Giáo án Chính tả tuần 31 - Trường Đoàn Thị Điểm

Giáo án Chính tả tuần 31 - Trường Đoàn Thị Điểm

TRƯỜNG THDL ĐOÀN THỊ ĐIỂM KẾ HOẠCH DẠY HỌC PHÂN MÔN CHÍNH TẢ

GV: Phan Thị Oanh Tiết 61 - Tuần 31

LỚP 2 Việt Nam có Bác

I. MỤC TIÊU:

 - Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài thơ lục bát Việt Nam có Bác.

 - Làm đúng các bài tập phân biệt r/d/gi, thanh hỏi/ thanh ngã.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Bảng phụ

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 4 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1928Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chính tả tuần 31 - Trường Đoàn Thị Điểm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THDL Đoàn thị Điểm
Kế hoạch dạy học phân môn Chính tả
GV: Phan Thị Oanh
Tiết 61 - Tuần 31
Lớp 2
Việt Nam có Bác 
I. Mục tiêu: 
 - Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài thơ lục bát Việt Nam có Bác. 
 - Làm đúng các bài tập phân biệt r/d/gi, thanh hỏi/ thanh ngã.
II. Đồ dùng dạy học : 
 - Bảng phụ
III. Hoạt động dạy học: 
Thời gian
Nội dung các hoạt động
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5'
2'
8'
10'
I. Kiểm tra bài cũ: 
kể chuyện, trò chuyện, đọc truyện, truyện kể.
II. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: - 
- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài thơ lục bát Việt Nam có Bác. 
 - Làm đúng các bài tập phân biệt r/d/gi, thanh hỏi/ thanh ngã.
2. Hướng dẫn HS nghe - viết. 
Việt Nam có Bác
 Bác là non nước trời mây,
Việt nam có Bác mỗi ngày đẹp hơn.
 Còn cao hơn đỉnh Trường Sơn,
Nghìn năm chung đúc tâm hồn ông cha.
 Điệu lục bát, khúc dân ca,
Việt nam là Bác, Bác là Việt nam.
Lê Anh Xuân
+ Bài thơ ca ngợi Bác là người tiêu biểu cho dân tộc Việt Nam.
+ Bác, Việt Nam, Trường Sơn.
+ non nước, lục bát,...
3. HS chép bài vào vở. 
*Kiểm tra đánh giá. 
 GV đọc các từ cần kiểm tra, 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào vở nháp. 
- GV nhận xét 
*Trực tiếp.
 GV nêu yêu cầu tiết học, ghi tên bài trên bảng. 
* Vấn đáp: 
- GV đọc toàn bài chính tả một lượt.
- 4 HS đọc lại. 
? Bài thơ nói lên điều gì?
- Học sinh tìm các tên riêng được viết trong bài
- HS phát hiện, GV ghi lên bảng 
- HS viết các từ khó vào bảng con, GV cho HS giơ bảng, kiểm tra, nhận xét. 
* Thực hành, đánh giá.
- GV đọc lại lần 2; HS nghe chuẩn bị viết bài.
- GV đọc lần 3 từng câu thơ cho HS nghe GV quan sát, nhắc nhở tư thế ngồi viết của HS. 
- GV đọc lại bài thơ, HS soát lỗi.
3'
5'
2'
4. GV chấm, chữa. 
HS tự chữa lỗi bằng bút chì.
5. Luyện tập: 
 Bài 1: Điền vào ô trống r/d/gi? Đặt dấu hỏi hay dấu ngã trên những chữ in đậm?
Thăm nhà Bác
Anh dắt em vào cõi Bác xưa
Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa
Có hồ nước lặng sôi tăm cá
Có bưởi cam thơm, mát bóng dừa.
Có rào râm bụt đỏ hoa quê
Như cổng nhà xưa Bác trở về
Có bốn mùa rau tươi tốt lá
Như những ngày cháo bẹ măng tre.
Nhà gác đơn sơ một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn
Giường mây chiếu cói, đơn chăn gối
Tủ nhỏ, vừa treo mấy áo sờn. 
 Tố Hữu
+ Bài thơ tả cảnh nhà Bác trong Phủ Chủ Tịch.
Bài 2: Điền tiếng thích hợp vào chỗ trống:
a) - rời hay dời?
 Tàu ...rời.. ga 
 Sơn Tinh ..dời.. từng dãy núi.
- Giữ hay dữ?
Hổ là loài thú ..dữ...
Bộ đội canh ..giữ.. biển trời.
b) - lã hoặc lả?
Con cò bay ..lả.. bay la.
Không uống nước ..lã......
- Vỏ hay võ ?
Anh trai em tập .. ..võ.. ...
.Vỏ.. cây sung xù xì.
6. Củng cố- Dặn dò: 
Khen HS có bài viết đẹp. 
- GV chấm 5 bài ngay tại lớp rồi nhận xét từng bài về ưu khuyết điểm. 
* Luyện tập. HS sử dụng vở bài tập Tiếng Việt.
- GV yêu cầu HS nêu yêu cầu bài. 
- GV chép sẵn bài 1 vào bảng phụ, 1 HS lên bảng chữa bài.
- HS dưới lớp làm trong vở BT Tiếng Việt.
- Nhận xét bài trên bảng, so sánh với bài làm của mình.
- Học sinh dọc đồng thanh bài thơ.
- Một số học sinh đọc cá nhân.
- Giáo viên yêu cầu HS nêu nội dung bài thơ.
- Cả lớp làm bài vào VBT.
- Hai học sinh lên bảng làm bài vào bảng phụ.
- Cả lớp chữa bài.
- GV nhận xét.
* GV nhận xét tiết học. 
GV yêu cầu HS về nhà luyện chữ 
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: 
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
Trường THDL Đoàn thị Điểm
Kế hoạch dạy học phân môn Chính tả
GV: Phan Thị Oanh
Tiết 62 - Tuần 31
Lớp 2
Cây và hoa bên lăng Bác
I. Mục tiêu: 
 - Nghe - viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài Cây và hoa bên lăng Bác
- Làm đúng các bài tập phân biệt có âm đầu, dấu thanh dễ viết sai.: r/d/gi, thanh hỏi/ thanh ngã.
II. Đồ dùng dạy học : 
 - Bảng phụ
III. Hoạt động dạy học: 
Thời gian
Nội dung các hoạt động
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5'
2'
8'
10'
I. Kiểm tra bài cũ: 
- dường như, giường chiếu, ra vào, gia đình, da thịt.
II. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: - 
- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài Cây và hoa bên lăng Bác
- Làm đúng các bài tập phân biệt có âm đầu, dấu thanh dễ viết sai.: r/d/gi, thanh hỏi/ thanh ngã.
2. Hướng dẫn HS nghe - viết. 
Cây và hoa bên lăng Bác
 Sau lăng, những cành đào Sơn La khoẻ khoắn vươn lên, reo vui với nhành sứ đỏ của đồng bằng nam Bộ. Trên bậc tam cấp, hoa dạ hương chưa đơm bông, nhưng hoa nhài trắng mịn, hoa mộc, hoa ngâu kết chùm đang toả hương ngào ngạt.
+ Đoạn văn tả vẻ đẹp của những loài hoa ở khắp miền đất nước được trồng sau lăng Bác.
+ Sơn La, Nam Bộ.
+ lăng: chú ý âm ch
+ khoẻ khoắn; chú ý vần oe và vần oăn. + vươn lên: chú ý vần ươn và âm n
+ ngào ngạt: chú ý vần ao.
3. HS chép bài vào vở. 
*Kiểm tra đánh giá. 
 2 HS lên bảng tự viết, HS dưới lớp viết vào vở nháp.
- GV nhận xét 
*Trực tiếp.
 GV nêu yêu cầu tiết học, ghi tên bài trên bảng. 
* Vấn đáp: 
- GV đọc toàn bài chính tả một lượt.
- 2 HS đọc lại. 
- Đoạn văn nói lên điều gì?
- Học sinh tìm các tên riêng được viết trong bài
- HS phát hiện, GV ghi lên bảng 
- HS viết các từ khó vào bảng con, 2 HS lên bảng viết và nêu điều cần chú ý khi viết các từ đó. GV cho HS giơ bảng, kiểm tra, nhận xét. 
* Thực hành, đánh giá.
- GV đọc lại lần 2; HS nghe chuẩn bị viết bài.
3'
5'
2'
4. GV chấm, chữa. 
HS tự chữa lỗi bằng bút chì.
5. Luyện tập: 
 Bài tập: Viết vào chỗ trống các từ:
a) Bắt đầu bằng r/ d/gi, có nghĩa như sau:
- Chất lỏng, dùng để thắp đèn, chạy máy: dầu.
- Cất, giữ kín, không cho ai thấy hoặc biết: giấu.
- ( Quả, lá) rơi xuống đất: rụng
+ rộn ràng, dịu dàng, gia giáo, ...
b) Có thanh hỏi hoặc thanh ngã, có nghĩa như sau:
- Cây nhỏ, thân mềm, làm thức ăn cho trâu, bò, ngựa: cỏ.
- Đập nhẹ vào vật cứng cho kêu: gõ
- Vật dùng để quét nhà: chổi
6. Củng cố- Dặn dò: 
Khen HS có bài viết đẹp. 
- GV đọc từng cụm từ cho HS nghe - viết. GV quan sát, nhắc nhở tư thế ngồi viết của HS.
- GV đọc lại đoạn văn, HS soát lỗi.
- GV chấm 5 bài ngay tại lớp rồi nhận xét từng bài về ưu khuyết điểm. 
* Luyện tập. HS sử dụng vở bài tập Tiếng Việt.
- GV yêu cầu HS nêu yêu cầu bài. 
- GV chép sẵn bài vào bảng phụ, 1 HS lên bảng chữa bài,.
- HS dưới lớp làm trong vở BT Tiếng Việt. Nhận xét bài trên bảng, so sánh với bài làm của mình.
- HS tìm thêm các từ khác có âm r/d/gi.
- Cả lớp làm bài vào VBT.
- Hai học sinh lên bảng làm bài vào bảng phụ.
- Cả lớp chữa bài.
- GV nhận xét.
* GV nhận xét tiết học. 
GV yêu cầu HS về nhà luyện chữ 
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: 
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docCT 31.doc