Giáo án Lịch sử lớp 5 - Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp (1946 - 1950)

Giáo án Lịch sử lớp 5 - Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp (1946 - 1950)

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

* Qua bài này học sinh nắm được:

- Chiến dịch Việt Bắc – Thu đông năm 1947: âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công lên Việt Bắc và cuộc chiến đấu của quân dân ta: tóm tắt diễn biến, kết quả, ý nghĩa.

- Cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của ta được đẩy mạnh sau chiến thắng Việt Bắc thu – đông 1947.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ các chiến dịch và các trận đánh.

- Rèn luyện kĩ năng phân tích nhận định đánh giá.

3. Thái độ:

- Bồi dưỡng học sinh lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, lòng tự hào dân tộc.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Lược đồ chiến dịch Việt Bắc Thu Đông 1947.

2. Học sinh: Học bài cũ, tìm hiểu về chiến thắng Việt Bắc Thu Đông năm 1947

 

doc 6 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1105Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử lớp 5 - Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp (1946 - 1950)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/02/2011
Ngày giảng: 28/02/2011
Người soạn: Lò Văn Tương
Giáo viên hướng dẫn: Phạm Thị Thái
Tiết32
Bài 25: NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP ( 1946 - 1950)
(Tiếp theo)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: 
* Qua bài này học sinh nắm được: 
- Chiến dịch Việt Bắc – Thu đông năm 1947: âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công lên Việt Bắc và cuộc chiến đấu của quân dân ta: tóm tắt diễn biến, kết quả, ý nghĩa.
- Cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của ta được đẩy mạnh sau chiến thắng Việt Bắc thu – đông 1947.
2. Kĩ năng: 
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ các chiến dịch và các trận đánh.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích nhận định đánh giá.
3. Thái độ: 
- Bồi dưỡng học sinh lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, lòng tự hào dân tộc.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Lược đồ chiến dịch Việt Bắc Thu Đông 1947.
2. Học sinh: Học bài cũ, tìm hiểu về chiến thắng Việt Bắc Thu Đông năm 1947
III. Tổ chức các hoạt động dạy và học.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
? Đường lối kháng chiến chống TDP của ta? Tại sao nói cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta là chính nghĩa và có tính chất nhân dân?
3. Nội dung bài mới.
* Giới thiệu bài: Sau khi chiém được các thành phố của ta, TDP tiếp tục mở cuộc tấn công lên căn cứ của ta. Vậy ciộc chiến đấu của quân dân ta diễn ra ntn, đường lối lãnh đạo cách mạng của Đảng có gì thay đổi, các em sẽ được tìm hiểu trong bài học hôn nay.
* Dạy và học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
- Giáo viên treo bản đồ chiến dịch Việt Bắc Thu Đông 1947
- Giáo viên giới thiệu bản đồ.
Khi cuộc kháng chiến chống TDP bùng nổ (19/12/1946) HCM cùng Trung ương Đảng đã quyết định: các cơ quan Trung ương Đảng, chính phủ, mặt trận rời thủ đô HN lần lượt len tới căn cứ địa Việt Bắc. Việt Bắc căn cứ địa của cách mạng tháng 8 trước đây trở thành căn cứ địa thần thánh của cuộc kháng chiến.
_ trước tình hình đó TDP có hành động gì.
? Thực dân Pháp có âm mưu gì khi tấn công Việt Bắc? 
HS: Trả lời dựa vào nội dung sgk.
GV: Kết luận.
? Theo em mục tiêu tấn công lên Việt Bắc của TDP là gì 
- GV: Mặt khác:
+ Nhằm ngăn chặn con đường tiếp tế của ta với quốc tế .
+ phá hậu phương kháng chiến, phá cơ sở kinh tế, kho tàng, mùa màng, cướp bóc của cải, làm mất nguồn tiếp tế của ta.
+ Giành thắng lợi quân sự và quyết định, kết thúc nhanh chiến tranh.
- GV phân tích: chúng tiến công lên Việt Bắc, gặp không ít khó khăn như: Pháp mở vùng chiếm đóng nhưng lại thiếu quân, phải dàn trải lực lượng, phải đối phó với chiến tranh du kích của ta.
? Để thực hiện âm mưu đó TDP có hành động gì? 
- HS: Trả lời 
- GV dùng lược đồ chiến dịch Việt Bắc Thu Đông 1947 để giới thiệu hành động của TDP. (phần chữ in nhỏ sgk - 106+107)
" ngày 17/10/ 1947 "căn cứ địa Việt Bắc ".
? em có nhận xét, đánh giá gì về sự tấn công căn cứ việt bắc của Pháp? 
- 3 c ánh quân: không quân, thuỷ quân, bộ binh của TDP tạo thanh thế gọng kìm kẹp lấy việt bắc
" nhằm phá tan cơ quan đầu não kháng chiến của ta và tiêu diệt chủ lực ta. 
1 Đứng trước hoàn cảnh nguy cấp ấy, quân dân ta chiến đấu bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc ntn?
? Trước âm mưu của TDP ta có chủ trương mới gì để đối phó. 
- HS: trả lời
- GV: 
+ Quân ta anh dũng chiến đấu 
+ Tiêu diệt nhiều sinh lực địch
+ Bẻ gãy từng gọng kìm của chúng
- GV Phân tích: đứng trước tình hình đó Bộ chính trị ta đã họp đánh giá tình hình " nếu Pháp không mạo hiểm thì sẽ đánh Đồng Bằng Bắc Bộ trước, nếu mạo hiểm thì sẽ đánh Việt Bắc trước." 
Đúng như dự đoán TDP đã đánh Việt Bắc.
- GV: tường thuật diễn biên (sgk - 107+108)
? Cho biết kết quả của chiến dịch Việt Bắc 1947.
? Theo em nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi này 
.- HS: Trả lời
- GV: kết luận
? Với thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc Thu Đông có ý nghĩa lịch sử gì? (thảo luận nhóm)
- HS: Thảo luận
- GV: yêu cầu HS trình bày
- HS: Trình bày, nhận xét,bổ sung.
- GV: Kết luận 
? Từ sau thất bại ở Việt Bắc, TDP vẫn chưa từ bỏ âm mưu xâm lược của mình, Đảng và chính phủ đã có chủ trương gì để đối phó.
? Sau thất bại ở Việt Bắc, TDP có âm mưu gì.
- GV: để thực hiện âm mưu ấy chúng củng cố vùng chiếm đóng bằng cách ra sức xây dựng nguỵ quyền, không nhữn thế chúng cho ra đời một loạt " xứ tự trị" với mạng lưới nguỵ quyền vơ vét nhiều của cải của dân để phục vụ chiến tranh, bắt thanh niên của ta vào lính nguỵ 
+ Năm 1947: có 25.000 lính nguỵ
+ Năm 1948: có 80.000 lính nguỵ
- Chúng còn đưa thêm 26.000 quân từ Pháp sang.
? Trước âm mưu và hành động mới của địch ta có chủ trương ntn?
- GV: Tổ chức thảo luận nhóm(3 nhóm )
- HS thảo luận
- HS trình bày
- HS nhận xét bổ sung
- GV kết luận
? Cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của ta được đẩy mạnh ntn sau chiến dịch Việt Bắc 1947? 
- HS trả lời
- GV kết luận bổ sung
+ Về quân sự: Vận động nhân dân vũ trang toàn dân và đẩy mạnh chiến tranh du kích.
+ Về chính trị: 
Năm 1948, tại Nam Bộ lần đầu tiên Hội đồng nhân dân được hình thành từ tỉnh đến xã, chính quyền kháng chiến được kiện toàn.
6/1949: Việt Minh và Hội Liên Việt quyết định tiến tới thống nhất 2 tổ chức tại cơ sở, Trung Ương.
+ Về ngoại giao: Năm 1950 một loạt các nước XHCN đật quan hệ ngoại giao với nước ta. 
+ Về kinh tế: ta chủ trương vừa phá hoại kinh tế của địch, xây dựng và củng kinh tế kháng chiến. 
+ Về văn hoá - giáo dục: 7/ 1950 ta chủ trương cải cách giáo dục phổ thông 12 năm sang 9 năm
? Em có nhận xét, đánh giá gì vè sợ lớn mạnh của ta sau chiến dịch Việt Bắc 1947.
- HS trả lời
- GV kết luận.
IV. Chiến dịch Việt Bắc Thu Đông 1947.
1. Thực dân Pháp tiến công căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc.
* Âm mưu của địch
- Đánh nhanh, thắng nhanh, để phá tan đầu não kháng chiến của ta.
- Thành lập chính phủ bù nhìn Trung Ương.
- Mở cuộc tấn công qui mô lên Việt Bắc 
+ Tiêu diệt phần lớn bộ đội chủ lực của ta
+ Khoá chặt biên giới Việt - Trung để cô lập Việt Bắc.
* Hành động: 
- Ngày 17/10/ 1947 Pháp tiến công căn cứ Việt Bắc.
2. quân dân ta chiến đấu bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc
* Kế hoạch của ta:
- Chủ động đón đánh địch.
* Diễn biến: sgk
* Kết quả: 
- Sau 75 ngày đêm chiến đấu, ta thắng lợi.
- Căn cứ địa Việt Bắc được giữ vững.
- Cơ quan đầu não kháng chiến an toàn.
- Bộ đội chủ lực trưởng thành nhanh chóng.
* Nguyên nhân thắng lợi. 
+ Tinh thần chuẩn bị chu đáo của quân ta. 
+ Quân ta nêu cao tinh thần cảnh giác, chiến đấu dũng cảm.
+ Vai trò của quần chúng nhân dân nhất là vùng dân tộc thiểu số.
+ Vai trò lãnh đạo tài tình của Đảng, chính phủ và HCM
* Ý nghĩa: 
- Đánh bại âm mưu " đánh nhanh, thắng nhanh" của giặc.
- Lực lượng so sánh giữa ta và địch bắt đầu thay đổi có lợi cho ta.
- Chấm dứt giai đoạn phòng ngự của cuộc kháng chiến _chứng tỏ đường lối kháng chiến của ta là đúng đắn.
V. Đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện.
* Âm mưu của địch:
- Thực hiện âm mưu" dùng người Việt trị người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh". 
* Chủ trương của ta:
- Đánh lâu dài, phá âm mưu của địch.
- Tăng cường sức mạnh hiệu lực của chính quyền dân chủ nhân dân, tăng cường lực lượng vũ trang nhân dân
- Đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện.
* Thực hiện: 
- Về quân sự:
- Về chính trị v à ngo ại giao 
- Về kinh tế: 
- Về văn hoá - giáo dục:
_ta quyết tâm đẩy mạnh kháng chiến toàn dân toàn diện trên mọi mặt, tạo đà cho ta tiếp tục đối phó với âm mưu của TDP mà chúng chưa từ bỏ.
4. Củng cố, dặn dò: 
* Củng cố: GV Sơ kết bài học
? T ại sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống TDP của nhân dân ta bùng nổ ngày 19/12/1946
? Đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế của Đảng ta cụ thể hoá ra sao? 
* Dặn dò: Về nhà học bài cũ. 
- Bài tập: bài 2+ 3 sgk - trang 109
 - Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài mới: Bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kh áng chiến toàn quốc chống TDP (1950 - 1953); chuẩn bị tư liệu về chiến dịch Biên gi ới Thu Đông 1950, âm mưu của TDP trong giai đoạn này.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Lich Su THCS.doc