Giáo án dạy Tuần thứ 33

Giáo án dạy Tuần thứ 33

Tập đọc: BÓP NÁT QUẢ CAM (2 TIẾT)

I. Mục tiêu:

- Đọc rành mạch toàn bài, đọc đúng các từ khó: xâm chiếm, Quốc Toản, cưỡi cổ, nghiến răng .; Biết đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện, biết nghỉ hơi sau dấu phẩy, dấu chấm.

- Hiểu nghĩa các từ mới trong SGK; hiểu nội dung câu chuyện: truyện ca ngợi người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản tuổi nhỏ, chí lớn, giàu lòng yêu nước căm thù giặc (trả lời được câu hỏi 1, 2, 5, học sinh khá giỏi trả lời được câu hỏi 4).

- Giáo dục cho HS lòng yêu nước.

II. Đồ dùng dạy- học.

- Tranh minh hoạ bài tập đọc.

- Bảng phụ ghi nội dung cần HD luyện đọc.

 

doc 22 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1170Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Tuần thứ 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33
˜&™
Thứ hai Ngày soạn: 24/ 4/ 2010
 Ngày giảng: 26/ 4/ 2010
Tập đọc: bóp nát quả cam (2 Tiết)
I. Mục tiêu: 
- Đọc rành mạch toàn bài, đọc đúng các từ khó: xâm chiếm, Quốc Toản, cưỡi cổ, nghiến răng ....; Biết đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện, biết nghỉ hơi sau dấu phẩy, dấu chấm.
- Hiểu nghĩa các từ mới trong SGK; hiểu nội dung câu chuyện: truyện ca ngợi người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản tuổi nhỏ, chí lớn, giàu lòng yêu nước căm thù giặc (trả lời được câu hỏi 1, 2, 5, học sinh khá giỏi trả lời được câu hỏi 4).
- Giáo dục cho HS lòng yêu nước.
II. Đồ dùng dạy- học.
- Tranh minh hoạ bài tập đọc.
- Bảng phụ ghi nội dung cần HD luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tiết 1
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài: Tiếng chổi tre.
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới. 
* HĐ1: Giới thiệu bài.
* HĐ2: Luyện đọc.
- GV đọc mẫu.
- Luyện đọc câu theo hình thức nối tiếp.
- Y/c HS tìm các từ khó và luyện đọc.
- Luyện đọc đoạn:
+ Y/c HS luyện đọc đoạn theo hình thức nối tiếp.
+ HD luyện đọc câu dài.
- Thi đọc đoạn giữa các nhóm. 
- GV nhận xét tuyên dương .
- Đọc toàn bài .
Tiết 2
* HĐ3: Tìm hiểu bài.
- Yêu cầu đọc thầm và lần lượt trả lời các câu hỏi SGK.
+ Giặc nguyên có âm mưu gì đối với nước ta?
+ Thấy sứ giặc ngang ngược thái độ của Trần Quốc Toản thế nào?
+ Quốc Toản xin gặp vua để làm gì?
+ Quốc Toản nóng lòng gặp vua như thế nào?
+ Vì sao tâu vua xin đánh Quốc Toản lại tự đặt gươm lên gáy?
+ Vì sao vua không những tha tội mà con ban cho Quốc Toản quả cam quý?
+ Vì sao Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam?
- Qua bài này em hiểu điều gì?
- Em học tập gì ở Quốc Toản?
- Em cần làm gì để thể hiện lòng yêu nứơc
* HĐ4: Luyện đọc theo vai
- GV chia nhóm, y/c HS luyện đọc theo vai.
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về luyện đọc và chuẩn bị tiết sau.
- HS đọc và trả lời câu hỏi SGK.
- Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp câu.
- HS đọc từ khó: xâm chiếm, Quốc Toản, cưỡi cổ, nghiến răng ....;
- Luyện đọc đoạn theo hình thức nối tiếp.
- HS đọc ngắt nhịp câu dài: Đợi từ sáng đến trưa, / vẫn không được gặp, / cậu bèn liều chết / xô mấy người lính gác ngã chúi, / xăm xăm xuống bến. 
- Các nhóm thi đọc.
- HS thực hiện đọc toàn bài.
- Đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi SGK.
+ Giả vờ mượn đường để xâm lược nước ta.
+ Trần Quốc Toản vô cùng căm giận.
+ Quốc Toản gặp vua để được nói hai tiếng "xin đánh".
+ HS nêu.
+ Vì xô lính gác, tự ý xông vào là phạm tội khi quân.
+ Vì thấy Quốc Toản còn nhỏ đã biết lo việc nước.
+ Vì ấm ức bị coi là trẻ con.
- Căm giận lũ giặc.
- Tinh thần yêu nước.
- 3 - 4 HS nêu.
- Luyện đọc trong nhóm 3
- Đại diện nhóm luyện đọc theo vai.
- Nhận xét.
Toán (T161): Ôn tập về các số trong phạm vi 1000.
I. Mục tiêu:
- Biết đọc, viết các số có 3 chữ số (Bài 1 - dòng 1, 2, 3).
- Biết đếm thêm một số đơn vị trong trường hợp đơn giản (Bài 2a, b).
- Biết so sánh số có ba chữ số (Bài 4)
- Nhận biết số bé nhất, lớn nhất có ba chữ số (Bài 5).
- HS khá, giỏi làm thêm các BT còn lại.
- áp dụng kiến thức về số có ba chữ số để làm tính và giải toán.
- Giáo dục ý thức tự giác học bài.
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét bài kiểm tra.
2. Bài mới. 
* HĐ1: Giới thiệu bài.
* HĐ2: HD HS làm bài tập.
Bài 1: Viết các số.
- GV đọc các số và y/c HS viết vào bảng con.
- Nhận xét, nêu kết quả đúng.
Bài 2a, b: Số?
- yêu cầu HS nêu miệng.
- Gọi HS đọc lại dãy số.
Bài 3 (HS khá, giỏi)
Bài 4:
- Gọi HS nêu cách so sánh các số có 3 chữ số?
- Y/c HS làm BT vào vở.
Bài 5:
- Y/c HS làm bài vào vở.
- Nhận xét, đánh giá.
3.Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Ra bài tập về nhà.
- Theo dõi.
- Viết vào bảng con.
- HS nối tiếp nhau nêu miệng kết quả.
- 3 - 3 em đọc dãy số.
- 2 em nêu cách so sánh các số có 3 chữ số.
- Làm bài vào vở, 2 em lên bảng làm.
- Lớp làm vào vở.
- 3 em nêu kết quả.
- Lắng nghe.
Bd - pđ toán: 	 luyện tập
I. Mục tiêu. 
- Củng cố về phép cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 1000.
- Vận dụng kiến thức đã họcđể làm tính, giải toán.
- GD học sinh ý thức tự giác học bài.
II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* HĐ1: Giới thiệu nội dung ôn luyện
* HĐ2: HD HS làm bài tập.
Bài 1: , =
 372 ... 299 631 ... 640
 465 ... 700 909 ... 902 + 7
 534 ... 500 + 34 708 ... 807
- Y/c HS nêu cách so sánh các số có 3 chữ số.
Bài 2: Đặt tính rồi tính.
 456 + 323 897 - 253
 357 + 621 962 - 861
 421 + 375 431 - 411
Bài 3: Đội một trồng được 530 cây, đội Hai trồng được nhiều hơn đội Một 140 cây. Hỏi đội Hai trồng được bao nhiêu cây?
* HS Khá - Giỏi
Bài 4: Tính nhanh.
a) 9 - 8 + 7 - 6 + 5 - 4 + 3 - 2 + 1 - 0
b) 3 x 2 + 3 x 3 + 3 x 4
- Lưu ý HS cách trình bày.
* HĐ3: Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS làm bài tập.
- Làm VBT
- 2 HS nêu cách so sánh các số có 3 chữ số.
- HS làm bài ở bảng con. 
- Nhận xét, chữa bài
- Học sinh làm vở bài tập, 1 em làm bảng lớp:
 Bài giải:
 Đội Hai trồng được số cây là:
 530 + 140 = 670 (cây)
 Đáp số: 670 cây
- Làm BT vào vở.
BD - PĐ Toán: ôn Luyện 
I. Mục tiêu: 
- Củng cố về phép cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 1000, đơn vị đo độ dài.
- Vận dụng kiến thức đã học để làm tính, giải toán.
- GD HS ý thức tự giác học bài.
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* HĐ1: Giới thiệu nội dung ôn luyện.
* HĐ2: HD HS làm một số bài tập.
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
 453 - 342 731 + 154
600 + 357 403 + 512
623 - 512 967 - 743
Bài 2: Tính:
 64kg - 55kg 91kg - 78kg
 23kg + 47kg 34kg + 16kg
Bài 3: Một ngòi viết được bán với giá 500 đồng. Hỏi mua hai ngòi viết như thế hết bao nhiêu tiền?
* HS Khá - Giỏi:
Bài 4: Một hình chữ nhật có tổng các là 534dm, trong đó tổng hai cạnh chiều dài là 324dm. Tính tổng hai cạnh chiều rộng.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Nhắc HS làm bài tập.
- Làm bảng con 
- Lưu ý cách đặt tính.
- Học sinh làm vở bài tập.
- Đọc kết quả.
- Lưu ý phép tính có các đơn vị đo
- Giải bài vào vở, 1 em lên bảng giải:
 Bài giải:
 Mua hai ngòi bút hết số tiền là:
 500 x 2 = 1000 (đồng)
 Đáp số: 1000 đồng
Ôn Toán: Ôn tập các số trong phạm vi 1000.
I. Mục tiêu:
- Củng cố cách đọc, viết các số có 3 chữ số, các số tròn trăm.
- Biết so sánh số có ba chữ số.
- Nhận biết số bé nhất, lớn nhất có hai, ba chữ số.
- Giáo dục ý thức tự giác học bài.
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* HĐ1: Giới thiệu nội dung bài học.
* HĐ2: Huớng dẫn HS làm BT ở vở bài tập trang 81.
Bài 1: Viết các số.
- GV đọc các số cho HS viết vào bảng con.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2: 
- HD HS làm bài vào vở.
Bài 3: 
- HD HS làm vở BT.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 4: So sánh.
- Y/c HS nêu cách so sánh các số có 3 chữ số.
- HD HS làm bài ở bảng con.
Bài 5: 
- HS làm ở VBT.
- Nhận xét, chữa bài.
* HĐ3: Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- GV dặn HS về nhà làm bài tập.
- HS ôn theo nhóm .
- HS làm bài vào bảng con.
- HS làm vào vở BT, 2 em lên bảng làm.
a) 425, 426, 427, 428, 429, 430, 431, 432, 433, 434, 435, 436, 437, 438, 439.
b) 989, 990, 991, 992, 993, 994, 995, 996, 997, 998, 999, 1000.
- HS làm vào vở BT.
- 2 em đọc dãy số.
- Làm bài ở bảng con.
- Làm VBT, 2 em nêu kết quả.
- Lắng nghe.
Thứ ba Ngày soạn: 25/ 4/ 2010
 Ngày giảng: 27/ 4/ 2010
Kể chuyện: bóp nát quả cam
I. Mục tiêu:
- Biết sắp xếp các tranh theo đúng thứ tự theo chuyện.
- Dựa vào trí nhớ tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn (HS cả lớp) và toàn bộ nội dung câu chuyện (HS khá giỏi).
- Biết kể tự nhiên phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung.
- Có khả năng theo dõi bạn kể, biết đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn.
- GD HS có lòng yêu nước.
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS kể chuyện: "Chuyện quả bầu".
- Nêu ý nghĩa câu chuyện?
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới. 
* HĐ1: Giới thiệu bài.
* HĐ2: Sắp xếp lại 4 tranh theo đúng thứ tự.
- Yêu cầu quan sát tranh SGK và y/c HS thảo luận nhóm nêu tên các tranh.
- Nhận xét, tuyên dương.
* HĐ3: Kể từng đoạn theo tranh.
- Y/c HS dựa vào các tranh và kể chuyện theo từng đoạn.
- Nhận xét, tuyên dương.
* HĐ4: Kể toàn bộ câu chuyện.
- Gọi HS kể toàn bộ câu chuyện.
- Đánh giá ghi điểm, tuyên dương HS.
3.Củng cố, dặn dò:
- Em học được gì qua câu chuyện?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà kể lại câu chuyện.
- 2 HS kể chuyện.
- 1HS nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Quan sát tranh.
- HS thảo luận nhóm 2: Nêu tên của các tranh.
- Nêu kết quả 
- Thảo luận nhóm 4 kể từng đoạn theo tranh.
- Thi kể giữa các nhóm.
- Nhận xét, bình chọn nhóm kể hay.
- 4 HS kể.
- Nhận xét bình chọn.
- Biết yêu đất nước thương dân ...
Toán (T162): Ôn tập về các số trong phạm vi 1000
 (Bài soạn chi tiết)
I. Mục tiêu:
- Biết đọc, viết các số có 3 chữ số (Bài 1).
- Phân tích các số có 3 chữ số thành các trăm, chục, đơn vị và ngược lại (Bài 2).
- Sắp xếp các số theo tứ tự xác định, tìm đặc điểm của một dãy số để viết các số của dãy đó (Bài 3).
- HS khá, giỏi làm thêm BT 4.
- GD học sinh ý thức tự giác học bài.
II. Các hoạt động dạy - học:
ND - TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
* HĐ1: 
Giới thiệu bài.
* HĐ2: 
HD HS làm bài tập.
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi 2 em lên bảng làm bài tập
 372 ... 299 631 ... 640
 465 ... 700 909 ... 902 + 7
- Kiểm tra vở bài tập ở nhà của HS.
- Nhận xét, đánh giá.
- GV giới thiệu nội dung bài học.
Bài 1: Ôn cách đọc, viết số.
- HD HS làm bài tập vào vở.
Bài 2: Viết các số thành tổng.
GV: Số 842 gồm có mấy trăm, chục, đơn vị?
- Y/c HS nêu cách viết thành tổng?
- HD HS làm ở bảng con.
Bài 3: 
- GV HD HS sắp xếp các số theo thứ tự từ lớn đến bé và từ bé đến lớn.
- Muốn sắp xếp các số ta cần dựa vào đâu?
Bài 4 (HS khá, giỏi)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà làm các BT còn lại.
- 2 em làm BT, ... 
- Tranh vẽ hai bạn HS, 1 bạn đang bị ốm nằm trên giường, 1 bạn đến thăm bạn bị ốm.
+ Bạn nói: Đừng buồn. Bạn sắp khỏi rồi.
+ Bạn nói: Cảm ơn bạn.
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến: Bạn tốt quá./ Cảm ơn bạn đã chia sẻ với mình./ Có bạn đến thăm mình cũng đỡ nhiều rồi, cảm ơn bạn./
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Em buồn vì điểm kiểm tra không tốt. Cô giáo an ủi: “Đừng buồn. Nếu cố gắng hơn, em sẽ được điểm tốt.”
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến: em xin cảm ơn cô./ em cảm ơn cô ạ. Lần sau em sẽ cố gắng nhiều hơn./ em cảm ơn cô. Nhất định lần sau em sẽ cố gắng./
b) Cảm ơn bạn./ Có bạn chia xẻ mình thấy cũng đỡ tiếc rồi./ Cảm ơn bạn, nhưng mình nghĩ là nó sẽ biết đường tìm về nhà./ Nó khôn lắm, mình rất nhớ nó./
c) Cảm ơn bà, cháu cũng mong là ngày mai nó sẽ về./ Nếu ngày mai nó về thì thích lắm bà nhỉ./ Cảm ơn bà ạ./
- 1 em đọc y/c BT.
- HS suy nghĩ về việc tốt mà mình sẽ kể.
- 5 HS kể lại việc tốt của mình.
Toán (T165):	 OÂN TAÄP VEÀ PHEÙP NHAÂN VAỉ PHEÙP CHIA.
I. Mục tiêu:
- Thuộc bảng nhân và bảng chia 2, 3, 4, 5 để tính nhẩm (Bài 1a).
- Biết tính giá trị của biểu thức có hai dấu phép tính (trong đó có một dấu nhân hoặc chia; nhân, chia trong phạm vi bảng tính đã học) (Bài 2 – dòng 1).
- Biết tìm số bị chia, tích (Bài 5).
- Biết giải bài toán có một phép nhân (Bài 3).
- HS cẩn thận khi làm tính, giải toán.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS làm BT4 - 171.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: 
* HĐ1: Giới thiệu bài.
* HĐ2: HD HS làm bài tập. 
Bài 1. Tính nhẩm.
- Y/c HS tính nhẩm và nối tiếp nhau nêu kết quả. 
- Nhận xét bài làm của HS.
Bài 2.
- Nêu yêu cầu của bài và cho HS tự làm bài.
- Y/c HS nêu cách thực hiện của từng biểu thức trong bài.
- Nhận xét bài của HS và ghi điểm.
Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Y/c HS làm BT vào vở.
- Chữa bài và ghi điểm.
Bài 4: (HS khá, giỏi).
Bài 5:
- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
- Y/c HS tự làm bài và nêu cách tìm số bị chia, thừa số.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị tiết sau. 
- 1HS làm BT ở bảng.
- HS tính nhẩm và nối tiếp nhau nêu kết quả. 
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- 2 HS vừa lên bảng làm và lần lượt trả lời.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
 Bài giải
	Số học sinh của lớp 2A là:
	 3 x 8 = 24 (học sinh)
	 Đáp số: 24 học sinh.
- Tìm x.
- Nhắc lại cách tìm số bị chia, thừa số.
Ôn Toán: ÔN tập về phép nhân và phép chia.
I. Mục tiêu:
- Thuộc bảng nhân và bảng chia 2, 3, 4, 5 để tính nhẩm.
- Củng cố cách tính giá trị của biểu thức có hai dấu phép tính.
- Biết giải bài toán có một phép nhân.
- Củng cố cách nhận biết 1/ 5.
- HS cẩn thận khi làm tính, giải toán.
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* HĐ1: Giới thiệu bài.
* HĐ2: Huớng dẫn HS làm bài tập.
 Bài 1: Tính nhẩm.
- Y/c HS tự nhẩm.
Bài 2: Tính:
446 +123- 432 368 + 321 - 457
374 - 241 + 342 875 - 664 + 212
Bài 3: 
- Gọi 1 em đọc y/c đề bài.
- HD HS giải vào vở.
Bài 4: 
- HD tương tự bài 3.
Bài 5: 
- HD HS tô màu vào 1/ 5 hình vuông.
* HĐ3: Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- GV dặn HS về nhà làm bài tập.
- HS lắng nghe.
- HS tự nhẩm và nối tiếp nhau nêu kết quả.
- Lớp làm BT vào vở, 3 em lên bảng làm:
2 x 2 x 5 = 4 x 5 30 : 3 : 2 = 10 : 2 
 = 20 = 5
- HS làm bài ở vở, 1 em lên bảng làm:
 Bài giải:
 Mỗi em được số cái kẹo là:
 28 : 4 = 7 (cái kẹo)
 Đáp số: 7 cái kẹo
- Lắng nghe để thực hiện.
Ôn TV:	 luyện viết
I. Muc tiêu:
- Hs viết đúng, đẹp bài luyện viết trong tuần: Bài 58.
- Rèn kỹ năng viết cho HS.
- Giáo dục HS ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Y/c HS viết bảng con: U, Ư, X
 Nhận xét, sửa sai.
2. Bài mới:
* HĐ1: Giới thiệu nội dung bài học.
* HĐ2: Hướng dẫn viết. 
- Y/c HS luyện viết bảng con: U, Ư, X
- Gv theo dõi, uốn nắn.
- Hd quy trình viết câu ứng dụng:
Xương đồng da sắt
- Hướng dẫn học sinh luyện viết câu ứng dụng vào bảng con.
- HD HS viết bài vào vở. 
- Theo dõi, giúp đỡ
- Chấm bài.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn HS viết bài ở nhà.
- Học sinh viết bảng con.
- Hs luyện viết ở bảng con.
- 1 HS đọc câu ứng dụng.
- Giải nghĩa câu ứng dụng.
- Viết vào bảng con: Xương
- Viết bài vào vở.
- Lắng nghe để thực hiện.
BD - PĐ TV: ôn luyện từ và câu
i. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố từ ngữ về nghề nghiệp.
- Vận dụng vốn từ đã học để đặt và trả lời câu hỏi: Để làm gì?
- Giáo dục HS biết quý trọng các nghề trong xã hội.
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* HĐ1: Giới thiệu bài
 GV giới thiệu nội dung bài ôn luyện.
* HĐ2: HD học sinh làm một số bài tập.
Bài 1: Tìm một số từ ngữ về một số nghề mà em biết.
- HD HS nêu miệng.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2: Đặt 3 - 5 câu kể về một số nghề khác nhau.
- HD HS làm VBT.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
* HS Khá - Giỏi:
Bài 3: Viết một đoạn văn ngắn nói về nghề nghiệp của bố hoặc mẹ em.
- Y/c HS viết bài vào vở.
- GV nhận xét, bổ sung.
* HĐ3: Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về nhà ôn bài.
- HS lắng nghe.
- HS nêu miệng.
- Lớp nhận xét.
- Học sinh làm vở.
- 2 - 3 em đọc bài làm của mình.
- Lớp nhận xét.
- HS tự làm.
- 3 - 4 em đọc bài làm.
- Nghe để thực hiện.
BD - PĐ TV: ôn tập làm văn
i. Mục tiêu:
- Giúp học sinh biết nói lời đáp lại lời an ủi của người khác .
- Rèn kỹ năng nói cho học sinh.
- Giáo dục ý thức tự giác học bài.
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* HĐ1: Giới thiệu bài
- GV giới thiệu nội dung bài ôn.
* HĐ2: HD học sinh làm một số bài tập.
Bài 1:
Nói lời của em trong các trường hợp sau:
a) Em bị ốm, bạn em đến thăm, an ủi em:
- Bạn đừng buồn, cố gắng nghỉ ngơi sẽ khỏi thôi.
b) Em bị điểm kém, cô giáo an ủi:
- Đừng buồn, em hãy cố gắng học thật chăm sẽ có kết quả tốt.
- GV y/c HS thực hành theo cặp đôi.
- Một số cặp lên trình bày.
* HS Khá - Giỏi:
Bài 2: Hãy viết một đoạn văn ngắn kể về một việc làm tốt của em hoặc của bạn em 
* HĐ3: Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về nhà ôn bài.
- HS lắng nghe.
- HS làm miệng.
- HS thực hành theo cặp đôi.
- HS làm vở bài tập.
- Đọc đoạn vừa viết.
- Lớp nhận xét.
- Nghe để thực hiện.
Shtt: sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu:
- Học sinh nắm được một số ưu, khuyết điểm trong tuần qua.
- Đề ra phương hướng hoạt động trong tuần tới.
- GD tính tập thể cho học sinh.
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn định tổ chức:
- Y/c sinh hoạt văn nghệ.
2. Đánh giá hoạt động tuần qua: 
* Ưu điểm:
- Phần lớn HS có ý thức học tập tốt. Đã chú trọng đến việc học bài và làm bài ở nhà.
- Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân và vệ sinh trường lớp sach sẽ.
- Đã chăm sóc hoa tốt.
* Tồn tại:
- Một số em ngồi học còn chưa chú ý: Hiếu, Mẩn, Thái, Hùng ...
- Vẫn còn hiện tượng quên vở và đồ dùng học tập.
3. Phương hướng hoạt động tuần tới:
- Tham gia tốt các hoạt động do nhà trường và Liên đội tổ chức.
- Tăng cường kiểm tra việc học ở nhà của học sinh.
- Nhắc nhở HS học bài và làm BT trước khi đến lớp.
- Chú trọng công tác BD HSG, PĐ HSY.
- Động viên, nhắc nhở phụ huynh thu nộp các khoản còn lại.
4. Dặn dò: 
- Nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh thực hiện tốt các hoạt động.
- Tham gia sinh hoạt văn nghệ.
- Học sinh lắng nghe, phát biểu ý kiến.
- Lắng nghe.
- Nghe để thực hiện.
Tuần 34
˜&™
Thứ hai Ngày soạn: 01/ 5/ 2010
 Ngày giảng: 03/ 5/ 2010
Tập đọc: bóp nát quả cam (2 Tiết)
I. Mục tiêu:
- Đọc rành mạch toàn bài, đọc đúng các từ khó: Thạch Sanh, Tôn Ngộ Không, suýt khóc  Biết ngắt nghỉ hơI đúng chỗ. 
- Hiểu nghĩa các từ mới; hiểu ND: tấm lòng nhân hậu, tình cảm quý trọng của bạn nhỏ đối với bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi (trả lời được các CH 1, 2, 3, 4. HS khá, giỏi trả lời được CH5).
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa bài học.
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tiết 1
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài: Lượm
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới. 
* HĐ1: Giới thiệu bài.
* HĐ2: Luyện đọc.
- GV đọc mẫu.
- Luyện đọc câu theo hình thức nối tiếp.
- Y/c HS tìm các từ khó và luyện đọc.
- Luyện đọc đoạn:
+ Y/c HS luyện đọc đoạn theo hình thức nối tiếp.
+ HD luyện đọc câu dài.
- Thi đọc đoạn giữa các nhóm. 
- GV nhận xét tuyên dương .
- Đọc toàn bài .
Tiết 2
* HĐ3: Tìm hiểu bài.
- Yêu cầu đọc thầm và lần lượt trả lời các câu hỏi SGK:
+ Bác nhân làm nghề gì?
+ Yêu cầu HS đọc câu hỏi 2.
+ Các bạn nhỏ thích đồ chơi của bác như thế nào?
+ Vì sao bác nhân định chuyển về quê?
+ Bạn nhỏ trong truyện đã làm gì để bác Nhân vui trong buổi cuối cùng?
+ Hành động của bạn nhỏ cho thấy bạn là người như thế nào?
+ Hãy đoán xem bác Nhân sẽ nói gì với bạn nhỏ ấy nếu bác biết vì sao hôm đó đắt hàng?
* HĐ4: Luyện đọc lại.
- Yêu cầu HS đọc thầm cả bài
- GV HD HS đọc theo vai
- Yêu cầu HS đọc theo vai trong nhóm
- Gọi HS thi đọc theo vai
3. Củng cố, dặn dò:
- Nội dung của bài muốn nói gì?
- Em thích nhân vật nào, vì sao?
- Nhận xét tiết học
- Nhắc HS về nhà đọc bài.
- HS đọc và trả lời câu hỏi SGK.
- Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp câu.
- HS đọc từ khó: Thạch Sanh, Tôn Ngộ Không, suýt khóc 
 - Luyện đọc đoạn theo hình thức nối tiếp.
- HS đọc ngắt nhịp câu dài: Các bạn ngắm đồ chơi,/ tò mò xem bác nặn những ông Bụt,/ Thạch Sanh,/ Tôn Ngộ Không,/ những con vịt,/ con gà,/  sắc màu sặc sỡ.//
- Các nhóm thi đọc.
- HS thực hiện đọc toàn bài.
- Đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi SGK.
+ Bác Nhân là người nặn đồ chơi. 
+ 1 HS đọc câu hỏi 2.
+ HS trả lời.
+ Vì đồ chơi bằng nhựa xuất hiện, hàng của bác trở nên ế ẩm 
+ Nối tiếp trả lời.
+ 1 HS đọc và trả lời câu hỏi 5 theo ý thích.
+ Trả lời theo suy nghĩ của mình.
- HS tự nhận vai và đọc theo nhóm
- HS thi đọc theo vai
- HS nêu nội dung bài.
- HS nối tiếp nhau nêu.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 33(1).doc