Giáo án các môn lớp 2 - Tuần thứ 24

Giáo án các môn lớp 2 - Tuần thứ 24

Toán

LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu:

 - Biết cách tìm đươc thừa số X trong các bài tập dạng X x a=b , a x X =b

 - Biết cách tìm 1 thừa số chưa biết .

 - Biết giải bài toán có 1 phép tính chia ( Trong bảng chia 3).

 - HS làm bài tập :1, 3, 4.

 - Rèn kĩ năng tính toán và trình bày bài.

 

doc 19 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 877Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 2 - Tuần thứ 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24
 Thứ hai, ngày 18 tháng 2 năm 2013
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: 
 - Biết cách tìm đươc thừa số X trong các bài tập dạng X x a=b , a x X =b
 - Biết cách tìm 1 thừa số chưa biết .
 - Biết giải bài toán có 1 phép tính chia ( Trong bảng chia 3).
 - HS làm bài tập :1, 3, 4. 
 - Rèn kĩ năng tính toán và trình bày bài. 
II. Hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
HĐ1: Củng cố về phép nhân, chia. 
- Làm bài 1 SGK trang 116. 
- Nhận xét ghi điểm. 
HĐ2: Củng cố về tìm 1 thừa số chưa biết. 
Bài 2(dòng 2): VBT. 
- Cho HS làm, gọi HS chữa bài.
- Giúp đỡ HS yếu làm bài.
- Theo dõi nhận xét.
- Củng cố tìm một thừa số chưa biết.
Bài 3: SGK.
- GV kẻ lên bảng như SGK.
- Cho HS làm, gọi HS chữa bài.
- Giúp đỡ HS yếu làm bài.
- Theo dõi nhận xét.
* Củng cố tìm một thừa số chưa biết.
- 3 HS lên bảng chữa bài.
- Nhận xét
- Nêu cách làm, làm bài cá nhân, chữa bài.
- Theo dõi nhận xét.
1 HS nêu cách tìm tích, tìm thừa số chưa biết. 
- HS làm bài vào vở ô li, 2 HS chữa bài chữa bài.
- Theo dõi nhận xét.
Bài 3: SGK.
- GV kẻ lên bảng như SGK.
- Cho HS làm bài, gọi HS chữa bài.
* Nhận xét củng cố cách tìm thừa số, tìm tích của phép nhân. 
HĐ3: Củng cố về giải bài toán. ( 7') 
Bài 3: VBT.
- Cho HS nêu tóm tắt, làm bài. 
- Gọi HS chữa bài 
- Theo dõi nhận xét chốt bài giải đúng 
* Củng cố về giải toán dạng tìm 1 phần bằng nhau.
HĐ nối tiếp: ( 3') 
- Hệ thống nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học.
1 HS nêu cách tìm tích, tìm thừa số chưa biết. 
- HS làm bài vào vở ô li, 2 HS chữa bài .
- Nhận xét.
- 1HS đọc đề bài
- HS làm bài vào VBT
- 2 HS lên bảng thi làm bài.
- Theo dõi nhận xét.
- Nêu cách tìm thừa số chưa biết.
Tập đọc
Quả tim Khỉ (2 tiết)
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
 - Đọc đúng các từ ngữ: leo trèo, quẫy mạnh, sần sùi, chễm chệ, tẽn tò,...
 - Đọc đúng, rõ ràng toàn bài; biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa 
các cụm từ, đọc rõ lời nhân vật.
 2. Đọc - hiểu :
 - Hiểu nghĩa các từ: dài thượt, trấn tĩnh, bội bạc, tẽn tò,...
 - Hiểu nội dung: Khỉ kết bạn với Cá Sấu, bị Cá Sấu lừa nhưng Khỉ đã khôn 
khéo thoát nạn. Những kẻ bội bạc như Cá Sấu không bao giờ có bạn (HS khá giỏi trả lời câu 4).
 3. Giáo dục:
 - Qua bài tập đọc giáo dục lòng nhân ái, sống có tình, có nghĩa.
 *GDKNS: HS có kĩ năng ra quyết định, ứng phó với căng thẳng, có tư duy sáng tạo.
II. Đồ dùng dạy học: 	
 - Bảng phụ viết sẵn câu cần luyện đọc 
III. Các hoạt động dạy học:
Tiết 1
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: ( 5') 
- Đọc bài “Sư tử xuất quân” và trả lời câu hỏi 1, 2.
- 2HS đọc và trả lời câu hỏi.
B. Bài mới: Giới thiệu bài ( 1')
1. Hướng dẫn luyện đọc: ( 29') 
- Đọc mẫu toàn bài lần 1.
- Cả lớp đọc thầm 
a) Đọc từng câu.
- Theo dõi phát hiện từ HS đọc sai ghi bảng. HD đọc :leo trèo , quẫy mạnh
- Chỉnh sửa lỗi cho HS
b) Đọc từng đoạn trước lớp.
- Treo bảng phụ HD ngắt, nghỉ hơi nhấn giọng 1 số câu:“Một con vật...sần sùi/dài thượt/ nhe răng ...lưỡi cưa sắt /chảy dài//
- Chỉnh sửa lỗi cho HS
- Cho HS đọc phần chú giải
c) Đọc từng đoạn trong nhóm.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu 
- HS luyện đọc từ khó
- HS nối tiếp luyện đọc từng đoạn 
- HS luyện đọc câu dài.
- HS giải nghĩa từ. 
- Đọc trong nhóm và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh, đọc cá nhân (giúp đỡ HS yếu).
 - Chỉnh sửa lỗi cho HS
- Cá nhân, các nhóm thi đọc nối tiếp, đọc đồng thanh
- Nhận xét, cho điểm.
d) Đọc đồng thanh
- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.
Tiết 2
2. Hương dẫn tìm hiểu bài: ( 18') 
- Tổ chức cho HS tìm hiểu bài. 
 (Trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5 - Sgk).
- Đọc đoạn 1 trả lời câu hỏi 1
- HS đọc thầm, đọc thành tiếng trả lời các câu hỏi Sgk.
- HS đọc đoạn 1 trả lời câu hỏi 
- Hỏi thêm:
+ Tìm từ ngữ miêu tả hình dáng của Cá Sấu? 
- Đọc đoạn 2 trả lời câu hỏi 2
- Hỏi thêm :
+ Tìm những từ ngữ miêu tả thái độ của Khỉ khi biết Cá sấu lừa mình?
- Đọc đoạn 3 trả lời câu hỏi 3, 4
- Hỏi thêm :
+ Vì sao Khỉ lại gọi Cá Sấu là con vật bội bạc?
- Đọc toàn bài, trả lời câu hỏi :
- Nhận xét, bổ sung.
- Đọc đoạn 2 trả lời câu hỏi 2
- HS trả lời.
- Đọc đoạn 3 trả lời câu hỏi 3,4
- HS khá, giỏi trả lời câu hỏi 4
+ Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
- Trả lời câu hỏi.
- Chốt nội dung bài: Khỉ kết bạn với Cá Sấu, bị Cá Sấu lừa nhưng Khỉ đã khôn khéo thoát nạn. Những kẻ bội bạc như Cá Sấu không bao giờ có bạn.
+ Đã là bạn chúng ta phải làm gì? 
+ Khi gặp khó khăn chúng ta cần làm gì? 
- Nêu lại ND.
- Chân thành trong tình bạn không giả dối.
- Nêu cách ứng phó.
3. Luyện đọc lại: ( 15') 
- Hướng dẫn đọc diễn cảm theo lối phân vai, chú ý giọng đọc của từng nhân vật.
- Theo dõi, chỉnh sửa lỗi cho HS.
- 4HS nối tiếp đọc truyện.
- Thi đọc theo lối phân vai.
- Nhận xét.
- Nhận xét.
- 2 học sinh đọc lại cả bài.
C. Củng cố - dặn dò: ( 2') 
- Em thích nhất nhân vật nào? Vì sao?
- Nhận xét giờ học.
- HS nêu.
- Dặn chuẩn bị bài sau.
 Thứ ba, ngày 19 tháng 2 năm 2013
Toán
Bảng chia 4 
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Lập bảng 4 và nhớ được bảng chia 4.
 - Biết giải bài toán có một phép chia (Trong bảng chia 4).
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 4 chấm tròn.
III. Các hoạt động dạy - học :
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
HĐ1: Củng cố về tìm TS chưa biết. ( 5') 
- 2 em lên bảng làm. 
- Bài 2 (Sgk ) - T 117.
- Nhận xét - Ghi điểm.
- Lớp làm vào bảng con.
HĐ2: HD lập bảng chia 4. ( 12') 
- Gắn 3 tấm bìa lên bảng, nêu bài toán: Mỗi tấm bìa có 4 chấm tròn. Hỏi có tất cả bao nhiêu chấm tròn?
+ Có 12 chấm tròn, mỗi tấm bìa có 4 chấm tròn. Có tất cả bao nhiêu tấm bìa? 
- Tương tự từ các tấm bìa HD HS rút ra các phép chia như Sgk và học thuộc lòng bảng chia 4.
HĐ3: Củng cố bảng chia 4. ( 12')
Bài 1: VBT. 
- Cho HS tính nhẩm, nêu kq 
- Củng cố bảng chia 4.
HĐ4: Củng cố về giải toán có lời văn. 
( 6') 
Bài 2: VBT.
- Giúp HS hiểu đề.
- Cho HS tự làm, gọi HS chữa bài. 
- Nhận xét chốt bài giải đúng
* Củng cố về giải toán tìm 1 phần bằng nhau. 
- HS thao tác trên các tấm bìa có chấm tròn để đi đến phép tính: 
 4 x 3 = 12
- HS nêu phép tính: 12 : 4 = 3.
- HS nối tiếp nhau HTL bảng chia 4. .
- HS làm bài cá nhân vào vở, nối tiếp nhau nêu kết quả.
- HS đọc đề
. Tự làm bài,chữa bài.
- Nhận xét 
Bài 3: (HS khá, giỏi)
- HD tương tự như bài 2.
- Chữa bài, củng cố giải bài toán bằng một phép chia.
- HS tự làm bài .
HĐ nối tiếp: ( 2') 
- Hệ thống lại kt.
- HS đọc lại bảng chia 4 .
- Nhận xét tiết học
 Tự nhiên xã hội
Cây sống ở đâu?
I. Mục tiêu: 
 -Biết được cây cối có thể sống được ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước.
 - Nêu được ví dụ cây sống trên mặt đất, trên núi cao, trên cây khác (sống kí sinh: cây tầm gởi), dưới nước.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Một số tranh ảnh về cây cối.
III. Các hoạt động dạy - học :
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Khởi động: Cho lớp hát 1 bài ( 2')
2. Bài cũ: ( 3')
+ Gia đình của em gồm những ai? 
+ Bố mẹ em làm nghề gì?
+ Em cần làm gì để thể hiện sự kính trọng các thầy cô và nhân viên trong nhà trường
- GV nhận xét
3. Bài mới : Giới thiệu bài ( 1')
v HĐ 1: Cây sống ở đâu? ( 8')
* Bước 1:
+ Hãy kể một số loại cây em biết theo nội dung sau:
Tên cây
Cây được trồng ở đâu?
* Bước 2: Làm việc với SGK.
-Yêu cầu thảo luận nhóm nói tên cây và nơi cây được trồng?
- HS các nhóm quan sát tranh SGK và trình bày.
+ Vậy cây có thể trồng được ở đâu?
 (GV giải thích thêm cho HS về trường hợp cây sống trên không).
v HĐ 2:Trò chơi: Cây sống ở đâu? (10')
- GV phổ biến luật chơi:
- Chia lớp thnh 2 đội chơi.
+ Đội 1: 1 bạn đứng lên nói tên một loại cây.
+ Đội 2: 1 bạn của đội sẽ nói nhanh nơi cây sống.
-Yêu cầu trả lời nhanh:
+Ai nói đúng – được 1 điểm
+Ai nói sai – bị trừ 1 điểm
- Đội nào nhiều điểm hơn đội đó thắng cuộc.
- GV cho HS chơi.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- Nêu ý nghĩa của trò chơi.
v HĐ 3: Thi nói về loại cây ( 11')
- Yêu cầu HS chuẩn bị sẵn 1 bức ảnh hoặc một cây thật để giới thiệu cho cả lớp biết về loại cây ấy theo trình tự sau:
Giới thiệu tên cây.
Nơi sống của loài cây đó.
Mô tả qua cho các bạn về đặc điểm của loại cây đó
- GV nhận xét, bổ sung.
C. Củng cố – Dặn dò: ( 2')
-Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài.
-Nhận xét tiết học.
- Cả lớp hát
HS trả lời.
Nhận xét.
- HS thảo luận cặp đôi để thực hiện yêu cầu của GV.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS nêu các ví dụ
HS chơi theo sự hướng dẫn của GV
HS trình bày cá nhân.
HS dưới lớp nhận xt, bổ sung.
Chính tả
Tiết 1 - Tuần 24
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Nghe - viết chính xác đoạn “Bạn là ai?...Khỉ hái cho” trong bài chính tả 
“Quả tim Khỉ”, trình bày đúng đoạn văn xuôi có lời nhân vật. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
 - Biết thực hiện đúng yêu cầu của bài tập 1a, 2a.
 - Giáo dục ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: ( 3') 
- Viết các từ: lướt, trượt, lược, phước.
- Nhận xét - Ghi điểm.
- 2 HS lên bảng viết.
B. Bài mới: Giới thiệu bài: ( 1') 
1. Hướng dẫn nghe - viết: ( 23') 
a) Tìm hiểu nội dung bài viết:
- Đọc đoạn “Bạn là ai?...Khỉ hái cho” trong bài chính tả “Quả tim Khỉ”.
- 1 HS khá giỏi đọc lại.
+ Đoạn văn có những nhân vật nào?
- Trả lời câu hỏi.
+ Vì sao Cá Sấu lại khóc?
+ Khỉ đã đối xử với Cá Sấu như thế nào?
- Nhận xét, bổ sung.
b) HD cách trình bày và viết từ khó:
+ Đoạn văn có mấy câu?
- Nêu cách trình bày.
+ Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa? Vì sao?
+ Đoạn trích sử dụng những dấu câu nào?
- Nêu chữ khó viết.
- HD viết từ khó: Cá Sấu, nghe, những hoa quả,...
- Phân tích chữ khó.
- Sửa sai cho HS.
- Viết từ khó vào bảng con.
- Nhận xét.
c) Học sinh viết bài:
- Nhắc nhở trước khi viết.
- Viết bài vào vở chính tả.
- Đọc bài cho HS viết 
d) Chấm - Chữa bài: 
- Thu chấm (7 bài).
- Nhận xét bài viết của HS.
- Đưa ra lỗi phổ biến.
- Đổi vở soát lỗi, nx.
- Dùng bút chì chữa lỗi.
2. Hướng dẫn làm bài tập: ( 7') 
- Tổ chức cho HS làm bài tập 1a, 2a.
- Làm VBT.
- Chữa bài cho HS.
- Giúp HS phân biệt s/x.
- Nêu kết quả, nx.
C. Củng cố - dặn dò: ( 1')
- ... tốt.
- 3 HS thực hiện yêu cầu.
- Nhận xét
- Quan sát tranh.
- Lần lượt HS nêu ND tranh.
- Các nhóm luyện kể.
- Đại diện các nhóm thi kể từng đoạn.
- Cả lớp nhận xét
- 1nhóm dựng lại câu chuyện theo các vai: người dẫn chuyện, Cá Sấu, Khỉ. 
- Nhận xét
- HS nêu ND.
- Nêu cách ứng phó.
- VN tập kể chuyện.
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
 - Thuộc được bảng chia 4.
 - Biết thực hành chia 1 nhóm đồ vật thành 4 phần bằng nhau . 
 - Biết giải bài toán có 1 phép chia ( Trong bảng chia 4).HS làm bài tập :1, 2, 3. 
 - Rèn kĩ năng tính toán và trình bày bài.
II. Hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
HĐ1: Củng cố về một phần tư. ( 5') 
- Gọi HS làm bài 2- sgk -119
- Nhận xét ghi điểm .
HĐ2: HD luyện tập bảng chia 4. ( 18') 
Bài 1: VBT: 
- Cho HS tính nhẩm, nêu kết quả. 
- Giúp HS yếu làm bài.
-Nhận xét chốt kết qủa đúng. 
+ Củng cố bảng chia 4.
Bài 2: SGK 
- Cho HS tự làm, gọi HS chữa bài. 
- Nhận xét chốt lại kết quả đúng.
+ Củng cố mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
HĐ3: Luyện giải bài toán có lời văn. 
( 10') 
Bài 3: VBT.
- Cho HS nêu tóm tắt bài toán.
- Cho HS làm bài.Gọi HS chữa bài 
- Nhận xét chốt bài giải đúng.
+ Củng cố về giải bài toán tìm 1 phần bằng nhau. 
HĐ nối tiếp: ( 2') 
- Hệ thống nội dung ôn tập.
- Nhận xét giờ học.
- 2 HS lên bảng làm.
- HS khác nhận xét
- HS tự làm bài, nối tiếp nhau nêu kết quả.
- Nhận xét 
- HS nêu yêu cầu, 1 HS nêu cách làm.
- HS tự làm bài, 3 HS chữa bài.
- Nhận xét
- HS đọc đề, nêu điều đã biết và điều cần tìm.
- Tự làm bài, 1HS chữa bài trên bảng.
- Nhận xét. 
- HS đọc thuộc lòng bảng chia 4.
Chính tả
Tiết 2 - Tuần 24
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Nghe - viết chính xác đoạn “Con voi lúc lắc vòihướng bản Tun” trong bài 
chính tả “Voi nhà”, trình bày đúng đoạn văn xuôi có lời nhân vật. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
 - Biết thực hiện đúng yêu cầu của bài tập a.
 - Giáo dục ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: ( 3') 
- Viết các từ: xa xôi, lao xao, nhút nhát, nhúc nhắc.
- Nhận xét - Ghi điểm.
- 2 HS lên bảng viết.
B. Bài mới: Giới thiệu bài: ( 1') 
1. Hướng dẫn nghe - viết: ( 23') 
a) Tìm hiểu nội dung bài viết:
- Đọc đoạn “Con voi lúc lắc vòi 
hướng bản Tun” trong bài chính tả “Voi nhà”.
- 1 HS khá giỏi đọc lại.
+ Mọi người lo lắng như thế nào?
- Trả lời câu hỏi.
+ Con voi đã làm gì để giúp các chiến sĩ?
- Nhận xét, bổ sung.
b) HD cách trình bày và viết từ khó:
+ Đoạn văn có mấy câu?
- Nêu cách trình bày.
+ Trong bài có những dấu câu nào?
+ Chữ đầu đoạn văn, đầu câu viết thế nào?
- Nêu chữ khó viết.
- HD viết từ khó: lúc lắc, quặp, vũng lầy, huơ vòi, lững thững,...
- Phân tích chữ khó.
- Sửa sai cho HS.
- Viết từ khó vào bảng con.
- Nhận xét.
c) Học sinh viết bài:
- Nhắc nhở trước khi viết.
- Viết bài vào vở chính tả.
- Đọc bài cho HS viết vào vở
d) Chấm - Chữa bài: 
- Thu chấm (7 bài).
- Nhận xét bài viết của HS.
- Đưa ra lỗi phổ biến.
- Đổi vở soát lỗi, nx.
- Dùng bút chì chữa lỗi.
2. Hướng dẫn làm bài tập: ( 7') 
- Tổ chức cho HS làm bài tập a.
- Làm VBT.
- Chữa bài cho HS.
- Giúp HS phân biệt s/x.
- Nêu kết quả, nx.
C. Củng cố - dặn dò: ( 1')	
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS luyện viết bài thêm ở nhà.
 Thứ sáu ngày 22 tháng 2 năm 2013
Tập làm văn
tuần 24
 I. Mục tiêu: 
 - Nghe kể, trả lời đúng các câu hỏi về mẫu chuyện vui.
 *GDKNS: HS có kĩ năng lắng nghe tích cực, ứng xử có văn hoá.
II. Hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: ( 4') 
- Đọc bài tập 3 tiết TLV tuần 23.
- Nhận xét ghi điểm 
B. Bài mới: Giới thiệu bài: ( 1')
- Nêu mục tiêu bài học. 
2. Hướng dẫn làm bài tập: ( 28') 
Bài 1(VBT): 1 HS đọc y/c
- Yc HS nói về tranh.
- GV kể chuyện lần 1, lần 2,3 y/c HS thảo luận các câu hỏi:
+ Truyện có mấy nhân vật? Đó là những nhân vật nào?
+ Lần đầu về quê chơi, cô bé thấy thế nào?
+ Cô bé hỏi cậu anh họ điều gì?
+ Cậu bé giải thích ra sao?
+ Thực ra con vật mà cô bé thấy là con gì?
- Cho HS viết câu trả lời vào VBT.
+ Câu chuyện nói về điều gì?
3. Củng cố, dặn dò: ( 2') 
- Nhận xét tiết học.
- Tuyên dương HS chăm học, biết lắng nghe tích cực.
- 2 cặp HS thực hiện yc.
- Nhận xét.
- 1 HS đọc yc 
- HS quan sát tranh nêu ND tranh.
- HS chia nhóm 4 thảo luận 4 câu hỏi. Các nhóm trình bày ý kiến.
- 2 - 4 HS thực hành kể trước lớp.
- HS viết vào VBT.
Toán
bảng chia 5
I. Mục tiêu: 
 - Biết cách thực hiện phép chia 5.Lập được bảng chia 5.
 - Nhớ được bảng chia 5.
 - Biết giải bài toán có 1 phép chia ( Trong bảng chia 5).
 - HS làm bài tập :1,2. 
 - Rèn kĩ năng tính toán và trình bày bài.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Các tấm bìa, mỗi tấm 5 chấm tròn.
III. Hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
HĐ1: Củng cố về bảng chia 4. ( 3') 
- Gọi HS lên bảng đọc bảng chia 4. 
- Nhận xét, ghi điểm.
HĐ2: Giới thiệu phép chia 5. ( 6') 
a. Nhắc lại phép nhân 5.
- Gắn 4 tấm bìa, mỗi tấm 5 chấm tròn. Hỏi có tất cả mấy chấm tròn? 
b. Hình thành phép chia 5
- Các tấm bìa có 20 chấm tròn mỗi tấm có 4 chấm tròn. Hỏi có bao nhiêu tấm bìa?
- Viết phép chia: 20: 5 = 4(có 4 tấm bìa).
c. Cho HS nhận xét. 
HĐ3: Lập bảng chia 5. ( 7') 
- Cho HS tự lập bảng chia 
- Tương tự từ các phép nhân HD HS rút ra các phép chia như sgk và HTL bảng chia 5
- Tổ chức cho HS đọc và học thuộc lòng bảng chia 5.
HĐ4: Củng cố về bảng chia 5. ( 10') 
Bài 1: VBT: 
- GV kẻ lên bảng như SGK, cho HS làm bài, gọi HS chữa bài.
- Muốn tìm thương ta thực hiện phép tính gì? 
- Nhận xét chốt kết qủa.
*Củng cố bảng chia 5.
HĐ5: Củng cố về giải toán có lời văn. 
( 6') 
Bài 3: VBT: 
- Cho HS nêu tóm tắt, làm bài 
- Gọi HS chữa bài 
- Nhận xét .
+ Củng cố về giải toán tìm 1 phần bằng nhau.
HĐ nối tiếp: ( 3') 
- Hệ thống ND bài học .
- Nhận xét giờ học
- 2 HS thực hiện yêu cầu.
- Nhận xét.
- HS lấy các tấm có chấm tròn theo GV và trả lời số chấm tròn có trong 4 tấm bìa. Nêu phép nhân. 
- Nêu số tấm bìa. 
- Từ 5 x 4 = 20đ20 :5 = 4
- Từ kết quả p/ nhân lập phép chia tương ứng.
VD: 5 x 1 = 5 có 5 : 5 = 1.
- HS học TL bằng cách xoá dần bảng.
- HS nêu cách tìm thương.
- HS làm bài, 2 HS chữa bài.
- HS nêu.
- HS đọc đề, tóm tắt, tự làm bài.
- 1 HS lên bảng làm chữa bài.
- Nhận xét .
- 2 HS đọc lại bảng chia 5.
Thủ công
ôn tập chương II: Phối hợp gấp, cắt, dán hình
(Tiết 2)
I/ Mục tiêu : 
- Củng cố được kiến thức, kĩ năng gấp các hình đã học.
- Phối hợp gấp, cắt, dán được ít nhất một sản phẩm. 
- Với học sinh khéo tay: + Phối hợp gấp, cắt, dán được ít nhất hai sản phẩm đã học.
 + Có thể gấp, cắt, dán được sản phẩm mới có tính sáng tạo.
II/ Đồ dùng dạy học :
- Kéo, giấy thủ công
III/ Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ (3')
+Nêu tên các bài đã học trong chươngII: Gấp, cắt, dán hình?
- GV nhận xét
B. Bài mới: Giới thiệu bài ( 1')
Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập ( 5')
- GV nhắc lại các bài: Cắt, dán hình tròn; Gấp cắt, dán biển báo giao thông; Gấp cắt, dán phong bì; Gấp cắt dán thiếp chúc mừng.
- Cho HS quan sát mẫu và nhắc lại cách gấp, phong bì; gấp cắt dán thiếp chúc mừng.
- Cho HS quan sát mẫu và nhắc lại cách gấp, cắt dán ở từng bài.
Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành 
 ( 24')
- GV tổ chức cho HS thực hành.
- GV nêu yêu cầu: Mỗi em chọn và gấp, cắt, dán được ít nhất 1 sản phẩm đã học. Với HS khéo tay gấp, cắt dán ít nhất 2 sản phẩm đã học.
- GV quan sát giúp đỡ những em còn lúng túng.
- Yêu cầu HS trưng bày sản phẩm. GV nhận xét, đánh giá sản phẩm.
Hoạt động nối tiếp: ( 2')
- Nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
- HS nêu.
- HS quan sát. 
- Một số HS nhắc lại cách 
- HS quan sát.
- Một số HS nhắc lại cách làm.
- HS lấy giấy thủ công thực hành theo yêu cầu của GV.
- HS hoàn thành và trưng bày sản phẩm.
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu:
 - Giúp HS nắm được những việc đã làm và chưa làm được trong tuần
 - Biết dực kế hoạch của tuần sau.
II. Cách tiến hành:
 1. Nhận xét, đánh giá hoạt động trong tuần:
 - GV cho các tổ tự nhận xét, tổ viên ý kiến bổ sung.
 - GV đánh giá chung ưu, nhược điểm 
 + Tuyên dương một số cá nhân, tổ có thành tích nổi bật.
 2. Kế hoạch tuần tới:
 - Duy trì và thực hiện tốt mọi nề nếp, nội qui 
 - Ôn bài và chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp.
 3. Biện pháp :
 - Thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở các em thực hiện tốt các qui định của trường
 - Phát huy tính tự giác, tự quản.
 - Tuyên dương những gương tốt, những em có tiến bộ để nhân rộng điển hình
Duyệt kế hoạch bài học
Đạo đức
 Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại (Tiết 2)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Nêu được một số yêu cầu tối thiểu khi nhận và gọi điện thoại.
 - Biết xử lí một số tình huống đơn giản, thường gặp khi nhận và gọi điện thoại.
 - Biết nhận xét hành vi đúng hoặc sai khi nhận và gọi điện thoại.
 *GDKNS: nhận và gọi điện thoại theo những quy tắc thông thường.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ ghi kịch bản.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ. 
3’
- Nêu ý nghĩa của lời yêu cầu, đề nghị?
- Nhận xét.
B. Bài mới : Giới thiệu bài
HĐ1: Quan sát mẫu hành vi. 
- Tổ chức cho HS đóng vai.
+ Khi gặp bố Hùng, bạn Minh đã nói như thế nào?
+ Hai bạn Hùng và Minh nói chuyện với nhau ra sao?
+ Cách hai bạn đặt máy nghe khi kết thúc cuộc gọi thế nào, có nhẹ nhàng không?
- KL: Khi nhận và gọi điện thoại chúng ta cần có thái độ lịch sự, nói năng từ tốn, rõ ràng.
1’
16’
- 2HS nêu.
- Một số HS đóng vai theo các tình huống có mẫu hành vi.
- Trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, bổ sung.
- Nghe và nhắc lại KL.
HĐ2: Thảo luận nhóm 
14’
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4: các tình huống sau:
a) Có điện thoại gọi cho mẹ khi mẹ vắng nhà.
b) Có điện thoại gọi cho bố, nhưng bố đang bận.
c) Em đang ở nhà bạn chơi, bạn vừa ra ngoài thì chuông điện thoại reo.
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- Nhận xét
- Tổ chức cho HS liên hệ thực tế.
- Nhận xét, đánh giá.
- Kể về một lần nghe hoặc nhận điện thoại.
- Kết luận chung.
- Nhận xét.
- Đọc lại ghi nhớ (Sgk).
 HĐ nối tiếp: 
- Hệ thống lại KT.
2’
- Nhận xét tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 24-B1.doc