Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần thứ 11

Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần thứ 11

Học hát bài: Cộc cách tùng cheng

Nhạc và lời: Phan Trần Bảng

I- MỤC TIÊU:

- Hát đúng giai điệu và lời ca.

- Qua bài hát , các em biết tên một số nhạc cụ gõ dân tộc sênh, thanh la, mõ, trống.

- Thích học hát.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV hát chuẩn xác bài hát.

- Bảng phụ chép lời ca, thanh phách trống nhỏ.

III- CÁC HOẠT DỘNG DẠY HỌC:

1) kiểm tra:

 

doc 30 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 328Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần thứ 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :11
Âm nhạc
Học hát bài: Cộc cách tùng cheng
Nhạc và lời: Phan Trần Bảng
I- Mục tiêu:
- Hát đúng giai điệu và lời ca.
- Qua bài hát , các em biết tên một số nhạc cụ gõ dân tộc sênh, thanh la, mõ, trống.
- Thích học hát.
II- Đồ dùng dạy học:
- GV hát chuẩn xác bài hát.
- Bảng phụ chép lời ca, thanh phách trống nhỏ.
III- Các hoạt dộng dạy học:
1) kiểm tra:
- Cho HS lên bảng hát bài hát : Chúc mừng sinh nhật .
- Nhận xét.
2) Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Hoạt động 1:Dạy hát bài : Cộc cách tùng cheng.
- GV hát mẫu 
- GV treo bảng phụ và nói: Bài hát gồm 6 câu hát.
- Đọc lời ca:
GV đọc mẫu lần 1.
- Dạy hát từng câu :
- GV hát mỗi câu 3lần. yêu cầu HS hát 
- Khi học được 2 câu, cho HS hát nối lại với nhau.
- Hát đầy đủ cả bài
- Trình bày bài hát hoàn chỉnh.
- Cho HS hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu
c) Hoạt động 2: Trò chơi với bài hát 
- GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm tựơng trưng cho một nhạc cụ gõ.
- GV hướng dẫn từng nhóm hát.
- Cho HS hát.
- GV nhận xét uốn sửa.
- 2HS lên bảng hát.
- Cả lớp nhận xét 
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi
- HS đồng thanh đọc theo.
- HS nghe, sau đó hát.
- Tập kĩ câu 5: Nghe sênh, thanh la mõ trống( Cùng kêu lên vang vang)2
- Từng tổ hát .
- HS trình bày theo hướng dẫn của GV. 
- HS tập hát + gõ tiết tấu 
- Các tổ thi hát + gõ tiết tấu 
- HS chia 4 nhóm : Sênh thanh la, mõ trống. Các nhóm lần lượt hát từng câu, đến hết “Nghe sênh, thanh la mõ trống( Cùng kêu lên vang vang)2”Thì tất cả cùng hát rồi nói: ( Cộc,. cách, tùng , cheng.)
- Cho cả lớp hát lại bài.
- Về nhà ôn bài cho thuộc
3) Củng cố dặn dò:
Nhận xét tiết học về nhà học hát lại cho thuộc.
-----------------------------------------------------------------------------
Tiết 2:	 Chính tả 	
Tập chép: Bà cháu
I-Mục tiêu :
- Chép lại chính xác, trình bày đúng một đoạn của bài “ Bà cháu ”
- Làm đúng các bài tập phân biệt : g/gh, s/x , ươn /ương
- Thích giờ học
II-Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết nội dung bài chép 
- Giấy khổ to, bút dạ
III-Hoạt động dạy học chủ yếu :
Kiểm tra bài cũ
Nhận xét bài : ông và cháu 
Tập viết: kiến , con công , công lao , nước non 
2) Bài mới
a- Giới thiệu bài
b- Hướng dẫn tập chép
- GV treo bảng phụ, yêu cầu HS đọc
+ đọc bài chính tả 
+ Tìm lời nói của 2 anh em trong bài chính tả? 
- Lời nói ấy được nói được viết với dấu nào?
+ Học sinh tập viết những tiếng khó dễ lẫn và viết bảng con những từ này: màu nhiệm , ruộng vườn , móm mém , dang tay 
c) Học sinh chép bài vào vở
- Giáo viên chấm chữa bài
3- Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2 : Ghép các tiếng có nghĩa 
G : ư, ơ, o, ô, a, u.
Gh : i, e, ê .
Bài 3 : Điền s/ x hay ươn /ương
Nước ...ôi, ăn ...ôi , cây ...oan , ...iêng năng
v... vai , v... vãi , bay l..., số l...
4- Củng cố dặn dò:
Nhận xét tiết học, khen ngợi những em viết bài sạch sẽ.
- Về nhà học lại bài. Chuẩn bị bài sau.
- Gọi 2 em viết bảng lớp
Cả lớp viết bảng con
GV giới thiệu MĐ, y/ cầu của tiết học
GV đọc bài 
2-3 h/s đọc 
- Chúng cháu chỉ cần bà sống lại .
- Được đặt trong ngoặc kép. viết sau dấu hai chấm
2-3 h/s viết bảng lớp
cả lớp viết bảng con
- HS chép bài vào vở
Học sinh chữa lỗi bằng bút chì. Chấm bài 5 -7 em
GV nêu Y/C của bài 
2-3 h/s làm trên bảng lớp
h/s khác làm vở BT
3-4 h/s đọc lại bài 
GV chốt lại quy tắc 
GV nêu Y/C của bài
2-3 h/s làm trên bảng lớp
h/s khác làm vở BT
3-4 h/s đọc lại bài 
GV chốt lại lời giải đúng
Tiết 3 Toán.
 12 trừ đi một số: 12 – 8
I- Mục tiêu: 
- Giúp HS tự lập bảng trừ có nhớ, dạng 12 – 8( nhớ các thao tác trên đồ dùng dạy học) và bước đầu học htuộc bảng trừ đó.
- Biết vận dụng bảng trừ đã học để làm tính ( nhẩm và viết ) và giải bài toán.\
- Thích học toán.
II- Đồ dùng dạy học:
- 1 bó que tính một chục que tính và 2 que tính rời.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1) Kiểm tra:
- 2 HS lên bảng làm: 31 – 19; 81 – 62.
- Nhận xét.
2) Bài mới:
a) Hướng dẫn thực hiện phép tính trừ 12 – 8 và lập bảng trừ
- GV nêu bài toán, gợi ý HS tìm ra ra phép tính 12 – 8.
- Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm ra kết quả và thông báo lại 
- Yêu cầu HS nêu cách bớt.
- Vậy 12 – 8 bằng bao nhiêu ?
Yêu cầu 1 HS lên bảng đặt tính và thực hiện phép tính.
- Cho vài HS nhắc lại .
+ Cho HS sử dụng que tính tìm kết quả các phép tính phần bài học . yêu cầu HS thông báo GV ghi bảng 
b) Thực hành: 
Bài 1: Yêu cầu HS tự nhẩmvà ghi kết quả phần a
- Gọi HS đọc chữa bài 
- Giải thích vì sao kết qủa : 3 + 9 và 9 + 3 bằng nhau ? 
- Vì sao 9 + 3 = 12 có thể ghi ngay kết quả của 12 – 3 và 12 – 9 ?
- Yêu cầu HS làm tiếp phần b. 
- Vì sao 12- 2 – 7 có kết quả bằng 12- 9?
Bài 2: 
Yêu cầu HS tự làm bài 
Bài 3: 
- Nêu cách tìm hiệu khi biết số bị trừ và số trừ?
- Gọi 3 HS lên bảng làm .
Nêu cách đặt tính và tính 
* GV chốt cách đặt tính 
Bài 4 : 
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì ?
- Cho HS tóm tắt và giải cả lớp làm vào vở.
3) Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Gọi HS đọc lại bảng công thức 12 trừ đi một số.
- Về nhà học lại bài
HS nghe và tìm ra phép tính 12 – 8
- HS thao tác trên que tính 
12 que tính bớt 8 que tính còn 4 que tính .
- Đầu bớt 2 que tính, sau đó bớt tiếp 6 que, còn lại 4 que tính. 
- 12 trừ 8 bằng 4
 12
 8
 4
 -
 - HS nêu cách đặt tính 
 và thực hiện tính.
- HS thao tác trên que tính và tìm kết quả ghi vào bài học.
- HS đọc thuộc bảng công thức 12 trừ đi một số.
HS đọc yêu cầu, cả lớp tự làm vào vở 
- HS đọc , cả lớp tự kiểm tra bài.
- Vì khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng của chúng không thay đổi
- Vì khi lấy tổng trừ đi số hạng này thì sẽ được số hạng kia 
- HS làm bài 
- Vì 12 = 12 và 9 = 2 + 7.
HS làm bài, 2 em ngồi cạnh nhau đổi vở kiểm tra bài.
- HS làm bài.
 12
 9
 -
 12
 3
 -
 12
 7
 -
Có 12 quyển vở, trong đó có 6 quyển bìa đỏ 
- Tìm số vở bìa xanh 
- HS tóm tắt, tự làm.
Tiết 4: Kể chuyện	
Bà cháu
I-Mục tiêu :
- Rèn kỹ năng nói: Dựa vào trí nhớ, tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn, và toàn bộ câu chuyện “ Bà cháu ”. Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt. 
- Rèn kỹ năng nghe: Tập trung theo dõi bạn kể chuyện, biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn
- Thích kể chuyện
II-Đồ dùng dạy học:
 Tranh minh hoạ .
III-Hoạt động dạy học chủ yếu :
1) Kiểm tra bài cũ :
Câu truyện: Sáng kiến của bé Hà 
2) Dạy bài mới : 
a- Giới thiệu bài
b- Hướng dẫn kể chuyện:
*Kể từng đoạn theo tranh
-H/d kể đoạn 1 : Tranh 1
- Trong tranh có những nhân vật nào ?
- Ba bà cháu sống với nhau như thế nào?
- Cô tiên nói gì ?
- Cho HS kể mẫu đoạn 1.
*Tranh 2: 
- Hai anh em đang làm gì ?
- Bên cạnh mộ có gì lạ? 
- Cây đào có đặc điểm gì kì lạ?
* Tranh 3 :
Cuộc sống của 2 anh em ra sao? vì sao lại như vậy ?
* Tranh 4 : Hai anh em xin cô tiên điều gì?
- Điều kì lạ gì đã đến?
* Kể toàn bộ câu chuyện 
-Kể trong nhóm
-Kể trước lớp 
- Yêu cầu HS kể nối tiếp 
1- 2 Kể lại toàn bộ câu chuyện
3- Củng cố dặn dò
- Về nhà tập kể lại cho người thân nghe.
- Nhận xét tiết học.
2 h/s kể từng đoạn của câu chuyện 
- Nhận xét bạn kể
GV nêu MĐ-YC tiết học 
1 HS nêu yêu cầu của bài
HS quan sát tranh 1 và kể nội dung tranh 1
4 h/s kể lại đoạn 1
Ba bà cháu và cô tiên.
- Sống với nhau rất vất vả, rau cháo nuôi nhau nhưng rất đầm ấm.
- Khi bà mất, gieo hạt đào này lên mộ bà các cháu sẽ được giàu sang.
- Khóc trước mộ bà.
Mọc lên một cây đào. 
Nảy mầm, ra lá, đơm hoa kết toàn trái vàng trái bạc.
- Tuy sống giàu sang phú quí nhưng hai anh em càng ngày càng buồn bã.
- Vì thương nhớ bà.
- Đổi lại ruộng vườn, nhà cửa giàu sang để bà sống lại.
- Bà sống lại như xưa và mọi thứ của cải đều biến mất.
HS kể tiếp nối 4 đoạn
Đại diện các nhóm thi kể
4 HS kể tiếp nối 4 đoạn
3 HS kể toàn bộ câu chuyện
GV và cả lớp bình chọn 
Tuần 12
Thứ ba ngày 21 tháng 11 năm 2006
Tiết 1 : Âm nhạc
Ôn tập bài hát :Cộc cách tùng cheng
II- Mục tiêu :
-Hát chuẩn xác và tập biểu diễn bài hát : Cộc cách tùng cheng.
- Biết gõ đệm theo nhịp , theo phách...
 - HS yêu thích học hát.
II Đồ dùng dạy học :
Nhạc cụ thường dùng.Thanh phách, trống 
III Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra: Cho HS lên hát bài: Cộc cách tùng cheng
- Nhận xét.
2. Dạy bài mới: 
a) Giới thiệu bài: GV ghi đầu bài lên bảng.
b) Hoạt động1: Ôn tập bài hát : Cộc cách tùng cheng 
- GV hát mẫu
- GV hướng dẫn HS ôn tập theo từng dãy bàn, hát đối đáp từng câu.
- GV chia nhóm , cho HS hát kết hợp trò chơi.
- GV nhận xét- tuyên dương 
c)Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 2/ 4
- GV làm mẫu cả bài 1 lần.
- Cho HS tập từng câu.
+ GV theo dõi, uốn sửa
+ Vỗ tay theo tiết tấu lời ca: GV cũng làm mẫu..HS vỗ tay theo .
GV theo dõi sửa cho HS
*Hoạt động 3: Tập biểu diễn bài hát.
GV làm mẫu lần 1.Cho HS tự sáng tác động tác phụ hoạ theo nhịp 
3. Củng cố dặn dò:- Cho HS hát lại bài: Cộc cách tùng cheng một lần. 
 - Nhận xét giờ học .
- Về nhà ôn lại bài hát .
+ 2 – 3 HS lên hát 
- HS nghe.
- HS hát cả bài , hát theo dãy , theo tổ , hát cả lớp.
- HS hát cả bài đồng thanh.
- HS hát theo dãy.
Dãy 1: Sênh kêu nghe cách, cách..
Dãy 2: Thanh la kêu tiếng rất vang
Dãy 3: Mõ kêu nghe .
- Rồi quay lại dãy 1, 2, 3
Cả lớp hát: Cộc cách tùng cheng.
- HS tập hát + Gõ nhịp.
- HS theo dõi sau đó tập hát và gõ đệm theo nhịp 2/4 
- HS luân phiên, 1 dãy hát một dãy vỗ tay theo nhịp 2/4 một dãy vỗ tay theo tiết tấu lời ca.
- HS hát kết hợp vận động phụ hoạ, theo sự hướng dẫn của GV 
- HS lên bảng múa và hát.
- HS nghe và nhận xét 
- HS nghe dặn dò.
Tiết2: Chính tả
Nghe - viết : Sự tích cây vú sữa
I.Mục tiêu:
 - Nghe viết chính xác, trình bày đúng đoạn: “Từ các sữa mẹ.”của bài: Sự tích cây vú sữa.
 - Làm đúng các bài tập phân biệt: Ng/ ngh; tr/ ch; át/ ác .Củng cố quy tắc chính tả ng/ngh.
-Rèn kỹ năng viết đúng đẹp .
II. Hoạt động dạy –học :
 1)Kiểm tra : 2 HS viết bảng “lên thác xuống ghềnh . ghi nhớ, sạch sẽ , cây xanh.”
 2) Bài mới : 
a) Hướng dẫn h/s viết chính tả 
- GV đọc đoạn chép
- Đoạn văn nói về cái gì ? 
- Cây lạ được kể như thế nào ?
- Những câu văn nào có dấu phẩy? Đọc lại những câu đó?.
-Y/C HS tìm từ khó luyện viết .
b)  ... ộng viên những HS gấp chưa đẹp.
HS nêu : gấp tên lửa, máy bay phản lực, máy bay đuôi rời, thuyền phẳng đáy không mui, thuyền phẳng đáy có mui.
- 1 số HS nêu.
- HS thực hành gấp theo nhóm.
- HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- Chọn những sản phẩm đệp nhất của nhóm
3) Củng cố dặn dò :
- Nhận xét tiết học về nhà học lại bài.
- Chuẩn bị bài sau.
 Tiết 2: Toán 
Luỵên đặt tính, tính dạng 33 - 5; 53 – 15
 và giải toán có lời văn.
I.Mục tiêu:
- Giúp đỡ HS yếu : Biết đặt tính và tính thành thạo các phép tính dạng 33 – 5; 53 – 15.
- Bồi dưỡng HS khá giỏi: Giải thành thạo các bài toán có lời văn và tìm thành phần chưa biết trong phép cộng phép trừ. 
- HS làm quen với bài toán trắc nghiệm.
II- Đồ dùng dạy học: 
- Các bài tập để luyện
II. Hoạt động dạy học.
1) Củng cố lý thuyết :
- Nêu phép tính 33- 5 = ?
- Gọi HS nêu cách trừ.
- Nêu tiếp phép trừ: 53 – 15 = ?
2) Thực hành:
Bài 1: Đặt tính rồi tính kết quả.
23- 4 	33 - 15 23 - 8	
43- 12 63 - 35 73 - 6 
13-7	 13 - 9	 53 - 25	
HS nêu yêu cầu và tự làm vào vở.
Bài 2: Tìm x: 
 x + 26 = 53 x – 14 = 19 +3
x + 18 = 43 x – 29 = 54 –25
3) Tổ chức chữa bài cho HS:
 Bài 1 : Nêu yêu cầu: 
- Gọi HS lên bảng làm
- GV kiểm tra kết quả của HS
Bài 2: 4 em lên bảng làm ( mỗi em 1 phép tính)
- Muốn tìm số hạng (số bị trừ) chưa biết ta làm như thế nào?
Bài 3:
- Gọi HS đặt đề toán và giải bài toán
- Bài toán cho biết gì? hỏi gì? 
- GV chốt lại dạng toán.
Bài 4: phân tích đề,bài toán cho biết gì? 
- Bài toán hỏi gì?
- Bài toán thuộc dạng nào ta đã học?
- HS tóm tắt và giải.
Bài 5 : HS lên bảng làm :
- GV chốt bài đúng : Muốn khoanh vào phương án đúng trước tiên em phải làm gì?
4) Củng cố , dặn dò.
- Nhận xét tiết học.về nhà học lại bài
- HS lên bảng làm
- HS khác nhận xét 
Chốt cách trừ.
Bài 3: Đặt đề toán theo tóm tắt sau rồi giải
	Có : 23 cái bánh.
	Cho: 16 cái bánh.
	Còn: .? cái bánh
Bài 4: Thùng to có 53 quả cam, thùng bé đựng ít hơm thùng to 8 quả cam. Hỏi thùng bé có bao nhiêu quả cam?
Bài 5: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng .
43 – 17 + 20 = ? 
 A: 28; B: 80 ; C: 6; D; 46
4 HS lên bảng đặt tính rồi tính 
- HS khác nhận xét bổ sung
Nêu cách đặt tính rồi tính.
- Đổi vở kiểm tra.
- HS lên bảng làm.
-HS nêu cách làm.
- Nhận xét.
- HS đặt đề toán và giải.
- HS lên bảng giải
Bài giải 
Thùng bé có số quả cam là:
 53 – 8 = 45 ( quả cam)
 Đáp số 45 quả cam.
- Ta phải tính kết quả rồi khoanh.
- Khoanh vào phương án D : 46
	Tiết 3: Sinh hoạt tập thể.
 Giáo dục môi trường.
I- Mục tiêu:
- Giúp HS nắm được : Môi trường là gì? Vì sao phải bảo vệ môi trường.
- Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường mọi lúc, mọi nơi.
- HS có ý thức bảo vệ môi trường.
II- Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh về sự bảo vệ môi trường.
- Bài hát về môi trường 
III- Các hoạt động dạy học:
1) Kiểm tra : Em đã làm gì để bảo vệ môi trường?
- Nhận xét dẫn bài mới.
2) Bài mới:
- GV ghi đầu bài lên bảng.
+ Nội dung sinh hoạt:
* Sinh hoạt tập thể:
- Em hiểu môi trường là gì?
GV chốt: Môi trường là tất cả những sự vật có xung quanh chúng ta.
- GV chia lớp làm 3 nhóm; Giao nhiệm vụ cho các nhóm.
+ Nhóm 1: Vì sao phải bảo vệ môi trường?
+ Nhóm 2: Em dần làm gì để tham gia bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp?
+ Em hãy kể những việc cần làm để bảo vệ môi trường?
- Cho HS liên hệ bản thân., kể lại những việc đã làm để bảo vệ môi trường?
GV tuyên dương HS có nhiều việc lầm tốt bảo vệ môi trường?
* Sinh hoạt văn nghệ:
- GV bắt điệu cho HS hát bài :Điều đó tuỳ thuộc hành động của bạn.
- HS hoạt động cá nhân.
- HS nêu theo ý hiểu của mình.
- HS khác nhận xét, bổ sung
- Các nhóm thảo luận.
tìm ra cqâu trả lời =>ghi ra giấy .
- Đại diện nhóm nêu và trình bày trước lớp.
- HS khác bổ sung.
- Những việc cần làm  trồng cây xanh, klhơi thông cống rãnh phát quang bụi rậm, không vứt giác và xác động vật ra đường.
- Bỏ rác vào thùng, không vứt rác ra đường, không khạc nhổ bừa bãi, đi tiểu tiện và đại tiểu tiện đúng nơi qui định
- Trồng và bảo vệ cây xanh \
- Cả lớp hát 2 lần
Vỗ tay theo nhịp của bài hát.
- 1 số em hát cá nhân 1 số bàihát khác về môi trường.
3) Củng cố dặn dò:
Nhận xét tiết học- Về nhà học lại bài chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 24 tháng 11 năm 2006
Tiết 1: Tiếng việt
 Tập làm văn: Luyện Chia buồn, an ủi, 
 kể về người thân.
I- Mục tiêu: 
- Giúp đỡ HS yếu: Biết nói lời chai buồn an ủi với người thân của mình. Viết được bức thư ngắn có nội dung an ủi. 
- Bồi dưỡng HS khá giỏi: Biết nói lời chia buồn an ủi với người thân, tỏ ra là người lịch sự, lễ phép với người trên, thân mật với bạn. Viết được một bức thư hay, giàu tình cảm với người thân.
- HS yêu thích môn học.
II- Đồ dùng dạy học:
- Các bài tập để luyện.
III- Các hoạt động dạy học:
1) Củng cố lý thuyết:
- Thế nào là chia buồn an ủi?
- Khi người thân có chuyện buồn thì em nói như thế nào để an ủi họ?
- GV chốt lại kến thức bài học
2) Luyện tập:
GV hướng dẫn HS luyện tập
Bài 1: GV chép bài lên bảng
Ghi lại 2- > 3 câu thể hiện sự quan tâm của em khi bạn em bị tai nạn ?
- GV gợi ý hướng dẫn HS làm bài
- GV theo dõi giúp đỡ HS yếu.
Bài 2: GV treo bảng phụ.
- Ghi lại lời an ủi của em trong các trường hợp : 
a) Bạn em viết chữ còn chưa đẹp.
b) Bạn Lan bị gãy bút .
c) Bạn Hồng vô ý làm đứt tay.
3) Tổ chức chữa bài:
Bài 1: 
Gọi HS yếu đứng tại chỗ đọc bài
Gv lưu ý: Lời động viên phải chân thành, thông cảm phải có khích lệ bạn cố gắng lên 
Bài 2: 
- Cho HS đọc bài làm của mình .
- GV tuyên dương HS có tiến bộ câu văn ngắn gọn , diễn đạt đủ ý.
Bài 3: 
- Cho HS đọc đề bài.
- GV phát hiện đoạn văn có sự sáng tạo, tự nhiên, bày tỏ tình cảm chân thành
GV chốt : Cách viết đoạn văn kể về người thân.
- GV thu bài chấm.
- Là lời nói lời động viên, khuyên giải làm dịu đi nỗi đau khổ buồn phiền 
- HS nêu.
- Nhận xét.
- HS đọc yêu cầu và tự làm vào vở.
HS nào làm xong có thể làm tiếp bài 2, 3.
Bài 3: Dành cho HS khá giỏi.
- Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 3- 5 câu kể về người thân của em. 
- HS yêu nêu HS khá giỏi nhận xét nêu thêm.
VD: Bạn có đau không . Lần sau bạn đi cẩn thận hơn, thôi bạn cố gắng chữa trị cho chóng khỏi để đến lớp với chúng mình
- HS đọc bài của mình.
- HS khá giỏi nhận xét.
VD : Bạn ơi ! hãy cố gắng luyện viêt thật nhiều thì bạn viết sẽ đẹp hơn .
- HS đọc bài 
- Nhận xét 
4) Củng cố dặn dò:- GV chốt lại kiến thức.
Nhận xét tiết học. Về nhà học lại bài chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Tự học
Hoàn thành kiến thức trong ngày
I . Mục tiêu:
- Giúp HS hoàn chỉnh kiến thức của môn học trong ngày : Vở bài tập toán trang 52, bài tập tiếng việt : Tập làm văn:Gọi điện, chính tả
- Giáo dục HS ý thức suy nghĩ , trật tự để làm bài cho tốt .
- HS sôi nổi tự giác làm bài.
II. Đồ dùng dạy học :
- HS :vở bài tập các môn học.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. GV nêu yêu cầu giờ học .
2.Hướng dẫn HS tự hoàn thành kiến thức trong ngày .
Nêu các kiến thức cần hoàn thành trong ngày ?
- Cho HS tự làm bài vào vở 
- Theo dõi giúp đỡ HS yếu
3- Hướng dẫn HS chữa bài 
HS nêu như phần mục tiêu 
- HS tự làm bài vào vở 
*.Môn chính tả:- Cho HS hoàn thành bài tập chính tả.
- GV giúp đỡ HS yếu (nếu có)
- GV chốt lại kiến thức
*. Môn Toán:
- HS hoàn thành bài tập toán trang 57
- GV giúp đỡ HS yếu, kém.
- Nêu lại cách đặt tính rồi tính?
 Bài 3: HS nêu yêu cầu:
- Bài toán yêu cầu tìm gì ?
- Muốn tìm buổi chiều cửa hàng bán được bao nhiêu lít dầu ta làm như thế nào?
Bài 4: HS nêu yêu cầu của bài 
- HS lên bảng khoanh vào phương án: D; 35 
*. Môn Tập làm văn:
- HS lên bảng bài 2 Viết 4, 5 câu trao đổi qua điện thoại rủ bạn đến thăm bạn bị ốm bạn rủ đi chơi khi em đang lam bài
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.Tuyên dương HS có ý thức học tốt.
- Dặn dò HS về nhà xem bài.
- HS hoàn thành bài tập chính tả trong vở bài tập tiếng việt
- HS làm bài 2:GV treo bảng phụ gọi HS lên bảng điền vào chỗ trống iê, yê hay ya
- HS đọc bài của mình.
- HS tự hoàn thành bài tập toán.
Bài : 1, 2, 3 : Đổi vở để kiểm tra
- GV chốt cách đặt tính và tính nhẩm 
Gv hướng dẫn chữa bài 3:
- HS phần tích đề bài tóm tắt và giải bài toán. 
Buổi chiều cửa hàng bán được số lít dầu là 
 83 – 27 = 56 ( lít )
 Đáp số : 56 lít dầu
- HS làm nốt vở bài tập Tiếng Việt.
- HS đọc lại bài của mình, HS khác nhận xét cho bạn ..
 - HS nghe dặn dò.
Tiết 3: Thể dục
 Ôn điểm số 1- 2, 1 –2 theo đội hình vòng tròn
Trò chơi : Bỏ khăn
I. Mục tiêu
 - Tiếp tục ôn điểm số 1 – 2 , 1- 2 theo đội hình vòng tròn. yêu cầu điểm só nhanh chính xác.
- Ôn tập trò chơi : Bỏ khăn. Yêu cầu biết cách chơi và chơi tương đối chủ động.
- HS tự giác luyện tập.
II. Đồ dùng dạy- học
- GV:Sân tập, còi, khăn 
- HS: Trang phục gọn gàng.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
Nội dung
KLVĐ
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Khởi động : xoay các khớp 
- Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát 
b) Ôn bài thể dục phát triển chung.
- GV cho HS tập lại
- Trò chơi: Có chúng em 
5 phút
1 phút
3 phút
3- 4 lần
- Lớp trưởng tập hợp lớp, báo cáo GV
- Xoay các khớp. Giậm chân tại chỗ theo nhịp.
- HS hát bài: Múa vui
- HS chơi. GV điều khiển.
- HS ôn lại bài thể dụcphát triển chung( Tập theo tổ, nhóm)
- Cán sự điều khiển
2. Phần cơ bản
a) Ôn tập điểm số 1-2 , 1-2 theo đội hình vòng tròn.
- GV cho HS điểm số 1-2, 1-2theo đội hình hàng ngang.
20 phút
10 phút
2- 3 lần
- GV nhắc cách điểm số.
-Lần 1: GV hô cho HS điểm số.
- lần 2: cán sự hô, từng tổ điểm số.
- HS điểm số nhiều lần. 
 Điểm số 1-2 , 1-2 theo đội hình vòng tròn ( Theo chiều kim đồng hồ)
- Cán sự điều khiển – GV theo dõi uốn nắn
- Lớp trởng điều khiển lớp ôn các nội dung trên một lần, sau đó cho các tổ tự luyện tập 
c) Chơi trò chơi: Bỏ khăn
- GV nêu tên trò chơi, cho HS chơi
- GV quan sát nhận xét.
10 phút
- HS chơi 
- HS chơi vui vẻ, đúng luật chơi
3. Phần kết thúc
- Chạy theo vòng tròn chạy nhẹ nhàng.
- Đi theo vòng tròn và hít thở sâu.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS về ôn lại các động tác đã học 
5phút
- Thả lỏng
- Đi chậm theo vòng tròn, vỗ tay và hát
- Nghe dặn dò

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_hoc_lop_2_tuan_thu_11.doc