I/ Mục tiêu:- Đọc rõ ràng, trôi chảy các bài tập đọc dã học trong kì 1với tốc độ 45 chữ/phút. Nắm lại nội dung các bài học
- Ôn về từ chỉ sự vật; Luyện cách viết tự thuật theo mẫu.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Phiếu ghi sẵn các bài TĐ, HTL đã học.
- Bảng phụ viết sẵn các câu văn BT 2. VBT Tiếng Việt.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tuần 18 Thứ 2 Soạn: 25/ 12/ 2010 Giảng: 27/12/ 2010 Tập đọc: ôn tập cuối học kì i. (Tiết 1) I/ Mục tiêu:- Đọc rõ ràng, trôi chảy các bài tập đọc dã học trong kì 1với tốc độ 45 chữ/phút. Nắm lại nội dung các bài học - Ôn về từ chỉ sự vật; Luyện cách viết tự thuật theo mẫu. II/ Đồ dùng dạy học: - Phiếu ghi sẵn các bài TĐ, HTL đã học. - Bảng phụ viết sẵn các câu văn BT 2. VBT Tiếng Việt. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: Nội dung Những lưu ý cần thiết 1. Kiểm tra bài cũ: 2 Dạy học bài mới: HĐ 1: Luyện tập đọc và HTL : (14 - 15 phút) HĐ 2: Luyện tìm từ chỉ sự vật: (6 phút) HĐ3: Luyện viết bản tự thuật theo mẫu: (8 phút) 3. Củng cố, dặn dò: (3p) - Kiểm tra việc nắm các chủ đề đã học. - Giới thiệu bài ôn tập. * HS bắt thăm đọc các bài TĐ, HTL đã học và trả lời một số câu hỏi về ND bài đọc. - GV theo dõi, nhận xét, ghi điểm. - Tổ chức trò chơi: Nghe đọc đoạn, đoán tên bài. + Chia lớp làm 3 đội. Cho các đội luân phiên nhau: Đội 1 đọc, đội 2 đoán tên bài và đọc đúng bài đó. Sau đó đội 2 đọc đoạn văn, đội 1 đoán tên bài. * HS đọc yêu cầu BT 2 và câu văn đã cho. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi 2 phút sau đó gạch chân các từ chỉ sự vật trong câu đó. - 2 - 3 em đọc bài của mình. Lớp nhận xét, GV chốt lại các từ chỉ sự vật: ô cửa máy bay, nhà cửa, ruộng đồng, làng xóm, núi non. * Hướng dẫn HS nhớ lại mẫu bản tự thuật. Nếu HS không nhớ, GV có thể cho HS xem lại mẫu và tự viết. - GV chữa cách viết bản tự thuật và chốt lại nội dung ôn tập. - Hướng dẫn HS luyện tập ở nhà. Tập đọc: ôn tập cuối học kì i. (Tiết 2) I/ Mục tiêu:- Đọc rõ ràng, trôi chảy các bài tập đọc dã học trong kì 1với tốc độ 45 chữ/phút. Nắm lại nội dung các bài học . - Biết đặt câu tự giới thiệu mình với người khác. - Bước đầu biết dùng dấu chấm để tách đoạn văn thành 5 câu. II/ Đồ dùng dạy học: - Phiếu ghi sẵn các bài TĐ, HTL đã học. - Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn BT 3. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: Nội dung/thời gian Những lưu ý cần thiết 2 Dạy học bài mới: HĐ 1: Luyện tập đọc và HTL : (14 - 15 phút) HĐ 2: Ôn luyện đặt câu tự giới thiệu. (10 phút) HĐ3: Ôn luyện về dấu chấm. (8 phút) 3. Củng cố, dặn dò: (3p) - Giới thiệu bài ôn tập. - Tiến hành như tiết 1 * HS đọc yêu cầu BT 2: - GV treo tranh minh họa BT 2. - 1 HS khá đọc tình huống 1. Gọi 1 HS làm mẫu. GV lưu ý hướng dẫn cho HS nói đủ tên và quan hệ của em với bạn là gì? - 1 em nêu. Lớp nghe, nhận xét. - Chia nhóm đôi cho HS thảo luận. - Gọi các nhóm nêu ý thảo luận của mình. Lớp và GV nhận xét, ghi điểm. * Yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu bài và đoạn văn đã cho. Lớp đọc thầm. - HS tự làm vào vở. Gọi 1 em lên bảng làm. Lớp nhận xét. - GV chốt lại cách đặt dấu chấm trong câu và chốt lại nội dung bài ôn tập. - Hướng dẫn HS luyện tập ở nhà. Toán : Ôn tập về giải toán. I/ Mục tiêu:(Bổ sung) - Luyện kĩ năng thực hiện giải bài toán đơn bằng một phép tính cộng hoặc phép tính trừ. II/ Đồ dùng dạy học: - Kẻ sẵn bài tập 4 vào bảng phụ. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: Nội dung Những lưu ý cần thiết 2/ Dạy học bài mới: HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1: (7 phút) Bài 2: (10 phút) Bài 3: (10 phút) HĐ2: Trò chơi: (5 phút) 3/ Củng cố, dặn dò: (3p) * Giới thiệu bài ôn tập. Bài 1: HS đọc đề bài. Hướng dẫn cho HS năm được cái bài toán cho biết và cái bài toán cần tìm. - HS giải bài toán vào vở. Gọi 1 em lên bảng giải. GV chấm vở chữa bài toán giải bằng 1 phép cộng . Bài 2: HS đọc bài toán. - Hướng dẫn tương tự bài tập 1. - Yêu cầu HS xác định dạng toán sau đó tóm tắt bằng sơ đồ và giải vào vở. - Củng cố giải bài toán dạng ít hơn. BT 3: Hướng dẫn tương tự bài tập 2. - Củng cố cáhc giải bài toán dạng nhiều hơn. Bài 4: GV tổ chức trò chơi điền nhanh các số vào ô trống theo yêu cầu. Tổ nào có nhiều bạn điền nhanh và đúng thì nhóm đó thắng cuộc. - GV chấm, chữa bài, ghi điểm. - Tổng kết bài học. Chốt kiến thức trọng tâm. - GV nhận xét giờ học. - Dặn chuẩn bị cho bài sau. BD, PĐ tiếng Việt: bồi dưỡng tiếng việt I/ Mục tiêu:- Luyện kĩ năng dùng từ chỉ hoạt động thích hợp với mỗi sự vật. Sử dụng dấu chấm ngắt câu. - Viết về con vật. II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: Nội dung Những lưu ý cần thiết. 1/ Hướng dẫn HS làm BT Bài4: Bé và Cún thường nhảy nhót tung tăng khắp vườn. Thuộc mẫu câu nào? Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng: a. Ai là gì? b. Ai làm gì? c. Ai thế nào? Bài 5: Điền từ trái nghĩa với mỗi từ sau vào chố trống? Nhỏ - ......, giỏi - .......,trong....... 3/ Củng cố, dặn dò: Bài 1: Xếp các từ sau vào ô thích hợp trong bảng: bộ đội, học sinh, nhìn, làm trâu ghế, học tập, ghi chép, nhảy múa, sách vở, điện thoại, đèn, khuyên bảo, hứa. Từ chỉ người, vật, con vật Từ chỉ hoạt động M: học sinh ............................................ M: khuyên bảo ............................................ Bài 2: Chọn 1 từ ở ô thứ nhất với 1 từ ở ô thứ 2 trong bảng ở bài tập 1 để đặt câu có chưa 2 từ đã chọn. Bài 3: Ngắt đoạn văn sau thành 4 câu và viết lại cho đúng: Ông em trồng cây xoài cát này trước sân, khi em còn đi lẫm chẫm cuối đông, hoa nở trắng cành đầu hè, từng chúm quả to đu đưa theo chiều gió mùa xoài nào mẹ cũng chọn những quả xoài chín mọng, vàng đẹp và tô nhất bày lên bàn thờ ông. - Hướng dẫn HS làm vở Sau mỗi bài, GV chốt kiến thức trọng tâm. - Lớp nhận xét, bổ sung thêm. Bài 6: Viết đoạn văn khoảng 7- 8 câu kể về con vật em thích. - Nhận xét giờ học - Dặn luyện tập ở nhà. ơ Thứ 3 Soạn: 25 /12/ 2010 Giảng: 28/12/2010 Toán : Luyện tập chung. I/ Mục tiêu:Biết cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 20. - Biết làm tính cộng, trừ trong phạm vi 100. - Biết tìm số hạng, số bị trừ. - Biết giải toán về ít hơn. II/ Đồ dùng dạy học:-Viết sắn BT 1 vào bảng phụ. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: Nội dung Những lưu ý cần thiết 1/ Dạy học bài mới: HĐ1: Hướng dẫn HS luyện tập . Bài 1: ( 6 phút) Bài 2: ( 8 phút) Bài 3: ( 10phút) Bài 4: ( 8 phút) 3/ Củng cố, dặn dò: (3p) - GV giới thiệu bài ôn luyện. Bài 1: HS đọc yêu cầu BT1. - Gọi HS nối tiếp nhau nêu kết quả. Củng cố cách cộng, trừ nhẩm. BT 2: HS đọc yêu cấu bài và làm bảng con. Gọi 4 em lên bảng làm. - Củng cố cách đặt tính, tính và viết kết quả đúng. BT 3: HS đọc yêu cầu bài. GV viết đề lên bảng. - Hỏi HS xác định các thành phần chưa biết đó là gì, sau đó làm vào vở . - Gọi 3 em lên bảng làm. - GV chốt lại cách tìm số bị trừ, số trừ và số hạng chưa biết. Bài 4: GV hướng dẫn cho các em xác định dạng toán và giải vào vở. - Gọi 1 em lên bảng làm. Củng cố dạng toán ít hơn. - GV chấm, chữa bài, ghi điểm. * Tổng kết bài học. Chốt kiến thức trọng tâm. - GV nhận xét giờ học. Dặn chuẩn bị cho bài sau. Kể chuyện: ôn tập cuối học kì i. (Tiết 3) I/ Mục tiêu:- Đọc rõ ràng, trôi chảy các bài tập đọc dã học trong kì 1với tốc độ 45 chữ/phút. - Nắm lại nội dung các bài học . - Luyện mục lục sách. Rèn kĩ năng viết chính tả tốc độ khoảng 45 chữ/ 15 phút. II/ Đồ dùng dạy học:. - Phiếu ghi tên các bài TĐ, HTL đã học. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: Nội dung/thời gian Những lưu ý cần thiết 1. Dạy học bài mới: HĐ 1: Luyện tập đọc và HTL : HĐ 2: Ôn kĩ năng sử dụng mục lục sách. HĐ3: Viết chính tả. 3. Củng cố, dặn dò: - Giới thiệu bài ôn tập. - Tiến hành như tiết 1 * Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập 2. - GV phát cho 4 nhóm 4 lá cờ. GV đọc tên bài ra đội nào tìm được thì phất cờ ra tín hiệu trả lời. Kết thúc, đội nào tìm được nhiều bài tập đọc hơn thì đội đó thắng cuộc. * GV đọc đoạn văn 1 lượt. Gọi 2 em nữa đọc. Lớp đọc thầm. - Hướng dẫn nắm nội dung đoạn văn cần viết và hướng dẫn cách trình bày. - HS viết bảng con: Bắc, quyết tâm, trở thành, giảng lại. - Đọc cho HS nghe và viết. - Đọc cho HS soát lỗi. - GV chấm điểm bài viết. - Nhận xét, tuyên dương những HS hăng say phát biểu xây dựng bài. - Hướng dẫn HS luyện tập ở nhà. ơ Chính tả: ôn tập cuối học kì i. (Tiết 4) I/ Mục tiêu:- Đọc rõ ràng, trôi chảy các bài tập đọc dã học trong kì 1với tốc độ 45 chữ/phút. -Nắm lại nội dung các bài học . - Luyện về từ chỉ hoạt động và các dấu câu. Kĩ năng nói lời an ủi và cách nói lời tự giới thiệu. II/ Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ chép sẵn đoạn văn ở BT 2. - Phiếu ghi tên các bài TĐ, HTL đã học. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: Nội dung/thời gian Những lưu ý cần thiết 2 Dạy học bài mới: HĐ 1: Luyện tập đọc và HTL : HĐ 2: Ôn luyện về từ chỉ hoạt động. HĐ 2: Ôn luyện về các dấu câu. HĐ 3: Ôn luyện cách nói lời an ủi và tự giới thiệu 3. Củng cố, dặn dò: - Giới thiệu bài ôn tập. - Tiến hành như tiết 1 * HS đọc yêu cầu BT2. - HS thảo luận nhóm đôi tìm và viết vào vở 8 từ chỉ hoạt động có trong đoạn văn đó. - Gọi 1 HS lên làm trên bảng. Nhận xét và khẳng định lại câu trả lời đúng. ? Đọc đoạn văn và cho biết đoạn văn trên có những dấu câu nào? ? Hỏi về vị trí đặt các dấu trong câu: dấu chấm, dấu hỏi, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu ba chấm. - GV chốt lại vị trí đặt các dấu câu. * HS đọc tình huống BT 4 và yêu cầu bài. - 1 - 2 em khá làm mẫu. - HS thảo luận nhóm đôi và nói cách xử lí tình huống của mình. - Gọi 2 - 3 em trả lời. GV chốt lại. - Lớp nhận xét, GV bổ sung và chữa cách nói lời tự giới thiệu và lời an ủi cho HS. - Hướng dẫn HS luyện tập ở nhà. ôn luyênTiếng Việt: ôn tiết 1,2( tuần 18) I/ Mục tiêu: - Rèn cho HS đọc đúng, tăng tốc độ đọc đảm bảo theo yêu cầu. - Ôn luyện từ và câu: Từ chỉ sự vật. - Viết tóm tắt lí lịch của một người thân. - dùng dấu chấm thích hợp. II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: Nội dung Hoạt động dạy học 1/ Hướng dẫn gạch chân từ chỉ sự vật trong đoạn văn. 2/ Điền dấu phẩy thích hợp vào đoạn văn. 3/ Viết tóm tắt lí lịch theo mẫu. 4/ Điền dấu chấm. 3/ Củng cố, dặn dò: * Hướng dẫn học sinh đọc thầm bài và thảo luận nhóm đôi các câu hỏi trong bài. - Làm bài, chữa. + Làm cá nhân,sau đó chữa bài. - Củng cố cách dùng dấu phẩy đúng. - Chấm bài,chữa lỗi. + Củng cố cách viết lí lịch.. - Nhận xét, củng cố nội dung ôn tập Thứ 4: Soạn: 18/ 12/ 2010 Giảng: 29/12/ 2010 Toán : Luyện tập chung. (Bài soạn chi tiết) I/ Mục tiêu: - Biết làm tính cộng , trừ có nhớ trong phạm vi 100. -Biết tính giá trị biểu thức số có chứa 2 dấu phép tính c ... ? Giới thiệu bài và ghi đầu bài lên bảng. Bài 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - HS thảo luận nhóm đôi trong 2phút. Gọi các nhóm trả lời. GV viết các tháng trong một mùa lên bảng. - HS các nhóm nối tiếp nhau đọc tên các mùa trong năm và các tháng trong 1 mùa. - GV chốt cho HS việc chia mùa như trên là theo lịch. Trong thực tế, khí hậu của các vùng miền có khác nhau. Bài 2 HS nêu yêu cầu bài tập. GV treo bảng phụ viết sẵn BT 2. - Hướng dẫn mẫu. HS làm vở. - Gọi 4 em lần lượt lên bảng điền vào ô kẻ sẵn. - GV chấm bài và chốt lại kiến thức. Bài 3: HS đọc yêu cầu BT và bài mẫu. - Chia nhóm đôi, HS hỏi và trả lời cho nhau nghe, sau đó các em viết vào vở ít nhất 1 câu hỏi và một câu trả lời. - Gọi các nhóm nêu câu hỏi và câu trả lời của nhóm mình. - GV chốt lại cách trả lời cho câu hỏi khi nào ta dùng từ chỉ thời gian. - Tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh nhất. Cách chơi: - Đặt tên cho 1 số HS trong lớp là Xuân, Hạ, Thu, Đông. GV hô: Tháng 2 là em có tên Xuân đáp Xuân. Hoặc lớp trưởng hô: ấp ủ mầm sống để xuân về cây cối đâm chồi nảy lộc thì em tên Đông đứng dậy đáp: Đông. Nếu ai đứng sai là người đó thua cuộc. - GV chốt lại nội dung bài học - Nhận xét giờ học. - Dặn luyện tập ở nhà và chuẩn bị bài học sau. Tập viết: Chữ hoa P I/ Mục tiêu: - Viết đú viết chữ hoa: P, Chữ và câu ứng dụng. - Luyện tính chịu khó cẩn thận khi viết II/ Đồ dùng dạy học: - Chữ mẫu P bảng có kẻ sẵn và đánh số các đường kẻ. - Vở tập viết lớp 2. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: Nội dung Các hoạt động dạy học chủ yếu 1/ Kiểm tra bài cũ: 2/ Dạy học bài mới: HĐ1: Hướng dẫn viết chữ hoa P : - Quan sát số nét, quy trình viết. - Viết bảng. HĐ2: Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng: - Giới thiệu cụm từ ứng dụng - Quan sát và nhận xét: - Viết bảng: HĐ2: Hướng dẫn viết vào vở tập viết: 3/ Củng cố, dặn dò: * 1 HS lên bảng viết chữ hoa: Ô, Ơ, Ơn sâu nghĩa nặng. - Lớp viết bảng con - GV cùng HS nhận xét sửa sai. - Giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng. * GV treo chữ mẫu P- HS quan sát. - Hướng dẫn cho HS nắm cấu tạo, độ cao, độ rộng chữ P - Hướng dẫn HS viết bảng con: P. HS viết 1- 2 lần. - GV sửa lỗi. - HS đọc cụm từ ở bảng. -Hướng dẫn giải nghĩa cụm từ ứng dụng:Phong cảnh hấp dẫn. - HS nhận xét số tiếng trong cụm từ, độ cao chữ 1 li; 2 li. Vị trí đặt các dấu. - Hướng dẫn HS viết liền nét các con chữ trong một chữ, khoảng cách các con chữ trong cụm từ. - HS viết bảng: Phong - GV lưu ý chỉnh sửa. - HS viết bài trong vở tập viết. - Chấm 5 - 7 bài - chữa lỗi nếu có. - GV nhận xét giờ học. Tuyên dương một số em học tốt. - Dặn chuẩn bị cho bài sau. Thứ 6: Soạn: 12/1/2011 Giảng: 15/1 2011 Toán Luyện tập. I/ Mục tiêu:- Thuộc bảng nhân 2. - Biết áp dụng bảng nhân 2 để thực hành tính và giải toán có lên quan. - Biết đếm thêm 2. II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: Nội dung Hoạt động dạy học chủ yếu Hướng dẫn HS luyện tập. Bài 1: Bài 2: Bài 3: Bài 5: 3/ Củng cố, dặn dò: Bài 1: GV treo bảng phụ, HS đọc yêu cầu bài. - HS thi tính nhẩm đúng, nhanh. - Gọi HS nêu miệng kết quả, 4 em lên bảng điền kết quả trên bảng. Lớp nhận xét, GV chốt lại cách tính để điền số đúng. BT 2: HS đọc yêu cầu và bài mẫu. - HS làm bảng con. - Gọi HS nêu kết quả. - Củng cố lại bảng nhân 2 và cách thực hiện phép tính có kèm đơn vị. Bài 3: HS đọc bài và giải vào vở. Gọi 1 em lên bảng giải. - GV chữa bài. Bài 5: HS đọc yêu cầu bài. ? Để tìm tích ta cần thực hiện phép tính gì? - Gọi HS nêu kết quả, 1 bạn lên điền. - GV chốt lại nội dung bài ông tập. - Tổng kết bài học. Chốt kiến thức trọng tâm. - GV nhận xét giờ học. Dặn chuẩn bị cho bài sau. Chính tả: (nghe viết): thư trung thu. I/ Mục tiêu:-Nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày bài thơ 5 chữ. - Viết đúng các từ cần viết hoa và các từ hay sai. - Làm được BT 2a,3b. - Trình bày vở đẹp, chữ viết cẩn thận. II/ Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết sẵn bài tập chính tả . III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: Nội dung Hoạt động dạy học 1/ Dạy học bài mới: HĐ1: Hướng dẫn viết chính tả: a/ Ghi nhớ ND đoạn cần viết: b/ Hướng dẫn cách trình bày và viết từ khó: c/ Viết chính tả: d/ Soát lỗi: g/ Chấm bài: HĐ3 : Hướng dẫn làm BT chính tả vào VBT : 3/ Củng cố, dặn dò: - Giới thiệu bài chính tả. GV đọc bài viết 1 lần. HS theo dõi ở sách. - 1 HS đọc lại đoạn cần viết. Lớp đọc thầm. - Hướng dẫn nắm nội dung đoạn cần viết. - Hướng dẫn viết hoa tên riêng và một số từ khó ở mục I. - HS nghe GV đọc bài để viết bài chính tả. - HS tự theo dõi soát lỗi. - Thu vở chấm 5 em - Nhận xét bài viết vào vở. Bài tập2a: Gọi HS đọc yêu cầu bài và làm bài tập 2b vào VBT. - HS đọc kết quả bài làm. - GV nhận xét, ghi điểm. Củng cố cách viết đúng tiếng có dấu hỏi hay ngã. Bài tập3: Gọi HS đọc yêu cầu bài. GV hướng dẫn HS làm BT 3b. - HS làm vào VBT bài 3. - HS đọc kết quả bài làm. - GV nhận xét, ghi điểm. Củng cố cách đọc và viết những từ có dấu ngã. - GV chữa bài, chốt lại kiến thức cơ bản của BT. - Tổng kết giờ học. Nhắc HS viết lại các lỗi sai vào vở ở nhà. Tập làm văn: Đáp lời chào, tự giới thệu. I/ Mục tiêu: - Biết nghe và đáp lại lời chào và tự giới thiệu về mình phù hợp với hoàn cảnh. - Điền đúng lời đáp vào ô tróng trong đoạn đối thoại. II/ Đồ dùng dạy học: - Bảng lớp chép sẵn BT3. Tranh minh họa bài tập 1. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: Nội dung Hoạt động dạy học chủ yếu 1/ Kiểm tra bài cũ: 2/ Dạy học bài mới: Hướng dẫn làm BT Bài 1: Bài 2: Bài 3: 3/ Củng cố, dặn dò: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS . * Giới thiệu ND bài học. Bài 1: HS đọc yêu cầu bài tập. GV treo tranh hướng dẫn HS đọc lời chào của chị TPT và lời giới thiệu của chị trong tranh 2. - Chia nhóm 4 , HS tự đối đáp với nhau. - Gọi HS các nhóm thực hành nói với nhau. GV lưu ý cách đáp lời và giới thiệu thể hiện lịch sự, vui vẻ. BT 2: HS đọc yêu cầu BT 2. - HS luyện nói theo nhóm đôi. - Gọi các nhóm đứng dậy thể hiện câu nói của mình. Lớp nhận xét, bổ sung. Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu bài 3: - HS làm vào VBT. - GV chấm vở chữa lỗi cho HS chốt kiến thức bài học. - GV nhận xét giờ học. Tuyên dương một số em học tốt. - Dặn chuẩn bị cho bài sau. Sinh hoạt: Sinh hoạt Lớp. I/ Mục tiêu:- Đánh giá tình hình của Lớp trong tuần qua, chỉ ra những mặt mạnh, mặt còn tồn tại để phát huy và khắc phục. - Kế hoạch của học kì II và tuần tới. II/ Lên lớp: 1. Ôn lại một số bài hát tập thể. 2 Lớp trưởng đánh giá tình hình hoạt động của lớp trong tuần qua. - GV chỉ ra những mặt làm được của lớp: Vệ sinh sạch sẽ, một số em đã có ý thức vươn lên trong học tập; sách vở ĐDHT khá đầy đủ. Tuyên dương những bạn có cố gắng trong học tập: Nhã, Cường, Hoàng... Tồn tại: Một số em vẫn chưa tự giác trong vệ sinh lớp học; có 1 số em vẫn còn lười học, chưa có sự chịu khó vươn lên trong học tập, đặc biệt là Nhân, Dũng, Duyên...tính toán còn yếu. Các em cần chú ý cố gắng trong thời gian tới. 3. Kế hoạch học kì II và tuần 20: - Học kì II, chúng ta phải cố gắng hơn nữa về học tập cũng như một số hoạt động tập thể. Phát huy những mặt làm được học kì qua, khắc phục những tồn tại để thực hiện tốt hoạt động học tập và các hoạt động khác trong học kì này. Đặc biệt là việc học bài chu đáo trước khi đến lớp, giữ trật tự trong giờ học, không đi học muộn giờ, vệ sinh cá nhân sạch sẽ. - Thực hiện tốt nhiệm vụ của học sinh đối với lớp cũng như nhà trường. Phải đoàn kết, thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. - Thực hiện có hiệu quả việc giúp nhau của đôi bạn cùng tiến. - Thực hiện nền nếp học tập theo quy định. 4. Dặn dò HS cần thực hiện tốt kế hoạch tuần sau của lớp. Ôn luyện toán: Ôn tiết 2( Tuần19) I/ Mục tiêu:Củng cố bảng nhân 2. - Vận dụng bảng nhân 2 để làm tính và giải toán.. - Giải toán bằng một phép nhân.. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: Nội dung Những lưu ý cần thiết Hướng dẫn HS làm các bài tập trong vở: Bài 1: Củng cố bảng nhân 2. Bài 2: Điền số thích hợp vào ô trống. Bài 3: Giải toán. Mỗi gói: 2kg 3 gói : .....kg? Bài 4:Viết số thích hợp. * Củng cố:Nhận xét, tuyên dương. - Thi tính nhanh kết quả dựa vào bảng nhân 2. + Làm vở sau đó 2 em chữa bài trên bảng. - Nêu rõ cách làm. - Thảo luận nhóm. + Làm vở sau đó 1 em chữa bài. + Thi điền đúng, điền nhanh. - GV chốt lại kiến thức trong tâm. Ôn Tiếng Việt: ôn tiết 3( tuần 19) I/ Mục tiêu:- Luyện cách nói lời chào hỏi. - Luyện viết về mùa xuân. - Luyện kĩ năng viết câu đúng. II/ Hoạt động dạy học: Nội dung Những lưu ý cần thiết. 1/ Dùng cách nói lời chào. 2/ Viết đoạn văn kể về mùa xuân. 3/ Củng cố, dặn dò: * Hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm đôi . - Làm bài, chữa. - Củng cố cách dùng từ.. + Làm cá nhân,sau đó chữa bài. - Chấm bài,chữa lỗi. - Vài em đọc bài trước lớp. - HS nhận xét bài bạn. - Nhận xét, củng cố nội dung ôn tập. Ôn Toán: Luyện tính - giải toán. I/ Mục tiêu: - Luyện kĩ năng thực hiện tính tổng gồm nhiều số hạng. Giải toán có lời văn theo 2 dạng đã học; tìm thành phần chưa biết. II/ Đồ dùng dạy học: - Vở ô li. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: Nội dung bài tập Một số lưu ý cần thiết * Hướng dẫn HS hoàn thành bài tập ở VBT và làm các bài tập sau: - Hoàn thành BT VBT: 17 phút. Bài 1: (5 phút):Tính nhẩm: 4 + 7 = 6 + 8 + 5 = 3 + 9 = 9 + 3 + 6 = Bài 2: ( 5phút): Đặt tính rồi tính. 36 + 18 + 10 47 + 23 + 20 22 + 19 + 30 + 8 15 + 30 + 45 + 7 Bài 3:Trong tuần học trước Lý đạt 18 điểm 10, tuần học này số điểm 10 ít hơn tuần trước là 9 điểm 10. Hỏi trong tuần học này Lý đạt bao nhiêu điểm 10? Bài 4: Tính nhẩm và chuyển phép cộng sau thành phép nhân. 3+ 3 + 3 + 3 + 3 + 3. 4 + 4 + 4 + 4 + 4. * Củng cố: (2 phút) - HS làm BT ở VBT. * Những BT dưới đây, HS có thể hoàn thành được bao nhiêu tuỳ khả năng của các em. - HS làm vở và nêu miệng kết quả. - HS làm vở. Gọi 2 em lên bảng làm. - Củng cố cách đặt tính, tính và viết kết quả. - HS tóm tắt và làm vở. Gọi 1 em lên bảng làm. - Củng cố bài toán ít hơn. - HS làm vở. Gọi 2 em lên bảng làm. + Củng cố cách tính tổng nhiều số hạng và chuyển phép cộng nhiều số hạng giống nhau thành phép nhân. - GV chốt kiến thức qua bài ôn tập.
Tài liệu đính kèm: