TUẦN 1
Thứ ba ngày 28 tháng 8 năm 2012
Tiết 6: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
CHỦ ĐIỂM: “ TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG ”
Bài: TUYÊN TRUYỀN NGÀY KHAI GIẢNG NĂM HỌC MỚI. TỔ CHỨC BẦU CÁN BỘ LỚP, CHUẨN BỊ VÀ TỔ CHỨC KHAI GIẢNG
I- Mục tiêu hoạt động
- HS biết ý nghĩa của buổi lễ khai giảng
- Tự giác thực hiện một số công việc để chuẩn bị cho buổi lễ
- HS có ý thức tham gia tốt cùng tập thể
- HS hiểu cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ lớp
- Có ý thức xây dựng tập thể lớp , có thái độ tôn trọng đội ngũ cán bộ lớp
- Rèn luyện kĩ năng quản lí , tham gia các hoạt động tập thể của HS
II- Quy mô, thời gian, địa điểm tổ chức hoạt động
- Hoạt động cả lớp
- Thời gian: tiết 5
- Địa điểm: trong lớp
III- Nội dung và hình thức hoạt động
1. Nội dung:
- Tuyên truyền ngày khai giảng
- Bầu cán bộ lớp
- Chuẩn bị cho lễ khai giảng
2. Hình thức:
- GV phổ biến, phân công nhiệm vụ
- HS bầu cán bộ lớp
TUẦN 1 Thứ ba ngày 28 tháng 8 năm 2012 Tiết 6: Hoạt động ngoài giờ lên lớp CHỦ ĐIỂM: “ TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG ” Bài: TUYÊN TRUYỀN NGÀY KHAI GIẢNG NĂM HỌC MỚI. TỔ CHỨC BẦU CÁN BỘ LỚP, CHUẨN BỊ VÀ TỔ CHỨC KHAI GIẢNG I- Mục tiêu hoạt động - HS biết ý nghĩa của buổi lễ khai giảng - Tự giác thực hiện một số công việc để chuẩn bị cho buổi lễ - HS có ý thức tham gia tốt cùng tập thể - HS hiểu cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ lớp - Có ý thức xây dựng tập thể lớp , có thái độ tôn trọng đội ngũ cán bộ lớp - Rèn luyện kĩ năng quản lí , tham gia các hoạt động tập thể của HS II- Quy mô, thời gian, địa điểm tổ chức hoạt động - Hoạt động cả lớp - Thời gian: tiết 5 - Địa điểm: trong lớp III- Nội dung và hình thức hoạt động 1. Nội dung: - Tuyên truyền ngày khai giảng - Bầu cán bộ lớp - Chuẩn bị cho lễ khai giảng 2. Hình thức: - GV phổ biến, phân công nhiệm vụ - HS bầu cán bộ lớp IV. Tài liệu và phương tiện - Tranh ảnh, khẩu hiệu tuyên truyền ngày khai giảng V. Tiến hành hoạt động 1. Tuyên truyền ngày khai giảng, chuẩn bị tổ chức khai giảng * Người điều khiển: Giáo viên * Nội dung: - GV giới thiệu ý nghĩa của ngày khai giảng - Thông báo thời gian tổ chức khai giảng: ngày 5 tháng 9 - Công việc cần chuẩn bị: Tập đội hình đội ngũ, ca múa hát tập thể - Phân công: lớp chuẩn bị 2 lá cờ Tổ quốc 2. Bầu cán bộ lớp * Người diều khiển: Giáo viên * Nội dung: - GV nêu cơ cấu tổ chức cán bộ lớp: gồm 1 lớp trưởng, 2 lớp phó - HS tiến hành bầu 3. Kết thúc hoạt động - GVCN tuyên dương tinh thần tham gia của các cá nhân và tập thể lớp. - Nhắc nhở HS nắm vững nội quy và nhiệm vụ năm học để thực hiện tốt HS lắng nghe - HS bầu cán bộ lớp theo hình thức giơ tay VI. Tư liệu - Hình ảnh ngày lễ khai giảng của trường những năm học trước TUẦN 2 Thứ ba ngày 4 tháng 9 năm 2012 Tiết 5: Hoạt động ngoài giờ lên lớp CHỦ ĐIỂM: “ TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG ” An toàn giao thông AN TOÀN VÀ NGUY HIỂM KHI ĐI TRÊN ĐƯỜNG PHỐ ( Tiết 1) I. Mục tiêu hoạt động - Nhận biết thế nào là hành vi an toàn và nguy hiểm của người đi bộ, đi xe đạp trên đường - HS nhận biết những nguy hiểm thường có khi đi trên đường phố - Biết phân biệt những hành vi an toàn và nguy hiểm khi đi trên đường - Biết cách đi trong ngõ hẹp, nơi hè đường bị lấn chiếm, qua ngã tư - Có ý thức đi bộ trên vỉa hè, không đùa nghịch dưới lòng đường để đảm bảo an toàn . II. Quy mô, thời gian, địa điểm tổ chức hoạt động - Hoạt động cả lớp - Thời gian: tiết 5 - Địa điểm: trong lớp III- Nội dung và hình thức hoạt động 1. Nội dung: - Hướng dẫn HS đi trên đường phố an toàn 2. Hình thức: - Thảo luận cả lớp, nhóm IV. Tài liệu và phương tiện - Sách an toàn giao thông lớp 2 V. Tiến hành hoạt động 1. Bài mới a. Giới thiệu bài Ghi đầu bài b. Giảng bài mới * Hoạt động 1 : giới thiệu an toàn và nguy hiểm + Mục tiêu : Học sinh tìm hiểu ý nghĩa an toàn và không an toàn trên đường phố + Cách tiến hành : Tình huống : - Nếu em đang đứng ở sân trường, có hai bạn đang đuổi nhau chạy xô cả vào em. Làm em cùng bạn ngã ra. - Vì sao ngã? Trò chơi của các bạn như thế gọi là gì? - Vì bạn B sơ ý đã xô vào bạn. Đó là hành động nguy hiểm... - Nêu một vài ví dụ khác về hành vi nguy hiểm? - Ví dụ : Đá bóng dưới lòng đường sẽ bị xe đâm vào là nguy hiểm - An toàn là gì? - Thế nào là nguy hiểm? - Khi đi trên đường không để xảy ra va quệt, ...không bị ngã, bị đau... Đó là an toàn - Nguy hiểm : là các hành vi dễ gây tai nạn * Hooatj động 2: Thảo luận - Tranh sgk - Yêu cầu các nhóm thảo luận xem bức tranh nào là hành vi an toàn, không an toàn? - Từng nhóm trình bày * Tranh 1 : Đi qua đường cùng người lớn... là an toàn. * Tranh 2 : ... Đi trên vỉa hè, quần áo gọn gàng là an toàn * Tranh 3 : Đổi mũ bảo hiểm khi đi xe máy là an toàn * Tranh 4 : ... Chạy xuống lòng đường nhặt bóng là không an toàn. Kết luận : * Tranh 5 :... Đi bộ một mình qua đường là không an toàn. * Tranh 6: ...Đi qua đường trước đầu ô tô là không an toàn. - Đi bộ nắm tay người lớn là không an toàn. - Đi bộ qua đường phải tuân theo tín hiệu đèn là an toàn. - Chạy chơi dưới lòng đường là nguy hiểm. - Ngồi trên xe đạp do bạn nhỏ đèo là nguy hiểm. 2. Củng cố - Nhấn mạnh nội dung bài - Nhận xét tiết học VI. Tư liệu - Tranh ảnh về an toàn và nguy hiểm khi đi trên đường phố TUẦN 3 Thứ ba ngày 11 tháng 9 năm 2012 Tiết 6: Hoạt động ngoài giờ lên lớp CHỦ ĐIỂM: “ TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG ” Bài: CA HÁT MỪNG NĂM HỌC MỚI, MỪNG THẦY CÔ VÀ BẠN BÈ I- Mục tiêu hoạt động - HS thuộc và hát được một số bài hát đã học về thầy cô, bè bạn và mái trường - Hát đúng giai điệu, lời ca - HS vui vẻ, phấn khởi đón chào năm học mới II- Quy mô, thời gian, địa điểm tổ chức hoạt động - Hoạt động cả lớp - Thời gian: tiết 5 - Địa điểm: trong lớp III- Nội dung và hình thức hoạt động 1. Nội dung: - Cho HS ôn lại các bài hát đã học về thầy cô, bè bạn, mái trường 2. Hình thức: - HS luyện hát theo nhóm, lớp, cá nhân IV. Tài liệu và phương tiện - Các bài hát lớp 1 V. Tiến hành hoạt động * Người điều khiển: Giáo viên chủ nhiệm & lớp phó văn nghệ * Nội dung hoạt động: - Hát tập thể bài hát “ Lớp chúng ta kết đoàn” . - HS luyện hát trong nhóm các bài hát đã học ở lớp 1 - Thi hát cá nhân về thầy cô, bè bạn, mái trường - GV mở băng cho HS nghe Quốc ca * Kết thúc hoạt động - Nhận xét, đánh giá tinh thần , thái độ tham gia học hát của lớp - Căn dặn HS về nhà tự tập - HS hát tập thể - Luyện tập theo nhóm - Thi hát cá nhân VI. Tư liệu - Băng đĩa các bài hát lớp 1, Quốc ca TUẦN 4 Thứ ba ngày 18 tháng năm 2012 Tiết 5: Hoạt động ngoài giờ lên lớp CHỦ ĐIỂM: “ TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG ” An toàn giao thông AN TOÀN VÀ NGUY HIỂM KHI ĐI TRÊN ĐƯỜNG PHỐ ( Tiết 2) I. Mục tiêu hoạt động - Nhận biết thế nào là hành vi an toàn và nguy hiểm của người đi bộ, đi xe đạp trên đường - HS nhận biết những nguy hiểm thường có khi đi trên đường phố - Biết phân biệt những hành vi an toàn và nguy hiểm khi đi trên đường - Biết cách đi trong ngõ hẹp, nơi hè đường bị lấn chiếm, qua ngã tư - Có ý thức đi bộ trên vỉa hè, không đùa nghịch dưới lòng đường để đảm bảo an toàn . II. Quy mô, thời gian, địa điểm tổ chức hoạt động - Hoạt động cả lớp, nhóm - Thời gian: tiết 5 - Địa điểm: trong lớp III- Nội dung và hình thức hoạt động 1. Nội dung: - Hướng dẫn HS đi trên đường phố an toàn 2. Hình thức: - Thảo luận cả lớp, nhóm IV. Tài liệu và phương tiện - Sách an toàn giao thông lớp 2 V. Tiến hành hoạt động 1. Bài mới - Trẻ em đi bộ qua đường phải làm gì? a. Giới thiệu bài - ghi bảng b. Giảng bài Hoạt động 2 - Phân biệt hành vi an toàn và nguy hiểm - Hoạt động nhóm: chia 5 nhóm - Thảo luận - đại diện nhóm lên trình bày Nhóm 1 - Em ôm quả bóng đi chơi, không may bỗng tuột khỏi tay lăn xuống đường, em có chạy theo nhặt bóng không? Làm thế nào lấy được quả bóng? - Em nhờ người ra lấy hộ Nhóm 2 - Bạn em có 1 chiếc xe đạp mới, bạn muốn đèo em ra ngoài đường phố lúc đó rất đông xe đi lại. Em có đi không? Em nói gì với bạn? - Em sẽ không đi và khuyên bạn nên đi khi đường vắng. Nhóm 3 - Em đang cùng mẹ chuẩn bị qua đường, cả 2 tay mẹ đều bận xách túi, em làm thế nào sang đường? - Nắm vào vạt áo của mẹ Nhóm 4 - Em và một số bạn đi học về đến chỗ vỉa hè rộng các bạn rủ em cùng chơi đá cầu. Em sẽ làm như thế nào? - Không chơi và rủ các bạn tìm chỗ khác chơi Nhóm 5 - Có mấy bạn ở bên kia đường xe cộ rất đông, bạn vẫy em sang. Làm thế nào để qua đường? - Tìm người lớn nhờ đi đưa qua đường Kết luận: - Khi đi qua đường trẻ em phải cầm tay người lớn và biết tìm sự giúp đỡ của người lớn 2. Củng cố - Nhắc nhở HS thực hiện yêu cầu bài - Nhận xét tiết học VI. Tư liệu - Tranh ảnh về an toàn và nguy hiểm khi đi trên đường phố TUẦN 5 Thứ ba ngày 25 tháng 9 năm 2012 Tiết 5: Hoạt động ngoài giờ lên lớp CHỦ ĐIỂM: “ TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG ” Bài: TÌM HIỂU TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG, NHIỆM VỤ NĂM HỌC I- Mục tiêu hoạt động - HS nắm được những truyền thống cơ bản của nhà trường và ý nghĩa của truyền thống đó. - Xác định trách nhiệm của HS trong việc phát huy truyền thống nhà trường - Nắm rõ nhiệm vụ của năm học - Có ý thức thực hiện tốt nhiệm vụ năm học II- Quy mô, thời gian, địa điểm tổ chức hoạt động - Hoạt động cả lớp - Thời gian: tiết 5 - Địa điểm: trong lớp III- Nội dung và hình thức hoạt động 1. Nội dung: - Giới thiệu truyền thống nhà trường - Phổ biến nhiệm vụ năm học 2. Hình thức: - GV phổ biến, HS thảo luận IV. Tài liệu và phương tiện - Một số hình ảnh về hoạt động của nhà trường - Tài liệu nhiệm vụ năm học V. Tiến hành hoạt động 1. Giới thiệu truyền thống nhà trường * Người điều khiển: Giáo viên * Nội dung: - GV giới thiệu truyền thống nhà trường, về + Tổng số lớp + Tổng số HS + Tổng phụ trách Đội + Bí thư chi đoàn thanh niên + Hiệu trưởng + Phó hiệu trưởng + Nhà trường đạt danh hiệu trường tiên tiến cấp huyện, chi bộ đạt “Trong sạch vững mạnh”, Đoàn - Đội được xếp vững mạnh. + 1 số hoạt động của nhà trường những năm qua. + Hướng phấn đấu đạt trường chuẩn quốc gia . 2. Phổ biến nhiệm vụ năm học - GV phổ biến trước lớp - Cho HS thảo luận, trả lời câu hỏi + Hãy nêu những nhiệm vụ chủ yếu của năm học mới ? 3. Kết thúc hoạt động - GVCN tuyên dương tinh thần tham gia của các cá nhân và tập thể lớp. - Nhắc nhở HS nắm vững nội quy và nhiệm vụ năm học để thực hiện tốt HS lắng nghe - Thảo luận nhóm đôi VI. Tư liệu - Hình ảnh về một số hoạt động của trường trong những năm qua TUẦN 6 Thứ ba ngày 2 tháng 10 năm 2012 Tiết 5: Hoạt động ngoài giờ lên lớp CHỦ ĐIỂM: “ TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG ” An toàn giao thông HIỆU LỆNH CỦA CẢNH SÁT GIAO THÔNG VÀ BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ( Tiết 1) I. Mục tiêu hoạt động - HS biết cảnh sát giao thông dùng hiệu lệnh bằng tay, còi, gậy để điều khiển xe và người đi lại trên đường. - Biết hình dáng, màu sắc, biển báo cấm. - Biết nội dung hiệu lệnh bằng tay của cảnh sát giao thông và của biển báo hiệu giao thông. II. Quy mô, thời gian, địa điểm tổ chức hoạt động - Hoạt động cả lớp, nhóm - Thời gian: tiết 5 - Địa điểm: trong lớp III- Nội dung và hình thức hoạt động 1. Nội dung: - Hướng dẫn HS đi trên đường phố an toàn 2. Hình thức: - Thảo luận cả lớp, nhóm IV. Tài liệu và phương tiện - Sách an toàn giao thông lớp 2 V. Tiến hành hoạt động 1. Bài mới a. Hoạt động 1: Khởi động - Cho HS giới thiệu bài - Các chú cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ gì? - Điều khiển các loại phương tiện giao thông đi lại trên đường để đảm bảo an toàn giao thông. b. Hoạt động 2: Hiệu lệnh của cảnh sát giao thông. * Mục tiêu: Các em biết được hiệu lệnh của cảnh sát giao thông và cách thực hiện hiệu lệnh đó: * Cách tiến hành: - GV treo tranh lên bảng tìm hiểu về tư thế điều khiển của cảnh sát giao thông và nhận biết việc thực hiện theo quy định đó như thế nào? - Hình 1: 2 tay dang ngang. - Hình 2, 3: 1 tay dang ngang. - Hình 4, 5: 1 tay giơ phía trước theo chiều thẳng đứng. - GV làm mẫu một số tư thế giải thích nội dung hiệu lệnh của từng tư thế. - HS thảo luận nhóm. - 2 HS lên bảng thực hành: 1 em làm các động tác của cảnh sát giao thông, em kia thực hiện đi đường theo hiệu lệnh điều khiển của cảnh sát giao thông. => Kết luận: - Nghiêm chỉnh chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. 2. Củng cố - Nhấn mạnh nội dung bài: Nghiêm chỉnh chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông để đảm bảo an toàn. - Nhận xét tiết học VI. Tư liệu - Tranh vẽ biển báo giao thông TUẦN 7 Thứ ba ngày 9 tháng 10 năm 2012 Tiết 5: Hoạt động ngoài giờ lên lớp CHỦ ĐIỂM: “ TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG ” Bài: HỘI VUI HỌC TẬP I- Mục tiêu hoạt động - Giúp HS củng cố, ôn lại những kiến thức đã học, cùng trao đổi về phương pháp học. - Rèn luyện tác phong chững chạc, tư duy mạch lạc, sáng tạo, rèn luyện trí thông minh II- Quy mô, thời gian, địa điểm tổ chức hoạt động - Hoạt động cả lớp - Thời gian: tiết 5 - Địa điểm: trong lớp III- Nội dung và hình thức hoạt động 1. Nội dung: - Ôn kiến thức . - Trao đổi phương pháp học 2. Hình thức: - Hái hoa dân chủ IV. Tài liệu và phương tiện - Câu hỏi ghi trên giấy màu và đáp án, thang điểm V. Tiến hành hoạt động 1. Khởi động: Hát tập thể bài " Em yêu trường em" 2.Tuyên bố lý do , giới thiệu đại biểu , giới thiệu chương trình * Người điều khiển: Lớp trưởng. * Nội dung hoạt động: + Lí do: hội vui học tập tổ chức nhằm tạo ra một phong trào học tập mới, các bạn trao đổi , học tập với nhau để không ngừng nâng cao thành tích học tập của cá nhân. + Giới thiệu khách mời : + Chương trình gồm 3 phần: - Thi trả lời câu hỏi - Nghe báo cáo kinh nghiệm học tập - Văn nghệ + Giới thiệu Ban giám khảo, Ban cố vấn chương trình . 3. Thực hiện chương trình Người điều khiển: Ban giám khảo (Do lớp và GVCN bầu ra). a. Thi trả lời câu hỏi b. Văn nghệ : Người điều khiển: Lớp phó - Hát múa: Quê hương tươi đẹp "BGK công bố kết quả và trao giải thưởng c. Báo cáo kinh nghiệm học tập * Người điều khiển: Lớp phó học tập 3. Kết thúc hoạt động - GVCN tuyên dương tinh thần tham gia của các cá nhân và tập thể lớp. - Nhắc nhở HS nắm vững nội quy và nhiệm vụ năm học để thực hiện tốt - Đại diện BGK nêu nội dung, thể lệ , thang điểm - Đại diện HS 3 dãy lên bắt thăm câu hỏi - đọc câu hỏi - trả lời - BGK nhận xét câu trả lời và cho điểm công khai . - Kinh nghiệm học môn Toán - Kinh nghiệm học môn Tiếng Việt - Kinh nghiệm học môn TNXH VI. Tư liệu - Những bài toán hay và khó lớp 2, Tiếng Việt nâng cao lớp 2, VBT TNXH lớp 2 TUẦN 8 Thứ ba ngày 16 tháng 10 năm 2012 Tiết 5: Hoạt động ngoài giờ lên lớp CHỦ ĐIỂM: “ TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG ” An toàn giao thông HIỆU LỆNH CỦA CẢNH SÁT GIAO THÔNG VÀ BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ( Tiết 2) I. Mục tiêu hoạt động - Biết hình dáng, màu sắc và đặc điểm của các biển báo cấm. - Biết nội dung hiệu lệnh của biển báo hiệu giao thông. - Phân biệt nội dung 3 biển báo cấm: 101, 102, 112. - Có ý thức tuân theo hiệu lệnh của biển báo hiệu giao thông. II. Quy mô, thời gian, địa điểm tổ chức hoạt động - Hoạt động cả lớp, nhóm - Thời gian: tiết 5 - Địa điểm: trong lớp III- Nội dung và hình thức hoạt động 1. Nội dung: - Hướng dẫn HS đi trên đường phố an toàn 2. Hình thức: - Thảo luận cả lớp, nhóm IV. Tài liệu và phương tiện - Sách an toàn giao thông lớp 2 V. Tiến hành hoạt động 1. Bài mới a. Giới thiệu bài - ghi bảng b. Giảng bài mới * Hoạt động nhóm: Tìm hiểu về biển báo hiệu giao thông - GV chia lớp làm 6 nhóm - Mỗi nhóm nhận một biển báo - Nhóm 1, 2, 3 (3 biển báo cấm), nhóm 4, 5, 6 (3 biển báo cấm). - Nêu đặc điểm ý nghĩa của các nhóm biển báo này - HS thảo luận. + Hình dáng + Màu sắc + Hình vẽ bên trong - Đại diện lên bảng trình bày => Kết luận: - Biển báo cấm có đặc điểm là: Hình tròn, viền màu đỏ, nền trắng, hình vẽ màu đen Nội dung: Đưa ra điều cấm với người và phương tiện giao thông - Gọi đại diện các nhóm báo cáo: + Biển 101: Cấm người và xe cộ đi lại - Gọi 3 - 4 em nhắc lại + Biển 112: Cấm người đi bộ không được đi ở đoạn đường có biển báo này + Biển 102: Cấm đi ngược chiều, các loại xe không được đi theo chiều có đặt biển báo này - Biển 102 thường được đặt ở đâu ? - Ở đầu những đoạn đường giao nhau và được đặt ở bên tay phải 2. củng cố - Nhấn mạnh nội dung bài. - Nhận xét tiết học. VI. Tư liệu - 3 loại biển báo: 101, 102, 112
Tài liệu đính kèm: