Lớp: 2 Tên bài dạy:
Tiết: 29 Tuần: 30 HAI ANH EM
I.Mục tiêu:
1. Chép lại chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài: Hai anh em
2. Luyện tập phân biệt: ai / ay ; s /x ât / âc
II.Đồ dùng dạy học
- VBT
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Môn: Chính tả Thứ ba ngày. tháng năm 2004 Lớp: 2 Tên bài dạy: Tiết: 29 Tuần: 30 Hai Anh em I.Mục tiêu: Chép lại chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài: Hai anh em Luyện tập phân biệt: ai / ay ; s /x ât / âc II.Đồ dùng dạy học VBT III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng Ghi chú 5’ 1’ 22’ 6’ 1’ A. Kiểm tra bài cũ: Viết từ sau: lấp lánh, nặng nề, nóng nảy, khiêm tốn , miệt mài, thắc mắc B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Trong giờ chính tả hôm nay, các con sẽ viết một đoạn trong bài: Hai anh em. Sau đó cùng làm các bài tập chính tả phân biệt ai /ay ; s /x; âc /ât. 2. Hướng dẫn tập chép 2. 1: Hướng dẫn HS chuẩn bị: a. Đọc nội dung đoạn chép. Đêm hôm ấy, người em nghĩ: ”Anh mình còn phải nuôi vợ con. Nếu phần lúa của mình cũng bằng phần của anh thì thật không công bằng.” Nghĩ vậy, người em ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của anh. b. Ghi nhớ nội dung đoạn chép: Đoạn văn này được trích trong bài tập đọc: Hai anh em Suy nghĩ của người em: Anh mình còn phải nuôi vợ con. Nếu phần lúa của mình cũng bằng phần của anh thì thật không công bằng. Suy nghĩ của người em được ghi trong dấu “”, sau dấu hai chấm. Đoạn chép có 4 câu. Chữ đầu câu phải viết hoa, cuối câu ghi dấu chấm. Chữ đầu tiên trong dấu ngoặc kép ghi chữ hoa. c. Hướng dẫn hs viết từ khó nuôi, nghĩ, ra đồng, lúa. 2. 2: HS chép bài vào vở. Gv theo dõi uốn nắn. 2. 3: Chấm, chữa bài 3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 2: Tìm hai từ có tiếng chứa vần ai, hai từ có tiếng chứa vần ay Vd: ai, chai, dẻo dai, đất đai, mái, trái, hái Máy bay, dạy, rau đay, hay, ngáy, chạy Bài 3: Tìm các từ: a) Chứa tiếng bắt đầu bằng s hay x: Chỉ thày thuốc: bác sỹ Chỉ tên một loài chim: sẻ, sáo, sáo sậu, sơn ca, sếu Trái nghĩa với đẹp: xấu b) Chứa tiếng có vần âc hay ât Trái nghĩa với còn: mất Chỉ động tác ra hiệu bằng đầu: gật Chỉ chỗ đặt chân để bước lên thềm nhà (hoặc cầu thang): bậc 4. Củng cố – dặn dò: - Về nhà tìm thêm từ theo yêu cầu bài 2, 3. * Phương pháp kiểm tra, đánh giá. Gv chia bảng lớp thành 2 cột. 2 hs viết lên bảng mỗi Hs 3 từ. Cả lớp viết vào giấy nháp. Gv nhận xét cho điểm . * Phương pháp giảng giải, luyện tập, thực hành Gv giới thiệu bài, nêu mục đích yêu cầu giờ học, ghi tên bài lên bảng. Hs chuẩn bị đồ dùng học tập. Gv đọc đoạn chép trên bảng. 2-3 Hs đọc lại đoạn chép trên bảng. Gv hỏi: + Đoạn chép này ở bài tập đọc nào? + Tìm những câu nói lên suy nghĩ của người em trong bài. + Suy nghĩ của người em được ghi với những dấu câu nào? Cuối mỗi câu có dấu gì? Chữ đầu câu viết như thế nào? Chữ đầu đoạn viết như thế nào? HS trả lời. Cả lớp cùng nhận xét. HS tập viết từ khó vào vở nháp. Gv đọc bài, hs soát lỗi . Hs tự chữa lỗi, gạch chân từ viết sai, viết lại từ đúng bằng bút chì ra lề vở. Gv chấm 5-7 bài, nhận xét về các mặt: Chép nội dung, chữ viết sạch, đẹp, xấu, bẩn; cách trình bày. 1 Hs đọc yêu cầu bài 2. Cả lớp làm bài, HS trong cùng bàn trao đổi vở cho nhau để chữa bài. Hs đọc lại các từ . Gv yêu cầu mỗi nhóm 2 học sinh tìm thêm 5 từ có vần ai, 5 từ có vần ay. Thi đua xem nhóm nào tìm đợc nhiều từ hơn. 1 hs nêu yêu cầu bài 3. Cả lớp làm bài. 2 hs hỏi đáp để chữa bài, cả lớp theo dõi và tự chữa vào vở. - Gv nhận xét giờ học. Khen ngợi Hs chép bài và làm bài luyện tập tốt. *Rút kinh nghiệm sau tiết dạy : .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Môn: Chính tả Thứ sáu ngày .. tháng năm 2004 Lớp: 2 Tên bài dạy: Tiết: 30 Tuần: 15 Bé hoa I.Mục tiêu: Nghe- viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài: Bé Hoa Luyện tập phân biệt: ai / ay ; s /x ât / âc II.Đồ dùng dạy học VBT III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng Ghi chú 5’ 1’ 22’ 6’ 1’ A. Kiểm tra bài cũ: Viết các từ: mái nhà, ngái ngủ, con nai, máy cày, chim sẻ, xẻ gỗ B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Trong giờ chính tả hôm nay, các con sẽ viết một đoạn trong bài: Bé Hoa. Sau đó cùng làm các bài tập chính tả phân biệt ai / ay ; s /x ât / âc. 2. Hướng dẫn tập chép 2. 1: Hướng dẫn HS chuẩn bị: a. Đọc nội dung đoạn chép. Bây giờ Hoa dã là chị rồi. Mẹ có thêm em Nụ. Em Nụ môi đỏ hồng, trông yêu lắm. Em đã lớn lên nhiều, em ngủ ít hơn trước. Có lúc, mắt em mở to tròn và đen láy. Em cứ nhìn Hoa mãi. Hoa yêu em và rất thích đưa võng ru em ngủ. b. Ghi nhớ nội dung đoạn chép: Đoạn văn này được trích trong bài tập đọc: Bé Hoa Em Nụ môi đỏ hồng, mắt to, tròn, đen láy. Hoa yêu em và rất thích đưa võng ru em ngủ. Đoạn chép có 7 câu. Chữ đầu câu phải viết hoa, cuối câu ghi dấu chấm. Chữ đầu đoạn ghi chữ hoa. c. Hướng dẫn hs viết từ khó - Hoa, Nụ, đen láy, ru. 2. 2: HS chép bài vào vở. Gv theo dõi uốn nắn. 2. 3: Chấm, chữa bài 3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 2: Tìm từ có tiếng chứa vần ai hoặc ay Chỉ sự di chuyển trên không: bay Chỉ nước tuôn thành dòng: chảy Trái nghĩa với đúng: sai Bài 3: Điền vào chỗ trống: s hay x ? sắp xếp, xếp hàng, sáng sủa, xôn xao. ất hay ấc ? Giấc ngủ, thật thà, chủ nhật, nhấc lên 4. Củng cố – dặn dò: - Về nhà tìm thêm từ theo yêu cầu bài 3 * Phương pháp kiểm tra, đánh giá. 2 hs viết lên bảng viết, mỗi học sinh 3 từ. Cả lớp viết vào giấy nháp. Gv nhận xét cho điểm . * Phương pháp giảng giải, luyện tập, thực hành Gv giới thiệu bài, nêu mục đích yêu cầu giờ học, ghi tên bài lên bảng. Hs chuẩn bị đồ dùng học tập. Gv đọc đoạn chép trong SGK. 2-3 Hs đọc lại. Gv hỏi: + Đoạn văn này ở bài tập đọc nào? + Em nụ đáng yêu như thế nào? + Hoa yêu em như thế nào? + Cuối mỗi câu có dấu gì? Chữ đầu câu viết như thế nào? Chữ đầu đoạn viết như thế nào? HS trả lời. Cả lớp cùng nhận xét. HS tập viết từ khó vào vở nháp. Gv đọc bài, hs soát lỗi . Hs tự chữa lỗi, gạch chấn từ viết sai, viết lại từ đúng bằng bút chì ra lề vở. Gv chấm 5-7 bài, nhận xét về các mặt: Chép nội dung, chữ viết sạch, đẹp, xấu, bẩn; cách trình bày. 1 Hs đọc yêu cầu bài 2. Cả lớp làm bài theo nhóm hai, HS trong cùng bàn trao đổi vở cho nhau để chữa bài. 2 hs hỏi đáp để chữa bài, cả lớp theo dõi và tự chữa vào vở. Hs đọc lại các từ . 1 hs nêu yêu cầu bài 3. Cả lớp làm bài. Các hs nối chữa bài, cả lớp theo dõi và tự chữa vào vở. Gv yêu cầu mỗi nhóm 2 học sinh tìm thêm 5 từ có s, 5 từ có vần x. - Gv nhận xét giờ học. Khen ngợi Hs chép bài và làm bài luyện tập tốt. *Rút kinh nghiệm sau tiết dạy : ..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: