Giáo án Tập đọc tuần 12: Điện thoại (tiết 3)

Giáo án Tập đọc tuần 12: Điện thoại (tiết 3)

TÊN BÀI DẠY : ĐIỆN THOẠI

I. Mục tiêu :

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :

 - Đọc trơn toàn bài. Biết nghỉ hơi khi đọc dấu chấm lửng giữa câu.

 - Biết đọc phân biết lời người kể và lời của nhân vật.

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu :

 - Hiểu nghĩa của các từ: điện thoại, mừng quýnh, ngập ngừng, bâng khuâng.

 - Biết cách nói chuyện qua điện thoại.

 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện : tình cảm thương yêu bố của bạn HS.

II. Đồ dùng dạy học : - Tranh minh hoạ trong SGK.

 - Máy điện thoại nếu có.

 

doc 2 trang Người đăng duongtran Lượt xem 3277Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc tuần 12: Điện thoại (tiết 3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân môn : Tập đọc 
Lớp : 2G
Tiết : Tuần 12
Ngày soạn : 01 /9/04	Thứ ngày tháng năm
Tên bài dạy : Điện thoại
I. Mục tiêu :
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
	- Đọc trơn toàn bài. Biết nghỉ hơi khi đọc dấu chấm lửng giữa câu.
	- Biết đọc phân biết lời người kể và lời của nhân vật.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu : 
	- Hiểu nghĩa của các từ: điện thoại, mừng quýnh, ngập ngừng, bâng khuâng.
	- Biết cách nói chuyện qua điện thoại.
	- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : tình cảm thương yêu bố của bạn HS.
II. Đồ dùng dạy học : 	- Tranh minh hoạ trong SGK.
	- Máy điện thoại nếu có.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Thời gian
Nội dung
các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5 ’
25’
5’
A.Kiểm tra bài cũ 
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài :
Muốn trao đổi với một người ở xa, ta có thể gửi thư. Nhưng nếu trò chuyện bằng thu thì ta không thể nghe giạng nói, và lại phải chờ đợi rất lâu.Có một cách trao đổi nhanh và thuận tiện hơn rất nhiều là trao đổi qua điện thoại. Bài tập đọc ngày hôm nay sẽ kể cho chúng ta về cuộc trò chuyện giữa hai bố con ở rất xa nhau bằng điện thoại, qua đó, chúng ta sẽ học được cách trò chuyện qua điện thoại.
2. Luyện đọc :.
2.1 . GV đọc mẫu toàn bài : Giọng kể rành rọt, rõ ràng, giọng đối thoại giữa hai bố con vui vẻ, thân mật, gon, rõ.
2.2. Hướng dẫn HS luyện đọc và giải nghĩa:
*. Đọc từ ngữ và giải nghĩa:
- Từ ngữ : Chuông điện thoại, mừng quýnh, bâng khuâng, nhấc máy lên, làm bố lo...
- Điện thoại : máy truyền tiếng nói từ nơi này đến nơi khác.
- mừng quýnh: mừng qua cuống lên.
- Ngập ngừng : ( nói ) ngắt quãng vì ngại.
- bâng khuâng : (nghĩ ) lan man, ngẩn người ra. 
* Đọc câu : 
- A lô!// Cháu là Tường, /con mẹ Bình/, nghe đây ạ !//
- Chào con.// Bố đây mẹ.// hai mẹ con có khoẻ không?//
- Con chào bố.// Con khoẻ lắm.// Mẹ...// cũng...// Bố thế nào ạ?// Bao giờ bố về?//
* Đọc đoạn: 2 đoạn
- 1 : Vừa sắp sách vở ....bao giờ bố về ?
- 2 : Mấy tuần....trở về.
* Đọc bài :
3. Tìm hiểu bài : 
- Tường đến bên máy, nhấc ống nghe lên, áp một đầu ống nghe vào tai.
- Cách chào hỏi giống như cách nói chuyện bình thường, nhưng có điểm khác là khi nhấc máy lên, phải tự giới thiệu ngay, vì hai người nói chuyện ở xa nhau , không nhìn thấy nhau, nếu không giới thiệu thì không biết là ai.
 Độ dài lời nói trên điện thoại ngắn gọn.
- Tường không nghe bố mẹ nói trên điện thoại. Vì nghe người người khác nói chuyện riêng với nhau là không lịch sự.
4. Luyện đọc lại :
C. Củng cố. dặn dò :
- Tình cảm thương yêu bố của bạn HS
* PP kiểm tra đánh giá:
- Gọi 2 HS lên bảng đọc bài : "Sự tích cây vú sữa" và trả lời các câu hỏi 2, 3, 4 trong bài.
- GV nhận xét, cho điểm.
- GVghi đầu bài lên bảng :Điện thoại.
- GV đọc mẫu 1 lần.
- HS khá đọc lại. Cả lớp đọc thầm theo.
- GV tổ chức cho HS tìm từ ngữ khó đọc, luyện đọc các từ kết hợp giải nghĩa.
- HS đọc phần chú giải
- HS đọc cá nhân và đồng thanh những từ ngữ khó.
- YC HS tìm những câu đối thoại có trong bài.
- GV tổ chức cho HS luyện đọc câu, chú ý ngắt hơi chỗ dấu phẩy. dấu chấm lửng và lên giọn ở cuối các câu hỏi.
- Yêu cầu HS chia đoạn trong bài .
- Cho HS luyện đọc đoạn trong nhóm, sau đó đọc trước lớp, GV chỉnh sửa nếu cần.
- 1 HS khá đọc bài. GV sửa.
- Các tổ của người lên thi đọc đúng.
- HS đọc 4 câu đầu.
? Nói lại những việc Tường đã làm khi nghe tiếng chuông điện thoại?
- GV dùng ĐT giới thiệu cách cầm máy: đầu nghe áp vào tai, đầu kia áp vào miệng.
- HS đọc cả đoạn 1:
? Cách nói trên điện thoại có gì giống và khác so với cách nói chuyện bình thường ? 
- HS đọc đoạn 2 
? Tường có nghe bố mẹ nói chuyện trên điện thoại không ?
- GV hướng dẫn 2 HS đọc lời đối thoại theo 2 vai ở đoạn 1: Tường và bố của Tường, 1 HS đọc lời dẫn
- HS luyện đọc phân vai theo nhóm.
? Cuộc nói chuyện của gia đình Tường trên điện thoại cho ta thấy được điều gì ?
- 1 -2 HS nhắc lại những điều cần ghi nhớ về cách nói chuyện trên ĐT
- YC HS về nhà luyện đọc.
Rút kinh nghiệm sau tiết học:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctap doc 3 - t 12.doc