Giáo án lớp 2 môn học Đạo đức - Bài: Quan tâm giúp đỡ bạn (TT)

Giáo án lớp 2 môn học Đạo đức - Bài: Quan tâm giúp đỡ bạn (TT)

Môn : Đạo đức

Bài : Quan tâm giúp đỡ bạn ( TT )

I. Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được :

- Quan tâm giúp đỡ bạn là luôn vui vẻ, thân ái với các bạn, sẵn sàng giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn.

- Sự cần thiết của việc quan tâm giúp đỡ bạn.

-Quyền không bị phân biệt đối xử của trẻ em.

- Rèn cho học sinh có hành vi quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong cuộc sống hằng ngày.

- yêu mến quan tâm, giúp đỡ bạn bè xung quanh. Đồng tình với những biểu hiện quan tâm giúp đỡ bạn bè.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bài hát “Tìm bạn thân”. Tranh, câu chuyện : “Trong giờ ra chơi”

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 20 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 646Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 2 môn học Đạo đức - Bài: Quan tâm giúp đỡ bạn (TT)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2 ngày 19 tháng 11 năm 2007
Môn : Đạo đức
Bài : Quan tâm giúp đỡ bạn ( TT )
I. Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được :
- Quan tâm giúp đỡ bạn là luôn vui vẻ, thân ái với các bạn, sẵn sàng giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn.
- Sự cần thiết của việc quan tâm giúp đỡ bạn.
-Quyền không bị phân biệt đối xử của trẻ em.
- Rèn cho học sinh có hành vi quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong cuộc sống hằng ngày.
- yêu mến quan tâm, giúp đỡ bạn bè xung quanh. Đồng tình với những biểu hiện quan tâm giúp đỡ bạn bè.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bài hát “Tìm bạn thân”. Tranh, câu chuyện : “Trong giờ ra chơi”
III. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1.Bài cũ : kiểm tra bài : Quan tâm giúp đỡ bạn/ tiết 1.
-GV đưa tình huống : Hôm nay Hà bị ốm, không đi học được. Nếu là bạn của Hà em sẽ làm gì ?
-Khi quan tâm giúp đỡ bạn em cảm thấy thế nào 
-Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới : 
a.Giới thiệu bài: trực tiếp .
-Hát bài hát ‘Tìm bạn thân” nhạc và lời : Việt Anh.
* HĐ1 : Đoán xem điều gì sẽ xảy ra?
Mục tiêu : Giúp học sinh biết cách ứng xử trong một tình huống cụ thể có liên quan đến việc quan tâm giúp đỡ bạn bè.
Tranh : Cảnh trong giờ kiểm tra Toán. Bạn Hà không làm được bài đang đề nghị với bạn Nam ngồi bên cạnh :Nam ơi, cho tớ chép bài với!”
-GV chốt lại 3 cách ứng xử.
+Nam không cho Hà xem bài.
+Nam khuyên Hà tự làm bài.
+Nam cho Hà xem bài.
-Em có ý kiến gì về việc làm của bạn Nam ?
-Nếu là Nam em sẽ làm gì để giúp bạn ?
-Giáo viên nhận xét.
+ Kết luận :
-Quan tâm giúp đỡ bạn phải đúng lúc, đúng chỗ và không vi phạm nội quy nhà trường.
* HĐ2: Tự liên hệ.
Mục tiêu : Định hướng cho học sinh biết quan tâm, giúp đỡ bạn trong cuộc sống hằng ngày.
-Em hãy nêu các việc em đã làm thể hiện sự quan tâm giúp đỡ bạn hoặc những trường hợp em đã được quan tâm giúp đỡ ?
-Giáo viên đề nghị các tổ lập kế hoạch quan tâm giúp đỡ bạn trong lớp.
-Kết luận : Cần quan tâm, giúp đỡ bạn bè, đặc biệt là những bạn có hoàn cảnh khó khăn. 
* HĐ3 : Trò chơi Hái hoa dân chủ.
Mục tiêu : Giúp học sinh củng cố các kiến thức kĩ năng đã học.
-Em sẽ làm gì khi em có một cuốn truyện hay mà bạn hỏi mượn ?
-Em sẽ làm gì khi bạn đau tay lại đang xách nặng ?
-Em sẽ làm gì khi trong giờ học vẽ, bạn ngồi cạnh em quên mang hộp bút chì màu mà em lại có ?
-Em sẽ làm gì khi thấy bạn đối xử không tốt với một bạn nghèo, bị khuyết tật ?
-Em sẽ làm gì khi trong lớp em có bạn bị ốm 
+ Kết luận 
-Quan tâm giúp đỡ bạn là việc cần thiết của mỗi học sinh. Em cần quý trọng các bạn biết quan tâm giúp đỡ bạn. Khi được bạn bè quan tâm, niềm vui sẽ tăng lên và nỗi buồn sẽ vơi đi.
-Luyện tập. Nhận xét.
3.Củng cố .dặn dò: 
- Quan tâm giúp đõ bạn mang lại cho em niềm vui như thế nào ? 
- Chốt lại bài , liên hệ thực tế
- Về thực hành tốt bài học, chuẩn bị bài học sau.
-2 em nêu cách xử lí.
+Đến thăm bạn.
+Cho bạn mượn vở.
-Rất vui, lớn nhiều, tự hào.
- Hát 
-Quan sát. 
-HS đoán các cách ứng xử.
-Thảo luận nhóm 
+Nam không nên cho Hà xem bài, nên khuyên Hà tự làm bài, nếu Hà chưa hiểu Nam giải thích cho Hà hiểu.
+Nếu là Nam em sẽ nhắc nhở Nam phải quan tâm giúp bạn đúng lúc.
-Nhóm thể hiện đóng vai.
-Một số em trả lời
-Đồng ý với việc quan tâm giúp đỡ bạn.
-Tổ nhóm nêu ý kiến.
-Đại diện nhóm trình bày bài làm phiếu học tập.
-HS hái hoa và TLCH.
-Nêu lí do vì sao. Em khác bổ sung.
-Vài em nhắc lại.
-Việc học đạt kết quả tốt.
Môn : Tập đọc
Bài : Bông hoa Niềm Vui
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: 
- Giúp các em biết đọc trơn toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ dài. 
- Biết đọc phân biệt lời kể với lời nhân vật
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ : lộng lẫy, chần chừ, nhân hậu, hiếu thảo.
- Các em cảm nhận được tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ của bạn nhỏ trong bài.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa như SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1.Bài cũ : kiểm tra bài : Mẹ
- Nhận xét ghi điểm 
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài : Dùng tranh giới thiệu
b.Luyện đọc: Tiết 1 
-Giáo viên đọc mẫu toàn bài, hướng dẫn cách đọc toàn bài .
- Cho HS đọc câu , kết hợp luyện từ khó 
- Cho HS luyện đọc đoạn , kết hợp hướng dẫn ngắt nghỉ câu dài 
- Giảng từ : lộng lẫy, chần chừ, nhân hậu, hiếu thảo.
 - Cho HS luyện đọc đoạn trong nhóm 
- Nhận xét , tuyên dương
c. Tìm hiểu bài : Tiết 2
- Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hói SGK
+ Câu 1 trang 105 cho HS trả lời cá nhân
- Vì sao Chi không dám tự ý hái bông hoa Niềm Vui ?
+ Câu 3 HS trả lời cá nhân
+ Câu 4 tổ chức HS thảo luận nhóm 
b. Luyện đọc lại: 
- Cho HS thi đọc toàn bài phân vai
- Nhận xét , tuyên dương
3.Củng cố, dặn dò: 
- Chốt lại bài 
- Liên hệ giáo dục
- về đọc bài , chuẩn bị bài học sau.
- 3 em lên bảng đọc thuộc bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài 
-Theo dõi đọc thầm.
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu 
-HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn 
( HS yếu đọc đoạn 1,4 )
-Đọc theo nhóm 4
-Thi đọc giữa các nhóm.
- HS trung bình, yếu trả lời 
 - HS khá , giỏi trả lời
+ Vì hoa ở trong vườn trường không ai được ngắt  
- HS trả lời 
( HS khá giỏi trả lời mẫu , HS trung bình, yếu trả lời sau )
- Thảo luận nhóm 2 , trả lời
+ Thương bố, tôn trọng nội quy, thật thà
- HS tự phân vai thi đọc trước lớp 
Môn : Toán
Bài : 14 trừ đi một số : 14 -8
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Tự lập được bảng trừ 14 –8 và học thuộc bảng trừ đó.
- Biết vận dụng bảng trừ đã học để làm tính và giải toán.
- Rèn kĩ năng thuộc bảng trừ, giải toán đúng.
- Phát triển tư duy toán học.
II. Đồ dùng dạy học:
- Que tính
III. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ : kiểm tra bài : Luyện tập
- Nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài: Dùng que tính 
- Yêu cầu HS lấy 14 que tính 
- Vậy quan sát xem cô cũng có bao nhiêu que tính?
- Có 14 que tính , bớt đi 8 que tính để biết còn bao nhiêu que tính ta làm như thế nào ?
- Để tìm được kết quả của phép tính 14 –8. Các em tự làm trên que tính cho cô biết kết quả.
Em làm như thế nào tìm được kết quả bằng 6
- GV: chốt cách làm hay của HS và thao tác lại trên bảng 
- Vậy 14 – 8 = ?
+ Hướng dẫn đặt tính cột dọc:
- Gọi 1 em lên bảng làm , lớp làm bảng con
- Nhận xét , sửa sai
- Gọi nhiều em nhắc lại 2 bước đặt tính cột dọc
- Lấy thêm ví dụ cho HS đặt tính và tính
c. Luyện tập :
* Bài 1: Tính nhẩm 
- Gọi HS đọc đề
- Cho HS chơi trò chơi “ Đố bạn”
- Theo dõi tuyên dương
- Em có nhận xét gì về các phép tính 
 14 –4 – 2 = 8
 14 –6 = 8
* Bài 2: Tính 
- Cho HS làm bảng con
- Nhận xét , sửa sai
* Bài 3: Đặt tính rồi tính 
- Cho HS tự làm vào vở
- Gọi HS nêu lại cách đặt tính và cách tính 
- Nhận xét , tuyên dương
* Bài4: - Gọi HS đọc đề , nêu dự kiện của bài 
- Cho HS suy nghĩ tự làm 
- Theo dõi kèm HS yếu 
3. Củng cố , dặn dò:
- Chốt lại bài
- Về học thuộc bảng trừ : 14 trừ đi một số 
- Chuẩn bị bài : 34 - 8
- 2 em lên bảng làm bài 2. Lớp làm bảng con một số phép tính 
- Lấy để trên bàn
- Có 14 que tính 
- Ta lấy : 14 – 8
- Thao tác trên que tính và nêu kết quả bằng 6
- Nhiều em nêu cách làm khác nhau
VD:Đầu tiên em bớt 4 que tính rời , sau đó em thay 1 thẻ 1 chục que tính bằng 10 que tính rời, rồi em bớt thêm 4 que tính nữa ,còn lại 6 que tính 
- Theo dõi 
- 14 – 8 = 6
- Lên bảng làm và nêu cách làm 
 14
 8
 6
+ Bước1: Đặt tính 
+ Bước 2: Tính 
- nêu yêu cầu 
- Tổ chức chơi thi giữa các tổ 
- Phép tính : 14 – 4 – 2 = 8 là bước tính nhẩm của phép tính 14 – 6 = 8
- nêu yêu cầu 
- 2 em lên bảng , lớp làm bảng con
- Nêu yêu cầu 
- 3 em lên bảng , lớp làm bảng con
- Nêu dự kiện của bài 
- 2 em lên bảng , lớp làm vào vở
+ Đáp số : 8 quạt điện
Chiều thứ 2 dạy bù thứ 3
nghỉ tọa đàm ngày 20 / 11
Thứ 4 ngày 21 tháng 11 năm 2007
Môn : Tập đọc
Bài : Quà của bố
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: 
- Các em biết đọc trơn toàn bài. Ngắt nghỉ hơi sau dấu chấm và giữa các cụm từ dài.
- Đọc bài với giọng vui, hồn nhiên, nhẹ nhàng.
2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu: 
- Nắm được nghĩa các từ mới : thúng câu, cà cuống, niềng niễng, cá xộp, xập xành.
- Hiểu nội dung bài: Nói về tình yêu thương của bố đối với con qua những món quà đơn sơ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1.Bài cũ : kiểm tra bài : Bông hoa Niềm Vui
- Nhận xét ghi điểm 
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài : Dùng tranh giới thiệu
b.Luyện đọc: 
-Giáo viên đọc mẫu toàn bài, hướng dẫn cách đọc toàn bài .
- Cho HS đọc câu , kết hợp luyện từ khó 
- Cho HS luyện đọc đoạn , kết hợp hướng dẫn ngắt nghỉ câu dài 
- Giảng từ : thúng câu, cà cuống, niềng niễng, cá xộp, xập xành.
 - Cho HS luyện đọc đoạn trong nhóm 
- Nhận xét , tuyên dương
c. Tìm hiểu bài : 
- Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hói SGK
+ Câu 1,2 trang 107 cho HS trả lời cá nhân
- Vì sao Chi không dám tự ý hái bông hoa Niềm Vui ?
+ Câu 3 HS trả lời cá nhân
- Vì sao quà của bố giản dị , đơn sơ mà các con lại cảm thấy “ giàu quá” ?
b. Luyện đọc lại: 
- Cho HS thi đọc toàn bài 
- Nhận xét , tuyên dương
3.Củng cố, dặn dò: 
- Nội dung bài nói gì ?
- Liên hệ giáo dục
- về đọc bài , chuẩn bị bài học sau.
- 4 em lên bảng đọc thuộc bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài 
-Theo dõi đọc thầm.
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu 
-HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn 
-Đọc theo nhóm 2
-Thi đọc giữa các nhóm.
- HS trả lời ( HS khá giỏi trả lời mẫu , HS trung bình, yếu ... vào vở
- Nêu yêu cầu 
- Làm bài vào vở
Môn : Luyện từ và câu
Bài : Ôn tập
I. Mục tiêu:
- Ôn lại cho học sinh biết hệ thống hóa vốn từ về công việc gia đình. Câu kiểu Ai làm gì?
- Rèn các em sử dụng thành thạo các từ có liên quan đến công việcgia đình. Câu kiểu Ai làm gì?
- Phát triển tư duy ngôn ngữ.
III. Các hoạt động dạy học :
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ : kết hợp khi ôn
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài : trực tiếp
b. Hướng dẫn làm bài tập:
* Bài 1: Ghép các tiến sau với nhau để tạo các từ hỉ tình cảm giữa anh chị em trong nhà: thương, yêu, quý, mến, kính, trọng.
- Gọi HS đọc đề , nêu yêu cầu 
- Cho HS làm vào vở
- Theo dõi kèm HS yếu
- Đọc bài làm 
- Nhận xét , sửa sai
* Bài 2: Chọn 2 từ ghép ở bài tập 1 để đặt 2 câu nói về tình cảm anh em trong một nhà.
- Gọi HS đọc đề
- Cho HS suy nghĩ nhiều em nêu miệng
- Nhận xét , sửa sai
* Bài 3: Điền dấu phẩy hoặc dấu chấm hỏi.
- Gọi HS đọc đề , nêu yêu cầu 
- Cho HS làm vào vở
- Theo dõi kèm HS yếu
- Đọc bài làm 
- Nhận xét , sửa sai
- Thu vở chấm, nhận xét
 3. Củng cố , dặn dò:
- Chốt lại bài 
- về ôn bài , chuẩn bị bài học sau.
- Hát 
- Nêu yêu cầu 
- 2 em lên bảng , lớp làm vào vở
+ thương yêu, thương mến, yêu quý , yêu mến, kính yêu , kính trọng.
- Đọc đề , nắm yêu cầu 
- Nhiều em trả lời miệng
+ Anh em trong một nhà phải biết thương yêu nhau.
+ Anh luôn luôn yêu quý em của mình.
- Nêu yêu cầu 
- 1 em lên bảng , lớp làm vào vở
+ Bé Hà nhìn nhanh về phía tay anh Tuấn chỉ . Ngôi sao chổi như là vệt sángmông.
Bé Hà thắc mắc:
- Thế trời cũng quét sân hả anh ?
Thứ 6 ngày 23 tháng 11 năm 2007
Môn : Chính tả
Bài : Quà của bố
I. Mục tiêu :
- Các em nghe viết đúng một đoạn trong bài : Quà của bố và trình bày đúng bài viết
- Làm đúng bài tập phân biệt iê / yê ; d / gi ; dấu hỏi / dấu ngã.
- Có ý thức tự thức rèn chữ viết 
II. Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học :
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ : Gọi 2 HS lên bảng viết từ khó 
- Nhận xét ghi điểm 
2. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài : trực tiếp 
b. Hướng dẫn viết :
- Đọc đoạn viết 
-Quà bố đi câu về có những gì đẹp ?
- Cho HS viết từ khó 
- Nhận xét sửa sai
c. Viết bài :
- Đọc từng câu cho HS viết 
- Thu vở chấm , nhận xét 
d. Luyện tập :
* Bài 2: Điền vào chỗ trống iê / yê ?
- Gọi HS đọc đề 
- Cho HS suy nghĩ làm VBT
- Nhận xét sửa sai
* Bài 3: Điền d / gi ; dấu hỏi / dấu ngã
- Gọi HS đọc đề 
- Cho HS suy nghĩ làm VBT
- Nhận xét sửa sai
3. Củng cố , dặn dò :
- Chốt lại bài 
- Về viết lại bài cho đẹp.
- 2 em lên bảng viết , lớp viết bảng con
Khuya, yên tĩnh, trò chuyện, tiếng nói,
- 2 em đọc lại
- Có : cà cuống, niềng niễng, hoa sen, cá,..
- Viết bảng con : cà cuống, niềng niễng, nhộn nhạo,.
- Nghe viết bài vào vở
- Nêu yêu cầu 
- 2 em lên bảng , lớp làm VBT
+ Câu chuyện, yên lặng, viên gạch, luyện tập.
- Nêu yêu cầu 
- 2 em lên bảng , lớp làm VBT
+ Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ.
Đến ngõ..giời
Cho dê đi học
+ Lũy ; chảy ; vải , nhãn.
Môn : Tập làm văn
Bài : Kể về gia đình
I. Mục tiêu:
- Giúp các em biết dựa vào các câu hỏi gợi ý kể về gia đình mình. Các em biết nghe bạn kể chuyện và góp ý nhận xét được lời kể của bạn.
- Các em biết dựa vào những điều đã nói, viết thành một đoạn văn ngắn.
- Giáo dục các em biết yêu thương mọi người trong gia đình.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết câu gợi ý
III. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ : Kiểm tra bài : Gọi điện
- Hãy nêu những việc làm trước khi gọi điện thoại ?
- Nêu ý nghĩa “ Tút” ngắn liên tục và nắt quãng ?
- Nhận xét , ghi điểm 
2. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài : trực tiếp
b. Hướng dẫn bài:
* Bài 1: Kể về gia đình em
- Gọi HS đọc đề , nêu yêu cầu 
- Gọi HS đọc câu hỏi gợi ý 
- Cho HS thảo luận theo nhóm 3
- Theo dõi , bổ sung
* Bài 2: Viết một đoạn văn ngắn từ 3-5 câu về gia đình em.
- Gọi HS đọc đề , nêu yêu cầu
- Cho HS dựa vào bài 1, viết thành một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu về gia đình em.
- Theo dõi kèm HS yếu 
- Gọi một số em đọc bài làm 
- Nhận xét , sửa sai
3. Củng cố , dặn dò:
- Chốt lại cách làm 
- Về viết lại bài , chuẩn bị bài học sau.
- 2 lên bảng trả lời 
- Đọc đề , nêu yêu cầu 
- Luyện kể trong nhóm 
- Một số nhóm báo cáo 
+ Gia đình em gồm bốn người: Bố em , mẹ em , chị em và em.
+ Bố mẹ em đều làm ruộng. Chị của em học Trường Trung học cơ sở thị trấn Đăk Tô. Còn em đang học lớp 2 trường Kim Đồng.
+ Mọi người trong gia đình em rất thương yêu nhau. Em rất tự hào về gia đình em.
- Đọc đề , nêu yêu cầu
- Tự viết bài vào vở
- Đọc bài viết 
Môn : Toán
Bài : 15, 16, 17, 18 trừ đi một số
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh biết thực hiện các phép tính trừ để lập được bảng trừ 15, 16, 17, 18 trừ đi một số. Biết thực hiện phép trừ theo cột dọc.
- Rèn cho các em thuộc và vận dụng tốt các công thức trừ vào làm bài tập.
- Các em có ý thức tự giác làm bài.
II. Đồ dùng dạy học:
- Que tính 
III. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ: kiểm tra bài : Luyện tập
- Nhận xét ghi điểm 
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: trực tiếp
b. Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu học sinh dùng que tính lập các phép tính của từng phần như các công thức đã học
- Theo dõi giúp học yếu 
- Cho HS luyện đọc thuộc
- Nhận xét , tuyên dương
c. Luyện tập:
* Bài 1: Tính
- Gọi HS đọc đề, nêu yêu cầu
- Cho HS tự làm vở
- Theo dõi kèm HS yếu 
* Bài 2: Mỗi số 7,8,9 là kết quả của phép tính nào ?
- Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “ Nối phép tính với kết quả”
- Chia lớp thành 2 đội
- Theo dõi tuyên dương
3. Củng cố , dặn dò:
- Chốt lại bài học
- Về học thuộc bảng trừ 15,16,17,18 trừ đi một số 
- Chuẩn bị bài học sau.
- 2 em lên làm bài 3
- Tự làm que tính lập từng cột
15 – 6 = 9 16 – 7 = 9 17 – 8 = 9
15 – 7 = 8 16 – 8 = 8 17 – 9 = 8
15 – 8 = 7 16 – 9 = 7 18 – 9 = 9
15 – 9 = 6
- Luyện đọc đồng thanh lớp, tổ
- Học thuộc cá nhân
- Đọc đề, nêu yêu cầu 
- 3 em lên bảng , lớp làm vào vở
- Đọc đề , nắm yêu cầu
- Tổ chức chơi thi đua nhau
Sinh hoạt : Tuần 13
I. Mục tiêu:
- Nhận xét đánh giá tình hình học tập và rèn luyện trong tuần qua và nêu kế hoạch tuần tới 
- Các em thấy được ưu , nhược điểm của mình có hướng phấn đấu tốt .
II. Các hoạt động trên lớp:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định :
2. Sinh hoạt:
a. Các tổ trưởng tự sinh hoạt
b.Lớp trưởng nhận xét:
c. GV nhận xét chung:
3. Kế hoạch tới :
- Tiếp tục ổn định nề nếp học tập 
- Đến lớp đủ đồ dùng , học bài và làm bài đầy đủ 
- Trình bày bài sạch đẹp , không để quăn mép vở 
- Đăng ký giờ học tốt , dạy tốt chào mừng ngày 20 / 11
- Kèm HS yếu trong các tiết học 
- Có kế hoạch ôn HS giỏi 
- Hát
- Tổ trưởng nhận xét tổ mình , có tuyên dương phê bình trong tổ 
- Lớp trưởng nhận xét chung cả lớp , có tuyên dương phê bình trong lớp 
- Nhìn chung các em thực hiện tốt mọi nề nếp của trường của lớp . Sinh hoạt 15 phút đầu giờ sôi nổi . Xếp hàng thể dục nhanh và thẳng . Có ý thức học bài tốt , chuẩn bị bài ở nhà cẩn thận . Có nhiều tiến bộ về cách trình bày và chữ viết .Đã có nhiều thành tích trong phong tào thi đua học tốt , dạy tốt. Đã hưởng ứng tốt ngày 20 / 11 , tham gia tốt các tiết mục văn nghệ. Song bạn cạnh đó vẫn còn một số em còn hay quên đồ dùng , bài làm ở nhà chưa đầy đủ , chữ viết còn xấu 
- Nghe , thực hiện đúng theo kế hoạch 
Chiều thứ 6 ngày 23 tháng 11 năm 2007
Môn : Hoạt động ngoài giờ lên lớp tháng 11
Bài : Kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11
I. Mục tiêu:
- Giúp các em nắm được ý nghĩa, ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11, hiểu được chủ đề “ Tôn sư trọng đạo”.
- Rèn các em quen cách tổ chức và hoạt động có ý thức về rèn luyện kỹ năng tổ chức.
II. Chuẩn bị:
* GV: lập chương trình hoạt động ( phát động phong trào học tốt, các bài hát về thầy cô ).
- Chương trình trong ngày : xếp lớp thành hình chữ u với hệ thống câu hỏi để học sinh hái hoa dân chủ và trả lời.
- Dự kiến thời gian
- Mời khách: đại diện BGH trường, tổng phụ trách đội và đại diện ban cán sự lớp
* Học sinh: mỗi tổ chuẩn bị từ 3 – 5 câu hỏi
- Sắp xếp bàn ghế, trang phục nghi lễ
III. Hoạt động chính:
* HĐ1: Mở đầu ( khai mạc ) từ 7 giờ đến 7 giờ 30
- Ổn định tổ chức – hát tập thể, chào cờ tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu chủ tọa.
* HĐ2: Nội dung chính
- Chủ tọa tuyên bố , để nhớ ơn thầy cô giáo với nội dung hướng về ngày 20 – 11 hôm nay thầy trò lớp 2B chúng em tổ chức hoạt động ngoại khóa với chủ đề : Tôn sư trọng đạo.
- Lớp trưởng ( chủ tọa ) thông qua chương trình – thông qua ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam 20 -11.
- Một vài học sinh lên phát biểu cảm tưởng của mình nhân ngày 20 – 11
- Một vài HS đọc những câu tục ngữ, ca dao,.. nói về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam.
- Một vài học sinh lên hát những bài hát về truyền thống ngày nhà giáo và các bài hát về thầy cô giáo.
- Phát động phong trào biết ơn thể hiện ý thức hành động trong học tập và trong sinh hoạt.
- Đánh giá của ban giám khảo
* HĐ3: Kết thúc
- GVCN nhận xét chung các hoạt động và đè ra phương hướng hoạt động sau.
- Lớp sinh hoạt văn nghệ tập thể.
- Tuyên dương học sinh có tinh thần đóng góp và sôi nổi trong buổi sinh hoạt
- Củng cố, dặn dò

Tài liệu đính kèm:

  • docgat13.doc