Giáo án khối 2 môn Toán - Bài: Ôn tập

Giáo án khối 2 môn Toán - Bài: Ôn tập

Môn : Toán

Bài : Ôn tập

I. Mục tiêu :

- Ôn luyện thêm cho HS dạng toán về phép nhân , phép chia và giải toán có lời văn

- Rèn cho các em làm thành thạo dạng toán trên

- Các em có ý thức làm bài tốt.

II. Các hoạt động dạy học :

 

doc 5 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 862Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án khối 2 môn Toán - Bài: Ôn tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn : Toán
Bài : Ôn tập
I. Mục tiêu :
- Ôn luyện thêm cho HS dạng toán về phép nhân , phép chia và giải toán có lời văn
- Rèn cho các em làm thành thạo dạng toán trên
- Các em có ý thức làm bài tốt.
II. Các hoạt động dạy học :
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ : Kết hợp khi ôn
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài : trực tiếp 
b.Hướng dẫn làm bài :
* Bài 1: Tính nhẩm 
- Gọi HS đọc đề
- Cho HS khá, giỏi tự làm 
- Hướng dẫn HS trung bình, yếu
- Gọi một số em đọc bài làm
* Bài 2: Tính 
- Gọi HS đọc đề
- Cho HS khá, giỏi tự làm 
- Hướng dẫn HS trung bình, yếu
- Gọi một số em đọc bài làm
* Bài 3 : Tìm x
- Gọi HS đọc đề
- Cho HS khá, giỏi tự làm 
- Hướng dẫn HS trung bình, yếu
- Gọi một số em đọc bài làm
* Bài 4 : Có 32 bút chì chia đều cho 4 nhóm. Hói mỗi nhóm có mấy bút chì ?
- Gọi HS đọc đề
- Cho HS khá, giỏi tự làm 
- Hướng dẫn HS trung bình, yếu
- Gọi một số em đọc bài làm
3.Củng cố , dặn dò :
- Chốt lại bài
- Về ôn lại dạng toán đã học
- Chuẩn bị bài học sau
- Hát
- Đọc đề, nêu yêu cầu
- 2 em lên bảng , lớp làm vào vở
- HS trung bình , yếu làm 1 cột
 4 x 9 = 36 5 x 7 = 35 3 x 8 = 24
 2 x 8 = 16 3 x 9 = 27 5 x 6 = 30
 36 : 4 = 9 35 : 5 = 7 16 : 2 = 8
 - Đọc đề, nêu yêu cầu
- 3 em lên bảng , lớp làm vào vở
- HS trung bình , yếu làm 2 phép tính
4 x 6 + 16 = 20 : 4 x 6 = 530 : 5 : 2 =
- Đọc đề, nêu yêu cầu
- 2 em lên bảng , lớp làm vào vở
- HS trung bình , yếu làm 1 phép tính
 X : 3 = 5 5 x X = 35
- Đọc đề, nêu yêu cầu
- 2 em lên bảng , lớp làm vào vở
+ Đáp số : 8 bút chì
Thứ 5 ngày 1 tháng 5 năm 2008
Môn : Tập đọc
Ôn bài : Cháy nhà hàng xóm 
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: 
- Các em đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ khó. Biết ngắt nghỉ hơi đúng.
- Bước đầu biết thay đổi giọng đọc phù hợp với diễn biến câu chuyện
2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu: 
- Hiểu nghĩa các từ ngữ : bình chân như vại, tứ tung, bén, cuống cuồng
- Hiểu nội dung câu chuyện : Thấy cháy nhà hàng xóm vẫn bình chân như vại, không lo giúp hàng xóm dập đám cháy thì tai họa sẽ đến với chính mình : lửa nhà hàng xóm sẽ bén sang nhà mình, thiêu sạch nhà cửa, của cải của chính mình. Câu chuyện khuyên ta nên quan tâm, guips đỡ người khác.
+ HS trung bình, yếu đọc trôi chảy đoạn
II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh họa như SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1.Bài cũ : kiểm tra bài : Đàn bê của anh Hồ Giáo
- Nhận xét ghi điểm 
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài : trực tiếp 
b.Luyện đọc: 
-Giáo viên đọc mẫu toàn bài, hướng dẫn cách đọc toàn bài .
- Cho HS đọc câu , kết hợp luyện từ khó 
- Cho HS luyện đọc đoạn , kết hợp hướng dẫn ngắt nghỉ hơi
- Giảng từ : bình chân như vại, tứ tung, bén, cuống cuồng
 - Cho HS luyện đọc đoạn trong nhóm 
- Nhận xét , tuyên dương
c. Tìm hiểu bài : 
- Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi SGK
+ Câu 1,2 trang 139 
+ Câu 3,4 HS khá, giỏi 
*.Luyện đọc lại :
- Cho HS luyện đọc toàn bài 
- Nhận xét , tuyên dương
3.Củng cố, dặn dò: 
- Chốt lại cách đọc
- Liên hệ giáo dục
- về đọc bài , chuẩn bị bài học sau.
- 3 em lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài 
- Theo dõi đọc thầm.
-HS nối tiếp nhau đọc câu
-HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn 
-Đọc theo nhóm 2
-Thi đọc giữa các nhóm.
- HS trả lời 
- HS khá, giỏi trả lời ; HS trung bình yếu nhắc lại
- 4 em thi đọc toàn bài trước lớp
+ HS trung bình yếu đọc đoạn
Môn : Tập đọc
Bài : Ôn tập
I.Mục tiêu :
- Hướng dẫn học sinh củng cố lại cách đọc hiểu bài : Đàn bê của anh Hồ Giáo
- Biết đọc đúng , biết chọn đúng những từ để điền vào chỗ trống thích hợp 
- Giáo dục học sinh có ý thức học tập tốt 
II. Các hoạt động dạy học :
Giáo viên
Học sinh
1.Ổn định :
2.Bài cũ : Kết hợp khi ôn
3.Bài mới : 
* Giới thiệu bài : trực tiếp 
* Hướng dẫn ôn :
1.Luyện đọc :
- Gọi HS nhắc lại cách đọc toàn bài 
- Cho HS luyện đọc đoạn 
- Luyện đọc toàn bài diến cảm 
- Nhận xét tuyên dương.
2. Tìm hiểu bài :
* Hãy viết tiếp vào chỗ trống.
a.Những từ ngữ miêu tả khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp :
Đồng cỏ ba Vì vẫn giữ nguyên vẻ đẹp như :
- Không khí :.
- Bầu trời : 
b.Những từ ngữ miêu tả đàn bê đáng yêu :
- Đàn bê giống như :
- Những con bê đực y hệt :
- Những con bê cái chẳng khác nào :
- Cho HS suy nghĩ tự làm vào vở
- Hướng dẫn HS trung bình , yếu
- Chấm bài nhận xét 
3. Củng cố , dặn dò :
- Chốt lại bài 
- Về đọc lại bài và tìm hiểu lại nội dung bài 
- Hát 
- 2 em nêu
- Luyện đọc đoạn nối tiếp 
- Thi đọc trước lớp ( HS trung bình , yếu đọc trôi chảy )
- Đọc kỹ bài và làm vào vở
- Gọi một số em đọc bài làm 
a.Những từ ngữ miêu tả khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp :
Đồng cỏ ba Vì vẫn giữ nguyên vẻ đẹp như hồi đầu xuân
- Không khí :trong lành và rất ngọt ngào
- Bầu trời : cao vút , trập trùng những đám mây trắng
b.Những từ ngữ miêu tả đàn bê đáng yêu ;
- Đàn bê giống như :những đứa trẻ quấn quýt bên mẹ
- Những con bê đực y hệt :những bé trai khỏe mạnh
- Những con bê cái chẳng khác nào : những bé gái được bà chiều chuộng , chăm bẵm.
 Tập đọc
Bài : Ôn tập
I.Mục tiêu :
- Hướng dẫn học sinh củng cố lại cách đọc hiểu bài : Người làm đồ chơi
- Biết đọc đúng , biết chọn đúng những từ để điền vào chỗ trống thích hợp 
- Giáo dục học sinh có ý thức học tập tốt 
II. Các hoạt động dạy học :
Giáo viên
Học sinh
1.Ổn định :
2.Bài cũ : Kết hợp khi ôn
3.Bài mới : 
* Giới thiệu bài : trực tiếp 
* Hướng dẫn ôn :
1. Hãy đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng.
a.cái sào nứa cắm đâu đồ chơi của bác Nhân dựng ở đâu là trẻ con lại xúm đông vì :
□ Bọn trẻ rất yêu quý bác Nhân.
□ Bọn trẻ thích ngắm đồ chơi bằng bột màu do bác Nhân nặn.
□ Bọn trẻ tò mò xem bác Nhân nặn những ông Bụt, Thạch Sanh, Tôn Ngộ Không, những con vịt, con gà,..
b.Bác Nhân định chuyển về quê làm ruongj vì :
□ Hàng của bác bỗng bị ế.
□ Những đồ chơi bằng nhựa đã xuất hiện.
□ Bác Nhân nhớ quê, muốn về quê sống.
c.Bạn nhỏ trong chuyện lấy hết tiền bỏ ống chia cho mấy bạn trong lớp để mau đồ chơi của bác Nhân vì :
□ Bạn nhỏ rất yêu quý bác Nhân.
□ Muốn bác Nhân vui trong buổi bán hàng cuối cùng.
□ Bác Nhân nhớ quê, muốn về quê sống. Muốn bác Nhân thấy nhiều bạn nhỏ vẫn còn thích đồ chơi của bác và muốn bác tiếp tục làm nghề này
- Cho HS suy nghĩ tự làm vào vở
- Hướng dẫn HS trung bình , yếu
- Chấm bài nhận xét 
3. Củng cố , dặn dò :
- Chốt lại bài 
- Về đọc lại bài và tìm hiểu lại nội dung bài 
- Hát 
- Đọc kỹ bài và làm vào vở
- Gọi một số em đọc bài làm 
1.Chọn ô trống thứ ba 
b.Chọn ô trống thứ 2
c.Chọn ô trống thứ 2
Môn : An toàn giao thông
Bài : Phương tiện giao thông đường bộ
I. Mục tiêu :
- Học sinh biết một số loại xe thường thấy trên đường bộ. Phân biệt được xe thô sơ và xe cơ giới và biết được tác dụng của các phương tiện giao thông.
- Biết tên các loại xe thường thấy. Nhận biết được các tiếng động cơ và các tiếng còi ô tô và xe máy đê tránh nguy hiểm
- Không đi bộ dưới lòng đường. Không chạy theo hoặc bám theo xe ô tô, xe máy đang đi.
II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh vẽ như SGK
III. Các hoạt động dạy học : 
Giáo viên
Học sinh
1.Ổn định :
2. Bài cũ :Nêu câu hỏi HS trả lời
- Nhận xét
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài : trực tiếp
b.Tìm hiểu bài :
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- Hằng ngày các em đến trường bằng các loại xe gì ?
- Đi xe đạp xe máy nhanh hơn hay đi bộ nhanh hơn ?
* Hoạt động 2 : Nhận diện các phương tiện giao thông.
Mục tiêu : Giúp HS nhận biết được một số loại PTGT đường bộ.
- Phân biệt được xe thô sơ và xe cơ giới.
- Treo tranh cho HS sinh quan sát.
- Hãy kể tên các loại xe thô sơ ?
- Hãy kể tên các loại xe cơ giới ?
- Xe thô sơ đi như thế nào ? Xe cơ giới đi như thế nào ?
- Khi đi trên đường chúng ta cần phải chú ý đến các âm thanh để làm gì ?
3.Củng cố, dặn dò :
- Chốt lại bài 
- Nhận xét giờ học
- Chuẩn bị bài học sau
- Hát
- Nhiều em nêu
- Quan sát tranh
- Xe đạp, xích lô, xe bò, xe ngựa,
- Ô tô, xe máy,
- Xe thô sơ đi chậm ít gây nguy hiểm . Xe cơ giới đi nhanh dễ gây nguy hiểm
- Chú ý âm thanh để đề phòng tránh nguy hiểm .

Tài liệu đính kèm:

  • docCHIÊU. T 34.doc