I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức, kĩ năng:
- Tìm được từ chỉ đặc điểm trong đoạn thơ. Nhận biết được câu khiến ( nêu được dấu hiệu nhận biết); đặt được câu khiến trong cá tình huống khác nhau.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu quê hương, đất nước qua bài thơ.
- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý bà và những người thân qua bài thơ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
PHÒNG GD & ĐT HUYỆN CHƯ PƯH LỊCH BÁO GIẢNG LỚP 3A1- TUẦN 10 TRƯỜNG TH NGUYỄN THỊ MINH KHAI Năm học: 2022 – 2023 Thứ/ Ngày Thời gian Môn Tiết PPCT Tên bài dạy Ghi chú Buổi Tiết Thứ hai 7/11 Sáng 1 HĐTN 28 SHDC: Triển lãm tranh chủ đề “ Tình bạn” 2 Toán 46 Nhân số có 2 chữ số với số có một chữ số (tiết 1) 3 Tiếng Việt 64 Đọc: Ngưỡng cửa 4 Tiếng Việt 65 Nói và nghe: Kể chuyện Sự tích nhà sàn Thứ ba 8/11 Sáng 1 Toán 47 Nhân số có 2 chữ số với số có một chữ số (tiết 2) 2 Tiếng Việt 66 Viết: Nghe – viết: Đồ đạc trong nhà 3 Anh văn GV bộ môn dạy 4 Anh văn GV bộ môn dạy Chiều 1 Mĩ Thuật 10 "Một số vật liệu sử dụng trong thực hành, 2 Đạo đức 10 Thực hành giữa học kì I 3 TNXH 19 Hoạt động sản xuất nông nghiệp (tiết 1) Thứ tư /11 Sáng 1 Tiếng Việt 67 Đọc: Món quà đặc biệt 2 Tiếng Việt 68 Viết: Ôn chữ hoa G, H 3 Anh văn GV bộ môn dạy 4 Anh văn GV bộ môn dạy Chiều 1 GDTC GV bộ môn dạy 2 GDTC GV bộ môn dạy Thứ năm 10/11 Sáng 1 Toán 49 Gấp một số lên một số lần (tiết 1) 2 Tiếng Việt 69 Luyện tập: Từ chỉ đặc điểm. Câu kiến 3 Tin học GV bộ môn dạy 4 Tin học GV bộ môn dạy 1 Toán 49 Gấp một số lên một số lần (tiết 2) Chiều 2 Âm nhạc 10 "Ôn bài hát: Vui đến trường 3 HĐTN 29 HĐGD theo chủ đề: Bảo vệ tình bạn Thứ sáu 11/11 Sáng 1 Toán 50 Phép chia hết, phép chia có dư (tiết 1) 2 Tiếng Việt 70 "Luyện tập: Viết đoạn văn tả một đồ vật 3 TNXH 20 Hoạt động sản xuất nông nghiệp (tiết 2) 4 HĐTN 30 "Sinh hoạt lớp: Sinh hoạt theo chủ đề: KHỐI TRƯỞNG GVCN Nguyễn Thị Xuân Lai Võ Thị Minh Thanh TUẦN10 Thứ hai ngày 7 tháng 11 năm 2022 TOÁN(TIẾT 46) CHỦ ĐỀ 4: PHÉP NHÂN, PHÉP CHIA TRONG PHẠM VI 100 Bài 23: NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (T1) Trang 67 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Thực hiện được phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ). - Thực hiện được nhân nhẩm trong những trường hợp đơn giàn. - Vận dụng giải các bài toán thực tế liên quan đến phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số. 2. Năng lực. - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy và lập luận toán học. - Năng lực giao tiếp toán học thông qua hoạt động khám phá kiến thức mới và hoạt động giải quyết các bài toán. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ rật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - Bộ đồ dùng Toán 3 - 3 hộp bút màu. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. + Câu 1: Đường kính có độ dài gấp mấy lần bán kính? + Câu 2: Khối gì có tất cả các mặt đều vuông? - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới - HS tham gia trò chơi + Trả lời: Đường kính có độ dài gấp 2 lần bán kính + Trả lời: Khối có tất cả các mặt đều vuông là khối lập phương - HS lắng nghe. 2. Khám phá: - GV nêu bài toán trong SGK: Mỗi hộp có 12 chiếc bút màu. Hỏi 3 hộp có bao nhiêu chiếc bút màu?. - Thay vì phải cộng nhiều số giống nhau ta có thể thực hiện bằng phép tính gì?. - GV viết phép nhân 12 x 3 và hướng dẫn HS đặt tính và tính như SGK 12 * 3 nhân 2 bằng 6, viết 6 3 * 3 nhân 1 bằng 3, viết 3 36 12 x 3 = 36 - GV chốt kết quả phép tính và cách nhân số có hai chữ số với số có môt chữ số: 12 x 3 = 36 . - 1 HS nêu phép tính: 12 + 12 + 12 = 36. - HS trả lời: Phép nhân: 12 x 3 : . 3. Hoạt động. Bài 1. (Làm việc cá nhân) Tính. - GV yêu cầu HS thực hiện phép tính (theo mẫu đã học). - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 2: (Làm việc nhóm 2) Tính nhẩm? - GV hướng dẫn HS thực hiện theo mẫu: Mẫu: 20 x 3 = ? Nhẩm: 2 chục x 3 = 6 chục 20 x 3 = 60 - GV chia nhóm 2, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm. - Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau. - GV Nhận xét, tuyên dương. Bài 3: (Làm việc cá nhân) Giải toán lời văn? - GV đọc đề bài - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Vậy để uống được nước ở cả 3 bình thì con quạ phải thả tất cả bao nhiêu viên sỏi? Em làm bằng phép tính nào? - GV nhận xét, tuyên dương. - HS làm bảng con. - HS giơ bảng nêu cách thực hiện: - HS theo dõi - HS làm việc theo nhóm. 10 x 8 = 80 30 x 3 = 90 20 x 4 = 80 40 x 2 = 80. - HS đọc đề bài - HS nêu 1 bình: cần thả 21 viên sỏi 3 bình: ..... viên sỏi - HS trả lời: Phép nhân: 21 x 3 - HS làm vào vở. 4. Vận dụng. - GV tổ chức cho HS thi giải nhanh tính đúng bài toán sau: + Tính nhanh: 20 + 20 + 20 + 20 + 20=? - Nhận xét, tuyên dương - HS thi đua tính nhanh, tính đúng bài toán. - HS trình bày. - Cả lớp nhận xét. 5. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... TIẾNG VIỆT (TIẾT 64,65) CHỦ ĐIỂM: MÁI NHÀ YÊU THƯƠNG Bài 17: NGƯỠNG CỬA (T1+2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức, kĩ năng. - Học sinh đọc đúng và rõ ràng bài thơ Ngưỡng cửa; biết nghỉ ngơi ở chỗ ngắt nhịp thơ và giữa cá dòng thơ; bước đầu biết thể hiện cảm xúc của bạn nhỏ (nhân vật xưng “tôi” trong bài thơ ) qua giọng đọc. - Dựa vào từ ngữ, hình ảnh thơ và tranh minh họa, nhận biết những kỉ niệm của bạn nhỏ gắn bó với ngưởng cửa, với những người thân yêu từ thuở ấu thơ đến lúc khôn lớn. - Nghe hiểu nội dung câu chuyện Sự tích nhà sàn, kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh ( không bắt buộc kể đúng nguyên văn câu chuyện trong bài đọc). - Hình thành và phát triển tình cảm yêu quý ngôi nhà của mình, những đồ vật thân quen trong ngôi nhà và những người thân trong gia đình. Biết chia sẻ với người thân về nội dung câu chuyện hoặc đọc cho người thân nghe bài thơ nói về mái ấm gia đình. - Phát triển năng lực ngôn ngữ. 2. Năng lực. - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài tập đọc. - Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý bạn bè qua câu chuyện về những trải nghiệm mùa hè. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động. GV giới thiệu chủ điểm 3 : Mái nhà yêu thương. HS nói nội dung tranh chủ điểm và ý nghĩa của tranh. GV giới thiệu bài học. - GV chiếu tranh khởi động tổ chức trò chơi để khởi động bài học. + Em cảm thấy thế nào nếu phải xa ngôi nhà của mình nhiều ngày? - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới - HS tham gia trò chơi + HS trả lời câu hỏi. + HS lắng nghe. 2. Khám phá. 2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản. - GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm. Đặc biệt là 2 khổ thơ cuối. - GV HD đọc: Đọc diễn cảm các câu thơ. Đọc đúng các tiếng dễ phát âm sai: nơi, đến , lớp, đèn, khuyaNghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ hoặc ngắt nhịp thơ: Nơi ấy/ đã đưa tôi Buổi đầu tiên/ đến lớp Nay/con đường xa tắp - Gọi 4 HS đọc nối tiếp 4 khổ. - GV gọi HS đọc nối tiếp theo khổ thơ. - GV nhận xét các nhóm. 2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. - GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. - Câu 1: “Nơi ấy” trong bài thơ chỉ cái gì? - Câu 2: “ Nơi ấy” đã chứng kiến những điều gì trong cuộc sống của bạn nhỏ ? + HS trao đổi trước lớp. + GV và HS nhận xét, góp ý. - Câu 3: Theo em hình ảnh”con đường xa tắp” muốn nói đến điều gì? Chọn câu trả lời hoặc nêu ý kiến khác của em. + HS trao đổi trước lớp. + GV và HS nhận xét, góp ý. + GV diễn giải thêm ý của khổ thơ thứ 3: Ngưỡng cửa là điểm kết nối từ trong nah2 ra cuộc sống bên ngoài. Ngưỡng cửa chứng kiến sự trưởng thành của bạn nhỏ theo năm tháng. Từ ngưỡng cửa bạn nhỏ khôn lớn và trưởng thành hơn trong cuộc sống. - Câu 4: Ngưỡng cửa đã nhắc bạn nhỏ nhớ tới những ai, giúp bạn nhỏ cảm nhận điều gì về những người đó? - GV và HS nhận xét, tuyên dương. - GV khen ngợi HS. 2.3. Hoạt động 3: Học thuộc lòng. - GV hướng dẫn học thuộc lòng 3 khổ thơ đầu. - HS thi đọc thuộc lòng trước lớp. - GV và HS nhận xét, tuyên dương. - Hs lắng nghe. - HS lắng nghe cách đọc. - HS lắng nghe - Nhóm 2 đọc nối tiếp đến hết bài. - HS đọc nhẩm toàn bài. - HS lắng nghe - HS đọc nối tiếp theo khổ. 4 HS đọc 4 câu hỏi - HS trả lời lần lượt các câu hỏi: + “Nơi ấy” là cái ngưỡng cửa. HS đọc chú thích “ngưỡng cửa” HS làm việc cá nhân: Đọc lại đoạn thơ kể những sự việc trong cuộc sống của bạn nhỏ qua 3 thời gian ứng với 3 bức tranh. HS trao đổi nhóm đôi. HS giải nghĩa từ “đi men” HS làm việc cá nhân, chọn ý kiến đúng nhất. HS trao đổi nhóm , thảo luận và đưa ra ý kiến. + HS trao đổi nhóm 2 + HS trao đổi trước lớp *HS giỏi: Nêu cảm nghĩ của em khi đọc bài thơ? Cá nhân tự học thuộc 3 khổ thơ. - Nhóm đôi đọc nối tiếp từng câu, từng khổ thơ. 3. Nói và nghe: Sự tích nhà sàn 3.1. Hoạt động 1: Dựa vào tranh, đoán nội dung câu chuyện. - GV cho HS quan sát và nêu nội dung của từng tranh. - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4: HS nêu nội dung từng tranh . - Gọi HS trình bày trước lớp. - GV nhận xét, tuyên dương. 3.2. Hoạt động 2: Nghe kể chuyện. - GV gọi HS đọc yêu cầu trước lớp. - GV kể chuyện “ Sự tích nhà sàn” lần 1. - GV kể chuyện “ Sự tích nhà sàn” lần 2. - HS đọc yêu cầu của bài. - HS nêu nội dung từng tranh: ... . - Phẩm chất nhân ái: Có biểu hiện yêu quý, tiết kiệm khi sử dụng những sản phẩm nông nghiệp và biết ơn những người nông dân đã làm ra các sản phẩm đó. - Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - GV khởi động bài học thông qua trả lời câu hỏi:. + GV nêu câu hỏi: Hãy kể tên các loại lương thực, thực phẩm mà gia đình em thường sử dụng? - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới - HS lắng nghe câu hỏi. + HS Trả lời: các loại lương thực, thực phẩm mà gia đình em thường sử dụng: lúa, ngô, khoai, sắn, ...; các loại thịt bò, lợn, dê, trâu, ...; gà, vịt, ngan , ngỗng, chim bồ câu, chim cút, ...; nuôi thả cá, tôm; ...) - HS lắng nghe. 2. Khám phá: Hoạt động 1. Tìm hiểu về lợi ích của hoạt động sản xuất nông nghiệp. (làm việc nhóm) - GV chia sẻ các bức tranh từ 9 đến 12 và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh quan sát, làm việc nhóm 4 và mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả. + Nêu một số lợi ích của sản phẩm nông nghiệp? - GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả. - GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét chung, tuyên dương. - GV chốt HĐ1 và mời HS đọc lại: Hoạt động sản xuất nông nghiệp làm ra các sản phẩm để phục vụ cuộc sống con người (thức ăn, đồ uống, trang trí nhà cửa, thuốc,...), làm nguyên liệu cho các ngành sản xuất khác (sản xuất thủ công, công nghiệp), đem bán hoặc xuất khẩu thu lại lợi ích kinh tế, ... - Một số học sinh trình bày. Hoạt động sản xuất nông nghiệp làm ra các sản phẩm như: thức ăn, đồ uống, trang trí nhà cửa, thuốc,..., sản xuất thủ công, công nghiệp), đem bán hoặc xuất khẩu thu lại lợi ích kinh tế, ... - HS nhận xét ý kiến của nhóm bạn. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. - Học sinh lắng nghe. Hoạt động 2. Ích lợi của một số sản phẩm nông nghiệp ở địa phương. (làm việc cặp đôi) - GV cho HS đọc thông tin trong đoạn hội thoại và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh quan sát, làm việc cặp đôi và mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả. + Hai bạn trong hình đang trao đổi về lợi ích của hoạt động sản xuất nông nghiệp nào? + Hoạt động sản xuất nông nghiệp đó có ích lợi gì? - GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả. - GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét chung, tuyên dương. - GV chốt HĐ2 và mời HS đọc lại: Vai trò và tầm quan trọng của hoạt động sản xuất nông nghiệp: cung cấp lương thực, thực phẩm, trang trí nhà cửa,...; cung cấp cho các hoạt động sản xuất khác (chế biến); buôn bán và mang lại các lợi ích kinh tế,... Bên cạnh đó trồng rừng, trồng cây giúp bảo vệ môi trường, chống xói mòn đất, ngăn mưa lũ,... - Học sinh đọc yêu cầu bài, trao đổi cặp đôi - Đại diện các nhóm trình bày: + Hai bạn trong hình đang trao đổi về lợi ích của hoạt động sản xuất lúa gạo. +Hoạt động sản xuất nông nghiệp đó có ích lợi cung cấp lương thực, thực phẩm, trang trí nhà cửa,...; cung cấp cho các hoạt động sản xuất khác (chế biến); buôn bán và mang lại các lợi ích kinh tế,... - Đại diện các nhóm nhận xét. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. 3. Thực hành - Vận dụng: Hoạt động 3. Tên hoạt động sản xuất nông nghiệp, sản phẩm và ích lợi của hoạt động sản xuất nông nghiệp đó (Làm việc cặp đôi) - GV giao nhiệm vụ cho HS, sau đó yêu cầu HS làm việc cặp đôi, hoàn thiện phiếu theo gợi ý và trình bày kết quả. - GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. - Nhận xét bài học. - Dặn dò về nhà. - Học sinh làm cặp đôi, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày: - Các nhóm nhận xét. - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... --------------------------------------------------------------------- HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM(tiết 30) CHỦ ĐỀ: MÁI TRƯỜN MẾN YÊU Sinh hoạt cuối tuần: CHÚNG MÌNH HIỂU NHAU I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: - Học sinh nhận biết được những suy nghĩ của mình từ suy nghĩ người khác để giải quyết bất đồng với bạn. - Phát triển kĩ năng giao tiếp. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Bản thân tự tin giải quyết bất đồng với bạn. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết cách giải quyết mâu thuẫn với bạn phù hợp. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: trao đổi, trò chuyện để giải quyết mâu thuẫn với bạn. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Biết tôn trọng tình bạn, lắng nghe ý kiến bạn để xây đựng một tình bạn đẹp. - Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức với lớp, tôn trọng ý kiến của bạn bè trong lớp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - GV mở bài hát “Lớp chúng ta kết đoàn” để khởi động bài học. + GV nêu câu hỏi: bài hát nói về nội dung gì? - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới. - HS lắng nghe. - HS trả lời: bài hát nói về tình đoàn kết trong lớp. - HS lắng nghe. 2. Sinh hoạt cuối tuần: * Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. (Làm việc nhóm 2) - GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần. + Kết quả sinh hoạt nền nếp. + Kết quả học tập. + Kết quả hoạt động các phong trào. - GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen, thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần) * Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm việc nhóm 4) - GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch. + Thực hiện nền nếp trong tuần. + Thi đua học tập tốt. + Thực hiện các hoạt động các phong trào. - GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động. - Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. - HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần. - Một số nhóm nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. - 1 HS nêu lại nội dung. - Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới. - HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần. - Một số nhóm nhận xét, bổ sung. - Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay. 3. Sinh hoạt chủ đề. Hoạt động 3. Chia se cách giải quyết những bất đồng. (Làm việc nhóm 2) - GV nêu yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2 và chia sẻ: + Kể về tình huống gây ra sự bất đồng giữa em và một người bạn. + Nêu những việc em đã làm để hoà giải với bạn và kết quả. + Đưa ra lời khuyên cho bạn. - GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương và kết luận: * Nếu áp dụng bí kíp giải quyết bất đồng: Biết nghe bạn, biết nói cho bạn hiểu mình, biết đặt mình vào vị trí của bạn thì tình bạn sẽ được củng cố, ngày càng thân thiết. - Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận. - Đại diện các nhóm chia sẻ cách giải quyết. - Các nhóm nhận xét. - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. 4. Thực hành. - Mục tiêu: + Củng cố thêm kĩ năng thực hành “Đặt mình vào vị trí của bạn” để giải quyết bất đồng. - Cách tiến hành: Hoạt động 4: Trò chơi “Hiểu bạn”(Chơi theo nhóm) - GV mời 1-2 học sinh lần lượt lên bảng, chia sẻ về tình huống bất đồng mình từng có với các bạn khác. + Tình huống 1: Bạn Nam kể: “Trong giờ kiểm tra, tôi đã giải xong bài tập, nhưng chưa chắc chắn đúng hay sai. Tôi quay sang hỏi Vinh, nhưng quay mặt đi và nói: “Để yên cho tớ làm bài”. + Tình huống 2: Bạn Hương kể: “Tâm có cuốn sách mới rất hay. Tâm đọc xong, cho nhiều bạn mượn đọc. Tớ là bạn thân của Tâm nhưng Tâm lại không cho mượn.” - GV đề nghị nhân vật chính viết ra cảm xúc của mình vào bảng con hoặc tờ bìa. - GV mời HS dưới lớp phỏng đoán: + Cảm xúc của Nam như thế nào? + Cảm xúc của Hương như thế nào? + Sau khi cả lớp đưa ra ý kiến thì bạn đứng trên lớp quy bảng xuống lớp để so sánh xem các bạn có hiểu nhau không. - GV kiểm tra, kết luận, ai hiểu được bạn, có cùng suy nghĩ là người thắng cuộc. - GV kết luận: Khi chúng ta đặt mình ở vị trí người khác, chúng ta sẽ hiểu hơn về cảm xúc, nguyên nhân, hành động của người đó để thông cảm và bình tĩnh hơn khi giải quyết bất đồng. - GV có thể chia sẻ một tình huống thật trong cuộc sống của mình để học sinh rút kinh nghiệm. - GV nhận xét chung, tuyên dương. - Mời cả lớp cùng đọc bài thơ: “Đổi vị trí cho nhau Sẽ hiểu hơn người khác!” - 2 học sinh lên bảng để tham gia trò chơi. - HS trên bảng viết ra cảm xúc vào bảng con và che kín lại. - Cả lớp đón cảm xúc của bạn. - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. - HS nắng nghe. - HS nắng nghe. - Cả lớp cùng đọc bài thơ 5. Vận dụng. - GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà cùng với người thân: + Chia sẻ cách giải quyết của mình với người thân. + Xin lời khuyên từ người thân về tình huống của mình. - Tìm hiểu thêm về Đội TNTP HCM - Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. - Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng với các thành viên trong gia đình. - HS lắng nghe, thực hiện. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... .......................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: