Giáo án các môn lớp 2 - Tuần 15 năm 2010

Giáo án các môn lớp 2 - Tuần 15 năm 2010

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu biết đọc rõ lời diễn tả ý nghĩ của nhân vật trong bài.

- Hiểu ND: Sự quan tâm, lo lắng cho nhau, nhường nhịn nhau của hai anh em.

- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

- KNS: Tự nhận thức về bản thân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK

 

doc 66 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1041Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 2 - Tuần 15 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
Thứ hai ngày 13 tháng 12 năm 2010
tập đọc
hai anh em
I. yêu cầu cần đạt:
- Biết ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu biết đọc rõ lời diễn tả ý nghĩ của nhân vật trong bài.
- Hiểu ND: Sự quan tâm, lo lắng cho nhau, nhường nhịn nhau của hai anh em.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
- KNS: Tự nhận thức về bản thân.
II. đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
III. Các HĐ dạy học:
1. Bài cũ: 
- 2, 3 học sinh đọc bài Nhắn tin.
? Chị Nga nhắn tin cho ai?
- GV nhận xét- ghi điểm.	
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Tuần trước qu truyện ngụ ngôn Câu chuyện bó đũa, các em đã nhận được lời khuyên anh em phải sống đoàn kết, thuận hoà; đã thấy tình cảm yêu thương, trìu mến của một người anh với em gái qua bài thơ đọc thêm Tiếng võng kêu. Những câu chuyện tình cảm về anh em như thế không chỉ có ở nước ta mà có tất cả các nước. Hôm nay các em sẽ đọc truyện Hai anh em- một truyện cảm động của nước ngoài.
b. Luyện đọc bài:
- GV đọc mẫu toàn bài, giọng đọc chậm rãi tình cảm.
HĐ1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
+ Đọc từng câu: 
- HS tiếp nối nahu đọc từng câu trong mỗi đoạn
+ Đọc từng đoạn trước lớp:
- Học sinh tiếp nối nahu đọc từng đoạn trong bài. Chú ý ngắt giọng đúng các câu:
. Nghĩ vậy,/ người em ra đồng lấy lúa của mình/ bỏ thêm vào phần của anh.//
. Thế rồi/ anh ra đồng lấy lúa của mình/ bỏ thêm vào phần của em.//
- GV giúp học sinh các từ mới.
+ Đọc đồng thanh trong nhóm.
+ Thi đọc giữa các nhóm( ĐT, CN; từng đoạn, cả bài).
 Tiết 2
HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu bài:
? Lúc đầu, hai anh em chia lúa như thế nào ?
( Họ chia lúa thành hai đống bằng nhau, để ngoài đồng).
? Người em nghĩ gì và đã làm gì?
( Người em nghĩ: “Anh mình con phải nuôi vợ con. Nếu phần của mình cũng bằng phần của anh thì không công bằng”. Nghĩ vậy, người em ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của anh).
? Người anh nghĩ và đã làm gì?
( Người anh nghĩ: “Em ta sống một mình vất vả. Nếu phần của ta cũng bằng phần lúa của chú ấy thì thật không công bằng”. Nghĩ vậy, người anh ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của em ).
? Mỗi người cho thế nào là công bằng?
( Anh hiểu công bằng là chia cho em nhiều hơn vì em sống một mình vất vả. Em hiểu công bằng là chia cho anh nhiều hơn vì anh còn phải nuôi vợ con).
- GV: Vì thương yêu nhau, quan tâm đến nhau nên hai anh em đều nghĩ ra lí do đẻ giải thích sự công bằng, chia phần nhiều nhơn cho người khác.
? Hãy nói một câu về tình cảm của hai anh em?
- HS tự nói- Sau đó GV chốt lại một số ví dụ:
( Hai anh em rất thương yêu nhau, sống vì nhau/ Hai anh em đều lo lắng cho nhau...)
* Liên hệ: ? ở nhà anh chị em trong gia của bản thân chúng ta đã thương nhau chưa?
HĐ3: Thi đọc bài.
- GV hướng dẫn học sinh thi đọc lại truyện.
c. Củng cố, dặn dò:
- Gv nhận xét tiết học.
Toán
100 trừ đi một số
I. yêu cầu cần đạt:
- Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ dạng: 100 trừ đi một số có một hoặc hai chữ số.
- Biết tính nhẩm 100 trừ đi một số tròn chục.
- Bài tập cần làm: Bài 1, 2.
- Học sinh khá, giỏi hoàn thành tất cả các bài tập trong tiết học này.
II. các hoạt động dạy học:
HĐ1: GV hướng dẫn HS tìm cách thực hiện phép trừ dạng 100- 36 và 100- 5.
a. Dạng 100- 36:
- GV viết phép trừ 100- 36 = ? lên bảng .
- Học sinh tìm kết quả avf ghi vào giấy nháp.
- Yêu cầu học sinh phải đặt tính như SGK, rồi tính.
- HS nào còn lúng túng GV gợi ý hướng dẫn tính và nêu như SGK.
b. Dạng 100- 5: 
- GV hướng dẫn tương tự như dạng 100- 36.
Chú ý: Khi đặt tính( theo cột) rồi tính thì phải viết đầy đủ như SGK, nhưng khi viết phép tính ngang thì không cần nêu ( viết) chữ số 0 ở bên trái kết quả tính. Chẳng hạn: 
100- 36 = 064 mà viết thành 100- 36 = 64.
HĐ2: thực hành:
Bài 1: HS tự làm bài vào vở.
- Sau đó gọi học lên chữa bài trên bảng lớp.
- Khi chữa vừa tính vừa nêu như phần bài học SGK.
- GV nhận xét học sinh làm và kết luận.
Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài
- GV nêu bài mẫu: 100- 20 = ?
- Học sinh tự nêu cách tính nhẩm.
- GV hướng dẫn thêm cho những em còn lúng túng.
- Học sinh làm bài vào vở.
- Học sinh đọc từng phép tính rồi đọc kết quả.
- Học nhắc lại cách tính nhẩm trong khi chữa bài.
Bài 3: Dành cho học sinh khá, giỏi:
GV hướng dẫn HS tóm tắt bài toán.
? Bài toán cho biết gì ? yêu cầu tìm gì?
- Học sinh giải vào vở . sau đó chữa bài, nhận xét.
III. củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
Luyện tiếng việt
Luyện đọc: hai anh em
I. yêu cầu cần đạt:
- Luyện đọc bài Hai anh em.
- Đọc đúng, đọc diễn cảm bài văn.
II. Các HĐ dạy học:
HĐ1: Luyện đọc
- Luyện đọc câu, đoạn, bài văn.
- GV uốn nắn những em đọc còn yếu.
- Luyện đọc cá nhân, nhóm, ĐT.
- Các nhóm thi đọc trước lớp.
HĐ2: Luyện đọc diễn cảm
- GV đọc diễn cảm đoạn 2- HS theo dõi.
- HD học sinh đọc diễn cảm đoạn văn đó.
- Một số em đọc diễn cảm trước lớp- GV nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét tiết học.
Luyện toán
100 trừ đi một số
I. yêu cầu cần đạt:
- Luyện kĩ năng thực hiện phép trừ có nhớ để tự tìm thực hiện phép trừ dạng: 100 trừ đi một số có một chữ số hoặc có hai chữ số.
- Luyện thực hành làm một số bài toán có dạng trên
II. Các HĐ dạy học:
HĐ1: Bài tập dành cho HS trung bình:
Bài 1: Tính nhẩm
100 - 34 = 100 – 82 =
100 – 55 = 100 - 25 = 
Bài 2: Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ lần lượt là:
100 và 27; 98 và 54; 100 va 39
bài 3: Nhà An nuôi được 100 con vịt và ngan. trong đó có 58 con vịt. Hỏi nhà An nuôi bao nhiêu con ngan ?
HĐ2: Bài tập dành cho HS khá, giỏi:
Bài 1: Tìm x:
x- 24 = 18 x- 28 = 42 – 28
x- 26 = 45 x + 7 = 44 + 8
Bài 2: Lan và Hồng có tổng cộng 22 quyển truyện tranh. Nếu lấy bớt của Hồng 5 quyển truyện tranh thì hai bạn còn lại bao nhiêu quyển truyện tranh?
Bài 3: Hai số có tổng bằng 68, số hạng thứ nhất bằng 39. Hỏi số hạng thứ hai bằng bao nhiêu ?
HĐ3: Chữa bài
- HS lần lượt chữa các bài tập trên.
- GV nhận xét học sinh chữa cà chốt lại cách làm đúng.
- GV nhận xét tiết học.
Luyện chữ
Luyện viết: hai anh em
I. yêu cầu cần đạt:
- Rèn kĩ năng viết đoạn 1, 2 của bài “ Câu chuyện bó đũa”
- HS viết đúng, đẹp đoạn 1, 2 của bài: Câu chuyện bó đũa
- GD hs biết yêu thương, quan tâm đến bố mẹ.
II. Hoạt động dạy – học
1. Tìm hiểu nội dung
+ Người cha đã bảo các con làm gì? (Bẻ gãy bó đũa. thưởng túi tiền)
+ Tại sao không ai bẻ được? (Vì bẻ cả bó đũa)
+ Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào?( Bẻ từng chiếc một)
- Gv hd viết đúng các từ khó: lớn lên, lần lượt, chia lẻ, buồn phiền, sức, gãy, dễ dàng
 2. Luyện viết
- Gv đọc bài, hs viết
3. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống kiến thức
- Nhận xét giờ học. Chuẩn bị cho giờ sau
Thứ ba ngày 14 tháng 12 năm 2010
Toán
tìm số trừ
I. yêu cầu cần đạt:
- Biết tìm x trong các dạng bài tập: a- x = b ( với a, b là các số có không quá hai chữ số) bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính ( Biết cách tìm số trừ khi biết số bị trừ và hiệu).
- Nhận biết số trừ, số bị trừ, hiệu.
- Biết giải bài toán dạng tìm số trừ chưa biêt.
- Bài tập cần làm: bài 1( cột 1, 3), bài 2 ( cột 1, 2,3), bài 3.
- HS khá, giỏi hoàn tất cả các bài tập trong tiết học này.
II. Hoạt động dạy – học
HĐ1: GV hướng dẫn HS tìm số trừ khi biết số bị trừ và hiệu.
Chẳng hạn: 
- GV cho HS quan sát hình vẽ trong bài học rồi nêu bài toán: “ Có 10 ô vuông, sau khi lấy đi một số ô vuông thì còn lại 6 ô vuông. hãy tìm số ô vuông bị lấy đi”.
- Một vài học sinh nêu lại bài toán.
- GV: Số ô vuông lấy đi là số ô vuông chưa biêt, ta gọi số đó là x. Có 10 ô vuông ( GV viết lên bảng số 10), lấy đi số ô vuông chưa biết ( GV viết tiếp dấu trừ (-) và chữ x vào bên phải số 10), còn lại 6 ô vuông ( GV viết tiếp “=6” vào dòng đang viết để thành 10 – x = 6).
- GV gọi học sinh đọc: “ 10 trừ x bằng 6”. GV chỉ vào từng thành phần của phép trừ rồi yêu cầu học sinh gọi tên: “ 10 là ssò bị trừ, x là số trừ, 6 là hiệu”.
- GV cho nhiều học sinh nhắc kại.
? Muốn tìm số trừ ta làm thế nào?
- HS nhìn vào hình vẽ ô vuông, trao đổi ý kiến để dẫn tới: “ Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu”.
- Cho nhiều học sinh nhắc lại sau đó GV viết lên bảng.
 10 – x = 6
 x= 10 – 6
 x = 4
- GV cho học sinh đọc cách viết từng dòng trên
- Lưu ý: Phải viết dấu = thẳng cột.
- Gv cho học sinh học thuộc: ““ Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu”.
HĐ2: Thực hành:
Bài 1: HS nêu yêu cầu của bài tập
- GV hướng dẫn học sinh làm bài.
- HS tự làm cột 1 và 3 vào vở.
- 1 học sinh làm bảng phụ- sau đó chữa bài, nhẫn xét.
Bài 2: Trước khi làm bài cho học sinhn nhắc lại cách tìm số trừ.
- Sau đó các em làm vào vở ô li.
- Chữa bài, học sinh phải nêu cách đăth tính rồi tính.
Bài 3: Nhiều em đọc bài toán
? Bài toán cho biết gì ? yêu cầu tìm gì ?
1 học sinh lên bảng tóm tắt bài toán.
1 em lên giải bảng phụ- cả lớp làm vào vở.
- Chữa bài bảng phụ nhận xét.
Bài 1 b: Dành cho HS khá, giỏi:
- HS tự làm bài, sau đó chữa bài, nhận xét.
III. củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
kể chuyện
hai anh em
I. yêu cầu cần đạt:
- Kể lại được từng phần câu chuyện theo gợi ý ( BT1); nói lại được ý nghĩ của hai anh em khi gặp nhau trên đồng ( BT2).
- HS khá, giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện ( BT3).
II. đồ dùng dạy - học:
Bảng phụ viết các gợi ý a, b, c, d ( diễn biến của câu chuyện).
II. Hoạt động dạy – học
A. Bài cũ: 2 học sinh tiếp nối nhau kể lại hoàn chỉnh Câu chuyện bó đũa.
 ? Câu chuyệ này nói lên điều gì?
- GV nhận xét học sinh kể- gnhi điểm.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn học sinh kể chuyện
HĐ1: Kể từng phần câu chuyện theo gợi ý
- 1 học sinh đọc yêu cầu và các gợi ý a, b, c, d ( diễn biến câu chuyện).
- GV mở bảng phụ ( đã viết các gợi ý).
- HS kể từng đoạn câu chuyện theo gợi ý tóm tắt ( kể trong nhóm).
- Đại diện các nhóm thi kể từng đoạn trước lớp.
HĐ2: Nói ý nghĩ của hai anh em khi gặp nhau trên đồng.
- 1 học sinh đọc yêu cầu 2.
- 1 học đọc lại đoạn 4 của truyện.
- GV giải thích: Truyện chỉ nói hai anh em bắt gặp nhau trên đồng, hiểu ra mọi chuyện, xúc động ôm chầm lấy nhau, không nói họ nghĩ gì lúc ấy. Nhiệm vụ của các em: đoán nói ý nghĩ của hai anh em khi đó.
- HS phát biểu ý kiến- Cả lớp và giáo viên nhận xét.
- Gv khen ... ác dụng gì?
 Theo em trò chơi đó có nguy hiểm không?
 Em cần lưu ý gì để khi chơi trò chơi này để không gây nguy hiểm?
 HĐ3: Làm phiếu học tập
 Gv chia lớp làm 6 nhóm, mỗi nhóm 1 phiếu học tập
 Nội dung phiếu: Nên và không nên làm gì để phòng tránh tai nạn khi ở trường.
HĐ nên tham gia
HĐ không nên tham gia
Gv tổ chưc thi giữa các nhóm
 Các nhóm thi đua viết nhiều ý để thắng cuộc.
 Gv nx, biểu dương
3. Củng cố, dặn dò: Dặn hs không nên tham gia các trò chơi nguy hiểm.
Toán
ôn tập về đo lường
I. yêu cầu cần đạt:
- Biết xác định khối lượng qua sử dụng cân.
- Biết xem lịch để xác định số ngày trong tháng nào đó và xác định một ngày nào đó là 
tháng thứ mấy trong tuần.
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ 12.
- Bài tập cần làm: bài 1, bài 2( a, b), bài 3 ( a), bài 4.
II. Đồ dùng dạy – học: Thước thẳng
III. Các hoạt động dạy – học
 1. HD làm BT
 Bài 1: Gọi hs nêu y/c. Tính nhẩm
 Gv ghi bảng từng pt, hs nhẩm và nêu miệng
 Gv nx, chữa bài
 Bài 2: Gọi hs nêu y/c
 Cho hs nhắc lại cách đặt tính, tính
 Cho hs đặt tính, tính kq vào vở rồi gọi hs chữa bài
 Bài 3: Gọi hs nêu y/c
 Ghi bảng: 32 – x = 18; x – 17 = 25
 Em có nx gì về thành phần x trong 2 pt?
 Phép tính 1 x là số trừ; pt2 x là SBT
 Cho hs nhắc lại cách tìm ST; SBT chưa biết
 Cho hs làm vào vở, 2 hs chữa bài
 Gv lưu ý cách trình bày
 Bài 4a: Gv nêu y/c
 Muốn vẽ đường thẳng đi qua 2 điểm ta làm ntn? (Dùng thước thẳng vẽ đoạn thẳng rồi kéo dài về 2 phía.)
 Cho hs thực hành vẽ vào vở
 4b, 4c hs tự làm ( cách vẽ đường thẳng qua 1 điểm hoặc 3 điểm cho trước)
 Củng cố: Qua 1 điểm cho trước có thể vẽ được mấy đường thẳng? (Vẽ được rất nhiều đường thẳng)
 Qua 2 điểm cho trước có thể vẽ được mấy đường thẳng? (1 đường thẳng)
2. Củng cố, dặn dò
 Cho hs nhắc lại cách tìm ST; SBT
 Hs nhắc lại cách vẽ 1 đường thẳng
 Nx tiết học. Nhắc hs chuẩn bị bài LT chung
Thủ công
Gấp, cắt, dán biển báo gt cấm đỗ xe ( Tiết 1)
I. yêu cầu cần đạt:
- Biết cách gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe.
- Với học sinh khéo tay: Gấp, cắt, dán được biển báo giao thông cấm đỗ xe. Đường cắt ít mấp mô.
II. Đồ dùng dạy – học
GV: Mô hình mẫu biển báo GT cấm đỗ xe.
Quy trình gấp, cắt, dán biển báo GT cấm đỗ xe.
Giấy nháp, kéo, keo, hồ dán.
III. Các hoạt động dạy – học
1. Kiểm tra: KT sự chuẩn bị của hs	
2. Bài mới
 a. Hd quan sát, nhận xét
- Gv giới thiệu hình mẫu biển báo GT cấm đỗ xe.
- Cho hs so sánh biển báo GT cấm đỗ xe với các biển báo đã học
 + Chân biển báo giống nhau
 + Giống biển báo cấm xe đi ngược chiều là có hình tròn màu đỏ.
b. HD thao tác mẫu
 B1: Gấp, cắt biển báo cấm đỗ xe
 + Gấp cắt hình tròn màu đỏ từ hình vuông cạnh 6 ô
 + Gấp, cắt hình tròn màu xanh từ hình vuông cạnh 4ô.
 +Cắt hình CN màu đỏ có chiều dài 4ô, chiều rộng 1ô
 + Cắt hình CN màu khác có chiều dài 10ô, rộng 1ô
 Bước 2: Dán biển báo cấm đỗ xe
 + Dán chân biển báo
 + Dán hình tròn đỏ chờm lên chân biển báo khoảng nửa ô.
 + Dán hình tròn màu xanh ở giữa hình tròn màu đỏ
 + Dán chéo hình CN màu đỏ vào giữa hình tròn xanh.
c. Thực hành: 
 Cho hs thực hành trên nháp, gv theo dõi những hs yếu hd thêm
3. Củng cố, dặn dò
 Cho hs nhắc lại quy trình: Gấp ,cắt ,dán biển báo cấm đỗ xe . 
 Nx tiết học. Nhắc hs chuẩn bị bài sau thực hành .
Luyện tiếng việt
Luyện đọc: Bé Hoa
I. Mục tiêu:
Củng cố và rèn kĩ năng đọc đoạn, cả bài của bài: “ Bé Hoa”
 Gd hs : Phải ngoan ngoãn, biết giúp đỡ bố mẹ
II. Hoạt động dạy – học
A. Đối với hs trung bình, yếu
 Luyện đọc câu
 Gv hd đọc các từ khó
Nụ, lắm, lớn lên, nắn nót, ngoan, đen láy
 Gọi hs đọc câu
 Gv hd hs nghỉ hơi sau dấu câu và giữa các cụm từ
Luyện đọc đoạn
HD hs luyện đọc câu, đoạn
B. Đối với hs K – G
 Cho hs đọc trơn toàn bài
 Cho hs chọn nhóm phân vai
 Củng cố nd theo hệ thống câu hỏi
 Em biết gì về gia đình Hoa?( GĐ Hoa có 4 người: bố, mẹ, Hoa và em của Hoa,...)
 Tìm những từ thấy Hoa rất yêu em bé?(Hoa nhìn em mãi, Hoa yêu em lắm,...)
 Theo em Hoa đáng yêu ở điểm nào? (Hoa còn bé mà đã biết giúp mẹ và rất yêu em bé)
C. Củng cố, dặn dò:
 Chuẩn bị bài sau
thực hành: Thủ công
luyện: Gấp, cắt, dán biển báo giao thông 
I. Mục tiêu
- Rèn kĩ năng gấp, cắt, dán biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều và biển báo cấm đi ngược chiều .
- Hs có ý thức chấp hành luật lệ giao thông.
II. Các hoạt động dạy – học
1. Kiểm tra: KT sự chuẩn bị của hs
2. Luyện tập: Cho hs nhắc lại các bước gấp, cắt, dán các biển báo giao thông.
B1: Cắt hình tròn ( xanh, đỏ) có cạnh hv là 6 ô.
 B2: Cắt HCN ( màu trắng) dài 1 ô, rộng 1 ô
 B3: Cắt HCN ( màu khác) dài 10 ô, rộng 1 ô ( chân biển báo)
B4 Dán biển báo
 Dán chân biển báo
 Dán hình tròn chờm lên chân biển báo 1/2 ô
 Dán HCN vào giữa hình tròn
3. Hd hs thực hành
4. Củng cố, tổng kết
 Cho hs nhắc lại các bước gấp, cắt, dán... Nx tiết học. Nhắc hs chuẩn bị bài sau.
Luyện tiếng việt
luyện viết: Con chó nhà hàng xóm
I. Mục tiêu: 
 - Giúp hs nghe – viết chính xác đoạn 1, 2, 3 bài “ Con chó nhà hàng xóm”. 
- Rèn kĩ năng trình bày đoạn văn.
II. Các hoạt động dạy – học
 1. Giới thiệu bài: Gv nêu mục đích, yc tiết học
 2. HD luyện viết đoạn 1, 2, 3 của bài
 Gv đọc 3 đọan viết, tìm hiểu nd 
 Chuyện gì đã xảy ra khi bé mải chạy theo Cún? (Bé vấp phải một khúc gỗ, ngã đau và không đứng dậy được)
 Lúc đó Cún Bông giúp bé tn? (Chạy đi tìm người giúp Bé)
 Vì sao bạn bè đến thăm Bé mà Bé vẫn buồn? ( Bé vẫn buồn vì chưa gặp được Cún)
 Tại sao từ Bé trong bài phải viết hoa? (Vì đây là tên bạn gái trong truyện)
 Ngoài tên riêng chúng ta phải viết hoa những chữ nào nữa? (những chữ cái đầu câu)
 Gv đọc: quấn quýt, giường, mau lành, ...
 Hs viết ở bảng con
 Gv đọc bài, hs viết vào vở
 Gv đọc cho hs khảo bài
 Chấm bài, nhận xét
3. Củng cố, dặn dò: Nx tiết học. Dặn hs sửa lỗi trong bài chính tả.
Thứ tư ngày 23 tháng 12 năm 2008
Chiều đạo đức
Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng
I. Mục tiêu : 
- HS hiểu vì sao phải giữ trật tự , vệ sinh nơi công cộng . Cần làm gì , tránh những việc gì để giữ trật tự , vệ sinh nơi công cộng .
- Hs biết giữ trật tự , vệ sinh nơi công cộng .
- Hs có thái độ tôn trọng những quy định về trật tự , vs nơi công cộng .
II. Đồ dùng dạy - học: Tranh vẽ ( hđ1 ,hđ2 )
III. Các hoạt động dạy – học
1. Bài cũ : Vì sao phải giữ gìn trường , lớp sạch đẹp ?
Em đã làm gì để giữ gìn trường lớp sạch đẹp ?
2. Bài mới
 HĐ1 : Phân tích tranh :
 - Mục tiêu : Hs hiểu được 1 biểu hiện cụ thể về giữ gìn trật tự nơi công cộng
 - Cách tiến hành :
Cho hs qs hình vẽ tranh 1
Nd tranh vẽ gì ? (Hs chen lấn , xô đẩy trong biểu diễn văn nghệ.)
Việc chen lấn , xô đẩy có tác hại gì ? ảnh hưởng chất lượng biểu diễn , người xem
Qua sự việc này , em rút ra điều gì ?
 GVKL : Đó là hành vi làm mất trật tự nơi công cộng .
 HĐ2 : Xử lí tình huống
 - Mục tiêu : Hs biết 1 biểu hiện cụ thể về giữ vs nơi công cộng
 - Cách tiến hành :
 Gv đưa tình huống qua tranh
 HS quân sát tranh 2 thảo luận, đóng vai
 Cho hs lên thể hiện
 Cách ứng xử như vậy có lợi , hại gì ?
 Chúng ta nên chọn cách ứng xử nào ? (Gom rác bỏ túi , khi xe dừng , bỏ thùng rác, ...)
 GVKL : Cần gom rác bỏ vào túi ni lông , xe dừng vứt vào nơi quy định .
 HĐ3 : Đàm thoại
 - Mục tiêu : Hs hiểu được ích lợi , những việc cần làm để giữ trật tự , vs nơi công cộng
 - Cách tiến hành : Gv nêu câu hỏi cho hs liên hệ và trả lời
 Em biết những nơi công cộng nào ? Nơi ấy có tác dụng gì ?
 Để giữ trật tự , VS nơi công cộng em cần làm gì , tránh việc gì ?
 HD thực hành : Mỗi hs vẽ tranh và sưu tầm tư liệu về chủ đề bài học .
tuần 18
 Thứ 2 ngày 4 tháng 1 năm 2010 
 Thể dục
	 	Trò chơi: Vòng tròn và bỏ khăn
I. yêu cầu cần đạt:
 - Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
II. Địa điểm, phương tiện
 + Sân trường
 + Khăn, kẻ 3 vòng tròn như tiết 32
III. Nội dung và phương pháp
A. Phần mở đầu
- Gv tập hợp lớp, phổ biến nd, yêu cầu tiết học
- Khởi động
 + Xoay các khớp
 + Chạy nhẹ nhàng 1 hàng dọc
 + Đi thường, hít thở sâu
- Ôn bài TD phát triển chung
B. Phần cơ bản
 1. Ôn trò chơi “ Vòng tròn”
Gv nêu tên trò chơi, hs nhắc lại cách chơi
 Hs điểm số theo chu kì 1 – 2; cho hs chơi kết hợp vần điệu
 Gv tổ chức thi giữa các tổ
 Các tổ trình diễn, tổ nào nhảy đều, múa đẹp, hát đúng vần điệu sẽ thắng cuộc
 2. Ôn trò chơi “ Bỏ khăn”
Gv nêu tên trò chơi, hs nhắc lại cách chơi
 Hs tham gia trò chơi theo 2 nhóm. Gv theo dõi, nx
 C. Phần kết thúc
Thả lỏng
 Củng cố, dặn dò
Hs đi đều, vỗ tay và hát
 Nx tiết học. Nhắc hs về nhà chơi trò chơi
 Luyện từ và câu
Từ ngữ về vật nuôi . Câu kiểu : Ai thế nào ?
 I. yêu cầu cần đạt:
 Nêu được các từ ngữ chỉ đặc điểm của loài vật vẽ trong tranh( BT1); bước đầu biết thêm được hình ảnh so sánh vào sau từ cho trước và nói câu có hình ảnh so sánh ( BT 2, 3).
IIĐồ dùng Dạy Học: 
Tranh minh hoạ ; Bảng phụ chép BT1,2.
III. Hoạt Động dạy học
1. Bài cũ : Gọi 1 số hs đặt câu có từ chỉ đặc điểm
 Cho 1 số em đọc BT1, 3 
2 . Bài mới :
 a. Giới thiệu bài : Gv nêu mục đích, yêu cầu tiết học
 b. HD làm bài tập
 Bài 1 : Gọi hs nêu y/c, gv treo tranh
 Hs quan sát tranh, nêu nd các bức tranh
 Hs thảo luận nhóm, đại diện nhóm chọn từ lên gắn thẻ từ phù hợp vời tranh (trâu khoẻ; thỏ nhanh, rùa chậm, chó trung thành.)
 Gv nx , chữa bài .
 Bài 2 : Gv đưa bảng phụ, hs đọc yêu cầu
 Gọi hs nêu câu mẫu
 Cho hs làm theo nhóm
Gv gợi ý: 1 từ có thể tìm được nhiều hình ảnh so sánh
+ Đẹp như tiên. (mơ, tranh, hoa)
+ Cao như sếu. (núi, cái sào, ...)
+ Khoẻ như trâu. (voi, hổ, hùm, ...) 
+ Nhanh như thỏ. (sóc, chớp, điện, cắt,...)
+ Chậm như rùa. (sên,...)
+ Hiền như bụt. (cơm, đất, nai,...)
+ Trắng như tuyết. (bông, mây, vôi, trứng gà bóc,...)
 + Đỏ như gấc. (son, lửa, máu,...) 
 + Xanh như tàu lá.
 Gv nx , chữa bài .
 Bài 3 : Gv đưa bảng phụ
 Hd hs hoạt động theo cặp : 1 hs nêu câu SGK , 1 hs nói tiếp ý
 Cho 1 số cặp trình bày 
- Mắt con mèo nhà em tròn như hòn bi ve. (hạt nhãn)
- Toàn thân nó phủ một lớp lông màu tro, mươt như tơ. (nhung, bôi mỡ)
- Hai tai nhỏ xíu như hai búp lá non. (lá na, cái mộc nhĩ bé)
Gv nx , biểu dương.
3. Củng cố , dặn dò : Cho hs nói 2 câu có từ so sánh .
 Nx tiết học. Dặn hs xem lại bài .

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 2 T15.doc