Giáo án lớp 2 môn học Đạo đức - Bài: Thực hành kĩ năng giữa học kì 1

Giáo án lớp 2 môn học Đạo đức - Bài: Thực hành kĩ năng giữa học kì 1

Môn : Đạo đức

Bài : Thực hành kĩ năng giữa học kì 1

I. Mục tiêu:

- Ôn luyện cho học sinh nắm vững một số kiến thức cơ bản : Biết chăm chỉ học tập và học tập đúng giờ ; biết nhận lỗi và sửa lỗi ; chăm chỉ làm việc nhà giúp cha mẹ.

- Rèn cho các em có thói quen làm mọi công việc không cần nhắc nhở.

- Giáo dục ý thức ngoan , lễ phép , học giỏi.

II. Đồ dùng dạy học:

- Phiếu bài tập , một số tình huống cho học sinh xử lí.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 32 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 7672Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 2 môn học Đạo đức - Bài: Thực hành kĩ năng giữa học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Môn : Đạo đức
Bài : Thực hành kĩ năng giữa học kì 1
I. Mục tiêu:
- Ôn luyện cho học sinh nắm vững một số kiến thức cơ bản : Biết chăm chỉ học tập và học tập đúng giờ ; biết nhận lỗi và sửa lỗi ; chăm chỉ làm việc nhà giúp cha mẹ.
- Rèn cho các em có thói quen làm mọi công việc không cần nhắc nhở.
- Giáo dục ý thức ngoan , lễ phép , học giỏi.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu bài tập , một số tình huống cho học sinh xử lí.
III. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định:
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài : trực tiếp 
b. Ôn tập:
* Trả lời câu hỏi :
- Thế nào là học tập sinh hoạt đúng giờ ?
- Khi mắc lỗi em phải làm gì ? vì sao ?
- Hãy kể những việc em đã làm ở nhà ?
- Chăm chỉ học tập có ích lợi gì ?
+ Chốt ý 
* Xử lí tình huống:
- Nêu 3 tình huống như VBT cho 3 tổ thảo luận và lên xử lí.
- Gọi các nhóm khác nhận xét , bổ sung
- Theo dõi , nhận xét 
3. Củng cố , dặn dò:
- Chốt lại bài 
- Liên hệ giáo dục
- Về thực hành tốt bài học.
- Hát 
- Là giờ nào việc nấy .
- Phải biết nhận lỗi và sửa lỗi . Biết nhận lỗi và sửa lỗi giúp em mau tiến bộ 
- Kể : quét nhà , rửa chén , nhặt rau,
- Chăm chỉ học tập giúp em mau tiến bộ , học giỏi ..
- Mỗi tổ chia làm 2 nhóm thảo luận rồi lên bảng đóng trước lớp 
Thứ hai ngày 03 tháng 11 năm 2008 
Môn : Tập đọc
Bài : Bà cháu
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Biết đọc bài với giọng kể chậm rãi , tình cảm ; đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật 
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ mới và những từ quan trọng :Rau cháo nuôi nhau , đầm ấm , màu nhiệm , hiếu thảo.
-Hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện :ca ngợi tình cảm bài cháu quý giá hơn vàng bạc , châu bạc.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa như SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1.Bài cũ : kiểm tra bài : Bưu thiếp 
- Nhận xét ghi điểm 
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài : Dùng tranh giới thiệu
b.Luyện đọc: Tiết 1 
-Giáo viên đọc mẫu toàn bài, hướng dẫn cách đọc toàn bài .
- Cho HS đọc câu , kết hợp luyện từ khó 
- Cho HS luyện đọc đoạn , kết hợp hướng dẫn ngắt nghỉ câu dài 
- Giảng từ : Rau cháo nuôi nhau , đầm ấm , màu nhiệm , hiếu thảo.
 - Cho HS luyện đọc đoạn trong nhóm 
- Nhận xét , tuyên dương
c. Tìm hiểu bài : Tiết 2
- Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hói SGK
+ Câu 1,2 trang 86 cho HS trả lời cá nhân
+ Câu 3HS trả lời cá nhân
+ Câu 4 tổ chức HS thảo luận nhóm 
b. Luyện đọc lại: 
- Cho HS tự phân vai luyện đọc trong nhóm
- Nhận xét , tuyên dương
3.Củng cố, dặn dò: 
- Qua câu chuyện này , em hiểu điều gì?
- Liên hệ giáo dục
- về đọc bài , chuẩn bị bài học sau.
- 3 em lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài 
-Theo dõi đọc thầm.
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu 
-HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn 
-Đọc theo nhóm 4
-Thi đọc giữa các nhóm.
- HS trả lời
( HS khá , giỏi trả lời mẫu ; HS trung bình trả lời sau )
- HS trả lời 
- HS thảo luận nhóm 2
- Trình bày kết quả: Cô tiên hiện ra hai anh em òa khóc , cầu xin cô hóa phép cho bà sống lại , dù có phải trở lại cuộc sống cực khổ như xưa. Lâu đài ruộng vườn phút chốc biến mất , bà hiện ra dang tay ôm hai cháu vào lòng.
- Phân vai luyện đọc nhóm 4
- Thi đọc giữa các nhóm
- Tình bà cháu quý hơn vàng bạc , quý hơn mọi của cải trên đời.
Môn : Toán
Bài : Luyện tập
I. Mục tiêu :
- Củng cố cho học sinh thuộc các công thức 11 trừ đi một số , cách tìm số hạng chưa biết .
- Rèn các em làm thành thạo các bài tập dạng toán trên
- Có ý thức tự giác làm bài. 
II.Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ : kiểm tra bài : 51 - 15
- Nhận xét ghi điểm 
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài : trực tiếp 
b. Hướng dẫn làm bài :
* Bài 1: Tính nhẩm 
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Đố bạn”
- Theo dõi , tuyên dương
* Bài 2: Đặt tính rồi tính
- Cho HS tự làm vào vở
- Theo dõi kèm HS yếu 
* Bài 3: Tìm x
- Cho HS tự làm vào vở
- Theo dõi kèm HS yếu 
* Bài 4: Gọi HS đọc đề , nêu dự kiện của bài 
- Cho HS suy nghĩ tự làm vào vở
- Theo dõi kèm HS yếu 
* Bài 5: + , - ? 
- Cho HS tự làm vào vở
- Theo dõi kèm HS yếu 
- Gọi HS đọc bài làm 
3. Củng cố , dặn dò:
- Chốt lại bài 
- Về ôn lại dạng toán trên, chuẩn bị bài học sau.
- 2 em lên bảng làm bài 1
- Tổ chức chơi thi giữa các tổ 
( thời gian 3 phút )
- Nêu yêu cầu 
- 2 em lên bảng , lớp làm vào vở
- Nêu yêu cầu 
- 2 em lên bảng , lớp làm vào vở
- Đọc đề , nêu dự kiện của bài 
- 2 em lên bảng , lớp làm vào vở
+ Đáp số : 25kg
- Nêu yêu cầu , làm bài 
- 2 em lên bảng làm 
- Đọc bài làm 
Thứ 2 ngày 6 tháng 11 năm 2007
Môn : Toán
Bài : Ôn tập
I. Mục tiêu:
- Củng cố lại dạng toán trừ có nhớ trong phạm vi 100 và tìm một số hạng trong một tổng và nâng cao hơn
- Rèn cho các em làm thành thạo dạng toán trên.
- Các em có ý thức tự giác làm bài 
II. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ : kết hợp khi ôn 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài : trực tiếp 
b. Hướng dẫn ôn :
* Bài 1: Tìm x
 - Gọi HS nêu yêu cầu 
- Cho HS khá , giỏi tự làm vào vở
- GV hướng dẫn HS trung bình , yếu 
* Bài 2: Tính 
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Cho HS tựu làm vào vở
- Nhận xét , sửa sai
* Bài 3 : Tính nhanh
- Gọi HS đọc đề 
- Hướng dẫn cách làm 
- Cho HS tự làm vào vở
- Theo dõi kèm HS yếu 
* Bài 4: Ngày thứ nhất làm được 21 chiếc thuyền , ngày thứ nhất làm nhiều hơn ngày thứ hai 4 chiếc thuyền . Hỏi cả hai ngày làm được bao nhiêu chiếc thuyền ?
* Bài 5: Lần đầu cửa hàng bán được 20 lít nước mắn , lần sau bán được ít hơn 8 lít nước mắn . Hỏi lần sau bán được bao nhiêu lít nước mắn ?
- Gọi HS đọc đề , nêu dự kiện của bài 
- Cho HS suy nghĩ tự làm 
- Theo dõi kèm HS yếu 
- Thu vở chấm , nhận xét 
3. Củng cố , dặn dò :
- Chốt lại bài 
- Về ôn lại dạng toán trên
- Hát 
- Đọc đề , nêu yêu cầu 
- 2 em lên bảng , lớp làm vào vở
X + 22 = 41 33 + x = 51
X = 41 – 22 x = 51 - 33
X = 19 x = 18
X + 13 = 41 27 + x = 61
X = 41 – 13 x = 61 - 27
X = 28 x = 34
- Nêu yêu cầu 
- 2 em lên bảng , lớp làm vở
21 – 7 = 14 11 – 8 = 3
31 – 15 = 16 71 – 19 = 52
- Đọc đề , nêu yêu cầu 
- 2 em lên bảng , lớp làm vào vở
 36 – 59 + 6 – 19 = (36 – 6) +(59 – 19)
 = 30 + 40
 = 70
 5 + 18 – 25 + 12 = (5 + 25) – ( 18 + 12)
 = 30 - 30
 = 0
 - Đọc đề , nêu dự kiện của bài 
- 4 em lên bảng làm , lớp làm vào vở
+ Bài 4: Bài giải
Ngày thứ hai làm được là:
 21 – 4 = 17 (chiếc)
Cả hai làm được là:
 21 + 17 = 38 (chiếc )
 Đáp số : 38 chiếc thuyền 
+ Bài 5 : Đáp số : 12 lít
Môn : Tập làm văn
Bài : Ôn tập
I. Mục tiêu :
- Ôn lại cho học sinh biết kể về ông, bà hoặc một người thân, thể hiện tình cảm đối với ông, bà người thân.
-Viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn .
- Nghe, nói, viết đúng thành thạo.
- Phát triển học sinh năng lực tư duy ngôn ngữ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa Bài 1 trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1.Bài cũ : kết hợp khi ôn
2.Bài mới : 
a.Giới thiệu bài: trực tiếp 
b. Hướng dẫn làm bài:
* Luyện nói : Tiết 1
- Cho HS suy nghĩ và kể từng câu trước lớp theo gợi ý SGK
+ Ông bà ( hoặc người thân ) của em bao nhiêu tuổi ?
+ Ông bà ( hoặc người thân ) của em làm nghề gì ?
+ Ông bà ( hoặc người thân ) của em yêu quý , chăm sóc em như thế nào ?
- Theo dõi , sửa sai câu , ý,từ cho HS
* Viết : Tiết 2
- Gọi HS đọc bài làm miệng trên bảng 
- Dựa vào bài làm miệng các em viết thành đoạn văn ngắn kể về ông , bà hoặc một người thân của em.
- Theo dõi kèm HS yếu 
- Thu vở chấm , nhận xét 
3. Củng cố , dặn dò:
- Đọc bài làm hay cho cả lớp nghe
- Về làm lại bài cho hay , chuẩn bị bài học sau.
- Nối tiếp nhau kể ( HS khá , giỏi kể trước ; HS trung bình , yếu kể sau )
+ Bà em nam nay đã sáu mươi tuổi .
- Trước khi nghỉ hưu bà là một cô giáo dạy ở trường Bà rất yêu quý ..  Hằng ngày bà chăm chút cho em từng bữa ănEm rất yêu quý bà.
- Nhiều em đọc lại bài miệng
- Viết bài 
- Một số em đọc bài làm 
VD: Bà em năm nay đã 60 tuổi nhưng tóc bà vẫn còn đen. Trước khi nghỉ hưu bà là cô giáo dạy ở trường Tiểu học. Bà rất yêu nghề dạy học và yêu thương học sinh. Em rất yêu bà vì bà hiền hậu và rất chiều chuộng em. Có gì ngon bà cũng phần cho em. Em làm điều gì sai, bà không mắng mà bảo ban rất nhẹ nhàng.
 Môn : Toán
Bài : 12 trừ đi một số : 12 – 8
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Tự lập được bảng trừ có nhớ dạng 12 –8 và bước đầu học thuộc bảng trừ đó.
- Biết vận dụng bảng trừ đã học để làm tính và giải toán.
- Rèn kĩ năng thuộc bảng trừ, giải toán đúng.
- Phát triển tư duy toán học.
II. Đồ dùng dạy học:
- Que tính
III. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ : kiểm tra bài : Luyện tập
- Nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới : a. Giới thiệu bài: Dùng que tính 
- Vậy quan sát xem cô cũng có bao nhiêu que tính?
- Có 12 que tính , bớt đi 8 que tính để biết còn bao nhiêu que tính ta làm như thế nào ?
- Để tìm được kết quả của phép tính 12 –8. Các em tự làm trên que tính cho cô biết kết quả.
Em làm như thế nào tìm được kết quả bằng 4
- GV: chốt cách làm hay của HS và thao ta ... dặn dò :
- Tuyên dương em viết đẹp 
- Nhận xét giờ học 
- Viết : gạo trắng , xuống ghềnh, ghi lòng , thương thân,.
- 2 em đọc lại 
- Cậu quay về vì không biết bát nào đựng tương, bát nào đựng mắm 
- Viết bảng con
Dặn, tương , vâng dạ, bỗng , hớt hải,
- Nghe viết bài và vở
- Nêu yêu cầu 
- Làm bài vào vở
Môn : Luyện từ và câu
Bài : Ôn tập
I. Mục tiêu:
- Ôn lại cho học sinh biết hệ thống hóa vốn từ liên quan đến đồ dùng và công việc trong nhà.
- Rèn các em sử dụng thành thạo các từ có liên quan đến đồ dùng và công việc trong nhà.
- Phát triển tư duy ngôn ngữ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa BT1
III. Các hoạt động dạy học :
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ : kết hợp khi ôn
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài : trực tiếp
b. Hướng dẫn làm bài tập:
* Bài 1: Tìm và viết thêm các từ vào chỗ trống theo yêu cầu sau.
a. Từ chỉ đồ dùng để nấu ăn ở nhà:..
b. Từ chỉ đồ dùng để phục vụ cho việc ăn uống trong nhà:.
c. Từ chỉ đồ dùng phục vụ cho việc nghỉ ngơi , giải trí trong nhà :
- Gọi HS đọc đề , nêu yêu cầu 
- Cho HS làm miệng
- Nhận xét , sửa sai
* Bài 2: Gọi HS đọc đề
- Cho HS suy nghĩ tìm và gạch các từ chỉ những việc mà bạn nhỏ trong bài làm giúp bà ở nhà
- Nhận xét , sửa sai
- Liên hệ giáo dục HS 
3. Củng cố , dặn dò:
- Chốt lại bài 
- về ôn bài , chuẩn bị bài học sau.
- Hát 
- Nêu yêu cầu 
- Nhiều em trả lời 
a. bếp dầu , bếp ga , bếp lửa , nồi , chảo,
b.bát ( chén ), đũa , thìa( muỗng ), dĩa , đĩa.
c. ti vi, cát sét, ghế bành, xa lông, giường,..
- Đọc đề đoạn văn, làm bài 
- Đọc bài làm
Hôm nay bà bị đau lưng, không dậy được sóm như mọi ngày . Em trở dậy mới thấy mọi công việc còn nguyên . Em làm dần từng việc : quét nhà, thả gà, cho lợn ăn, . Mặt trời vừa lên cao , nắng bắt đầu chói Chang, em phơi quần áo , rải rơm ra sân phơi . Xong việc ngoài sân , em vào nhóm bếp , nấu cháo cho bà .Mùi rơm cháy thơm thơm. Em thấy trong lòng xôn xao một niềm vui.
 Môn : Chính tả
Bài : Cây xoài của ông em
I. Mục tiêu :
- Các em nghe viết đúng một đoạn trong bài : Cây xoài ông em và trình bày đúng bài viết
- Làm đúng bài tập phân biệt g / gh ; s / x ( ươn / ương )
- Có ý thức tự thức rèn chữ viết 
II. Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học :
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ : Gọi 2 HS lên bảng viết từ khó 
- Nhận xét ghi điểm 
2. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài : trực tiếp 
b. Hướng dẫn viết :
- Đọc đoạn viết 
- Cây xoài cát có gì đẹp ?
- Cho HS viết từ khó 
- Nhận xét sửa sai
c. Viết bài :
- Đọc từng câu cho HS viết 
- Thu vở chấm , nhận xét 
d. Luyện tập :
* Bài 2: Điền vào chỗ trống g hay gh ?
- Gọi HS đọc đề 
- Cho HS suy nghĩ làm VBT
- Nhận xét sửa sai
* Bài 3: Điền s hay x ; ương hay ươn vào chỗ trống.
- Gọi HS đọc đề 
- Cho HS suy nghĩ làm VBT
- Nhận xét sửa sai
3. Củng cố , dặn dò :
- Chốt lại bài 
- Về viết lại bài cho đẹp.
- 2 em lên bảng viết , lớp viết bảng con
Nước sôi , ăn xôi , vương vãi , bay lượn,..
- 2 em đọc lại
- Cuối đông hoa nở trắng cành . Đầu hè quả sai lúc lỉu . Từng chùm quả to đu đưa theo gió.
- Viết bảng con : cây xoài , trồng , xoài cát , lẫm chẫm , cuối.
- Nghe viết bài vào vở
- Nêu yêu cầu 
- 2 em lên bảng , lớp làm VBT
+ Lên thác xuống ghềnh.
+ Con gà cục tác lá tranh.
- Nêu yêu cầu 
- 2 em lên bảng , lớp làm VBT
+ Nhà sạch., bát sạch.
+ Thương người .thương thân
+ Cá không ..cá ươn
Con cãi cha mẹ , trăm đường con hư.
 Môn : Tập làm văn
Bài : Chia buồn , an ủi
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh nói được lời chia buồn , an ủi; biết viết bưu thiếp thăm hỏi 
- Rèn cho các em có thói quen nói lời chia buồn , an ủi đúng hoàn cảnh
- Giáo dục các em biết quan tâm đến mọi người
II . Chuẩn bị : 
Tranh , ảnh thuộc chủ đề gia đình .
III. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ : kể ngắn về người thân
- Nhận xét ghi điểm 
2. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài : trực tiếp 
b. Hướng dẫn làm bài :
* Bài 1,2: Nói lời thăm hỏi , an ủi
- Gọi HS nêu yêu cầu 
- Cho HS trả lời miệng
- Nhận xét , chốt ý
* Bài 3: Viết bưu thiếp 
- Hướng dẫn HS cách làm 
- Cho HS tự làm vào vở
- Theo dõi kèm HS yếu 
- Gọi một số em đọc bài làm 
3. Củng cố , dặn dò:
- Chốt lại bài 
- Về tập viết nhiều tin nhắn khác hỏi thăm người thân, chuẩn bị bài học sau.
- 3 em lên bảng kể về một người thân của mình khoảng 4 câu 
- Đọc đề , nêu yêu cầu 
- Nhiều em trả lời 
+ Bà ơi !bà bị mệt hả , cháu lấy thuốc cho bà uống nhé!
+ Bà đừng tiếc nhé, ngày mai hai bà cháu mình trồng cây khác.
+ Ông đừng tiếc nưac , ông ạ ! Cái kính này cũ quá rồi .Bố cháu sẽ mua tặng ông chiếc kính khác. 
- Đọc đề , nêu yêu cầu 
- 1 em lên bảng , lớp làm VBT
VD: Đăk Tô , ngày 22 tháng 11 năm 2007
Ông bà yêu quý!
 Biết tin ở quê bị bão nặng , cháu lo lắm . Ông bà có khỏe không ạ ? Cháu mong ông bà luôn luôn mạnh khỏe , may mắn .
 Cháu nhớ ông bà nhiều 
 Phương Uyên
Thứ sáu ngày 07 tháng 11 năm 2008
Môn : Toán
Bài : Luyện tập
I. Mục tiêu :
- Củng cố cho học sinh thực hiện thành thạo phép trừ , phép cộng có nhớ và cách tìm số hạng chưa biết.
- Rèn các em làm thành thạo các bài tập dạng toán trên
- Có ý thức tự giác làm bài. 
II.Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ : kiểm tra bài : 52 - 28
- Nhận xét ghi điểm 
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài : trực tiếp 
b. Hướng dẫn làm bài :
* Bài 1: Tính nhẩm 
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Đố bạn”
- Theo dõi , tuyên dương
* Bài 2: Đặt tính rồi tính
- Cho HS tự làm vào vở
- Theo dõi kèm HS yếu 
* Bài 3: Tìm x
- Cho HS tự làm vào vở
- Theo dõi kèm HS yếu 
* Bài 4: Gọi HS đọc đề , nêu dự kiện của bài 
- Cho HS suy nghĩ tự làm vào vở
- Theo dõi kèm HS yếu 
* Bài 5: Gọi HS đọc đề
- Cho HS suy nghĩ và nêu đáp án đúng 
- Nhận xét , sửa sai
3. Củng cố , dặn dò:
- Chốt lại bài 
- Về ôn lại dạng toán trên, chuẩn bị bài học sau.
- 2 em lên bảng làm bài 3
- Tổ chức chơi thi giữa các tổ 
( thời gian 3 phút )
- Nêu yêu cầu 
- 2 em lên bảng , lớp làm vào vở
- Nêu yêu cầu 
- 2 em lên bảng , lớp làm vào vở
- Đọc đề , nêu dự kiện của bài 
- 2 em lên bảng , lớp làm vào vở
+ Đáp số : 24con gà
- Nhiều em trả lời 
+ Đáp án đúng : D. 10 hình tam giác
 Sinh hoạt : Tuần 11
I. Mục tiêu:
- Nhận xét đánh giá tình hình học tập và rèn luyện trong tuần qua và nêu kế hoạch tuần tới 
- Các em thấy được ưu , nhược điểm của mình có hướng phấn đấu tốt .
II. Các hoạt động trên lớp:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định :
2. Sinh hoạt:
a. Các tổ trưởng tự sinh hoạt
b.Lớp trưởng nhận xét:
c. GV nhận xét chung:
3. Kế hoạch tới :
- Tiếp tục ổn định nề nếp học tập 
- Đến lớp đủ đồ dùng , học bài và làm bài đầy đủ 
- Trình bày bài sạch đẹp , không để quăn mép vở 
- Đăng ký giờ học tốt , dạy tốt chào mừng ngày 20 / 11
- Kèm HS yếu trong các tiết học 
- Có kế hoạch ôn HS giỏi 
- Hát
- Tổ trưởng nhận xét tổ mình , có tuyên dương phê bình trong tổ 
- Lớp trưởng nhận xét chung cả lớp , có tuyên dương phê bình trong lớp 
- Nhìn chung các em thực hiện tốt mọi nề nếp của trường của lớp . Sinh hoạt 15 phút đầu giờ sôi nổi . Xếp hàng thể dục nhanh và thẳng . Có ý thức học bài tốt , chuẩn bị bài ở nhà cẩn thận . Có nhiều tiến bộ về cách trình bày và chữ viết .Đã có nhiều thành tích trong phong tào thi đua học tốt , dạy tốt. Song bạn cạnh đó vẫn còn một số em còn hay quên đồ dùng , bài làm ở nhà chưa đầy đủ , chữ viết còn xấu 
- Nghe , thực hiện đúng theo kế hoạch 
Chiều thứ 6 ngày 10 năm 2007
Môn : An toàn giao thông
Bài : An toàn là nguy hiểm khi đi trên đường
I. Mục tiêu :
- Giúp học sinh biết thế nào là hành vi an toàn và nguy hiểm của người đi bộ, đi xe đạp trên đường . Biết những nguy hiểm thường có trên đường phố.
- Biết phân biệt những hành vi an toàn và nguy hiểm khi đi trên đường . Biết cách đi trong ngõ hẻm nơi lề đường bị lấn chiếm qua ngã tư.
- Đi bộ trên vỉa hè không đùa nghịch dưới lòng đường để đảm bảo an toàn.
II. Chuẩn bị:
- Bức tranh SGK
- 5 tranh nhỏ cho các nhóm thảo luận
- Hai bảng chữ an toàn nguy hiểm
III. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định:
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài : trực tiếp
b.Tìm hiểu bài :
* HĐ1: An toàn và nguy hiểm 
+ Mục tiêu: HS nhớ ý nghĩa an toàn và không an toàn khi đi trên đường.
+ Nhận biết các hành động an toàn và không an toàn khi đi trên dường phố.
- chia nhóm cho học sinh thảo luận nội dung trong tranh
- Vậy muốn đi bộ qua đường em cần phải làm gì ?
3. Củng cố , dặn dò:
- Đặt câu hỏi cho HS nêu lại nội dung bài.
- Về thực hiện tốt bài học.
- Hát
- An toàn khi đi trên đường không để xẩy ra va quẹt, không bị ngã đau đó là an toàn
- Nguy hiểm là các hành vi dễ gây tai nạn. 
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện các nhóm trả lời
+ Tranh 1: đi qua đường cùng người lớn, đi tron vạch đi bộ qua đường là an toàn
+ Tranh 2; đi trên vỉa hè quần áo gọn gàng là an toàn.
+ Tranh 3: Chạy xuống lòng đường để nhặt bóng là không an toàn.
+ Tranh 4: Đi bộ một mình qua đường là không an toàn.
+ Tranh 5: Đi qua đường trước đầu ô tô là không an toàn.
- Muốn đi bộ qua đường em cần phải nắm tay người lớn là an toàn . Đi bộ qua đường phải tuân theo tín hiệu đèn giao thông.
- Chạy và chơi dưới lòng đường là nguy hiểm. Ngồi trên xe đạp do bạn nhỏ khác đèo là nguy hiểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgat11.doc