THỰC HÀNH KĨ NĂNG SỐNG
KĨ NĂNG QUAN TÂM GIÚP ĐỠ BẠN
I. MỤC TIÊU:
- Biết được ý nghĩa của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè.
- Hiểu được một số yêu cầu khi quan tâm, giúp đỡ bạn.
- Bước đầu vận dụng để thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn bè bằng một số việc làm cụ thể.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Giáo viên: Tranh minh họa.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
Tiết 1-2 THỰC HÀNH KĨ NĂNG SỐNG KĨ NĂNG BẢO VỆ BẢN THÂN I. MỤC TIÊU: Biết được các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra với bản thân. Hiểu được các biện pháp cơ bản để bảo vệ bản thân. Bước đầu vận dụng các biện pháp để bảo vệ bản thân trong một số tình huống nguy hiểm. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Giáo viên: Tranh minh họa. Học sinh: Sách giáo khoa. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: TIẾT 1 Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định: 2. Bài cũ: - GV kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của HS. 3. Bài mới: a) Khám phá: GV nêu câu hỏi: + Em đã gặp tình huống nguy hiểm nào chưa? Hãy kể ra. + GV nhận xét, giới thiệu bài “Kĩ năng bảo vệ bản thân” b. Kết nối: Hoạt động 1: Trải nghiệm: - GV nêu trải nghiệm cho HS suy nghĩ: + Trải nghiêm 1: Bé Su ở nhà một mình. Su muốn khám phá mọi thứ. Trong nhà bé có rất nhiều đồ vật nguy hiểm. Hãy dán tem cảnh báo lên các đồ vật có thể gây nguy hiểm cho Su. + Trải nghiệm 2: Phía dưới là hình ảnh của một bé trai và một bé gái. Em hãy: Vẽ hoa lên những “vị tri an toàn” trên cơ thể của hai bé ấy. Đánh dấu X lên những vị trí trên cơ thể của bé trai hoặc bé gái mà người khác tuyệt đối không được chạm vào (ngoại trừ người thân trong gia đình) - GV nhận xét Hoạt động 2: Chia sẻ - phản hồi. - GV nêu yêu cầu: Khi thấy những vật nguy hiểm như ổ điện, con dao, bình nước nóng, em cần làm gì để không bị nguy hiểm? Hãy điền tiếp các chữ cái thích hợp vào ô trống để có câu trả lời đúng nhất. - GV đọc cho HS nghe Quy tắc bàn tay để HS ghi nhớ. - GV nhận xét. Hoạt động 3: Xử lí tình huống: - GV nêu câu hỏi: Em sẽ nói gì để bảo vệ bản thân mình trong một số tình huống sau: + Tình huống 1: Con có thích đồ chơi không, chú dắt ra ngoài kia mua cho nhé! + Tình huống 2: Cô cho con kẹo ngon này, ăn đi con. + Tình huống 3: Bố mẹ bận việc nên nhờ chú đến đón con về nhà. Con lên xe nhanh đi! + Tình huống 4: Bố mẹ con nhờ chú đến lấy ít đồ. Mở cửa cho chú vào nhà đi con. + Tình huống 5: Con dễ thương quá. Chú ôm con một cái nào! - GV nhận xét rút kinh nghiệm cho HS: Em đã lớn, phải biết bảo vệ chính mình. Chỉ có những người thân yêu nhất trong gia đình mới được chăm sóc, chạm vào những “vùng riêng tư” trên cơ thể của em. Đó là: + Vùng từ bờ vai xuống đến ngực. + Vùng từ dưới rồn đến bẹn đùi. - Hát + HS kể. - HS lắng nghe và suy nghĩ: + HS dán tem vào các vật ở hình a, b, d, e, g, i. - HS lắng nghe và vẽ hoa hoặc đánh dấu X lên những vị trí trên cơ thể của bé trai hoặc bé gái - HS lắng nghe. - HS điền vào ô chữ: T R Á N H X A - HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS nêu cách nói để bảo vệ bản thân. TIẾT 2 c. Thực hành: Hoạt động 4: Rèn luyện - GV cho HS chọn ra ba người bạn thân nhất của mình và chia sẻ “quy tắc bàn tay” với các bạn. - GV nhận xét. Hoạt động 5: Định hướng ứng dụng - GV cho HS quan sát các hình vẽ trong sách để kể thành một câu chuyện có ý nghĩa. - GV gọi đại diện nhóm kể. - GV nhận xét. d. Vận dụng: - GV cho HS chia sẻ kinh nghiệm của em với một người bạn thân về cách: + Nhận biết các đồ vật có thể gây nguye hiểm. + Thực hành quy tắc bàn tay để bảo vệ bản thân mình. - Vừa học bài gì? - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài 2 “Kĩ năng xây dựng sự tự tin vào bản thân” - HS hoạt động nhóm 4. - HS hoạt động nhóm 2. - Đại diện nhóm kể. - HS làm việc cá nhân + HS nhắc lại tựa bài. . . Tiết 3- 4 THỰC HÀNH KĨ NĂNG SỐNG KĨ NĂNG XÂY DỰNG SỰ TỰ TIN VÀO BẢN THÂN I. MỤC TIÊU: Biết được điểm mạnh và điểm hạn chế của mình. Hiểu được ý nghĩa của sự tự tin, biết được một vài yêu cầu để xây dựng sự tự tin cho mình. Bước đầu vận dụng một số yêu cầu để xây dựng sự tự tin trong cuộc sống. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Giáo viên: Tranh minh họa. Học sinh: Sách giáo khoa. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: TIẾT 1 Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định: 2. Bài cũ: - GV gọi 2 HS nêu lại quy tắc bàn tay. - GV nhận xét 3. Bài mới: a) Khám phá: GV nêu câu hỏi: + Em hiểu thế nào là sự tự tin? + GV nhận xét, giới thiệu bài: Sự tự tin là nhận biết được giá trị và sự quan trọng của bản thân. Hôm nay chúng ta sẽ học bài “Kĩ năng xây dựng sự tự tin vào bản thân” b. Kết nối: Hoạt động 1: Trải nghiệm: - GV nêu tình huống: Hãy tưởng tượng em được tặng 10 hạt giống tốt. Em đem gieo hết số hạt ấy, em nghĩ sẽ có bao nhiêu hạt giống nảy mầm? - GV kết luận: + Ít hơn 3 hạt: Rất thiếu tự tin. + 5 đến 7 hạt: Còn thiếu tự tin + 5 đến 7 hạt: Chưa tự tin lắm + 8 đến 9 hạt: Tự tin + 10 hạt: Hoàn toàn tự tin. Hoạt động 2: Chia sẻ - phản hồi. - GV nêu yêu cầu: Hãy xem những gợi ý dưới đây. Đánh dấu üvào R ở những biểu hiện em đang có. - GV nhận xét. Hoạt động 3: Xử lí tình huống: - GV nêu tình huống cho HS ứng xử. + Tình huống: Kiên là học sinh lớp 2. Bạn ấy có thể giải hầu hết các bài toán cô giáo giao cho. Thế nhưng Kiên không dám xung phong lên bảng giải bài, vì e ngại nhiều điều: sợ làm sai các bạn sẽ chê cười, sợ cô giáo phê bình thì sẽ xấu hổ. Hôm nay, cô giáo bảo: Ai giải được bài toán này sẽ nhận được một món quà thú vị. Cô sẽ dành ưu tiên cho những em ít xung phong lên bảng. + Nếu là Kiên, em sẽ làm gì? - GV nhận xét Hoạt động 4: Rút kinh nghiệm - GV cho HS chơi trò chơi “Nhìn thẳng vào mắt nhau” - GV nêu luật chơi. - GV cho HS chơi. - GV nhận xét - Hát - 2 HS nêu. + Là dũng cảm trước đám đông - HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS trả lời cá nhân. - HS lắng nghe - HS chọn: + Nói to rõ + Dám đặt câu hỏi nếu có thắc mắc + Trả lời thẳng vào câu hỏi. + Đi thẳng, đứng vững. + Nhìn thẳng vào mắt người khác khi nói. - HS lắng nghe. - Em sẽ mạnh dạn xung phong. - HS hoạt động nhóm 2. - HS lắng nghe. - HS chơi. TIẾT 2 c. Thực hành: Hoạt động 3: Rèn luyện - GV cho HS rèn luyện bằng cách liệt kê các ưu điểm hoặc nhược điểm của em bằng các viên sỏi. Mỗi ưu điểm sẽ là một viên sỏi trắng. Mỗi nhược điểm là một viên sỏi đen. Nếu khối lượng sỏi đen nặng hơn thì các em có quá ít ưu điểm, em đừng lo, hãy cố gắng phát huy những ưu điểm và khắc phục nhược điểm của mình. - GV nhận xét. Hoạt động 4: Định hướng ứng dụng - GV cho HS viết một bức thư chia sẻ những bí quyết để tạo nên sự tự tin trong các tình huống sau đây và nhờ chú chim bồ câu mang đến những người bạn chưa có sự tự tin. - GV nhận xét. d. Vận dụng: - GV cho HS ghi vào nhật kí những điều em đã làm được nhờ sự tự tin. Dặn HS hãy thường xuyên theo dõi sự tiến bộ của mình. - Vừa học bài gì? - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài 3 “Kĩ năng quan tâm, giúp đỡ bạn” - HS rèn luyện theo hướng dẫn. - HS thực hiện cá nhân. - HS làm việc cá nhân + HS nhắc lại tựa bài. . Tiết 6 - 7 THỰC HÀNH KĨ NĂNG SỐNG KĨ NĂNG QUAN TÂM GIÚP ĐỠ BẠN I. MỤC TIÊU: Biết được ý nghĩa của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè. Hiểu được một số yêu cầu khi quan tâm, giúp đỡ bạn. Bước đầu vận dụng để thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn bè bằng một số việc làm cụ thể. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Giáo viên: Tranh minh họa. Học sinh: Sách giáo khoa. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: TIẾT 1 Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định: 2. Bài cũ: - GV gọi 2 HS nêu một vài biểu hiện của sự tự tin. - GV nhận xét 3. Bài mới: a) Khám phá: GV nêu câu hỏi: + Em đã từng quan tâm giúp đỡ bạn bè nào chưa? + Đó là bạn nam hay bạn nữ? - GV nhận xét, giới thiệu bài “Kĩ năng quan tâm, giúp đỡ bạn” b. Kết nối: Hoạt động 1: Trải nghiệm: - GV kể cho HS nghe câu chuyện “Bồ câu và kiến” - GV đặt một số câu hỏi cho HS trả lời: + Kiến đã gặp chuyện gì? + Ai đã cứu Kiến? + Bồ Câu đã gặp chuyện gì? + Ai đã cứu Bồ Câu? - GV nhận xét - GV hỏi chốt lại: Bạn bé phải biết giúp đỡ lẫn nhau. Hoạt động 2: Chia sẻ - phản hồi. - GV nêu yêu cầu: Hãy đánh dấu üvào R ở những biểu hiện của sự quan tâm; giúp đỡ người khác. - GV nhận xét. Hoạt động 3: Xử lí tình huống: - GV nêu tình huống cho HS ứng xử. + Tình huống : Hùng và Trang được xếp ngồi cạnh nhau. Tiết kiểm tra hôm nay gặp bài toán khó, Hùng không giải được. Tranh thủ lúc cô giáo không để ý, Hùng khẽ gọi Trang và ra hiệu xin bạn ấy cho xem bài. Trang cảm thấy khó xử quá. Các em hãy đóng vai các nhân vật trong tình huống trên và xử lí tình huống theo suy nghĩ của mình. - GV nhận xét Hoạt động 4: Rút kinh nghiệm - GV cho HS nối các nội dung ở cột A với cột B sao cho phù hợp. - GV nhận xét - Hát - 2 HS nêu. - HS trả lời. - HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS trả lời. + Kiến bị trượt chân rơi tõm xuống nước. + Bồ Câu + Bồ Câu bị người thợ săn giương cung bắn. + Kiến - HS trả lời: Vui vẻ, tự tin, - HS lắng nghe - HS chọn: + Nhớ sinh nhật của bạn. + Biết cảm xúc của bạn. + Hiểu khả năng của bạn. + Viết bài giúp bạn khi bạn ốm. - HS hoạt động nhóm 2. - HS hoạt động cá nhân - HS nối: 1 – b; 2 – d; 3 – a; 4 – e; 5 – c. TIẾT 2 c. Thực hành: Hoạt động 5: Rèn luyện - GV cho HS hoạt động theo nhóm 2: Quan sát những hình ảnh dưới đây. Sau đó hãy vẽ một Y vào R ở hình ảnh thể hiện hành vi quan tâm,giúp đỡ bạn. - GV nhận xét. Hoạt động 6: Định hướng ứng dụng - GV hướng dẫn HS: + Mỗi khi em quan tâm giúp đỡ bạn, hãy vẽ một mặt cười vào cánh hoa dành tặng mình. + Mỗi khi em được bạn giúp đỡ, hãy vẽ một trái tim vào cánh hoa dành tặng bạn, và nhớ nói “Cảm ơn bạn!” - GV nhận xét. d. Vận dụng: - GV cho HS: + Hãy chọn 3 hành động thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn trong hoạt động học tập. + Hãy chọn 3 hành động thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn trong hoạt động vui chơi hoặc khi bạn bị ốm. - Vừa học bài gì? - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài 4 “Kĩ năng chia sẻ cùng bạn” - HS hoạt động theo nhóm 2. - Đại diện nhóm trình bày. + HS vẽ vào hình a và d. - HS thực hiện. - HS chọn theo suy nghĩ cá nhân. + HS nhắc lại tựa bài. . Tiết 8 - 9 THỰC HÀNH KĨ NĂNG SỐNG KĨ NĂNG CHIA SẺ CÙNG BẠN I. MỤC TIÊU: Biết được ý nghĩa của việc chia sẻ với bạn bè. Hiểu được một số yêu cầu và cách chia sẻ với bạn bè. Bước đầu vận dụng để chia sẻ với bạn bè, tích cực và thân thiện khi được bạn bè chia sẻ. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Giáo viên: Tranh minh họa. Học sinh: Sách giáo khoa. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: TIẾT 1 Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định: 2. Bài cũ: - GV gọi 2 HS nêu 3 hành động thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạ ... ười. + Hãy nối thông tin ở bên trái với thông tin ở bên phải trong hình sau cho hợp lí. - HS suy nghĩ và nối vào sách. + Tình huống 1: Em nhờ ba (mẹ) dẫn đi vệ sinh. + Tình huống 2: Em từ chối, và kêu ba mẹ. + HS nhắc lại tựa bài. Tiết 23 - 24 THỰC HÀNH KĨ NĂNG SỐNG KĨ NĂNG QUAN SÁT HIỆU QUẢ I. MỤC TIÊU: Biết được tầm quan trọng của kĩ năng quan sát. Hiểu được một số yêu cầu, biện pháp quan sát hiệu quả. Bước đầu vận dụng một vài yêu cầu, biện pháp trên để quan sát hiệu quả trong một số tình huống. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Giáo viên: Tranh minh họa. Học sinh: Sách giáo khoa. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: TIẾT 1 Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định: 2. Bài cũ: - GV gọi 2 HS, hỏi: Hãy nêu những hành động / việc làm mà em nghĩ rằng mình nên thực hiện khi ở nơi công cộng - GV nhận xét. 3. Bài mới: a) Khám phá: GV nêu câu hỏi: + Hãy kể những sự vật, hiện tượng mà em gặp trên đường đến trường? - GV nhận xét, giới thiệu bài “Kĩ năng quan sát hiệu quả” b. Kết nối: Hoạt động 1: Trải nghiệm: - GV gọi HS nêu yêu cầu. - GV gọi HS đọc từng gợi ý xem có bạn nào đoán ra được con gì được nhắc trong gợi ý. - GV nhận xét Hoạt động 2: Chia sẻ - phản hồi. - GV gọi HS nêu yêu cầu. - GV cho HS thảo luận nhóm 2 rồi vẽ thêm vào hình mỗi con vật. - GV nhận xét. Hoạt động 3: Xử lí tình huống: - GV gọi 2 HS nối tiếp đọc tình huống trong sách. - GV cho HS quan sát và ghi ra những đặc diểm đặc trưng của hai con vật này. - GV so sánh kết quả, nhận xét Hoạt động 4: Rút kinh nghiệm. - GV gọi 2 HS đọc phần rút kinh nghiệm. - GV cho HS thi đua học thuộc. - GV nhận xét - Hát - HS trả lời + Đường xá đông đúc, có nhiều cây xanh - HS lắng nghe - HS đọc - HS đọc - HS suy nghĩ trả lời: con voi. + Những con vật được vẽ trong hình dưới đây còn thiếu một số chi tiết. Hãy bổ sung những chi tiết đó bằng cách vẽ thêm vào hình mỗi con vật. - HS thảo luận nhóm 2 rồi điền số vào ô trống. + Ngựa vằn thì thiếu bờm à vẽ bờm. + Voi: thiếu ngà, tai + Sư tử: Thiếu bờm, thiếu râu + Hươu cao cổ: thiếu vằn, đuôi .. - 2 HS nối tiếp đọc tình huống trong sách. - HS quan sát và ghi những đặc diểm đặc trưng của hai con vật vào sách. - 2 HS đọc. - HS thi đua học thuộc. TIẾT 2 c. Thực hành: Hoạt động 5: Rèn luyện - GV gọi HS nêu yêu cầu. - GV gọi HS đọc các ý từ 1 đến 5. - GV nhận xét Hoạt động 6: Định hướng ứng dụng - GV gọi HS nêu yêu cầu. - GV nhận xét d. Vận dụng: - GV hướng dẫn HS quan sát thế giới xung quanh mỗi ngày ít nhất 30 phút. Sau đó, tìm ra những câu hỏi để đố bố mẹ, bạn bè. - Vừa học bài gì? - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài 11: “Kĩ năng ứng xử khi ở nhà một mình” + Em hãy cùng bố mẹ sắp xếp lại các đồ vật bên dưới vào các phòng có đánh số 1, 2, 3 cho hợp lí. - HS chọn: + Phòng ngủ: đàn bàn, đồng hồ báo thức, gối, đèn ngủ + Phòng ăn thường có: Lò nướng, tủ lạnh + Phòng khách thường có: Ghế sô pha - HS đọc. - HS lựa chọn và điền vào sách. + Cắm trại trên núi cần mang theo: bàn chải và kem đánh răng, lều, kem chống nắng, giày leo núi, kem chống côn trùng, túi sơ cứu, áo mưa, mũ, la bàn, hộp diêm, đoạn dây làm dấu + Cắm trại dưới biển cần đem theo: bàn chải và kem đánh răng, kem chống nắng, xẻng đồ chơi, áo phao, còi cứu hộ, dù, đồ bơi, kính bơi - HS thực hiện. + HS nhắc lại tựa bài. Tiết 26 - 27 THỰC HÀNH KĨ NĂNG SỐNG KĨ NĂNG ỨNG XỬ KHI Ở NHÀ MỘT MÌNH I. MỤC TIÊU: Biết được một số mối nguy hiểm khi ở nhà một mình. Hiểu được một số yêu cầu, lưu ý nhằm tự bảo vệ bản thân khi ở nhà một mình. Bước đầu vận dụng để đảm bảo sự an toàn cho bản thân khi ở nhà một mình. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Giáo viên: Tranh minh họa. Học sinh: Sách giáo khoa. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: TIẾT 1 Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định: 2. Bài cũ: - GV gọi 2 HS đọc thuộc phần rút kinh nghiệm. - GV nhận xét. 3. Bài mới: a) Khám phá: GV nêu câu hỏi: + Em có khi nào ở nhà một mình chưa? Khi đó em thường làm gì? - GV nhận xét, giới thiệu bài “Kĩ năng ứng xử khi ở nhà một mình” b. Kết nối: Hoạt động 1: Trải nghiệm: - GV gọi HS nêu yêu cầu. - GV gọi HS nêu những vật dụng có thể gây nguy hiêm cho em. + Vì sao những vật trên có thể gây nguy hiểm cho em? - GV nhận xét Hoạt động 2: Chia sẻ - phản hồi. - GV gọi HS nêu yêu cầu. - GV cho HS thảo luận nhóm 2. - GV nhận xét. Hoạt động 3: Xử lí tình huống: - GV gọi HS nêu yêu cầu. - GV nhận xét. Hoạt động 4: Rút kinh nghiệm. - GV gọi 2 HS đọc phần rút kinh nghiệm. - GV cho HS thi đua học thuộc. - GV nhận xét - Hát - HS đọc. + Có (không) - HS lắng nghe - HS đọc - HS nêu: dao, bật lửa, ổ cắm điện + Vì chúng sắc, nhọn, có thể gây ra điện giật + Hãy quan sát những hình ảnh bên dưới, dùng bút gạch chéo lên hình những đồ vật mà em cho là không nên tự sử dụng. - HS thảo luận nhóm 2 rồi dùng bút gạch chéo lên hình những đồ vật mà em cho là không nên tự sử dụng. - HS đọc - HS đánh dấu vào cách hành động sai sau: a. An: Hôm nay, có một người lạ gọi điện và mình đã cho người đó biết địa chỉ của nhà mình. c. Hằng: Hôm nay mình ở nhà một mình, mình tự tin là có thể giữ nhà nên không khóa cửa. e. Lâm: Không tìm thấy cái điều khiển từ xa nên mình đã trèo lên ghế để mờ ti vi. - 2 HS đọc. - HS thi đua học thuộc. TIẾT 2 c. Thực hành: Hoạt động 5: Rèn luyện - GV gọi HS nêu yêu cầu. - GV nhận xét Hoạt động 6: Định hướng ứng dụng - GV gọi 2 HS đọc bài thơ. - GV cho HS thi đua học thuộc. - GV nhận xét d. Vận dụng: - GV hướng dẫn HS liệt kê những việc nên làm và không nên làm khi ở nhà một mình. Sau đó, trang trí rồi dán vào góc học tập của em. - Vừa học bài gì? - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài 12: “Kĩ năng phân biệt thực phẩm an toàn” - 2 HS đọc. - HS chọn: 1. Lấy bài tập ra tự làm. 3. Khóa cửa cẩn thận. 6. Biết chỗ thoát hiểm. 8. Bày đồ ra chơi rồi không dọn dẹp. - 2 HS đọc. - HS thi đua học thuộc. - HS thực hiện. + HS nhắc lại tựa bài. Tiết 28 - 29 THỰC HÀNH KĨ NĂNG SỐNG KĨ NĂNG PHÂN BIỆT THỰC PHẨM AN TOÀN I. MỤC TIÊU: Biết được một vài dấu hiệu của thực phẩm an toàn. Hiểu được một số yêu cầu để phân biệt thực phẩm an toàn với những thực phẩm không an toàn. Bước đầu vận dụng để ứng xử nhanh với những thực phẩm không an toàn mà em tiếp xúc trong cuộc sống. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Giáo viên: Tranh minh họa. Học sinh: Sách giáo khoa. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: TIẾT 1 Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định: 2. Bài cũ: - GV gọi 2 HS đọc thuộc phần rút kinh nghiệm. - GV nhận xét. 3. Bài mới: a) Khám phá: GV nêu câu hỏi: + Em hãy kể một vài cách phân biệt thực phẩm an toàn. - GV nhận xét, giới thiệu bài “Kĩ năng phân biệt thực phẩm an toàn” b. Kết nối: Hoạt động 1: Trải nghiệm: - GV gọi HS nêu yêu cầu. - GV gọi HS nêu những điều để thuyết phục bạn không ăn đồ ăn trước cổng trường nữa. - GV nhận xét - GV gọi HS đọc mẫu chuyện “Bạn Tý ham ăn” - GV hỏi: + Vì sao Tý lại bị đau bụng? + Em suy nghĩ gì về câu nói sau của Tý? “Cái miệng hại cái bụng” - GV nhận xét. Hoạt động 2: Chia sẻ - phản hồi. - GV gọi HS nêu yêu cầu. - GV cho HS thảo luận nhóm 2. - GV nhận xét. Hoạt động 3: Xử lí tình huống: - GV gọi HS đọc tình huống - GV hỏi: Em sẽ nói gì với bạn trong tình huống này? - GV nhận xét. Hoạt động 4: Rút kinh nghiệm. - GV gọi 2 HS đọc phần rút kinh nghiệm. - GV cho HS thi đua học thuộc. - GV nhận xét - Hát - HS đọc. + Không ôi thiu - HS lắng nghe + Em và bạn tranh luận với nhau về chủ đề: Đồ ăn vặt trước cổng trường. Bạn bảo, đồ ăn vặt trước cổng trường rất ngon, bạn ấy ngày nào cũng ăn. Còn em thì không ủng hộ điều đó. Em hãy ghi ra những điều để thuyết phục bạn không ăn đồ ăn trước cổng trường nữa. - HS nêu: Đồ ăn ở trước cổng trường không được che đậy kĩ nên có nhiều ruồi nhặng bâu vào, không đảm bảo vệ sinh. - 2 HS đọc + Vì Tý không rửa trái cây trước khi ăn, lại còn uống nước ngọt. + Vì “Cái miệng” ăn uống không đảm bảo vệ sinh làm cho “cái bụng” bị đau. + Làm cách nào để chọn thực phẩm an toàn? Hãy viết Đ vào ô gợi ý đúng, viết S vào ô ở gợi ý sai. - HS thảo luận nhóm 2 rồi điền Đ vào ô 1, 3, 4, 5; điền S vào ô 2. - 2 HS đọc - HS trả lời: Mình thấy gói xôi này ruồi bâu nhiều rất mất vệ sinh, bạn đừng ăn kẻo bị đau bụng. - 2 HS đọc. - HS thi đua học thuộc. TIẾT 2 c. Thực hành: Hoạt động 5: Rèn luyện - GV gọi HS nêu yêu cầu. - GV nhận xét Hoạt động 6: Định hướng ứng dụng - GV nêu yêu cầu: Giả sử em vừa chiến thắng cuộc thi “Vua đầu bếp nhí”, hãy hướng dẫn cho các bạn cách giữ thực phẩm an toàn. - GV nhận xét d. Vận dụng: - GV nêu yêu cầu: + Hãy cùng với mẹ đi chợ hoặc siêu thị chọn thực phẩm an toàn vào ngày cuối tuần. + Hãy chia sẻ với bạn bè hay người thân về cách lựa chọn thực phẩm an toàn. - Vừa học bài gì? - Nhận xét tiết học. - 2 HS đọc. - HS thảo luận nhóm 4. - Đại diện trả lời về kinh nghiệm chọn sửa, nước giải khát; chọn thức ăn bữa sáng; chọn hoa quả. - HS lắng nghe - HS hướng dẫn. - HS thực hiện. + HS nhắc lại tựa bài. Tiết 2 THỰC HÀNH KĨ NĂNG SỐNG KĨ NĂNG BẢO VỆ BẢN THÂN (TIẾT 2) (Đã soạn ở tuần 1) Tiết 4 THỰC HÀNH KĨ NĂNG SỐNG KĨ NĂNG XÂY DỰNG SỰ TỰ TIN VÀO BẢN THÂN (TIẾT 2) (Đã soạn ở tuần 3) Tiết 6 THỰC HÀNH KĨ NĂNG SỐNG KĨ NĂNG QUAN TÂM GIÚP ĐỠ BẠN (TIẾT 2) (Đã soạn ở tuần 5) Tiết 8 THỰC HÀNH KĨ NĂNG SỐNG KĨ NĂNG CHIA SẺ CÙNG BẠN (TIẾT 2) (Đã soạn ở tuần 7) Tiết 9 - 10 THỰC HÀNH KĨ NĂNG SỐNG KĨ NĂNG THỂ HIỆN TÌNH YÊU THƯƠNG (TIẾT 2) (Đã soạn ở tuần 5) Tiết 11 - 12 THỰC HÀNH KĨ NĂNG SỐNG KĨ NĂNG THỂ HIỆN TRÁCH NHIỆM KHI LÀM VIỆC NHÀ (TIẾT 2) (Đã soạn ở tuần 5) Tiết 13 - 14 THỰC HÀNH KĨ NĂNG SỐNG KĨ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM (TIẾT 2) (Đã soạn ở tuần 5) Tiết 15 - 16 THỰC HÀNH KĨ NĂNG SỐNG KĨ NĂNG GIAO TIẾP Ở TRƯỜNG HỌC (TIẾT 2) (Đã soạn ở tuần 5) Tiết 17 – 18 THỰC HÀNH KĨ NĂNG SỐNG KĨ NĂNG GIAO TIẾP NƠI CÔNG CỘNG (TIẾT 2) (Đã soạn ở tuần 5) Tiết 19 – 20 THỰC HÀNH KĨ NĂNG SỐNG KĨ NĂNG QUAN SÁT HIỆU QUẢ (TIẾT 2) (Đã soạn ở tuần 5) Tiết 21 - 22 THỰC HÀNH KĨ NĂNG SỐNG KĨ NĂNG ỨNG XỬ KHI Ở NHÀ MỘT MÌNH (TIẾT 2) (Đã soạn ở tuần 5) Tiết 23 - 24 THỰC HÀNH KĨ NĂNG SỐNG KĨ NĂNG PHÂN BIỆT THỰC PHẨM AN TOÀN (TIẾT 2) (Đã soạn ở tuần 5)
Tài liệu đính kèm: