang làm gì?
 b) Mắt bạn nhìn em bé thế nào? 
 c) Tình cảm của bạn với em bé như thế nào?
 Bài2: Em đến nhà bạn Mai để trả sách nhưng bạn không ở nhà. Em hãy viết một vài câu nhắn lại để bạn biết.
HĐ3: Chấm, chữa bài. 
3. Củng cố, dặn dò : 
 + Nhận xét tiết học, bài viết của HS .
 + Tuyên dương những HS làm bài hay.
Hoạt động tập thể
I. Mục tiêu:
- HS biết nhận xét những ưu khuyết điểm trong tuần qua.
- Xây dựng kế hoạch tuần tới.
II. Hoạt động dạy - học:
HĐ1: Nhận xét những ưu điểm, khuyết điểm trong tuần qua.
Đi học chuyên cần, đúng giờ.
Thực hiện tốt các nội quy của nhà trường, Đội, lớp đề ra.
ý thức học bài, làm bài tốt.
Có ý thức thi đua viết chữ đẹp. Có ý thức bảo vệ môi trường.
Bình bầu HS đạt xuất sắc trong tuần.
HĐ2: Kế hoạch tuần tới
Tiếp tục duy trì các thành tích đạt được trong tuần qua.
Thi đua học tập tốt, làm bài tập đầy đủ.Tiếp tục thực hiện tốt các nề nếp đã quy định.Thi đua viết chữ đẹp, giữ vở sạch.
Có ý thức bảo vệ môi trường.
 - Có ý thức chăm sóc bồn hoa thảm cỏ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 14 Lop 2.doc