Giáo án các môn Lớp 2 - Tuần 14 - Năm học 2021-2022

Giáo án các môn Lớp 2 - Tuần 14 - Năm học 2021-2022

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đúng, rõ ràng một bài thơ ngắn. Biết ngắt hơi ở chỗ có dấu câu, chỗ ngắt nhịp thơ.

- Hiểu nội dung của từng khổ thơ, hiểu tình cảm yêu thương của bạn nhỏ dành cho em bé.

 - Bồi dưỡng tình cảm yêu thương, ý thức quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình.

*Phát triển năng lực và phẩm chất

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: phát triển vốn từ chỉ quan hệ họ hàng, từ chỉ đặc điểm, đặt câu nêu đặc điểm.

- Bồi dưỡng tình yêu thương, ý thức quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

 

docx 42 trang Người đăng Trịnh Hải An Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 171Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn Lớp 2 - Tuần 14 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14
Thứ hai ngày 22 tháng 11 năm 2021 
Hoạt động tập thể - Sinh hoạt dưới cờ
Trải nghiệm sáng tạo
CHỦ ĐỀ 4: TRUYỀN THỐNG QUÊ EM
Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Truyền thống quê em
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nhận biết được những nét truyền thống quê ern.
- Thực hiện được một số việc làm phù hợp để chia sẻ với những người gặp hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống và hoạt động cộng đồng.
- Tham gia tích cực vào một số hoạt động hướng đến cộng đồng do nhà trường tổ chức.
* Năng lực
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thể hiện thông qua việc hợp tác với bạn để xây dựng kế hoạch giúp đỡ người gặp hoàn cảnh khó khăn và những hoạt động khác của chủ đề.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Phẩm chất
- Thể hiện sự biết ơn thầy cô, thân thiện với bạn bè thông qua những việc làm.
- Chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ khí tự mình không giải quyết được mâu thuẫn với bạn bè 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SGK Hoạt động trải nghiệm 2.
- Các tờ giấy màu xanh, đỏ, vàng, 
- Vòng nhỏ hoặc quả bóng nhựa nhỏ, khăn bịt mắt
- Bút màu, thước kẻ, kéo, hồ (keo dán);
- SGK Hoạt động trải nghiệm 2. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- HS điều khiển lễ chào cờ.
- Lớp trực tuần nhận xét thi đua.
- TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.
- GV tổ chức cho HS tham gia giờ Sinh hoạt dưới cờ “Truyền thống quê em” theo kế hoạch của nhà trường. 
- Tuỳ theo điều kiện của từng trường mà người kể có thể là HS, GV, đại diện của chính quyền địa phương, hoặc người có hiểu biết của địa phương...
- GV nhắc nhở HS lắng nghe tích cực, có thể đặt các câu hỏi để trao đổi, giao lưu với người kể. Nếu người kể có các hoạt động, trò chơi để tương tác thì các em cũng tích cực tham gia.
- GV đề nghị HS ghi lại ý chính, điều mình thấy thú vị nhất về truyền thống quê em vào sổ nhật kí học tập của cá nhân.
- GV tổng kết hoạt động.
- HS chào cờ
- Lớp trực tuần nhận xét thi đua các lớp trong tuần qua.
- HS lắng nghe kế hoạch tuần mới.
- HS tham gia giờ Sinh hoạt dưới cờ “Truyền thống quê em”
- HS lắng nghe tích cực, có thể đặt các câu hỏi để trao đổi, giao lưu với người kể.
- HS ghi lại ý chính, điều mình thấy thú vị nhất về truyền thống quê em vào sổ nhật kí học tập của cá nhân
Toán
Tiết 66: LÍT ( T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết sử dụng chai 1 lít hoặc ca 1 lít để đong đo nước, dầu. 
- Biết ca 1 lít, chai 1lit. Biết lít là đơn vị đo dung tích. Biết đọc viết tên gọi và kí hiệu của lít.
* Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.
*Phẩm chất:Chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: - Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...
- Ca 1 lít, chai 1lít, ca, cốc, bình nước,.
 2. Học sinh: - SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động mở đầu
-TBHT điều hành trò chơi
- Trò chơi Con số may mắn
1
3
5
2
4
6
+ Giáo viên phổ biến luật chơi, cách chơi: Trò chơi gồm 2 đội, mỗi đội 3 em. Các đội bốc thăm giành quyền chọn số trước. Mỗi lần các đội chọn 1 số, giáo viên đọc câu hỏi tương ứng với con số đã chọn ấy. Trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai phải nhường quyền trả lời cho đội kia, đội trả lời sau trả lời đúng cũng được 10 điểm. Nội dung 6 câu hỏi ứng với 6 con số:
1. Nêu cách đặt tính 68 + 32?
2. 26 + 74 bằng bao nhiêu?
3. Số liền trước của kết quả phép tính 63 + 37 là bao nhiêu?
4. Có 58 lá cờ, thêm 42 lá cờ nữa là bao nhiêu lá cờ?
5. Nêu cách tính 45 + 55?
6. Bạn Hưng nói 76 + 24 lớn hơn 69 + 31, đúng hay sai?
+ Tổ chức cho học sinh tham gia chơi.
- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng cuộc.
- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng: Lít
2. Hoạt dộng hình thành kiến thức
Việc 1: Làm quen với biểu tượng dung tích (sức chứa).
- GV cho HS quan sát các vật dụng đựng nước.
- Rót đầy nước vào 2 cái cốc thủy tinh to, nhỏ khác nhau.
- Cốc nào chứa được nhiều nước hơn ?
- Cốc nào chứa được ít nước hơn ?
Việc 2: Giới thiệu ca 1 lít. Đơn vị lít.
- Giới thiệu: Ca 1 lít. Nếu rót nước vào đầy ca, ta được 1 lít nước.
- Để đo sức chứa của 1 cái ca,1 cái thùng, ta dùng đơn vị đo là lít, lít viết tắt là: l.
- Gọi học sinh đọc: 1 lít, 5 lít, 4 lít,
- Yêu cầu học sinh viết: 2 lít, 3 lít, 7 lít,
Ò Nhận xét, tuyên dương.
2.Hoạt dộng thực hành, luyện tập
Bài 1: 
- Cho học sinhnêu yêu cầu bài tập.
a.HS quan sát kĩ hình ảnh các ca đựng nước, GV lưu ý cho HS nhận thấy các vạch số chỉ lít nước trên mỗi ca. 
- Cho học sinh nhận xét.
- Giáo viênnhận xét, sửa bài.
b.Cho HS đọc kĩ đề bài tập, kết hợp quan sát hình minh hoạ (có thể tạo điều kiệncho HS quan sát được tình huống rót nước từ bình vào đầy 3 cái ca). 
- Giáo viên nhận xét, sửa bài.
-HS chủ động tham gia chơi
+ Lắng nghe.
+ Học sinh tham gia chơi, dưới lớp cổ vũ.
- Lắng nghe.
.
- HS quan sát .
-HS trải nghiệm trên thí nghiệm,học sinhquan sát.
- Cốc to.
- Cốc bé.
- Theo dõi, lắng nghe.
- 3 học sinh nối tiếp nhau đọc.
- Vài học sinh đọc.
-HS xác định yêu cầu bài tập.
+ HS nhận ra lượng nước trong mỗi ca ứng với vạch chỉ mấy lít, đọc được số đo lượng nước có trong mỗi ca.
2 lít
4 lít
7 lít
- Học sinhnhận xét.
- Lắng nghe.
- HS đọc kĩ đề bài tập , quan sát nhận biếtđược số lít nước rót đầy được 3 ca, mỗi ca 1 lít. 
- HS xác định được số lít nước lúcđầu trong bình là 3 lít.
- Học sinhnhận xét.
- Lắng nghe.
Tiếng Việt. BÀI 25(Tiết 1+2)
Tiết 131+132: SỰ TÍCH HOA TỈ MUỘI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Đọc đúng các từ khó, biết cách đọc lời người kể chuyện, lời thoại của các nhân vật trong bài Sự tích hoa tỉ muội. Nhận biết được tình cảm chị em hồn nhiên mà đầy xúc động thể hiện qua bài đọc. Biết được một cách giải thích về nguồn gốc hoa tỉ muội và hiểu ý nghĩa của loài hoa này.
- Bồi dưỡng tình yêu thương anh chị em và người thân trong gia đình; bước đầu, hiểu được khó khăn của người dân vùng lũ; hình thành và phát triển năng lực văn học (trí tưởng tượng về sự vật, sự việc trong tự nhiên), có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm. 
*Phát triển năng lực và phẩm chất
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: phát triển vốn từ chỉ hoạt động, đặc điểm, đặt được câu nói về hoạt động của học sinh.
- Biết yêu quý bạn bè, có tinh thần hợp tác làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động mở đầu
- HS hát
2. Hoạt động hình thành kiến thức
2.1. Khởi động
- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
- GV hỏi:
+ Nói về những việc anh, chị thường làm cho em.
+ Em cảm thấy thế nào trước những việc anh, chị làm cho mình?
- Nhận xét, thống nhất câu trả lời.
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2.2. Khám phá
* Hoạt động 1: Đọc văn bản.
- GV đọc mẫu: giọng chậm rãi, tình cảm
- HDHS chia đoạn: (2 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến ôm nhau ngủ.
+ Đoạn 2: Còn lại.
- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: sườn núi, ôm choàng, dân làng, rúc rích,...
- Luyện đọc câu dài: Ngày xưa,/có hai chị em Nết và Na/ mồ côi cha mẹ,/ sống trong ngôi nhà nhỏ/ bên sườn núi.//
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo cặp, nhóm.
* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr 110.
- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr 56.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- GV đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng của nhân vật.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Nhận xét, khen ngợi.
3. Hoạt động luyện tập, thực hành
* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr110.
- YC HS trả lời câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.56, 57.
- Tuyên dương, nhận xét.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.110.
- HDHS xem lại toàn bài, HĐ nhóm tìm ra những việc chị Nết đã làm để chăm sóc, thể hiện tình yêu thương với em Na.
-Viết 1 câu nói về việc chị Nết làm cho em Na vào VBT tr57.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Gọi HS đọc câu của mình.
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.
4. Hoạt động vận dụng
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- HS thảo luận theo cặp và chia sẻ.
- 2-3 HS chia sẻ.
- Cả lớp đọc thầm.
- HS đọc nối tiếp đoạn.
- 2-3 HS luyện đọc.
- 2-3 HS đọc.
- HS thực hiện theo nhóm bốn .
- HS lần lượt đọc.
- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:
+ C1: Chị Nết cái gì cũng nhường em; Đêm đông, Nết ôm em cho em đỡ rét; Na ôm choàng lấy chị, cười rúc rích; Nết ôm em thật chặt, thầm thì; hai chị em ôm nhau ngủ,....
+ C2: Nước lũ dâng cao, chị Nết đưa Na đến nơi an toàn bằng cách cõng em chạy theo dân làng.
+ C3: Điều kì lạ xảy ra khi Nết cõng em chạy lũ: Bàn chân Nết đang rớm máu, bỗng lành hẳn, nơi bàn chân Nết đi qua mọc lên những khóm hoa đỏ thắm.
+ C4: Vì có bông hoa lớn che chở nụ hoa bé nhỏ như Nết che chở cho em Na,....
- HS lắng nghe, đọc thầm.
- 2-3 HS đọc.
- 2-3 HS đọc.
-HĐ nhóm.
- 1-2 HS đọc.
- HS chia sẻ.
Luyện tập Tiếng Việt
Ôn theo sách buổi 2
Ngoại ngữ ( 2 tiết)
( Giáo viên Tiếng Anh dạy)
Thứ ba ngày 23 tháng 11 năm 2021
 Giáo dục thể chất
 ( Giáo viên chuyên biệt dạy )
Tiếng Việt. Bài 25 (Tiết 3) 
Tiết 133: CHỮ HOA N
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết viết chữ viết hoa N cỡ vừa và cỡ nhỏ.
- Viết đúng câu ứng dụng: Nói lời hay, làm việc tốt.
*Phát triển năng lực và phẩm chất
- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.
- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học; Mẫu chữ hoa N.
- HS: Vở Tập viết; bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động mở đầu
- Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
2.1. Khởi động
- Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2.2. Khám phá
* Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa.
- GV tổ chức cho HS nêu:
+ Độ cao, độ rộng chữ hoa N.
+ Chữ hoa N gồm ... ng mua, bán hàng hóa.
- Biết quan sát, trình bày ý kiến của mình về hoạt động mua, bán hàng hóa. 
* Phẩm chất
- Biết lựa chọn hàng hóa phù hợp về cả giá cả và chất lượng. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Các hình trong SGK.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
1. Hoạt động mở đầu
- GV giới trực tiếp vào bài Mua, bán hàng hóa (tiết 2)
2. Hoạt động hình thành kiến thức
*Hoạt động 3: Khám phá về hoạt động mua, bán hàng hóa ở siêu thị
a. Mục tiêu
- Nêu được cách mua, bán hàng hóa ở siêu thị. 
- Biết quan sát, trình bày ý kiến của mình về hoạt động mua, bán hàng hóa ở siêu thị. 
b. Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo cặp
- GV yêu cầu HS quan sát hình SGK trang 54, 55 và trả lời câu hỏi: 
+ Các quầy trong hình bán gì?
+ Nêu cách mua, bán hàng hóa ở siêu thị?
Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV mời đại diện một số HS lên trình bày kết quả làm việc trước lớp. 
- GV yêu cầu các HS còn lại nhận xét, bổ sung câu trả lời của các bạn. 
- GV hoàn thiện phần trình bày của HS. 
3. Hoạt động luyện tập
*Hoạt động 4: Liên hệ thực tế
a. Mục tiêu: Giới thiệu được hàng hóa gia đình thường mua ở siêu thị.
b. Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc nhóm 4
- GV yêu cầu từng HS trong nhóm trả lời câu hỏi: 
+ Kể tên siêu thị gia đình em thường mua hàng?
+ Gia đình em thường mua gì ở siêu thị? 
- GV khuyến khích HS giới thiệu có ảnh minh họa siêu thị. 
Bước 2: Làm việc cả nhóm
- GV mời đại diện một số HS lên trình bày kết quả làm việc trước lớp. 
- GV yêu cầu các HS còn lại nhận xét, bổ sung câu trả lời của các bạn. 
- GV hoàn thiện phần trình bày của HS. 
- GV giới thiệu thêm cho HS về trung thâm thương mại: 
+ Trung tâm thương mại bao gồm tổ hợp các loại hình cửa hàng, cơ sở hoạt động dịch vụ; hội trường, phòng họp, văn phòng cho thuê,...được bố trí, tập trung, liên hoàn trong một hoặc một số công trình kiến trúc liền kề; có các phương thức phụ văn minh, thuận tiện. 
+ Quy mô của trung tâm thương mại to hơn siêu thị. Siêu thị chỉ bao gồm các cửa hàng hiện đại; kinh doanh tổng hợp, không bao gồm: các cơ sở hoạt động dịch vụ; hội trường, phòng họp,...
- GV nhận xét giờ học.
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- HS lắng nghe.
- HS quan sát hình, thảo luận và trả lời câu hỏi. 
- HS trả lời: 
+ Các quầy trong hình bán: quần áo, túi xách; bánh mì, sữa; các loại trái cây; các loại thịt; chất tẩy rửa;....
+ Cách mua, bán hàng hóa ở siêu thị: lựa chọn hàng hóa; xem giá, hạn sử dụng; trả tiền tại quầy thanh toán; kiểm tra hóa đơn thanh toán. 
- HS thảo luận, trả lời câu hỏi. 
- HS trả lời. 
Luyện tập Toán
Ôn theo sách buổi 2
Luyện tập Tiếng Việt
Ôn theo sách buổi 2
Thứ sáu ngày 26 tháng 11 năm 2021
Giáo dục thể chất
(Giáo viên chuyên biệt dạy)
Toán
Tiết 70: HÌNH TỨ GIÁC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nhận dạng và gọi đúng tên hình tứ giác . Biết ghép các mảnh cho trước thành hình tứ giác . 
* Năng lực 
- HS được phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học.
- Thông qua việc quan sát bức tranh thực tiễn, xác định các mảnh có dạng hình tứ giác trên bức tường, HS có cơ hội được phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học.
* Phẩm chất
- Phát triển phẩm chấtchăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...
2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động mở đầu
- GV tổ chức cho HS quan sát các mảnh bìa hình tròn, hình tam giác, hình tứ giác màu sắc khác nhau để tùy ý không theo trật tự.
GV giới thiệu bài
2. Hoạt dộng hình thành kiến thức
- GV giới thiệu nhóm các tấm bìa còn lại là hình tứ giác
- GV yêu cầu HS nhận dạng đặc điểm của hình tứ giác
* GV chốt: Hình tứ giác có 4 cạnh, 4 góc.
3. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1: Trong các hình sau, hình nào là hình tứ giác
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Bài tập yêu cầu con làm gì?
- Yêu cầu HS chỉ ra được hình tứ giác.
- Gọi HS lên chữa bài.
- Nhận xét
* GV chốt bài làm đúng: Hình màu vàng là hình tứ giác
Bài 2: Chỉ ra những hình tứ giác mà em nhìn thấy trong mỗi hình sau:
- Chiếu bài lên bảng, HS QS và đọc yêu cầu.
- YC HS thảo luận nhóm đôi TG 2’
- Gọi đại diện nhóm nêu kết quả
- Nhận xét, đánh giá
* GV chốt bài làm đúng: 
Hình 1: Chiếc thuyền, lá cờ, cánh buồm đỏ.
Hình 2: Chậu hoa, lá cây.
Hình 3: Cánh máy bay.
Bài 3: Hình vuông sau được ghép từ các mảnh bìa nào?
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- GVHD: Muốn tìm được mảnh ghép phù hợp con phải làm thế nào?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 để tìm kết quả.
- Cho 2 nhóm chơi trò chơi để chữa bài
- GV kết luận nhóm thắng cuộc.
* GV chốt bài đúng: Cần chọn mảnh ghép 1, 3, 5, 6.
Bài 4: Tô màu xanh vào hình tứ giác.
- Gọi HS đọc và phân tích đề bài
- Yêu cầu làm vở BT
- Gọi HS chữa bài, nhận xét, chốt bài đúng.
* GV chốt: Cần tô màu 7 hình tứ giác.
4. Hoạt động vận dụng
Bài 5: Tìm hình tứ giác trong tường rào.
- Chiếu bài lên bảng
- YC HS thảo luận nhóm đôi TG 2’
- Gọi đại diện nhóm nêu kết quả
- Nhận xét, đánh giá
- GV cho HS nêu một số đồ vật có hình dạng tứ giác trong thực tiễn cuộc sống.
- GV nhận xét giờ học.
HS thực hành phân loạicác mảnh bìa đó theo từng nhóm có cùng hình dạng: hình tròn, hình tam giác
- HS quan sát các tấm bìa và nhắc lại hình tứ giác.
- HS giơ cao tấm bìa có dạng hình tứ giác 
- HS nêu được đặc điểm hình tứ giác có 4 cạnh, 4 góc.
- HS đọc
- HS trả lời
- HS làm bài cá nhân
- HS lên trình bày bài làm, giải thích lí do.
HS khác nhận xét.
- HS đọc yêu cầu.
- HS quan sát mỗi bức tranh, nhận dạng được các hình tứ giác có trong mỗi tranh đó trong nhóm đôi.
Đại diện nhóm chia sẻ kết quả trước lớp.
- Lớp lắng nghe, nhận xét
- Lớp chia sẻ:
Dự kiến chia sẻ:
+ Vì sao bạn cho rằng chậu hoa , cánh máy bay là hình tứ giác?
+ Tại sao cánh buồm màu xanh, thân máy bay không phải là hình tứ giác?
- HS đọc
- HS quan sát nhận ra được hình vuông được chia thành các mảnh hình tam giác và thấy các mảnh bìa rời dạng hình tam giác, hình tứ giác, hình vuông, đối chiếu các mảnh bìa với miếng ghép trong hình vuông để tìm mảnh ghép phù hợp. 
- 2 nhóm, mỗi nhóm 4 HS chơi trò chơi.
- HS thực hiện
- HS quan sát hình, nhận ra được các mảnh ghép hình tứ giác và tô màu xanh vào các hình tứ giác đó.
- HS chữa bài, nhận xét.
- HS QS và đọc yêu cầu.
- HS thảo luận
- Đại diện 1 số nhóm nêu kết quả.
- HS tự liên hệ và nêu: Máng đèn, mặt bàn, ô cửa
Tiếng Việt. Bài 26 (Tiết 5+ 6)
Tiết 139+140: VIẾT ĐOẠN VĂN KỂ MỘT VIỆC NGƯỜI THÂN ĐÃ LÀM CHO EM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Viết được một đoạn văn ngắn 3 – 4 câu kể về một việc người thân đã làm cho em. 
- Biết tìm và đọc được một bài thơ về tình cảm anh chị em.
*Phát triển năng lực và phẩm chất
- Phát triển kĩ năng đặt câu về việc người thân đã làm cho em.
- Biết bày tỏ cảm xúc, tình cảm qua bài thơ, câu chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động mở đầu
- HS chơi trò chơi
2. Hoạt động luyện tập
* Hoạt động 1: Luyện viết đoạn văn.
Bài 1:
- GV gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Gọi 1 HS đọc bài và đọc câu hỏi.
- Cho HS hoạt động cặp trả lời câu hỏi
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- GV gọi HS lên thực hiện.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2:
- GV gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV đưa ra đoạn văn mẫu, đọc cho HS nghe.
- GV đưa ra cấu trúc đoạn văn lên bảng và phân tích cho học sinh hiểu đoạn văn kể về một người thân trong gia đình.( tên người thân, việc làm của người đó, tình cảm của em với người đó.)
-Cho HS thực hành trả lời các câu hỏi trong VBT trang 59 theo cặp.
- YC HS thực hành viết vào VBT tr.59.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- Nhận xét, chữa cách diễn đạt.
* Hoạt động 2: Đọc mở rộng.
- Gọi HS đọc YC bài 1, 2.
- Tổ chức cho HS tìm đọc một bài thơ, câu chuyện.
- Tổ chức cho HS chia sẻ tên bài thơ, câu chuyện, tên tác giả.
- Tổ chức thi đọc một số câu thơ hay.
- Nhận xét, đánh giá việc đọc mở rộng của HS.
3. Hoạt động vận dụng
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- 1-2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- 1 HS đọc bài.
- 2-3 HS trả lời:
a) Trong đoạn văn trên, bạn nhỏ kể về ông ngoại.
b) Ông ngoại thường kể cho bạn nghe truyện cổ tích, dạy bạn vẽ.
c) Câu thể hiện rõ nhất tình cảm của bạn nhỏ với ông ngoại là: Mỗi khi ông có việc đi đâu,tôi rất nhớ ông và mong ông về sớm với tôi.
- Quan sát, nghe
- HS thực hiện nói theo cặp.
- 2-3 cặp thực hiện.
- 1-2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS lắng nghe, hình dung cách viết.
- HS làm bài.
- HS chia sẻ bài.
- 1-2 HS đọc.
- HS tìm đọc bài thơ, câu chuyện ở Thư viện lớp.
- HS chia sẻ theo nhóm 4.
- HS chia sẻ.
Sinh hoạt lớp + Trải nghiệm sáng tạo
TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP
Tìm hiểu truyền thống quê em
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV yêu cầu cán bộ lớp tổng kết thi đua các tổ trong tuần học vừa qua.
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả rèn luyện của tuần học trước, khen ngợi các em đã tiến bộ, làm tốt, động viên các em cần cố gắng hơn trong tuần tới về các mặt học tập, tham gia sinh hoạt chung, giữ gìn nền nếp. Chú ý, không gây áp lực cho HS.
- GV yêu cầu HS trao đổi với bạn về những điều em tìm hiểu được về truyền thống quê hương. 
– GV chuẩn bị một số câu hỏi về truyền thống quê hương, nên có đáp án cho HS lựa chọn.
– Tổ chức cho HS giao lưu, chia sẻ, hoặc thi giữa các nhóm theo câu hỏi đã chuẩn bị
– Tổ chức cho HS chia sẻ thêm về những điều đã được hỏi và những điều khác về truyền thống quê hương.
- GV tổng kết thi đua tuần học và phổ biến kế hoạch tuần mới.
- Cán bộ lớp tổng kết thi đua các tổ trong tuần học vừa qua.
- HS báo cáo kết quả rèn luyện của tuần học trước.
- HS trao đổi với bạn về những điều em tìm hiểu được về truyền thống quê hương.
- HS giao lưu, chia sẻ.
- HS chia sẻ thêm về những điều đã được hỏi và những điều khác về truyền thống quê hương.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cac_mon_lop_2_tuan_14_nam_hoc_2021_2022.docx