Giáo án Đạo đức - Tiết: Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng

Giáo án Đạo đức - Tiết: Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được:

- Lí do cần giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.

- Biết giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.

2. Kỹ năng:

- Tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành những quy định về trật tự, vệ sinh nơi công cộng.

- Đồng tình, ủng hộ các hành vi giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.

3. Thái độ:

- Thực hiện một số việc cần làm để giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.

- Không làm những việc ảnh hưởng đến trật tự, vệ sinh nơi công cộng.

II. Chuẩn bị

- GV: Tranh .

- HS: Vở bài tập.

 

doc 3 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 5832Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức - Tiết: Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Thứ ngày tháng năm 
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
MÔN: ĐẠO ĐỨC
Tiết: GIỮ TRẬT TỰ, VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG.
I. Mục tiêu
Kiến thức: Giúp HS hiểu được:
Lí do cần giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
Biết giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
Kỹ năng: 
Tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành những quy định về trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
Đồng tình, ủng hộ các hành vi giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
Thái độ: 
Thực hiện một số việc cần làm để giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
Không làm những việc ảnh hưởng đến trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh . 
HS: Vở bài tập.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Thực hành
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Quan sát tranh và bày tỏ thái độ
Ÿ Phương pháp: Trực quan, thảo luận.
ị ĐDDH: Tranh, phiếu thảo luận.
Yêu cầu các nhóm HS thảo luận theo tình huống mà phiếu thảo luận đã ghi.
+ Tình huống 1: Nam và các bạn lần lượt xếp hàng mua vé vào xem phim.
+ Tình huống 2: Sau khi ăn quà xong. Lan và Hoa cùng bỏ vỏ quà vào thùng rác.
+ Đi học về, Sơn và Hải không về nhà ngay mà còn rủ các bạn chơi đá bóng dưới lòng đường.
+ Nhà ở tầng 4, Tuấn rất ngại đi đổ rác và nước thải, có hôm, cậu đổ cả một chậu nước từ trên tầng 4 xuống dưới.
Kết luận:
Cần phải giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
v Hoạt động 2: Xử lí tình huống
Ÿ Phương pháp: Trực quan, thảo luận.
ị ĐDDH: Bảng phụ nêu tình huống.
Yêu cầu các nhóm quan sát tình huống ở trên bảng, sau đó thảo luận, đưa ra cách xử lí (bằng lời hoặc bằng cách sắm vai).
+ Tình huống:
Mẹ bảo Lan mang rác ra đầu ngõ đổ. Lan định mang rác ra đầu ngõ nhưng em lại nhìn thấy một vài túi rác trước sân, mà xung quanh lại không có ai.
 Nếu em là bạn Lan, em sẽ làm gì?
Đang giờ kiểm tra, cô giáo không có ở lớp, Nam đã làm bài xong nhưng không biết mình làm có đúng không. Nam rất muốn trao đổi bài với các bạn xung quanh.
 Nếu em là Nam, em có làm như mong muốn đó không? Vì sao?
GV tổng kết lại các ý kiến của các nhóm HS. 
* Kết luận: 
Chúng ta cần phải giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng ở mọi lúc, mọi nơi.
v Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp.
Ÿ Phương pháp: Thảo luận
ị ĐDDH: Câu hỏi.
Đưa ra câu hỏi:
Lợi ích của việc giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng là gì?
Yêu cầu: Cả lớp thảo luận trong 2 phút sau đó trình bày.
GV ghi nhanh các ý kiến đóng góp của HS lên bảng (không trùng lặp nhau).
* Kết luận:
Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng là điều cần thiết.
HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
Yêu cầu HS về nhà làm phiếu điều tra và ghi chép cẩn thận để Tiết 2 báo cáo kết quả.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: tiết 2.
- Hát
- Các nhóm HS, thảo luận và đưa ra cách giải quyết.
 Chẳng hạn:
+ Nam và các bạn làm như thế là hoàn toàn đúng vì xếp hàng lần lượt mua vé sẽ giữ trật tự trước quầy bán vé.
+ Sau khi ăn quà các bạn vứt vỏ vào thùng rác. Các bạn làm như thế là hoàn toàn đúng vì như thế trường lớp mới được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
+ Các bạn làm như thế là sai. Vì lòng đường là lối đi của xe cộ, các bạn đá bóng dưới lòng đường rất nguy hiểm, có thể gây ra tai nạn giao thông.
+ Bạn Tuấn làm như thế là hoàn toàn sai vì bạn sẽ đổ vào đầu người đi đường.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Trao đổi, nhận xét, bổ sung giữa các nhóm.
- Các nhóm HS thảo luận, đưa ra cách xử lí tình huống (chuẩn bị trả lời hoặc chuẩn bị sắm vai).
 Chẳng hạn:
1. Nếu em là Lan, em vẫn sẽ ra đầu ngõ đổ vì cần phải giữ vệ sinh nơi khu phố mình ở.
- Nếu em là Lan, em sẽ vứt ngay rác ở sân vì đằng nào xe rác cũng phải vào hốt, đỡ phải đi đổ xa.
2.Nếu em là Nam, em sẽ ngồi trật tự tại chỗ, xem lại bài làm của mình chứ không trao đổi với các bạn xung quanh, làm mất trật tự và ảnh hưởng tới các bạn.
- Nếu em là Nam, em sẽ trao đổi bài với các bạn nhưng sẽ cố gắng nói nhỏ, để khôg ảnh hưởng tới các bạn khác.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm trao đổi, nhận xét, bổ sung
- Nghe và ghi nhớ
- Sau thời gian thảo luận, cá nhân HS phát biểu ý kiến theo hiểu biết của mình. Chẳng hạn:
+ Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng sẽ giúp cho quang cảnh đẹp đẽ, thoáng mát.
+ Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng sẽ giúp ta sống thoải mái
- Cả lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung.
PHIẾU ĐIỀU TRA
STT
Nơi công cộng ở khu phố em ở
Vị trí
Tình trạng hiện nay
Những việc cần làm để giữ vệ sinh, trật tự.
1
2
3
4

Tài liệu đính kèm:

  • docDAO DUC.doc