Giáo án môn Đạo đức 2 - Tiết 7: Tiết kiệm tiền của

Giáo án môn Đạo đức 2 - Tiết 7: Tiết kiệm tiền của

Tiết 7 Môn : ĐẠO ĐỨC

 TIẾT KIỆM TIỀN CỦA

I. MỤC TIÊU -Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của.

 - Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của.

- Sử dụng tiết kiệm quần o, sách vở, đồ dùng, đồ chơi, trong sinh họat hàng ngày.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 -Bìa xanh- đỏ- vàng cho các đội

 -Phiếu quan sát.

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

 1.Ổn định

 2. Kiểm tra bài cũ:

 - Việc nêu ý kiến của các em có cần thiết không?

 -Khi bày tỏ ý kiến, các em phải có thái độ như thế nào?

 Nhận xét bài cũ

 

doc 3 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 677Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đạo đức 2 - Tiết 7: Tiết kiệm tiền của", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 7	Môn : ĐẠO ĐỨC
	 TIẾT KIỆM TIỀN CỦA
I. MỤC TIÊU -Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của.
 - Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của. 
- Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, đồ chơi,trong sinh họat hàng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Bìa xanh- đỏ- vàng cho các đội
 -Phiếu quan sát. 
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
 1.Ổn định 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Việc nêu ý kiến của các em có cần thiết không? 
 -Khi bày tỏ ý kiến, các em phải có thái độ như thế nào?
 Nhận xét bài cũ
 3. Bài mới: Giới thiệu bài: 
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
Tìm hiểu thông tin
 2
Bày tỏ ý kiến
 3
- GV tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi
- YC HS đọc các thông tin sau: 
* Ở Việt Nam hiện nay, nhiều cơ quan có biển thông báo: Ra khỏi phòng, nhớ tắt điện.
*Người Đức có thói quen bao giờ cũngăn hết,khôngđể thừa thức ăn.
* Người Nhật có thói quen chi tiêu rất tiết kiệm trong sinh họat hàng ngày.
* Xem bức tranh vẽ:
- Em nghĩ gì khi đọc các thông tin đó?
- Theo em, có phải do nghèo nên các dân tộc cường quốc như Nhật, Đức phải tiết kiệm không?
- Họ tiết kiệm để làm gì?
- Tiền của do đâu mà có?
- GV kết luận: tiết kiệm là một thói quen tốt, là biểu hiện của con người văn minh
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.
- GV lần lượt nêu từng ý kiến:
* Tiết kiệm tiền của là keo kiệt, bủn xỉn.
* Tiết kiệm tiền của là ăn tiêu dè sẻn.
* Tiết kiệm tiền của là sử dụng tiền một cách hợp lí, có hiệu quả.
* Tiết kiệm tiền của vừa ích nước, vừa lợi nhà
- Yêu cầu HS giải thích
- GV chốt ý đúng
EM CÓ BIẾT TIẾT KIỆM
GVtổ chức cho HS làm việc cá nhân
-GV lần lượt ghi lên bảng ý đúng.
+ Trong ăn uống, cần phải tiết kiệm như thế nào?
+ Trong mua sắm, cần phải tiết kiệm như thế nào?
+ Có nhiều tiền thì chi tiêu như thế nào cho tiết kiệm?
+ Sử dụng đồ đạc thế nào là tiết kiệm?
+ Sử dụng điện nước thế nào là tiết kiệm?
Vậy những việc tiết kiệm là việc nên làm, cón những việc gây lãng phí, không tiết kiệm, chúng ta không nên làm.
4. củng cố :
-Thế nào là tiết kiệm tiền của ?
- Về nhà sưu tầmcác truyện, tấm gương về tiết kiệm tiền của.
-Tự liên hệ việc tiết kiệm tiền của của 
bản thân để tiết sau thực hành.
Nhận xét tiết học
- HS thảo luận cặp đôi. Lần lượt đọc cho nhau nghe, cùng bàn bạc trả lời câu hỏi.
- Khi đọc thông tin em thấy người Nhật và người Đức, người Việt Nam chúng ta đang thực hiện tiết kiệm
- Không phải do nghèo.
- Tiết kiệm là thói quen của họ. Có tiết kiệm mới có thể có nhiều vốn để giàu có.
- Tiền của là do sức lao động của con người mới có
- 2-3 HS nhắc lại.
- HS chia nhóm, nhận các miếng bìa màu.
- HS bày tỏ thái độ đánh giá theo các phiếu màu: màu đỏ: đúng ,màu xanh: sai
- HS giải thích về lí do lựa chọn của mình, cả lớp trao đổi, thảo luận.
- HS làm việc cá nhân, viết ra giấy các ý kiến.
- Mỗi HS viết ra giấy 3 việc nên làm và không nên làm. 
- HS trình bày ý kiến.
- HS làm việc nhóm, chọn cách giải quyết phù hợp, đại diện các nhóm trình bày ý kiến của nhóm.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 7.doc