Giáo án khối lớp 2 - Tuần 12 năm học 2009

Giáo án khối lớp 2 - Tuần 12 năm học 2009

Tập đọc

 SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA

(2 Tiết )

I / Mục đích yêu cầu :

1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng :

- Biết nghỉ hơi đúng ở câu có nhiều dấu phẩy.

- Đọc các từ khó:xuất hiện , căng mịn , , đỏ hoe , xòe cành , vỗ về .

-Biết đọc giọng kể với lời nhân vật

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:

Hiểu nghĩa các từ mới như :vùng vằng ,la cà ,mỏi mắt chờ mong , lá đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con , cây xòa cành ôm cậu .

- Hiểu ND : Tình cảm yêu thương sâu nặng của mẹ dành cho con. (trả lời được CH 1,2,3,4)

B/ Chuẩn bị:

 

doc 38 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 705Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án khối lớp 2 - Tuần 12 năm học 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/11/2009
Ngày dạy : 02/11/2009
Tập đọc
 SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA
(2 Tiết )
I / Mục đích yêu cầu : 
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng :
- Biết nghỉ hơi đúng ở câu có nhiều dấu phẩy.
- Đọc các từ khó:xuất hiện , căng mịn , , đỏ hoe , xòe cành , vỗ về ...
-Biết đọc giọng kể với lời nhân vật
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
Hiểu nghĩa các từ mới như :vùng vằng ,la cà ,mỏi mắt chờ mong , lá đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con , cây xòa cành ôm cậu . 
- Hiểu ND : Tình cảm yêu thương sâu nặng của mẹ dành cho con. (trả lời được CH 1,2,3,4)
B/ Chuẩn bị:
 - Tranh ảnh minh họa , bảng phụ viết các câu văn cần hướng dẫn luyện đọc 
C/ Các hoạt động dạy học :
Thời gian
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
3’
5’
27’
30’
3’
3’
TIẾT: 1
A- Ổn định: - Hát đầu giờ.
 - Điểm danh HS theo tổ
 -Soát đồ dùng học tập.
B-.Bài cũ :BÀ CHÁU
+ Trước khi chưa gặp cô tiên, ba bà cháu sống như thế nào?
+ Cô tiên cho hạt đào và nói gì?
+ Ý nghĩa câu chuyện nói lên điều gì?
* Nhận xét đánh giá cho điểm
2.Bài mới:SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA 
 a) Phần giới thiệu :
+ Tranh vẽ gì nào?
+ Vì sao cậu bé lại khóc?
-Để biết tình cảm sâu nặng của mẹ conï đựơc giải thích cho câu chuyện mà hôm nay chúng ta tìm hiểu bài“ Sự tích cây vú sữa ” 
 b) Đọc mẫu 
-Đọc mẫu diễn cảm toàn bài .
-Đọc giọng kể cảm động nhấn giọng những từ ngữ gợi tả .
* Hướng dẫn phát âm : -Hướng dẫn tương tự như đã giới thiệu ở bài tập đọc đã học ở các tiết trước .
- Yêu cầu đọc từng câu .
- GV luyện HS đọc từ khó trên bảng.
* Hướng dẫn ngắt giọng :- Yêu cầu đọc tìm cách ngắt giọng một số câu dài , câu khó ngắt thống nhất cách đọc các câu này trong cả lớp 
* Đọc từng đoạn : 
-Yêu cầu tiếp nối đọc từng đoạn trước lớp .
- Lắng nghe và chỉnh sửa cho học sinh .
-Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm .
- Hướng dẫn các em nhận xét bạn đọc .
* Thi đọc -Mời các nhóm thi đua đọc .
-Yêu cầu các nhóm thi đọc 
-Lắng nghe nhận xét và ghi điểm .
* Đọc đồng thanh -Yêu cầu đọc đồng thanh 
Tiết : 2
 c) Tìm hiểu nội dung đoạn 1và2 
-Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1, 2 TLCH:
 -Vì sao cậu bé bỏ nhà ra đi ?
- Yêu cầu học sinh đọc tiếp đoạn 2 của bài .
- Vì sao cậu bé lại quay trở về ?
- Khi về nhà không thấy mẹ cậu bé làm gì ?
- Chuyện lạ gì đã xảy ra khi đó ?
- Những nét nào ở cây gợi lên hình ảnh của mẹ ?
- Theo em tại sao mọi người lại đặt tên cho cây lạ là cây vú sữa ?
* Luyện đọc lại truyện :
- Theo dõi luyện đọc trong nhóm .
- Yêu cầu lần lượt các nhóm thi đọc .
- Nhận xét chỉnh sửa cho học sinh .
 đ) Củng cố :
-Qua câu chuyện này em rút ra được điều gì?
- Mẹ lúc nào cũng thương yêu con cái. Các em nhớ vâng lời mẹ và hiếu thảo với mẹ nhé?
e ) Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
- Dặn về nhà học bài xem trước bài mới
Bái “ Mẹ” Tr: 101 
-Lớp hát bài : Cháu lên ba
-Các tổ báo cáo sĩ số.
* HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
- Trước khi chưa gặp cô tiên, ba bà cháu sống nghèo khổ nhưng cuộc sống rất đầm ấm.
* HS đọc đoạn 2 và trả lời:
- Cô tiên nói: Bà mất đem hạt đào trồng lên mộ bà các cháu sẽ giàu sang.
* HS đọc đoạn 3 và trả lời:
- Ca ngợi tình cảm của bà cháu quý hơn vàng bạc, châu báu
- Tranh vẽ một cậu bé đang cầm trái vú sữa và đứng bên cây vú sữa khóc.
- Vì cậu bé nhớ mẹ.
-Vài em nhắc lại tựa bài
-Lớp lắng nghe đọc mẫu .Đọc chú thích .
- Chú ý đọc đúng các đoạn trong bài như giáo viên lưu ý .
- HS đọc nối tiếp mỗi em một câu cho đến hết bài
-Rèn đọc các từ như : cây vú sữa , mỏi mắt , căng mịn , đỏ hoe , xòe cành , vỗ về ...
- Một hôm ,/ vừa đói ,/ vừa rét ,/ lại bị trẻ lớn hơn đánh ,/ cậu mới nhớ đến mẹ ,/ liền tìm đường về nhà .//
-Từng em nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp .
- Ba em đọc từng đoạn trong bài .
-Đọc từng đoạn trong nhóm ( 3 em ) .
-Các em khác lắng nghe và nhận xét bạn đọc .
- Các nhóm thi đua đọc bài 
Lớp đọc đồng thanh cả bài .
- Lớp đọc thầm đoạn 1 
* HS trả lời câu hỏi:
- Cậu bé bỏ nhà ra đi vì bị mẹ mắng .
-Đọc đoạn 2. 
* HS trả lời:
-Vì cậu vừa đói , vừa rét lại bị trẻ lớn hơn đánh 
* HS trả lời:
- Cậu khản tiếng gọi mẹ rồi ôm lấy một cây xanh trong vườn mà khóc .
* HS trả lời:
- Cây xanh run rẩy , từ những cành lá , đài hoa bé tí trổ ra , nở trắng như mây . Hoa rụng , quả xuất hiện , lớn nhanh , da căng mịn . Cậu vừa chạm môi vào , một dòng sữa trắng trào ra ngọt thơm như sữa mẹ .
* HS giỏi trả lời:
- Lá cây đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con . Cây xòa cành ôm cậu , như tay mẹ âu yếm vỗ về .
* HS yếu – HS trả lời:
- Vì trái chín có dòng nước trắng và ngọt thơm như sữa mẹ .
- Luyện đọc trong nhóm 
- Tình yêu thương của mẹ giành cho con .
Toán
TÌM SỐ BỊ TRỪ
I / Mục tiêu :
Biết tìm x trong các bài tập dạng : x – a = b (với a, b là các số có không quá lại hai chữ số) bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính (Biết cánh tìm số bị trừ khi biết hiệu và số trừ).
Vẽ được đoạn thẳng, xác định điểm là giao của hai đoạn thẳng cắt nhau và đặt tên điểm đó.
II / Chuẩn bị :
- Tờ bìa kẻ 10 ô vuông như bài học . Kéo .
 III / Các hoạt đông dạy và học chủ yếu	
Thơì gian
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
3’
5’
27’
3’
2’
 1- Ổn định: - Hát đầu giờ.
 - Điểm danh HS theo tổ
 -Soát đồ dùng học tập.
2.Bài cũ :Luyện tập
-Gọi 2 em lên bảng đặt tính, cả lớp làm bảng con.
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
 3.Bài mới: TÌM SỐ BỊ TRỪ 
 a) Giới thiệu bài: 
-Hôm nay chúng ta tìm hiểu về dạng toán “ Tìm số bị trừ chưa biết “
 b) Khai thác bài: 
* Bước 1 :- Thao tác với đồ dùng trực quan .
- Bài toán 1 : Có 10 ô vuông ( đưa ra mảnh giấy 10 ô vuông ) Bớt đi 4 ô vuông ( dùng kéo cắt ra 4 ô vuông ). Hỏi còn lại bao nhiêu ô vuông ?
- Hãy nêu tên các thành phần và kết quả trong phép tính : 10 - 4 = 6 ?
-Gắn thanh thẻ ghi tên gọi .
- Bài toán 2 : - Có 1 mảnh giấy được cắt thành hai phần . Phần thứ nhất có 4 ô vuông . Phần thứ hai có 6 ô vuông . Hỏi lúc đầu tờ giấy có bao nhiêu ô vuông ? 
- Làm thế nào ra 10 ô vuông ?
* Bước 2 :- Giới thiệu kĩ thuật tính .
- Gọi số ô vuông ban đầu chưa biết là x . Số ô vuông bớt đi là 4 . Số ô vuông còn lại là 6 . Hãy đọc phép tính tương ứng để tìm số ô vuông còn lại .
-Để tìm số ô vuông ban đầu ta làm gì ?
- Ghi bảng : x = 6 + 4 .
-Số ô vuông ban đầu là bao nhiêu ?
-Yêu cầu đọc phần tìm x trên bảng .
- x gọi là gì trong phép tính x - 4 = 6 ? 
- 6 gọi là gì trong phép tính x - 4 = 6 ?
- 4 gọi là gì trong phép tính x - 4 = 6 ?
- Vậy muốn tìm số bị trừ x ta làm như thế nào ? 
- Gọi nhiều em nhắc lại .
 c) Luyện tập :
Bài 1: Tìm x.
+ Muốn tìm số bị trừ ta phải làm gì?
-Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở .
-Yêu cầu 3 em lên bảng làm .
a/ Tại sao x = 8 + 4 ?
b/ Tại sao x = 18 + 9 ?
c/ Tại sao x = 25 + 10 ?
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2: - Viết số thích hợp vào ô trống
- Muốn tính số bị trừ ta làm như thế nào ?
- Muốn tính hiệu ta làm sao ?
- Yêu cầu tự làm bài vào sgk.
-Mời 2 em lên bảng làm bài .
- Yêu cầu lớp đổi chéo vở để kiểm tra . 
- Nhận xét bài làm học sinh .
Bài 3: - Số?
-Bài toán yêu cầu làm gì ?
- Bài toán cho biết gì về các số cần điền ?
- Yêu cầu học sinh tự làm bài .
- Mời 1 em lên làm bài trên bảng .
- Nhận xét bài làm của học sinh .
Bài 4: - Yêu cầu 1 em đọc đề .
- Yêu cầu lớp tự suy nghĩ tự vẽ , tự ghi tên điểm vào vở .
- Mời một em lên bảng làm bài .
-Mời em khác nhận xét bài bạn .
-Nhận xét và ghi điểm học sinh .
d) Củng cố:
+ Muốn tìm số bị trừ ta phải làm gì? 
e) Dặn dò
13 trừ đi một số: 13 – 5
Trang : 57
-Lớp hát bài : Xoè hoa
-Các tổ báo cáo sĩ số.
-Hai em lên bảng thực hiện.
 - HS 1: HS 2: 
 62 – 28 53 + 18
 62 53
 - 28 +18
 34 71
- Nhận xét bài bạn .
-Vài em nhắc lại tựa bài.
- Quan sát nhận xét .
- Còn lại 6 ô vuông .
- Thực hiện phép tính 10 - 4 = 6 
Hiệu 
 10 - 4 = 6
Số bị trừ 
Số trừ 
-Lúc đầu tờ giấy có 10 ô vuông .
- Thực hiện phép tính 4 + 6 = 10
 x - 4 = 6 
- Thực hiện phép tính 4 + 6 
- Là 10 
 x - 4 = 6 
 x= 6+4 
 x= 10
- Là số bị trừ .
- Là hiệu .
- Là số trừ .
- Lấy hiệu cộng với số trừ .
- Nhiều em nhắc lại quy tắc .
-Một em đọc đề bài .
- Lớp thực hiện vào vở .
- Ba em lên bảng làm bài .
Vì x là số bị trừ trong phép tính x - .. = ... ; ...là hiệu và số ... là số trừ . Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ .
- Nhận xét bài bạn .
- Đọc đề .
- Ta lấy hiệu cộng với số trừ.
- 3 em lên bảng làm .
a) x – 4 = 8 b) x – 9 = 18
 x = 8 + 4 x = 18 + 9
 x = 12 x = 27
Câu c và câu g ( HS khá giỏi làm )
Một em nêu yêu cầu đề bài 
- Ta lấy hiệu cộng với số trừ.
- Lấy số bị trừ trừ đi cho số trừ
Số bị trừ 
11
21
49
62
94
Số trừ 
 4
12
34
27
48
Hiệu 
 7
 9
15
36
46
 - Nhận xét bài bạn . 
- Đọc đề bài.
- Điền số thích hợp vào ô trống .
-Là số bị trừ trong phép trừ .
6
10
5
 7
 - 2 - 4
0
 5
	- 5
- Nhận xét bài bạn .
- Đọc yêu cầu đề 
( HS khá – giỏi làm)
-Tự vẽ đoạn tha ... / Nhấn số .
-Ý nghĩa của các tín hiệu :
+ “ tút “ ngắn liên tục là máy bận .
+ “ tút” dài , ngắt quãng là máy chưa có người nhấc .
-Cần giơi thiệu tên , quan hệ với bạn và xin phép bác sao cho lễ phép lịch sự .
- Nhận xét lời của bạn .
- Đọc đề bài .
-Đọc tình huống a .
- A lô! Ngọc đấy à . Mình là Tâm đây .
Bạn Lan lớp mình vừa bị ốm . Mình muốn rủ cậu đi thăm bạn ấy .
- Alô ! Chào Ngọc .Mình là Tâm đây mà . Mình muốn rủ bạn đi thăm Lan , cậu ấy bị cảm ... 
- Đến sáu giờ chiều nay , mình qua nhà đón cậu rồi hai đứa mình đi nhé !...
- Viết bài vào vở .
-Đọc bài viết trước lớp để lớp nghe và nhận xét 
- Nhận xét bài bạn .
-Hai em nhắc lại nội dung bài học .
-Về nhà học bài và chuẩn bị cho tiết sau.
Ngày soạn: 05 /11 / 2009.
Ngày dạy : 06 / 11 / 2009.
Toán
LUYỆN TẬP
I / Mục tiêu : 
Thuộc bảng trừ 13 trừ đi một số.
Thực hiện được phép trừ dạng 33 – 5 ; 53 – 15.
Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 53 – 15.
II / Chuẩn bị :- que tính .
 III / Các hoạt đông dạy và học chủ yếu:	
Thời gian
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
3’
5’
27’
3’
A – Ổn định: soát đồ dùng học tập
 1.Bài cũ : 53 - 15
-Gọi 2 em lên bảng .
-HS1 : Đặt tính rồi tính : 63 - 24 ; 83 - 39 ; 
- Nêu cách thực hiện phép tính 83- 39 
-HS2: Thực hiện : 53 - 17 ; 82 - 15 . 
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
 2.Bài mới: LUYỆN TẬP
 a) Giới thiệu bài: 
-Hôm nay chúng ta sẽ củng cố phép trừ dạng
13- 5 ; 33 - 5 ; 53 - 15 . Giải bài toán có lời văn. 
 b) Luyện tập :
Bài 1: - Yêu cầu 1 em đọc đề bài .
-Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở .
-Yêu cầu đọc chữa bài .
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2: - Gọi một em nêu yêu cầu đề bài 
-Muốn tìm hiệu ta làm như thế nào ? 
- Yêu cầu tự làm bài vào vở .
- Gọi 3 HS lên bảng làm , mỗi em làm một ý .
- Yêu cầu 3 em lên bảng nêu rõ cách đặt tính và thực hiện tính của từng phép tính .
- Nhận xét ghi điểm .
Bài 3 : – Mời một học sinh đọc đề bài .
-Yêu cầu cả lớp làm vào vở .
-Yêu cầu so sánh 4 + 9 và 13 
- Yêu cầu so sánh 33 - 4 - 9 và 33 - 13 .
- Gọi em khác nhận xét bài bạn .
-Nhận xét đánh giá ghi điểm bài làm học sinh .
Bài 4: - Yêu cầu 1 em đọc đề bài .
-Đề bài cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Phát đi có nghĩa làgì ?
- Muốn biết Gà có bao nhiêu con ta làm như thế nào ? 
-Yêu cầu HS tự làm vào vở .
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 5: - Yêu cầu 1 em đọc đề bài .
-Yêu cầu HS thực hiện tính ra kết quả .
- Mời 1 em đọc chữa bài .
-Giáo viên nhận xét đánh giá
 d) Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà xem trước bãi trừ đi một số: 14 - 8
-Hai em lên bảng mỗi em làm một yêu cầu .
- HS1 - Đặt tính và tính .
- HS2 . Lên bảng thực hiện . 
-Học sinh khác nhận xét .
-Vài em nhắc lại tựa bài.
- Một em đọc đề bài .
-Yêu cầu lớp tự làm vào vở .
- Nối tiếp nhau đọc kết quả chữa bài .
- Em khác nhận xét bài bạn .
-Một em đọc đề bài sách giáo khoa .
- Lấy số bị trừ trừ đi số trừ .
- Lớp thực hiện vào vở .
-Ba em lên bảng thực hiện .
 63 73 33
- 35 -29 - 8
 28 44 25
-Đọc đề .
- Bằng nhau . Vì trừ liên tiếp các số hạng bằng trừ đi tổng .
33 - 9 - 4 = 20 ; 63 - 7 - 6 = 50 ; 42 - 8 - 4 = 30
 33 - 13 = 20 ; 63 - 13 = 50; 42 - 12 = 30 
- Em khác nhận xét bài bạn
- Một em đọc đề .
- Cô có 63 quyển vở , phát đi 48 quyển vở .
- Còn lại bao nhiêu quyển vở .
- Có nghĩa là bớt đi .
- Ta lấy 63 - 48 
Bài giải
Số quyển vở còn lại là :
63 - 48 = 15 ( quyển vở )
 Đ/S : 15 quyển vở .
-Đọc đề .
- Thực hiện tính 43 - 26 = 17 và trả lời .
- Khoanh tròn vào ý C vì có kết quả đúng là 17
- Một em khác nhận xét bài bạn .
- Hai em nhắc lại nội dung bài vừa học .
Thủ công
KIỂM TRA CHƯƠNG I - KĨ THUẬT GẤP HÌNH
I / Mục tiêu : 
- Củng cố những kiến thức kĩ năng gấp hình đã học.
- Gấp được ít nhất một hình để làm đồ chơi.
II / Chuẩn bị :
 -Các mẫu hình gấp từ bài 1 - bài 5. .
III / Các hoạt động dạy và học chủ yếu
Thời gian
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
3’
1’
27’
3’
1- Ổn định: Hát vui.
- Điểm danh học sinh theo tổ.
- Soát đồ dùng học tập
2.Bài cũ:
-Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh 
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
3.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài:
- Hôm nay các em “Kiểm tra chương I “
 - GV ghi đề bài lên bảng .
-Gọi một em nêu lại đề bài .
-GV nêu mục đích tiết kiểm tra : Gấp được một trong những sản phẩm đã học . Hình gấp phải được thực hiện đúng qui trình , cân đối các nếp gấp thẳng , phẳng .
- Yêu cầu hai em nhắc lại tên các hình gấp và cho cả lớp quan sát lại các mấu gấp : Tên lửa , máy bay phản lực , máy bay đuôi rời , thuyền phẳng đáy không mui , thuyền phẳng đáy có mui .
-Yêu cầu lớp làm bài kiểm tra .Trong quá trính HS làm bài GV quan sát khuyến khích những em gấp đẹp , và giúp đỡ những em gặp lúng túng .
 b) Đánh giá :
-Nhận xét đánh giá kết quả kiểm tra qua sản phẩm qua 2 mức :
- Hoàn thành : - Chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu .
- Gấp hình đúng qui trình .
- Gấp hình cân đối , nếp gấp thẳng , phẳng .
- Chưa hoàn thành : - Gấp hình chưa đúng qui trình .
- Gấp hình không cân đối , nếp gấp không thẳng ,không phẳng .
- Cho HS tự đánh giá trước tuyên dương những HS có sản phẩm gấp và trang trí đẹp .
 c) Củng cố - Dặn dò
-Nhận xét đánh giá về tinh thần thái độ học tập học sinh . Dặn giờ học sau mang giấy thủ công , giấy nháp , bút màu để học “ Gấp cắt dán hình tròn ” 
- cả lớp hát: Lí cây xanh
-Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình .
-Hai em nhắc lại tựa bài học .
- Hai em nêu lại đề kiểm tra .
- Lắng nghe nắm bắt yêu cầu tiết kiểm tra .
- Nêu lại tên các hình gấp và quan sát mẫu gấp về các hình đã học .
Gấp tên lửa 
Gấp máy bay phản lực .
Gấp máy bay đuôi rời .
Gấp thuyền phẳng đáy không mui 
Gấp thuyền phẳng đáy có mui 
- Lớp thực hành gấp hình đã học .
- Các nhóm tổ chức trưng bày sản phẩm . 
- Các tổ tự đánh giá sản phẩm của từng tổ xem tổ nào có sản phẩm cân đối hơn , đẹp mắt hơn .
- Lớp nộp các sản phẩm lên giáo viên chấm điểm .
- Chuẩn bị đầy đủ các nguyên vật liệu để tiết sau “ Gấp cắt , dán hình tròn “
Thể dục
TRÒ CHƠI : “NHÓM BA NHÓM BẢY“ - ĐI ĐỀU
A/ Mục tiêu :
- Học trò chơi “ Nhóm ba nhóm bảy ”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi . Tiếp tục ôn đi đều .Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác và đúng nhịp , đều , đẹp. 
B/ Địa điểm phương tiện :
- Sân bãi sạch sẽ đảm bảo an toàn luyện tập . Chuẩn bị còi , khăn.
C/ Các hoạt động dạy và học chủ yếu: 
Thời gian
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
(15’)
(10’)
(10’)
1. Phần mở đầu
-Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung tiết học .
-Đứng tại chỗ vỗ tay và hát .
-Chạy nhẹ nhàng một hàng dọc trên ĐHTN 60 -80 m 
-Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu .
- Ôn bài thể dục phát triển chung : Mỗi động tác 2 x 8 nhịp . 
2.Phần cơ bản 
* Trò chơi : “ Nhóm ba nhóm bảy “
- GV cho lớp dồn nhỏ từ đội hình vòng tròn có sẵn nêu tên trò chơi , hướng dẫn cách chơi . Lúc đầu cho HS đứng tại chỗ chưa đọc vần điệu , GV hô : “ Nhóm ba !” để HS làm quen hình thành nhóm 3 người sau đó hô : “Nhóm bảy “ để HS hình thành nhóm 7 ngưòi. Sau một số lần cho HS đọc vần điệu .
 - Ôn đi đều - Yêu cầu cả lớp ôn lại động tác đi đều do cán sự điều khiển. Sau đó từng tổ trình diễn báo cáo kết quả luyện tập . 
3. Phần kết thúc
-Cúi người thả lỏng 5 - 6 lần 
-Nhảy thả lỏng ( 6 - 10 lần )
- Trò chơi hồi tĩnh ( do giáo viên chọn )
-Giáo viên hệ thống bài học 
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học .
- HS thực hiện
- HS thực hiện
- HS thực hiện
Ngày soạn: 
Ngày dạy : 
Thể dục 
KIỂM TRA ĐI ĐỀU
A/ Mục tiêu: - Kiểm tra đi đều .Yêu cầu thực hiện động tác đúng nhịp .
B/ Địa điểm :- Sân bãi vệ sinh , đảm bảo an toàn nơi tập .Một còi . 
C/ Các hoạt đông dạy và học chủ yếu: 
Thời gian
 Nội dung và phương pháp dạy học 
Hoạt động của trò
(7’)
(15’)
(8’)
1.Phần mở đầu
-Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung tiết học .
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát .
- Đi đều theo 2- 4 hàng dọc .
- Trò chơi do giáo viên chọn .
2.Phần cơ bản 
- Kiểm tra đi đều
- Yêu cầu mỗi em thực hiện đi đều và đứng lại ( 2 lần ).
-Phương pháp :- Kiểm tra thành nhiều đợt , mỗi đợt 1/2 số học sinh hay tất cả trong tổ . Lớp đứng theo hàng ngang tổ nào đến lượt kiểm tra lên đứng theo một hàng dọc . Khi có lệnh , học sinh thực hiện đi đều theo nhịp hô GV trong khoảng 8 - 10 m GV hô : “Đứng lại ... đứng !” Lượt thứ 2 cho học sinh quay lại rồi hô cho HS thực hiện lượt về 
*Cách đánh giá : a/ Hoàn thành : - Thực hiện động tác tương đối đúng có thể chư ađều , đẹp và động tác đứng lại không đúng kĩ thuật .
b/ Chưa hoàn thành : - Đi cùng chân hoặc cùng tay hay đi không đúng nhịp .
3.Phần kết thúc
-Cúi lắc người thả lỏng 5 - 6 lần 
-Nhảy thả lỏng ( 6 - 10 lần 
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết kiểm tra .
-GV giao bài tập về nhà cho học sinh . 
- HS thực hiện
HS thực hiện
-HS thực hiện

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 2 CKT 3cot tuan 12.doc