CHÍNH TẢ
Tiết: ÔNG CHÁU.
I. Mục tiêu
- Nghe và viết lại chính xác bài thơ Ông cháu.
- Trình bày đúng hình thức thơ 5 chữ.
- Luyện viết dấu hai chấm, dấu ngoặc kép.
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt c/k, l/n, thanh hỏi/ thanh ngã.
- Rèn chữ, viết sạch, đẹp
II. Chuẩn bị
- GV: Bảng ghi nội dung bài tập 3. Bảng phụ, bút dạ.
- HS: Vở, bảng con.
CHÍNH TẢ Tiết: ÔNG CHÁU. I. Mục tiêu - Nghe và viết lại chính xác bài thơ Ông cháu. - Trình bày đúng hình thức thơ 5 chữ. - Luyện viết dấu hai chấm, dấu ngoặc kép. - Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt c/k, l/n, thanh hỏi/ thanh ngã. - Rèn chữ, viết sạch, đẹp II. Chuẩn bị - GV: Bảng ghi nội dung bài tập 3. Bảng phụ, bút dạ. - HS: Vở, bảng con. III. Các hoạt động Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động 2. Bài cũ Ngày lễ - Gọi 2 HS lên bảng viết các từ HS mắc lỗi, các từ luyện phân biệt, tên các ngày lễ lớn của giờ chính tả trước. - Nhận xét và cho điểm HS. 3. Bài mới Giới thiệu: - GV nêu mục tiêu của giờ học và ghi đề bài lên bảng. Phát triển các hoạt động v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả. Mục tiêu: Nghe và viết lại chính xác bài thơ Ông cháu Phương pháp: Trực quan, vấn đáp. ị ĐDDH: Bảng phụ: từ. a/ Giới thiệu đoạn thơ cần viết. - GV yêu cầu HS mở sách, GV đọc bài thơ lần 1. - Bài thơ có tên là gì? - Khi ông bà và cháu thi vật với nhau thì ai là người thắng cuộc? - Khi đó ông đã nói gì với cháu. - Giải thích từ xế chiều và rạng sáng. - Có đúng là ông thua cháu không? b/ Quan sát, nhận xét. - Bài thơ có mấy khổ thơ. - Mỗi câu thơ có mấy chữ? - Để cho đẹp, các em cần viết bài thơ vào giữa trang giấy, nghĩa là lùi vào khoảng 3 ô li so với lề vở. - Dấu hai chấm được đặt ở câu thơ nào? - Dấu ngoặc kép có ở các câu thơ nào? - Lời nói của ông bà và cháu đều được đặt trong ngoặc kép. c/ Viết chính tả. - GV đọc bài, mỗi câu thơ đọc 3 lần. d/ Soát lỗi. - GV đọc lại toàn bài, phân tích các chữ khó viết cho HS soát lỗi. e/ Chấm bài. - Thu và chấm 1 số bài. v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả. Mục tiêu: Làm đúng các bài tập chính tả. Phương pháp: Thực hành, trò chơi. ị ĐDDH: Bảng phụ, bút dạ. Bài 1: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu và câu mẫu. - Yêu cầu HS nối tiếp nhau tìm các chữ theo yêu cầu của bài. Khi HS nêu, GV ghi chữ các em tìm được lên bảng. - Cho cả lớp đọc các chữ vừa tìm được. Bài 2: - Gọi HS đọc đề bài sau đó cho các em tự làm bài. 1 HS làm trên bảng lớp. - Chữa bài trên bảng lớp. 4. Củng cố – Dặn dò - Tổng kết tiết học. - Dặn dò HS về nhà viết lại các lỗi sai, chú ý các trường hợp chính tả cần phân biệt. - Chuẩn bị: Bà cháu. - Hát - Viết bảng: Ngày Quốc tế, Phụ nữ, Ngày Quốc tế Lao động, Ngày Nhà Giáo Việt Nam , con cá, con kiến, lo sợ, ăn no, nghỉ học, lo nghĩ - 2 HS đọc lại. Cả lớp theo dõi. - Ông cháu. - Cháu luôn là người thắng cuộc. - Ông nói: Cháu khoẻ hơn ông nhiều. Ông nói là buổi trời chiều. Cháu là ngày rạng sáng. - HS nêu. - Không đúng, ông thua vì ông nhường cho cháu phấn khởi. - Có hai khổ thơ. - Mỗi câu có 5 chữ. - Đặt cuối các câu: Cháu vỗ tay hoan hô: Bế cháu, ông thủ thỉ: - Câu: “Ông thua cháu, ông nhỉ!” “Cháu khoẻ rạng sáng”. - Chép lại theo lời đọc của giáo viên. - Soát lỗi, ghi tổng số lỗi ra lề vở. Viết lại các lỗi sai bằng bút chì. - Đọc bài. - Mỗi HS chỉ cần nêu một chữ, càng nhiều HS được nói càng tốt. VD: càng, căng, cũng, củng, cảng, cá, co, con, cò, công, cống, cam, cảm, ke, kẻ, kẽ, ken, kèn, kén, kém, kiếm, kí, kiếng, kiểng, - Làm bài: a/ Lên non mới biết non cao. Nuôi con mới biết công lao mẹ thầy b/ dạy bảo – cơn bão, lặng lẽ – số lẻ, mạnh mẽ – sứt mẻ, áo vải – vương vãi.
Tài liệu đính kèm: