Giáo án Đạo đức 2 - Giúp đỡ người khuyết tật (Tiết 1) - Trương Lê Hoài Nhi

Giáo án Đạo đức 2 - Giúp đỡ người khuyết tật (Tiết 1) - Trương Lê Hoài Nhi

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS biết người khuyết tật là những người mà cơ thể, trí tuệ có phần thiếu hụt. Họ yếu đuối và phải chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống nên chúng ta cần phải giúp đỡ họ.

- Hiểu nếu được giúp đỡ, cuộc sống của người tàn tật sẽ bớt khó khăn hơn, họ sẽ vui hơn.

2. Thái độ, tình cảm:

- Thông cảm với người khuyết tật

- Đồng tình với những ai biết giúp đỡ người khuyết tật.

- Phê bình, nhắc nhở những ai không biết giúp đỡ người khuyết tật hoặc trêu chọc người khuyết tật.

3. Hành vi:

- Bước đầu thực hiện hành vi giúp người khuyết tật trong những tình huống cụ thể.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông với người khuyết tật

- Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp trong các tình huống liên quan đến người khuyết tật.

- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về các hoạt động giúp đỡ người khuyết tật ở địa phương.

 

docx 7 trang Người đăng haibinhnt91 Ngày đăng 04/06/2022 Lượt xem 506Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức 2 - Giúp đỡ người khuyết tật (Tiết 1) - Trương Lê Hoài Nhi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GVHD: Nguyễn Thị Lan
Giáo sinh: Trương Lê Hoài Nhi
Bài: GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHUYẾT TẬT (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS biết người khuyết tật là những người mà cơ thể, trí tuệ có phần thiếu hụt. Họ yếu đuối và phải chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống nên chúng ta cần phải giúp đỡ họ.
- Hiểu nếu được giúp đỡ, cuộc sống của người tàn tật sẽ bớt khó khăn hơn, họ sẽ vui hơn.
2. Thái độ, tình cảm:
- Thông cảm với người khuyết tật
- Đồng tình với những ai biết giúp đỡ người khuyết tật. 
- Phê bình, nhắc nhở những ai không biết giúp đỡ người khuyết tật hoặc trêu chọc người khuyết tật. 
3. Hành vi:
- Bước đầu thực hiện hành vi giúp người khuyết tật trong những tình huống cụ thể.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông với người khuyết tật
- Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp trong các tình huống liên quan đến người khuyết tật.
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về các hoạt động giúp đỡ người khuyết tật ở địa phương.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:
- Thảo luận
- Động não
IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. GV:
- Bảng phụ, phiếu bài tập cho BT 2
- Máy chiếu
- GA điện tử
- Sách bài tập Đạo đức
2. HS:
- Sách bài tập Đạo đức
- Thẻ xanh, thẻ đỏ
V. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
3’
2’
9’
12’
13’
3’
1’
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Lịch sự khi đến nhà người khác
- Hỏi: Chúng ta phải cư xử như thế nào khi đến nhà người khác?
- Yêu cầu HS nhận xét
- Hỏi: Lịch sự khi đến nhà người khác thể hiện điều gì?
- GV nhận xét
- Hỏi: Em sẽ ứng xử như thế nào trong tình huống sau: Em sang nhà bạn chơi và thấy trong tủ nhà bạn có rất nhiều đồ chơi mà em rất thích.
- GV nhận xét bài cũ của HS
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài mới:
- GV đưa một số hình ảnh về những người khuyết tật và yêu cầu HS nhận xét về những người trong tranh.
- GV giải nghĩa: Những người trong ảnh được gọi là người khuyết tật. Người khuyết tật là những người mất chân, tay, khiếm thính, khiếm thị, trí tuệ không bình thường, sức khỏe yếu.
- Hỏi: Khi bị thiếu hụt một phần cơ thể, họ có gặp khó khăn trong cuộc sống không?
- GV dẫn vào bài mới: Khi người khuyết tật thiếu hụt, khiếm khuyết một phần cơ thể, họ sẽ gặp những khó khăn nào trong cuộc sống? Họ cần giúp đỡ như thế nào và chúng ta có thể làm gì để giúp đỡ người khuyết tật? Cô và các con cùng nhau đi tìm hiểu những vấn đề này thông qua bài học ngày hôm nay: GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHUYẾT TẬT (Tiết 1)
- GV ghi tên bài học
- Gọi HS đọc tên bài
3.2. Dạy bài mới:
a. Hoạt động 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
*Mục đích: Giúp HS hiểu về người khuyết tật và sự cần thiết phải giúp đỡ họ.
- GV đưa tranh trong vở bài tập Đạo đức yêu cầu HS quan sát
- Gọi 1 HS đọc các câu hỏi:
1) Bức tranh trên vẽ gì?
2) Việc làm của các bạn trong tranh giúp được gì cho bạn khuyết tật?
3) Nếu có mặt ở đó em sẽ làm gì? Vì sao?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, trả lời 3 câu hỏi
- Gọi đại diện các nhóm trình bày lần lượt từng câu hỏi:
*Câu 1: Bức tranh trên vẽ gì?
=> Bức tranh vẽ các bạn HS đang đẩy xe lăn, cầm cặp sách cho một bạn bị khuyết tật trên đường tới trường
- Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét. 
- Hỏi: Thái độ của các bạn đối với bạn khuyết tật trong tranh như thế nào?
- GV nhận xét: Các bạn nhỏ ấy giúp đỡ bạn ngồi xe lăn với thái độ niềm nở và vui vẻ. Khuôn mặt ai cũng tươi cười. Chứng tỏ các bạn ấy đều đang giúp đỡ một cách tự nguyện. Khi giúp đỡ các bạn, chúng ta cần chú ý quan tâm, chia sẻ với thái độ niềm nở, vui vẻ.
*Câu 2: Việc làm của các bạn trong tranh giúp được gì cho bạn khuyết tật?
=> Giúp bạn khuyết tật đến trường thuận lợi hơn. Được bạn đẩy giúp xe lăn thì sẽ tới trường nhanh hơn. 
- Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét
*Câu 3: Nếu có mặt ở đó, em sẽ làm gì? Vì sao?
=> Nếu có mặt ở đó, em sẽ xách cặp cho bạn, đẩy xe, trò chuyện với bạn. Vì bạn ấy bị khuyết tật ở chân, không đi lại được nên sẽ rất cần sự giúp đỡ.
- Yêu cầu HS nhận xét
- GV nhận xét: Có rất nhiều việc chúng ta có thể làm để giúp bạn. Các bạn khuyết tật cũng khao khát được cắp cặp tới trường để học tập, vui chơi, hòa đồng với bạn bè. 
- GV kết luận: Chúng ta cần giúp đỡ các bạn khuyết tật để các bạn có thể thực hiện quyền được học tập.
- Gọi HS đọc kết luận
- Chuyển ý: Qua BT1 các con thấy rằng việc đẩy xe lăn giúp bạn đến trường là hành động đáng quý. Xung quanh chúng ta còn rất nhiều người khuyết tật khác như người khiếm thính, khiếm thị, Vậy ta nên làm gì để giúp họ, chúng ta sang BT2.
b. Hoạt động 2: Những việc em có thể làm để giúp đỡ người khuyết tật
*Mục đích: Giúp HS kể được những việc nên làm/không nên làm đối với những người khuyết tật.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
- Cho HS thảo luận nhóm đôi và điền vào phiếu bài tập cá nhân, 1 HS lên bảng làm phiếu lớn
Những việc nên làm để giúp đỡ người khuyết tật:
.
.
.
- Yêu cầu HS trên bảng trình bày kết quả
- Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét và trình chiếu đáp án: Những việc nên làm: 
+ Đẩy xe cho người bị liệt
+ Đưa người khiếm thị qua đường
+ Vui chơi với các bạn khuyết tật
+ Quyên góp ủng hộ người khuyết tật
+ Mua vé số ủng hộ người mù,..
- Hỏi: Chúng ta không nên làm gì đối với người khuyết tật?
- GV nhận xét và trình chiếu đáp án:
Những việc không nên làm:
+ Trêu chọc người khuyết tật
+ Chế giễu, xa lánh người khuyết tật
+ Hắt hủi, coi thường người khuyết tật
+ Xâm hại đến cơ thể họ
+ Miệt thị, xúc phạm họ
+ Hét vào tai người khiếm thính,.
- Gọi 1 HS đọc lại các việc nên và không nên.
- Kết luận: Mọi người đều phải hỗ trợ, giúp đỡ, đối xử bình đẳng với người khuyết tật.
- Gọi HS đọc kết luận
- Liên hệ: Ở trường mình, các con đã tham gia hoạt động gì để giúp đỡ người khuyết tật?
- Hỏi: Lớp mình có những bạn nào đã mua tăm ủng hộ người mù? Các con hãy giơ tay.
- GV tuyên dương
- Hỏi: Ngoài việc mua tăm ở trường, thì ở nhà hoặc những nơi khác có bạn nào đã giúp đỡ người khuyết tật? Hãy chia sẻ với cô và cả lớp?
- Hỏi: Khi làm những việc đó con cảm thấy như thế nào? Tại sao?
- GV đưa một số hình ảnh mọi người giúp đỡ người khuyết tật, yêu cầu HS nêu nội dung của từng tranh.
- Chuyển ý: Có rất nhiều việc để ta giúp đỡ người khuyết tật. Trước một việc làm của người khác, các con cần biết bày tỏ ý kiến của mình: đồng tình hay không đồng tình. Cụ thể là những việc gì? Chúng ta sang BT3.
c. Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu
- Cho HS làm việc với thẻ: Với ý kiến đồng tình lớp giơ thẻ xanh, với ý kiến không đồng tình lớp giơ thẻ màu đỏ.
- GV lần lượt nêu từng ý kiến cho HS giơ thẻ:
a) Giúp đỡ người khuyết tật là việc mọi người nên làm (Đồng tình)
b) Chỉ cần giúp đỡ người khuyết tật là thương binh.(Không đồng tình)
- Hỏi: 
+ Vì sao con không đồng tình với ý kiến “Chỉ giúp đỡ người khuyết tật là thương binh”?
+ “Thương binh” là người như thế nào? Con đã gặp các bác thương binh ở đâu?
- GV giải thích:
+ Thương binh là người bị thương do chiến đấu, phục vụ cho chiến đấu trong chiến tranh. Hoặc trong thời bình, là những người bị thương khi đang làm nhiệm vụ bảo vệ quân sự, an ninh Tổ quốc.
c) Phân biệt đối xử với bạn khuyết tật là vi phạm quyền trẻ em. (Đồng tình)
+ Giải thích: Quyền trẻ em là những lợi ích trẻ em được hưởng như quyền học hành, vui chơi và tham gia hoạt động xã hội.
d)Giúp đỡ người khuyết tật là góp phần làm giảm bớt những khó khăn, thiệt thòi cho họ. (Đồng tình)
- GV chốt ý: Giúp đỡ người khuyết tật là việc mọi người nên làm để góp phần giảm bớt đi những khó khăn, thiệt thòi cho họ. 
- Giáo dục: Chúng ta là những người may mắn vì sinh ra không bị khiếm khuyết cơ thể nên có thể chủ động làm mọi việc. Nhưng những người khuyết tật thì không. Họ muốn tự đi nhưng không có đôi chân nên không đi được; không có tay nên họ không thể cầm nắm vận chuyển đồ đạc, không xúc thức ăn được; bị khiếm thị khiến họ sống cả đời trong bóng tối, không thể cảm nhận ánh sáng và cái đẹp. Họ rất thiệt thòi. Các con là công dân của đất nước, phải có trách nhiệm với xã hội, phải biết giúp đỡ những người thiệt thòi hơn mình. Như vậy mới trở thành công dân tốt.
- Giới thiệu các tấm gương trong cuộc sống:
+ Bạn Đoàn Trường Sinh (ở Thanh Hóa) 10 năm cõng bạn Hanh đi học
+ Giám đốc Tiến sĩ Huỳnh Phước Đương mua xe lăn gửi tặng cho người khuyết tật ở quê.
4. Củng cố, dặn dò:
4.1. Củng cố: Trò chơi “Rung chuông vàng?”
- Luật chơi: GV đọc câu hỏi, HS suy nghĩ và viết đáp án vào bảng con. Hết thời gian, HS giơ bảng. Nếu trả lời sai thì mất quyền chơi. 
*Hãy chọn câu em cho là đúng:
 Lượt 1:
A. Không cần giúp đỡ người khuyết tật
B. Chỉ cần giúp khi mình thích
C. Quan tâm, chia sẻ với người bị khuyết tật.
 Lượt 2: 
A. Vui chơi cùng bạn bị khuyết tật
B. Giúp bạn cùng học tập
C. Quyên góp ủng hộ người bị chất độc màu da cam
D. Cả ba ý trên
- GV tuyên dương 
- Hỏi: Qua bài học hôm nay, các con rút ra được điều gì?
- GV nhận xét
4.2. Dặn dò:
- Dặn dò:
+ Sưu tầm tranh ảnh, những câu chuyện về giúp đỡ người khuyết tật
+ Xem trước bài cho tiết sau: “Giúp đỡ người khuyết tật (tiết 2)”.
- Nhận xét tiết học
- Trả lời: Khi đến nhà người khác, ta phải cư xử lịch sự và tôn trọng người khác.
- HS nhận xét
- Trả lời: Thể hiện sự tự trọng và tôn trọng chủ nhà. Đồng thời thể hiện chúng ta có một nếp sống văn minh.
- Lắng nghe
- Trả lời: Em sẽ hỏi mượn. Nếu được chủ nhà cho phép mới lấy ra chơi và phải giữ gìn cẩn thận. Chơi xong đặt lại đúng vị trí cũ.
- Lắng nghe
- HS quan sát, đưa ra nhận xét của mình
- Lắng nghe
- Trả lời: Họ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống
- Lắng nghe
- HS ghi bài vào vở
- HS đọc tên bài
- Quan sát
- 1 HS đọc
- Thảo luận nhóm
- Trả lời
- Nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe
- Trả lời: vui vẻ, tươi cười
- Lắng nghe
- Trả lời
 - Nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe
- Trả lời
- Nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- 1 – 2 HS đọc
- 1 HS đọc
- Thảo luận nhóm đôi, điền phiếu. 1 HS lên bảng làm phiếu lớn
- Đọc bài làm trên bảng
- Nhận xét, bổ sung
- Quan sát
- Trả lời
- Lắng nghe, quan sát
- 1 HS đọc
- Lắng nghe
-1-2 HS đọc
- Trả lời: mua tăm cho người mù
- Giơ tay
- Lắng nghe
- Trả lời
- Trả lời: Con thấy vui vì mình đã làm được việc tốt
- Quan sát
- 1 HS đọc
- Dưới lớp giơ thẻ màu sau mỗi ý kiến
- Trả lời:
+ Vì không phải chỉ mỗi thương binh là người khuyết tật. Còn rất nhiều người khuyết tật khác cần giúp đỡ.
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Quan sát, lắng nghe
- Tham gia trò chơi theo sự hướng dẫn của GV
- Lắng nghe
- Trả lời
- Lắng nghe
- Lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dao_duc_2_giup_do_nguoi_khuyet_tat_tiet_1_truong_le.docx