Giáo án các môn Lớp 3 - Tuần 5 - Năm học 2019-2020 - Trần Ngọc Tình

Giáo án các môn Lớp 3 - Tuần 5 - Năm học 2019-2020 - Trần Ngọc Tình

I. MỤC TIÊU:

- Chép và trình bày đúng bài "Mùa thu của em".

- Làm BT điền tiếng coa vần oam (BT2)

- làm đúng BT 3/a

II. ĐỒ DÙNG:

- Chép sẵn bài "Mùa thu của em".

- Bảng phụ.

 

docx 39 trang Người đăng Trịnh Hải An Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 252Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn Lớp 3 - Tuần 5 - Năm học 2019-2020 - Trần Ngọc Tình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 05 	 Thứ hai ngày 07 tháng 10 năm 2019
AN TOÀN GIAO THÔNG
AN TOÀN KHI ĐI TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN
GIAO THÔNG ĐƯỜNG THUỶ
I. MỤC TIÊU:
- Biết một số quy định về an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông đường thuỷ.
- Biết cách mặc áo phao, ngồi ngay ngắn, nghiêm túc khi đi tàu, thuyền, 
- Có ý thức chấp hành quy định an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông đường thuỷ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo viên: áo phao, Clip về Giao thông đường thuỷ
- Học sinh: Sách VHGT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Khởi động: 
- Xem clip về giao thông đường thuỷ.
1. Hoạt động 1: Hoạt động cơ bản
- Đọc truyện An toàn là trên hết
- Thảo luận 3 câu hỏi SGK
- GV nhận xét, chốt ý. 
- Giáo dục ứng xử đẹp.
- Giới thiệu áo phao, hướng dẫn cách mặc áo phao.
2. Hoạt động 2: Hoạt động thực hành
GV yêu cầu học sinh đọc yêu cầu, thực hành vào sách.
GV quan sát, nhận xét, chốt ý
3. Hoạt động 3: Hoạt động ứng dụng:
- Bài 1: GV yêu cầu học sinh đọc câu hỏi, trao đổi nhóm đôi; gọi vài nhóm trình bày trước lớp; nhận xét. Liên hệ giáo dục.
- Bài 2: GV yêu cầu học sinh đọc bài tập 2, kết hợp xem tranh. GV nhận xét, chốt ý rút ra ghi nhớ.
- Học sinh thực hiện bài tự đánh giá theo phiếu ở trang 39 (nếu còn thời gian) nếu không còn thời gian về nhà thực hiện.
- 2 HS đọc nối tiếp, cả lớp đọc thầm
- HS thảo luận nhóm 4
- Đại diện nhóm trình bày, NX
- HS đọc lại ghi nhớ
- HS quan sát và thực hành mặc áo phao.
- HS đọc, quan sát tranh và làm bài tập
- HS trình bày kết quả, nhận xét.
- HS đọc bài vè
- Đọc yêu cầu, thảo luận nhóm đôi, - trình bày, nhận xét.
- HS đọc nội dung bài 2, xem tranh, suy nghĩ, trình bày, nhận xét.
- HS đọc ghi nhớ và thực hiện
aRb
TUẦN 05	 Thứ hai ngày 07 tháng 10 năm 2019
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM
I. MỤC TIÊU:
A. TẬP ĐỌC:
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sữa lỗi; người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm (trả lời dược các câu hỏi trong SGK).
* GDMT: Giáo dục phải biết nhận lỗi và sửa lỗi
B. KỂ CHUYỆN:
Biết kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
GV: Tranh minh họa bài đọc và truyện kể SGK
 Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
TẬP ĐỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Goi 2 HS nối tiếp nhau đọc bài Ông ngoại và trả lời câu hỏi SGK.
- Nhận xét – tuyên dương
3. Bài mới:
a. Giới thiệu chủ điểm - Giới thiệu bài:
- Cho HS quan sát tranh chủ điếm SGK - tranh minh họa bài đọc
- Ghi đề bài lên bảng
b. Vào bài:
* Hoạt động 1: Luyện đọc
- GV đọc mẫu
- Cho HS đọc tiếp nối từng câu
+ Hướng dẫn đọc từ khó: thủ lĩnh, buồn bã, lỗ hổng
- Cho HS đọc tiếp nối từng đoạn
- Hướng dẫn đọc câu, đoạn ở bảng phụ
+ Lưu ý lại HS đọc đúng các câu mệnh lệnh, câu hỏi
- Giải nghĩa từ: thủ lĩnh, quả quyết, nứa tép.
- Cho HS đặt câu với các từ: thủ lĩnh, quả quyết
- Cho HS đọc từng đoạn trong nhóm
- Cho HS đọc tiếp nối theo nhóm
* Cho HS đọc truyện theo vai: Người dẫn chuyện, nhân vật
+ Uốn nắn cách đọc cho HS
+ Cho từng nhóm thi đọc truyện theo vai 
+ Cho HS bình chọn cá nhân, nhóm đọc hay nhất
- GV nhận xét – Tuyên dương
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- Cho 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm đoạn 1 và cho biết các bạn nhỏ trong truyện chơi trò chơi gì? Ở đâu?
- Cho lớp đọc thầm đoạn 2, trả lời:
+ Vì sao chú lính nhỏ quyết định chui qua lỗ hổng dưới chân rào?
+ Việc leo rào của các bạn khác đã gây hậu quả gì?
* BVMT: GDHS có ý thức gìn giữ và bảo vệ môi trường, tránh những việc làm gây tác hại đến cảnh vật chung quanh.
- Cho 1 HS đọc đoạn 3, trả lời:
+ Thầy giáo chờ mong điều gì ở HS trong lớp?
+ Vì sao chú lính nhỏ “run lên” khi nghe thầy giáo hỏi?
- Cho lớp đọc thầm đoạn 4, trả lời:
+ Phản ứng của chú lính như thế nào khi nghe lệnh “về thôi” của viên tướng?
+ Thái độ của các bẩn sao trước hành động của chú lính nhỏ?
+ Ai là người lính dũng cảm trong truyện này? Vì sao? 
- Hỏi: Qua câu chuyện cho ta biết được điều gì?
- GV nhận xét, bổ sung nội dung và ý nghĩa câu chuyện
- Liên hệ giáo dục: Vậy em đã làm gì khi mắc lỗi?
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi
- Quan sát tranh và lắng nghe lời giới thiệu
- Theo dõi bài SGK
- Đọc tiếp nối từng câu
- Luyện đọc từ khó
- Tiếp nối đọc từng đoạn
- Luyện đoc ở bảng phụ câu đoạn
- HS Y-TB đọc
- HSKG đặt câu
- Đọc trong nhóm
- Các nhóm đọc tiếp nối toàn bài
* Luyện đọc theo vai
- Đọc phân vai theo nhóm
+ Nêu ý kiến nhận xét
- Cả lớp theo dõi đọc thầm, trả lời câu hỏi
- Lớp đọc thầm đoạn 2, trả lời câu hỏi
* HS lắng nghe
- 1 HS đọc-lớp đọc thầm, trả lời câu hỏi
- Lớp đọc thầm đoạn 4, trả lời câu hỏi
- Trả lời câu hỏi
- Nêu cảm nghĩ
- Lắng nghe
KỂ CHUYỆN
a. Hoạt động 1: Nêu nhiệm vụ
b. Hoạt động 2: Tổ chức cho HS kể chuyện theo tranh
- Cho HS quan sát tranh minh họa trong SGK
- Mời 4 HS tiếp nối nhau kể 4 đoạn của câu chuyện
+ Cho HS nhận xét, bổ sung
- Mời 4 HS tiếp theo kể lại 4 đoạn của câu chuyện
+ Cho HS nhận xét, bổ sung
- Cho vài HS kể lại toàn bộ câu chuyện
- GV nhận xét – Tuyên dương
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà kể lại truyện cho người thân nghe, Xem trước bài: Cuộc họp của chữ viết.
- Trả lời
- Lắng nghe
- Quan sát tranh – Kể theo nhóm
- 4 HSKG kể tiếp nối 4 đoạn
- Nêu ý kiến nhận xét
- 4 HSTB-Y tiếp theo kể lại câu chuyện
- Vài HSKG kể lại toàn bộ câu chuyện
- Lắng nghe
- HS lắng nghe thực hiện.
aRb
TUẦN 05	 Thứ hai ngày 07 tháng 10 năm 2019
TOÁN
NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (CÓ NHỚ)
I. MỤC TIÊU:
- Biết làm tính nhân số có hai chữ số với số có 1 chữ số (có nhớ)
- Vận dụng giải toán có một phép nhân
* Bài 1(cột 1, 2, 4), bài 2, bài 3
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
Bảng phụ
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng đặt tính rồi tính:
+ 32 x 3;
+ 42 x 2;
+ 13 x 3
+ Kết hợp cho lớp làm bảng con
- Nhận xét, tuyên dương
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Ghi đề bài lên bảng
b. Vào bài:
* Hoạt động 1: Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số
- GV nêu và viết phép nhân lên bảng: 	26 O 3 = ?
- Gọi HS lên bảng đặt tính (viết phép nhân theo cột dọc)
- Hướng dẫn HS tính (nhân từ phải sang trái): 3 nhân 6 bằng 18, viết 8 (thẳng cột với 6 và 3), nhớ 1 ; 3 nhân 2 bằng 6, thêm 1 bằng 7, viết 7 (bên trái 8). Vậy (nêu và viết): 26 O 3 = 78
* Làm tương tự với phép nhân 54 x 6 = ?
* Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1 (cột 1, 2, 4):
- Gọi HS nêu yêu cầu BT
+ Tổ chức trò chơi: Thi làm toán tiếp sức
+ Nhận xét – khen ngợi
Bài 2: 
- Gọi HS nêu yêu cầu BT
Hỏi: Bài toán cho biết gì?
 Bài toán hỏi gì?
+ Cho HS giải bài tập 2 vào vở, kết hợp cho 1 HS lên bảng làm
+ Chấm vở vài em, nhận xét
Bài 3: 
- Gọi HS nêu yêu cầu BT
+ Cho HS làm bảng con
+ Nhận xét, sửa sai
Bài4: Dành HSG 
Gọi hs giỏi lên tính cả lớp nhận xét
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Xem trước bài Luyện tập.
- 3 HS lên bảng làm
- Lớp làm bảng con
- Lắng nghe
	 26 
	O 3
	 78
- Lưu ý HS viết 3 thẳng cột với 6, dấu nhân ở giữa 2 dòng có 26 và 3.
- Cho vài HS nêu lại cách nhân (như trên).
- Học sinh làm tương tự với phép nhân: 54 O 6 = ?
- HS nhận xét
- Nêu yêu cầu bài tập
- Tham gia trò chơi
- 1 HS nêu yêu cầu BT
- Trả lời câu hỏi
+ 1 HS làm bảng, lớp làm vở
+ Nộp vở
- 1 HS nêu yêu cầu BT
- Làm bảng con
- Theo dõi
 - HSG thi làm tính 
 - Nhận xét sửa bài 
- Lắng nghe
aRb
TUẦN 05	 Thứ hai ngày 07 tháng 10 năm 2019
ĐẠO ĐỨC
TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU :
- Kể được một số việc mà HS lớp 3 có tểh tự làm lấy.
- Nêu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình.
- Biết tự làm lấy những việc của mình ở nhà, ở trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh họa tình huống.
- Phiếu thảo luận, một số đồ vật cần cho trò chơi đóng vai.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: "Giữ lời hứa"
- Gọi HS nêu nội dung bài.
- GV nhận xét, thuyên dương.
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Xử lý tình huống.
+ Gặp bài toán khó, Đạt loay hoay mãi mà vẫn chưa giải được. Thấy vậy, An đưa bài đã giải sẵn cho bạn chép.
+ Nếu là Đạt em sẽ làm gì? Vì sao?
- GV kết luận: Trong cuộc sống, ai cũng có công việc của mình và mỗi người cần phải tự làm lấy việc của mình.
* Hoạt động 2: Thảo luận.
- GV phát phiếu học tập.
- Điền những từ: tiến bộ, bản thân, cố gắng, làm phiền, dựa dẫm vào chỗ trống.
- GV kết luận.
* Hoạt động 3: Xử lý tình huống.
- GV nêu tình huống cho HS xử lý.
* Hướng dẫn thực hành:
+ Tự làm lấy những công việc hàng ngày của mình ở trường, ở nhà.
+ Sưu tầm những mẫu chuyện, tấm gương ... về việc tự làm lấy công việc của mình.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Dặn xem lại bài ở nhà 
- Nhận xét tiết học 
- HS nêu phần ghi nhớ của bài.
+ Giữ lời hứa là thực hiện đúng điều mình đã nói, đã hứa hẹn.
- HS lắng nghe.
- Một số HS nêu cách giải quyết của mình.
- HS thảo luận, phân tích và lựa chọn cách ứng xử đúng.
- HS làm bài tập 2, vở bài tập.
- HS nhắc lại:
* Tự làm lấy việc của mình là cố gắng làm lấy công việc của bản thân mà không dựa dẫm vào người khác. 
- Bài tập 3, vở bài tập
- HS lắng nghe.
aRb
TUẦN 05	 Thứ hai ngày 07 tháng 10 năm 2019
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
CHỦ ĐỀ 1: TỰ NHẬN THỨC VỀ BẢN THÂN
* Ý kiến của em
I. MỤC TIÊU:
- HS tự nhìn nhận, tự đánh giá về bản thân mình.
- Các em cần tự nhận thức được họ tên mình, sở thích, thói quen, năng lực, điểm mạnh, điểm yếu, nhu cầu, mong muốn về bản thân.
- HS biết ưu nhược điểm của mình để có hướng khắc phục và sửa chữa.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Sách BT rèn luyện kĩ năng sống.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Chia sẻ nội dung thông tin bản thân.
- Yêu cầu từng HS trong lớp đứng lên chia sẻ thông tin về bản thân mình cho các bản khác cùng nghe.
- GV khen những HS mạnh dạn, tự tin.
Hoạt động 2: Ý kiến của em
- Cho Hs làm cá nhân vào vở.
- Gọi một số học sinh trình bày 
* Tổng kết bài
- Gv đưa ra lời khuyên phù hợp với nội dun ... trong các phần bằng nhau của một số.
- Vận dụng để giải các bài toán có lời văn.
I. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- 12 cái kẹo, 12 que tính 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đọc bảng chia 6
- GV nhận xét
3. Bài mới
3.1.Giới thiệu bài:
- Để giúp các em biết cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số và áp dụng vào giải các bài toán có lời văn, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài: “Tìm một trong các phần bằng nhau của một số”
- GV gọi HS nhắc lại tựa bài.
3.2.Hướng dẫn tìm một trong các phần bằng nhau của một số:
- GV nêu bài toán: Chị có 12 cái kẹo, chị cho em số kẹo đó. Hỏi chị cho em mấy cái kẹo?
- GV hướng dẫn: 
- Chị có tất cả bao nhiêu cái kẹo?
- Muốn lấy được của 12 cái kẹo ta làm thế nào?
- 12 cái kẹo chia thành 3 phần bằng nhau thì mỗi phần được mấy cái?
- Em làm thế nào để tìm được 4 cái kẹo
- 4 cái kẹo chính là của 12 cái kẹo.
- Muốn tìm của 12 cái kẹo ta làm thế nào?
- GV gọi HS lên bảng trình bày bài giải
- GV nhận xét
3.3.Thực hành
Bài 1. Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- GV hướng dẫn HS làm bài, cho HS làm vào vở
- GV nhận xét
GV KL: Muốn tìm một phần mấy của một số ta lấy số đó chia cho số phần.
Bài 2. 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- GV hướng dẫn HS phân tích, tóm tắt bài toán
+ Cửa hàng có tất cả bao nhiêu mét vải?
+ Đã bán được bao nhiêu phần số vải đó?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn biết của hàng đó đã bán bao nhiêu mét vải ta làm thế nào?
- Cho HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng sửa bài
- GV nhận xét 
4. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Giao bài về nhà cho HS
- HS hát
- HS đọc
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS nhắc tựa bài
- HS nhắc lại đề toán
- Chị có tất cả 12 cái kẹo.
- Muốn lấy được của 12 cái kẹo ta chia 12 cái kẹo thành 3 phần bằng nhau sau đó lấy một phần.
 - Mỗi phần được 4 cái kẹo.
- Thực hiện phép chia: 12:4=3
- Ta lấy 12 chia 3. Kết quả phép chia này chính là của 12 cái kẹo
- HS lên bảng:
Bài giải 
Chị có số kẹo là:
12 : 3 = 4 (cái kẹo) 
 Đáp số: 4 cái kẹo
- HS nhận xét
- HS đọc
- HS theo dõi, làm bài 
a, của 8 kg là 4 kg
b, của 24 l là 6 l
c, của 35 m là 7 m
d, của 54 phút là 9 phút 
- HS nhận xét
- HS nhắc lại
- HS đọc
- HS nêu: 
+ 40m
+ số vải đó
+ Cửa hàng đó đã bán được mấy mét vải xanh
+ Ta tìm của 40 m vải
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng sửa bài
Bài giải
Cửa hàng đã bán được số vải xanh là:
40 : 5 = 8 (m)
Đáp số: 8 m 
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
aRb
TUẦN 05	 Thứ sáu ngày 11 tháng 10 năm 2019
TẬP LÀM VĂN
TẬP TỔ CHỨC CUỘC HỌP
I. MỤC TIÊU:
- HS biết tổ chức cuộc họp, xác định rõ nội dung cuộc họp.
- Tổ chức cuộc họp đúng trình tự đã học.
- GDKNS:
+ HS có kĩ năng giao tiếp: Lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ.
+ Kĩ năng làm chủ bản thân: đảm nhận trách nhiệm.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: 
- GV mời HS đọc lại đoạn văn giới thiệu về gia đình em cho người bạn mới.
2. Bài mới: GV giới thiệu bài 
* HĐ1: tổ chức cuộc họp.
- Hỏi: Để tổ chức cuộc họp các em cần chú ý những gì
- Hỏi: Nêu trình tự tổ chức cuộc họp.
(Nêu mục đích cuộc họp; nêu tình hình của lớp; nêu nguyên nhân dẫn đến tình hình đó; nêu cách giải quyết; giao việc cho mọi người).
* HĐ2: Từng tổ làm việc.
- Chia lớp thành 3 tổ, mỗi tổ nhóm lại một góc lớp. Tổ trưởng điều khiển tổ mình bàn bạc để xây dựng nội dung cuộc họp
- GV theo dõi, hướng dẫn thêm.
* HĐ3: Các tổ thi tổ chức cuộc họp trước lớp.
- GV cùng cả lớp theo dõi bình chọn tổ có kết quả tốt nhất
- Cụ thể; Tổ trưởng điều khiển cuộc họp đàng hoàng, tự tin.
- Các thành viên phát biểu ý kiến tốt nhất.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét, biểu dương những tổ làm tốt.
- 3 HS đọc lại đoạn văn giới thiệu về gia đình em cho người bạn mới.
 - HS lắng nghe nhắc lại.
- HS đọc nội dung, yêu cầu cuộc họp
- Cả lớp đọc thầm bài “Cuộc họp chữ viết” trả lời các câu hỏi:
- Từng tổ làm việc.
- Mỗi tổ nhóm lại một góc lớp. Tổ trưởng điều khiển tổ mình bàn bạc để xây dựng nội dung cuộc họp
- Các tổ thi tổ chức cuộc họp trước lớp.
- Các thành viên phát biểu ý kiến tốt nhất.
- Một số HS nhắc lại trình tự các bước tổ chức cuộc họp.
- HS lắng nghe
aRb
TUẦN 05	 Thứ sáu ngày 11 tháng 10 năm 2019
ÔN LUYỆN TIẾNG VIỆT
 CẬU BÉ THÔNG MINH
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về đọc để hiểu nội dung bài.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và đọc hiểu cho học sinh.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động khởi động
- Ổn định tổ chức
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
- Phát phiếu bài tập.
2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng 
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên đưa bảng phụ có viết sẵn đoạn cần luyện đọc: 
a) “Ngày xưa, / có một ông vua muốn tìm người tài ra giúp nước. // Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ / nộp một con gà trống biết đẻ trứng, / nếu không có / thì cả làng phải chịu tội.//
Được lệnh vua, / cả vùng lo sợ. // Chỉ có một cậu bé / bình tĩnh thưa với cha : //
- Cha đưa con lên kinh đô gặp Đức Vua, / con sẽ lo được việc này. //
Người cha lấy làm lạ, / nói với làng. // Làng không biết làm thế nào, / đành cấp tiền cho hai cha con lên đường. //”
- Yêu cầu học sinh nêu lại cách đọc diễn cảm đoạn viết trên bảng.
- Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng gạch dưới (gạch chéo) những từ ngữ để nhấn (ngắt) giọng.
- Tổ chức cho học sinh luyện đọc theo nhóm đôi rồi thi đua đọc trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
b. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu (15 phút)
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh lập nhóm 4, thực hiện trên phiếu bài tập của nhóm.
- Gọi 1 em đọc nội dung bài tập trên phiếu.
Bài 1. Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng nhất nói lên nội dung câu chuyện :
A. Ca ngợi sức khoẻ của cậu bé.
B. Ca ngợi sự thông minh của cậu bé.
C. Ca ngợi sự dũng cảm của cậu bé
- Yêu cầu các nhóm thực hiện và trình bày kết quả.
- Nhận xét, sửa bài.
Bài 1. B.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn đọc.
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài.
- Hát
- Lắng nghe.
- Nhận phiếu.
- Quan sát, đọc thầm đoạn viết.
b) “Hôm sau, / nhà vua cho người đem đến một con chim sẻ nhỏ, / bảo cậu bé làm ba mâm cỗ. // Cậu bé đưa cho sứ giả một chiếc kim khâu, / nói : //
- Xin ông về tâu Đức Vua / rèn cho tôi chiếc kim này / thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim. //
Vua biết là đã tìm được người giỏi, / bèn trọng thưởng cho cậu bé // và gửi cậu vào trường học để luyện thành tài. //”
- Nêu lại cách đọc diễn cảm.
- 2 em xung phong lên bảng, mỗi em 1 đoạn, lớp nhận xét.
- Học sinh luyện đọc nhóm đôi (cùng trình độ). Đại diện lên đọc thi đua trước lớp.
- Lớp nhận xét.
- 1 em đọc to, cả lớp đọc thầm.
Bài 2. Nhà vua đã cho người mang đến cho cậu bé con gì?
A. Con chim.
B. Con gà.
C. Con heo.
- Các nhóm thực hiện, trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét, sửa bài.
Bài 2. A.
- Học sinh phát biểu.
aRb
TUẦN 05	 Thứ sáu ngày 11 tháng 10 năm 2019
TẬP VIẾT
ÔN CHỮ HOA C (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
- Biết đúng chữ hoa C (1 dòng Ch), V, A (1 dòng); viết đúng tên riêng Chu Văn An (1 dòng) và câu ứng dụng: Chim khôn dễ nghe (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
- Củng cố cách viết chữ viết hoa C (Ch) thông qua BT ứng. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HOC:
- Mẫu chữ viết hoa Ch.
- Tên riêng Chu Văn An và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi HS lên bảng viết từ: Cửu Long, Công cha, Nghĩa mẹ.
- GV nhận xét
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài.
- Hôm nay chúng ta sẽ ôn lại cách viết chữ viết hoa C và một số chữ hoa khác có trong từ và câu ứng dụng, qua bài: “Ôn chữ hoa C (tiếp theo)”
- GV gọi HS nhắc tựa bài
3.2. Hướng dẫn viết chữ hoa.
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có các chữ hoa nào?
- Treo bảng các chữ.
- Giáo viên viết mẫu cho học sinh quan sát và kết hợp nhắc quy trình.
- Cho HS tập viết bảng con
- Nhận xét, uốn nắn HS, nhắc lại quy trình viết.
3.3. Hướng dẫn viết từ ứng dụng.
- Giới thiệu từ ứng dụng
- GV giới thiệu: Chu Văn An là nhà giáo nổi tiếng đời Trần, ông được coi là ông tổ của nghề dạy học. Ông có nhiều trò giỏi, nhiều người sau này trở thành nhân tài của đất nước.
 - Từ ứng dụng gồm mấy chữ, là những chữ nào?
- Trong từ ứng dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào?
- Khoảng cách giữa các con chữ như thế nào?
- Cho HS viết từ ứng dụng vào bảng con
3.4. Hướng dẫn viết từ ứng dụng.
- Gọi HS đọc câu ứng dụng
- Câu tục ngữ khuyên chúng ta phải biết nói năng dịu dàng, lịch sự.
- Cho HS nhận xét câu ứng dụng:
+ Những chữ có độ cao 2,5 ô li ?
+ Chữ nào có độ cao 2 ô li?
+ Chữ nào có độ cao 1,5 ô li?
+ Những chữ còn lại cao bao nhiêu ô li?
+ Khoảng cách giữa các chữ là bao nhiêu?
- GV viết mẫu chữ “Chim”
- Cho HS tập viết
- GV theo dõi, sửa sai cho HS
* Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết.
- GV uốn nắn tư thế ngồi và nhắc nhở HS trong khi viết.
* Chấm chữa bài:
- GV chấm bài 5 - 7 bài nhận xét
4. Củng cố, dặn dò 
- Hệ thống bài. Nhận xét giờ. 
- Giao bài về nhà cho HS.
- HS hát
- 3 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con
- HS lắng nghe
- HS nhắc tựa bài
- C, V, A, N
- Học sinh theo dõi, quan sát.
- HS viết trên bảng con (2 lần )
- HS đọc câu từ ứng dụng: Chu Văn An
- HS lắng nghe
- Gồm 3 chữ: Chu, Văn, An
- Chữ hoa C, V, A và chữ h cao 2 ô li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 ô li
- Bằng khoảng cách viết 1 con chữ O
- HS viết bảng con
- HS đọc
- HS lắng nghe
- HS quan sát nhận xét:
+ Các chữ cái: C, g, h, k, N
+ Chữ d
+ Chữ t
+ Những chữ còn lại cao 1 ô li
+ Bằng khoảng cách viết chữ cái o
- HS quan sát
- HS viết vào bảng con : Chim, Người
- HS bài vào vở Tập viết viết theo yêu cầu của GV.
- HS lắng nghe
- HS nhắc lại nội dung của câu ứng dụng
- Luyện viết bài ở nhà.
aRb

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cac_mon_lop_3_tuan_5_nam_hoc_2019_2020_tran_ngoc_tin.docx