Giáo án khối 2 môn Tập đọc - Tiết 4: Đổi giày

Giáo án khối 2 môn Tập đọc - Tiết 4: Đổi giày

THIẾT KẾ BÀI GIẢNG

MÔN: TẬP ĐỌC

Tiết 4: ĐỔI GIÀY

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Hiểu nội dung khôi hài của truyện : cậu bé ngốc xỏ nhầm giày , bước tập tễnh lại đổ tại chân mình hôm nay bên dài , bên ngắn hoặc tại đường khập khểnh , ngắm 2 chiếc giày để ở nhà , không biết đổi lại thành 2 đôi khớp nhau, lại nói đôi này vẫn chiếc thấp, chiếc cao

2. Kỹ năng:

- Đọc đúng toàn bài

- Chú ý các tiếng HS dễ phát âm sai

- Ngắt hơi đúng câu dài

- Biết đọc phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật (các câu hỏi , câu cầu khiến )

3. Thái độ:

- Tính cẩn thận, xem trước ngó sau khi đi ra ngoài .

II. Chuẩn bị

- GV: Tranh, SGK. Bảng cài: từ khó, câu, đoạn. Bút dạ.

- HS: SGK

 

doc 3 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 547Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án khối 2 môn Tập đọc - Tiết 4: Đổi giày", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Thứ ngày tháng năm 20
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG 
MÔN: TẬP ĐỌC
Tiết 4: ĐỔI GIÀY 
I. Mục tiêu
Kiến thức: 
Hiểu nội dung khôi hài của truyện : cậu bé ngốc xỏ nhầm giày , bước tập tễnh lại đổ tại chân mình hôm nay bên dài , bên ngắn hoặc tại đường khập khểnh , ngắm 2 chiếc giày để ở nhà , không biết đổi lại thành 2 đôi khớp nhau, lại nói đôi này vẫn chiếc thấp, chiếc cao 
Kỹ năng: 
Đọc đúng toàn bài 
Chú ý các tiếng HS dễ phát âm sai 
Ngắt hơi đúng câu dài 
Biết đọc phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật (các câu hỏi , câu cầu khiến ) 
Thái độ: 
Tính cẩn thận, xem trước ngó sau khi đi ra ngoài . 
II. Chuẩn bị
GV: Tranh, SGK. Bảng cài: từ khó, câu, đoạn. Bút dạ.
HS: SGK
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Bàn tay dịu dàng 
HS đọc bài 
- Vì sao An buồn ? 
- Khi biết An chưa làm bài tập, thái độ thầy giáo như thế nào ? 
- Vì sao thầy giáo có thái độ như thế ? 
Thầy nhận xét
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Tuần này , các em được đọc câu chuyện vui “ Đổi giày ” nói về cậu bé rất ngộ . Vậy cậu bé này ngộ như thế nào ta cùng đọc bài hôm nay. 
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Luyện đọc
Ÿ Mục tiêu: Đọc đúng từ khó. Biết nghỉ hơi đúng 
Ÿ Phương pháp: Luyện tập, phân tích
 ị ĐDDH: Bảng cài: từ khó, câu.
- Thầy đọc mẫu. 
- Nêu những từ ngữ cần luyện đọc ? 
- Nêu những từ ngữ chưa hiểu ? 
Xỏ nhầm giầy 	 
 - Luyện đọc câu 
 - Thầy lưu ý : 
 - Có cậu học trò nọ / vội đến trường nên xỏ nhầm 	giày / 1 chiếc cao / 1 chiếc thấp ./ Quái lạ / sao 	hôm nay chân mình / 1 bên dài / 1 bên ngắn ? / 	Hay là / tại đường khấp khểnh / Về đổi giày / đi 	cho dễ chịu . 
	+ Luyện đọc đoạn , bài 
Đoạn 1: Từ đầu  khấp khểnh
Đoạn 2: Tới sân trường  cho dễ chịu 
Đoạn 3: Phần còn lại 
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Ÿ Mục tiêu: Hiểu nội dung bài 
Ÿ Phương pháp: Đàm thoại, trực quan
 ị ĐDDH: Tranh.
 Đoạn 1: 
 - Vì xỏ nhầm giầy, bước đi của cậu bé như thế nào ? 
 - Thấy mình đi lại khó khăn, cậu bé cho là tại nguyên nhân gì ? 
Cậu nghĩ như thế có đáng cười không ? Vì sao ? 
 Đoạn 2, 3: 
 - Vì sao cậu bé chạy về nhà đổi giày 
 - Cậu bé nghĩ gì khi ngắm 2 chiếc giày ở nhà ? 
 - Câu nói của cậu đáng cười như thế nào ? 
 - Em nói thế nào để giúp cậu bé chọn được 2 chiếc giày cùng đôi 
v Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm + phân vai 
Ÿ Mục tiêu: Đọc diễn cảm 
Ÿ Phương pháp: Luyện tập
 ị ĐDDH: SGK
- Thầy đọc mẫu 
 - Thầy hướng dẫn cách đọc cho HS.
Thầy nhận xét 
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
HS đọc diễn cảm 
Qua chuyện này em rút ra bài học gì ? 
Đọc diễn cảm 
Chuẩn bị: Sự tích cây vú sữa 
- Hát
- HS đọc bài + TLCH
- HS đọc. Lớp đọc thầm 
- xỏ nhầm giày , sân trường , gầm giường, tập tễnh , khấp khểnh 
-> đi nhầm giày chiếc nọ với chiếc kia 
- tập tễnh , lẩm bẩm , khấp khểnh ( chú thích SGK ) 
- Nhấn giọng những từ gạch dưới – có ý hỏi 
- HS đọc từng câu liên tiếp đến hết bài. 
- HS đọc nối tiếp từng đoạn 
- HS đọc nối tiếp từng đoạn, bài
- Hoạt động nhóm -> HS thảo luận dựa vào câu hỏi -> trình bày 
- HS đọc đoạn 1 
- Bước đi tập tễnh, bước thấp, bước cao .
- Chân mình hôm nay bên dài, bên ngắn, hoặc đuờng đi khấp khểnh 
- Suy nghĩ của cậu rất đáng cười. Xỏ nhầm giày lại đổ tại chân, tại đường đi. 
- HS đọc đoạn 2, 3 
- Thầy giáo bảo cậu đi nhầm giày. Phải về đổi lại đi cho dễ chịu 
- Đôi này vẫn chiếc thấp chiếc cao 
- Cậu không biết là cậu xỏ nhầm giày, nên 2 chiếc giày ở nhà cũng không cùng đôi. 
- Bạn có 4 chiếc giày , chiếc đang đi ở chân 2 chiếc đang ở nhà . Hãy đặt trước mặt và chọn ra 2 đôi giống nhau 
- HS nhận vai, người kể chuyện, cậu bé, thầy giáo 
- Khuyên ta trước khi ra ngoài phải chú ý về cách ăn mặc, không nên cẩu thả.

Tài liệu đính kèm:

  • docTAP DOC 4.doc