Giáo án các môn lớp 2 - Trường tiểu học Tân tập - Tuần 25

Giáo án các môn lớp 2 - Trường tiểu học Tân tập - Tuần 25

I. Mục đích yêu cầu:

- Đọc trơn được cả bài.Đọc đúng các từ ngữ khó, các từ dễ lẫn

- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

- Hiểu nghĩa các từ: cầu hôn, lễ vật, ván, nệp (đệp), ngà, cựa, hồng mao,

- Hiểu nội dung bài: Truyện giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở nước ta hằng năm là do Thủy Tinh dâng nước trả thù Sơn Tinh. Qua đó, truyện cũng ca ngợi ý chí kiên cường của nhân dân ta trong việc đắp đê chống lụt lội.

II. Chuẩn bị

- GV: Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK .Bảng ghi sẵn các từ, các câu cần luyện ngắt giọng.

- HS: SGK.

III. Các hoạt động

 

doc 23 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1140Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 2 - Trường tiểu học Tân tập - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
THỨ
MÔN
TIẾT
 TÊN BÀI DẠY
TƯ
 4-3
SHDC
TĐ
TĐ
T
ĐĐ
25
70
71
121
25
Sinh hoạt dưới cờ
Sơn Tinh,Thuỷ Tinh
Sơn Tinh,Thuỷ Tinh
Một phần năm
Thực hành giữa HKI
NĂM
 5-3
TD
TNXH
T
CT
H
49
25
122
49
25
Ôn 1 số động BTRLTTCB.TC:Nhảy đúng,nhảy nhanh
Một số loài cây sống trên cạn
Luyện tập
TC: Sơn Tinh,Thuỷ Tinh
Ôn tập 2 bài hát:Trên con đường đến trường,hoa lá mùa xuân
SÁU
6-3
TĐ
TV
T
KT
72
25
123
25
Bé nhìn biển
Chữ hoa V
Luyện tập chung
Làm dây xúc xích trang trí
BẢY
 7-3
TD
T
LTC
KC
GDNG
50
124
25
25
25
Ôn 1 số động BTRLTTCB.TC:Nhảy đúng,nhảy nhanh
Giờ,phút
Từ ngữ về sông biển.Đặt và trả lời câu hỏi Vì sao?
Sơn Tinh,Thuỷ Tinh
Tôn trọng phụ nữ
HAI
 9-3
CT
TLV
T
MT
SHL
Nha
50
25
125
25
25
4
NV: Bé nhìn biển
Đáp lời đồng ý.Quan sát tranh trả lời câu hỏi
Thực hành xem đồng hồ
Vẽ trang trí:Tập vẽ hoạ tiết dạng hình vuông,hình tròn
Sinh hoạt lớp
Phương pháp chải răng
Thứ tư ngày 4 tháng 3 năm 2009
TẬP ĐỌC – T 70,71
SƠN TINH, THỦY TINH 
I. Mục đích yêu cầu:
Đọc trơn được cả bài.Đọc đúng các từ ngữ khó, các từ dễ lẫn 
Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
Hiểu nghĩa các từ: cầu hôn, lễ vật, ván, nệp (đệp), ngà, cựa, hồng mao,
Hiểu nội dung bài: Truyện giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở nước ta hằng năm là do Thủy Tinh dâng nước trả thù Sơn Tinh. Qua đó, truyện cũng ca ngợi ý chí kiên cường của nhân dân ta trong việc đắp đê chống lụt lội. 
II. Chuẩn bị
GV: Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK .Bảng ghi sẵn các từ, các câu cần luyện ngắt giọng. 
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Voi nhà.
Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài Voi nhà.
Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’) GT bài bằng tranh
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Luyện đọc 
GV đọc mẫu toàn bài một lượt sau đó gọi 1 HS khá đọc lại bài.
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi đọc bài. 
Nghe HS trả lời và ghi các từ này lên bảng.
Đọc mẫu và yêu cầu HS đọc các từ này. Yêu cầu HS đọc từng câu. Nghe và chỉnh sửa lỗi cho HS, nếu có.
- Hướng dẫn HS ngắt giọng câu văn khó. 
+ Nhà vua muốn kén cho công chúa/ một người chồng tài giỏi.
+ Một người là Sơn Tinh,/ chúa miền non cao,/ còn người kia là Thủy Tinh,/ vua vùng nước thẳm.
Yêu cầu HS đọc bài nối tiếp nhau.
Chia nhóm và theo dõi HS đọc theo nhóm.
Tổ chức cho các nhóm thi đọc 
 - Yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Tiết 2
Hát
2 HS lên bảng, đọc bài và trả lời câu hỏi của bài.
Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
Tìm từ và trả lời Mị Nương, chàng trai, non cao, nói, lễ vật, cơm nếp, nệp bánh chưng, dâng nước lên nước lũ, đồi núi, rút lui, lũ lụt,
5 đến 7 HS đọc bài cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh.
Mỗi HS đọc 1 câu, đọc nối tiếp từ đầu cho đến hết bài.
Luyện ngắt giọng câu văn dài theo hướng dẫn của GV.
3 HS tiếp nối nhau đọc bài. Mỗi HS đọc một đoạn. 
TIẾT 2 
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Sơn Tinh, Thủy Tinh (Tiết 1)
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’) Sơn Tinh, Thủy Tinh (Tiết 2)
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Tìm hiểu bài 
Những ai đến cầu hôn Mị Nương?
Họ là những vị thần đến từ đâu?
Đọc đoạn 2 và cho biết Hùng Vương đã phân xử việc hai vị thần đến cầu hôn bằng cách nào?
Lễ vật mà Hùng Vương yêu cầu gồm những gì?
Vì sao Thủy Tinh lại đùng đùng nổi giận cho quân đuổi đánh Sơn Tinh?
Thủy Tinh đã đánh Sơn Tinh bằng cách nào?
Sơn Tinh đã chống lại Thủy Tinh ntn?
Ai là người chiến thắng trong cuộc chiến đấu này?
Hãy kể lại toàn bộ cuộc chiến đấu giữa hai vị thần.
Câu văn nào trong bài cho ta thấy rõ Sơn Tinh luôn luôn là người chiến thắng trong cuộc chiến đấu này?
Yêu cầu HS thảo luận để trả lời câu hỏi 4.
v Hoạt động 2: Luyện đọc lại bài
Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc lại bài.
Gọi HS dưới lớp nhận xét 
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Gọi 1 HS đọc lại cả bài.
Con thích nhân vật nào nhất? Vì sao?
Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà luyện đọc lại bài 
Chuẩn bị bài sau: Bé nhìn biển.
Hát 
HS đọc bài.
Hai vị thần đến cầu hôn Mị Nương là Sơn Tinh và Thủy Tinh.
Sơn Tinh đến từ vùng non cao, còn Thủy Tinh đến từ vùng nước thẳm.
Hùng Vương cho phép ai mang đủ lễ vật cầu hôn đến trước thì được đón Mị Nương về làm vợ.
Một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.
Vì Thủy Tinh đến sau Sơn Tinh không lấy được Mị Nương.
Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, dâng nước cuồn cuộn.
Sơn Tinh đã bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi chặn dòng nước lũ.
Sơn Tinh là người chiến thắng.
Một số HS kể lại.
Câu văn: Thủy Tinh dâng nước lên cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại dâng đồi núi cao bấy nhiêu.
Hai HS ngồi cạnh nhau thảo luận với nhau, sau đó một số HS phát biểu ý kiến.
3 HS lần lượt đọc nối tiếp nhau, mỗi HS đọc 1 đoạn truyện.
1 HS đọc bài thành tiếng. Cả lớp theo dõi.
TOÁN – T 121
MỘT PHẦN NĂM
I. Mục tiêu
Giúp HS : - Hiểu được “Một phần năm”
 - Nhận biết; viết và đọc 1/5
II. Chuẩn bị
GV: Các mảnh bìa hình vuông, hình ngôi sao, hình chữ nhật.
HS: Vở
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Bảng chia 5
Sửa bài 3
 GV nhận xét 
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)Một phần năm
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Giúp HS hiểu được “Một phần năm”
HS quan sát hình vuông và nhận thấy:
Hình vuông được chia làm 5 phần bằng nhau, trong đó một phần được tô màu. Như thế là đã tô màu một phần năm hình vuông.
Hướng dẫn HS viết: 1/5; đọc: Một phần năm.
Kết luận: Chia hình vuông bằng 5 phần bằng nhau, lấy đi một phần (tô màu) được 1/5 hình vuông.
v Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: : HS đọc yêu cầu
-GV hướng dẫn hs quan sát
-HS trả lời đúng đã tô màu 1/5 hình nào
-HS nx và gv nx và sửa
 Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài
Hình nào đã khoanh vào 1/5 số con vịt?
HS quan sát các tranh vẽ và trả lời:
Vì sao em nói hình a đã khoanh vào 1/5 số con vịt?
Nhận xét và cho điểm HS.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi nhận biết “một phần năm” 
Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Luyện tập.
Hát
2 HS lên bảng sửa bài. Bạn nhận xét 
Theo dõi thao tác của GV và phân tích bài toán, sau đó trả lời: Được một phần năm hình vuông.
HS viết: 1/5 
HS đọc: Một phần năm.
HS đọc đề bài tập 1.
Tô màu 1/5 hình A, hình D.
HS đọc đề bài tập 3
Hình ở phần a) có 1/5 số con vịt được khoanh vào.
Vì hình a có tất cả 10 con vịt, chia làm 5 phần bằng nhau thì mỗi phần sẽ có 2 con vịt, hình a có 2 con vịt được khoanh.
ĐẠO ĐỨC – T 25
THỰC HÀNH GIỮA HKII
I Mục tiêu
-Giúp học sinh nắm được nội dung các bài đạo đức đã học ,qua đó củng cố kĩ năng các bài đã học
II ĐDDH:Tranh ,VBT
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
Hđ1:Giới thiệu bài
Hđ2:GV yêu cầu học sinhnhắc lại các bài đạo đức đã học
-GV nêu ra 1 số tình huống ứng sử của từng bài
-Học sinh họp nhóm và đưa ra cách giải qyuết đúng nhất
-Học sinh nx và gv nx và kết luận+khen thưởng
-GV giáo dục tư tưởng qua từng tình huống đó
*Củng cố-dặn dò:Xem lại bài chuẩn bị ,thi giửa học kì 1
1.Trả lại của rơi
2.Biết nói lời yêu cầu ,đề nghị
3.Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại
*************************************
Thứ năm ngày 5 tháng 3 năm 2009
THỂ DỤC
TIẾT 49 :ÔN MỘT SỐ BÀI TẬP RLTTCB – TRÒ CHƠI:NHẢY ĐÚNG,NHẢY NHANH
I Mục tiêu
_ Cho hs ôn lại 1 số động tác của bài rèn luyện tư thế cơ bản.
-Tiếp tục học trò chơi: nhảy đúng ,nhảy nhanh
II ĐD_PT:Sân trường
III Các hoạt động
1 Phần mở đầu
-GV nhận lớp ,phổ biến nội dung ,yêu cầu giờ học
-Khởi động
2Phần cơ bản
-GV làm lại động tác đi theo vạch kẻ thẳng ,hai tay dang ngang.
-GV làm lại động tác đi kiễng gót,2 tay chống hông
- GV làm lại động tác đi nhanh chuyển sang chạy
-Chia tổ cho hs tập luyện
-Cho từng tổ lên thi đua tập
_GV nx và khen thưởng
--Cho hs ôn lại 3 động tác
-Đi đều 2-4 hàng dọc
-GV cho hs chơi trò chơi :Nhảy đúng ,nhảy nhanh
-GV làm mẫu-1 hs làm lại
-Cho hs chơi
-Cho từng tổ lên thi đua 
_GV nx và khen thưởng
 3 Phần kết thúc
-Thả lỏng người
-GV nx tiết học ,chuẩn bị (tt)
TỰ NHIÊN XÃ HỘI – T 25
MỘT SỐ LOÀI CÂY SỐNG TRÊN CẠN
I. Mục tiêu
 - Nhận dạng và nói tên được một số cây sống trên cạn.
Nêu được lợi ích của những loài cây đó.
Hình thành và rèn luyện kĩ năng quan sát, mô tả.
II. Chuẩn bị
Aûnh minh họa trong SGK trang 52, 53. Bút dạ bảng, giấy A3, phấn màu. Một số tranh, ảnh (HS sưu tầm).
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Cây sống ở đâu?
Cây có thể trồng được ở những đâu?
GV nhận xét 
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)Một số loài cây sống trên cạn.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Kể tên các loài cây sống trên cạn.
Yêu cầu HS thảo luận  ... à nhận xét.
.
1HS nêu y/c BT.
Quan sát tranh.
Bức tranh 1 minh hoạ trận đánh của hai vị thần. Thủy Tinh đang hô mưa, gọi gió, dâng nước, Sơn Tinh bốc từng quả đồi chặn đứng dòng nước lũ.
Đây là nội dung cuối cùng của câu chuyện.
Bức tranh 2 vẽ cảnh Sơn Tinh mang lễ vật đến trước và đón được Mị Nương.
Đây là nội dung thứ hai của câu chuyện.
Hai vị thần đến cầu hôn Mị Nương.
1 HS lên bảng sắp xếp lại thứ tự các bức tranh: 3, 2, 1.
HS tập kể chuyện trong nhóm.
Các nhóm thi kể 
HS nêu.
Thứ hai ngày 9 tháng 3 năm 2009
MÔN :MỸ THUẬT T25
VẼ TRANG TRÍ:TẬP VẼ HOẠ TIẾT DẠNG HÌNH VUÔNG ,HÌNH TRÒN
*************************************************
CHÍNH TẢ – T 25
BÉ NHÌN BIỂN
I. Mục đích yêu cầu
 - Nghe và viết lại chính xác bài thơ Bé nhìn biển.
- Củng cố quy tắc chính tả ch/tr, thanh hỏi/thanh ngã.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh vẽ minh hoạ bài thơ . Bảng phụ ghi các quy tắc chính tả.
HS: Vở
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Sơn Tinh, Thủy Tinh.
Gọi 3 HS lên bảng viết các từ sau: 
+ số chẵn, số lẻ, chăm chỉ, lỏng lẻo, buồn bã, mệt mỏi,
- Nhận xét, cho điểm HS. 
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’) Bé nhìn biển. 
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả 
GV đọc bài thơ Bé nhìn biển.
Lần đầu tiên ra biển, bé thấy biển ntn?
Bài thơ có mấy khổ? Mỗi khổ có mấy câu thơ? Mỗi câu thơ có mấy chữ?
Các chữ đầu câu thơ viết ntn?
Giữa các khổ thơ viết ntn?
Yêu cầu HS đọc các từ dễ lẫn và các từ khó viết.
Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
GV đọc cho HS viết 
GV đọc lại bài, dừng lại phân tích các tiếng khó cho HS chữa.
Thu chấm bài.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2:Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu trong thời gian 5 phút, các nhóm cùng nhau thảo luận để tìm tên các loài cá theo yêu cầu trên. Hết thời gian, nhóm nào tìm được nhiều từ hơn là nhóm thắng cuộc
Tổng kết trò chơi và tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Bài 3:Yêu cầu HS tư đọc đề bài và làm bài vào Vở Bài tập.
Gọi HS đọc bài làm của mình, sau đó nhận xét và cho điểm HS. 
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Vì sao cá không biết nói?
Hát
3 HS viết bài trên bảng lớp, cả lớp viết vào giấy nháp.
Nhận xét 
Theo dõi GV đọc. 1 HS đọc lại bài.
Bé thấy biển to bằng trời và rất giống trẻ con.
Bài thơ có 3 khổ thơ. Mỗi khổ có 4 câu thơ. Mỗi câu thơ có 4 chữ.
Viết hoa.
Để cách một dòng.
nghỉ hè, biển, chỉ có, bãi giằng, bễ, thở, khiêng,
4 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào vở nháp.
HS nghe – viết.
Dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài.
 - Nêu y/c BT
Làm bài theo nhóm
Trình bày:chim,chép,chuối,chồn
Trắm,trôi,trể.
Suy nghĩ và làm bài.
a) chú, trường, chân
b) dễ, cổ, mũi
**********************************************
TẬP LÀM VĂN – T 25
ĐÁP LỜI ĐỒNG Ý- QUAN SÁT TRANH, TRẢ LỜI CÂU HỎI
I. Mục đích yêu cầu
 - Biết đáp lời khẳng định của người khác trong những tình huống giao tiếp hằng ngày.
- Biết nhìn tranh và nói những điều về biển.
II. Chuẩn bị
GV: Câu hỏi gợi ý bài tập 3 trên bảng phụ. Tranh minh hoạ bài tập 3 
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Đáp lời phủ định. Nghe - Trả lời câu hỏi
Gọi 2 HS lên bảng đóng vai, thể hiện lại các tình huống trong bài tập 2, SGK trang 58.
Gọi 1 HS khác lên bảng kể lại câu chuyện Vì sao?
Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’) GT bài trực tiếp
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1:Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Gọi HS đọc đoạn hội thoại.
Khi đến nhà Dũng, Hà nói gì với bố Dũng?
Lúc đó bố Dũng trả lời thế nào?
Đó là lời đồng ý hay không đồng ý?
Lời của bố Dũng là một lời khẳng định (đồng ý với ý kiến của Hà). Để đáp lại lời khẳng định của bố Dũng, Hà đã nói thế nào?
Khi được người khác cho phép hoặc đồng ý, chúng ta thường đáp lại bằng lời cảm ơn chân thành.
Bài 2
Hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, thảo luận cặp đôi để tìm lời đáp thích hợp cho từng tình huống của bài.
Yêu cầu một số cặp HS trình bày trước lớp.
Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3
Treo tranh minh hoạ và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
Yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi sau: 
+ Sóng biển ntn?
+ Trên mặt biển có những gì?
+ Trên bầu trời có những gì?
- Nhận xét và cho điểm HS.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà nói liền mạch những điều hiểu biết về biển.
Chuẩn bị: Đáp lời đồng ý. Tả ngắn về biển.
Hát
3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
HS dưới lớp nghe và nhận xét bài của bạn.
HS mở SGK và đọc yêu cầu của bài.
1 HS đọc bài lần 1. 2 HS phân vai đọc lại bài lần 2.
Hà nói: Cháu chào bác ạ. Cháu xin phép bác cho cháu gặp bạn Dũng.
Bố Dũng nói: Cháu vào nhà đi, Dũng đang học bài đấy.
Đó là lời đồng ý.
Một số HS nhắc lại: Cháu cảm ơn bác. Cháu xin phép bác ạ.
Bài tập yêu cầu chúng ta nói lời đáp cho các tình huống.
Thảo luận cặp đôi:
Từng cặp HS trình bày trước lớp theo hình thức phân vai. 
Bức tranh vẽ cảnh biển.
Nối tiếp nhau trả lời câu hỏi: 
-Sóng biển sanh nhấp nhô
-Những cánh buồm đang lướt sóng
-Mặt trời đang mọc,chim bay.
**************************************************
TOÁN - 125
THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ
I. Mục tiêu
Giúp HS:
Rèn luyện kỹ năng xem đồng hồ (khi kim phút chỉ số 3 hoặc số 6)
 - Củng cố nhận xét về các đơn vị đo thời gian: giờ, phút; phát triển biểu tuợng về các khoảng thời gian 15 phút và 30 phút.
II. Chuẩn bị
GV: Mô hình đồng hồ.
HS: Vở + Mô hình đồng hồ.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Giờ, phút.
GV nhận xét 
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’) GT bài trực tiếp
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Thực hành
Bài 1: 
Yêu cầu HS quan sát từng đồng hồ và đọc giờ. 
Kết luận: Khi xem giờ trên đồng hồ, nếu thấy kim phút chỉ vào số 3, em đọc là 15 phút; nếu kim phút chỉ vào số 6, em đọc là 30 phút
Bài 2:
Trước hết HS phải đọc và hiểu các họat động và thời điểm diễn ra các họat động. 
Trả lời câu hỏi của bài toán.
v Hoạt động 2: Thi quay kim đồng hồ.
 Bài 3: Thao tác chỉnh lại đồng hồ theo thời gian đã biết.
GV chia lớp thành các đội, phát cho mỗi đội 1 mô hình đồng hồ và hướng dẫn cách chơi: Khi GV hô một giờ nào đó, các em đang cầm mặt đồng hồ của các đội phải lập tức quay kim đồng hồ đến vị trí đó. Em nào quay xong cuối cùng hoặc quay sai sẽ bị loại. Sau mỗi lần quay, các đội lại cho bạn khác lên thay. Hết thời gian chơi, đội nào còn nhiều thành viên nhất là đội thắng cuộc.
Tổng kết trò chơi và tuyên dương nhóm thắng cuộc.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Yêu cầu HS nhắc lại cách đọc giờ khi kim phút chỉ vào số 3 và số 6.
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Luyện tập.
Hát
1 giờ = 60 phút.
HS thực hành. Bạn nhận xét
HS xem tranh vẽ rồi đọc giờ trên mặt đồng hồ.
A:4giờ 15 phút
B: 1giờ 30 phút
C:9 giờ 15 phút
D:8 giờ 30 phút
a.A e.C
b.D g.G
c.B
d.E
2 HS ngồi cạnh nhau làm bài theo cặp, một em đọc từng câu cho em kia tìm đồng hồ. Sau đó 1 số cặp trình bày trước lớp.
Thi quay kim đồng hồ theo hiệu lệnh của GV.
HS nhắc lại cách đọc giờ khi kim phút chỉ vào số 3 và số 6. Bạn nhận xét.
*********************************************
SINH HOẠT LỚP – T 25
I/ MỤC TIÊU :
 Giúp HS phát huy mặt tích cực trong tuần, khắc phục những mặt thiếu sót 
II/ NỘI DUNG
 - Lớp trưởng giới thiệu tiết sinh hoạt
 - Các tổ sinh hoạt tổ
 - Báo cáo các mặt hoạt động trong tuần : học tập, đạo đức , chuyên cần, sinh hoạt tập thể
 - Các tổ bổ sung thêm ý kiến
 - Cộng điểm, công bố kết quả cho từng tổ
 - Báo cáo cá nhân xuất sắc bình chọn
 - Gv nhận xét đưa ra phương hướng
 + Vào chương trình tuần 26, thi đua học tập
 + Thực hiện nội qui trường lớp
 + Giữ vệ sinh chung
NHA –T 4
PHƯƠNG PHÁP CHẢI RĂNG
I Mục tiêu:
-Giúp các em hs nắm vững và thực hành chải răng đúng pp để phỏng bệnh viêm nướu và sâu răng
II ĐDDH:Tranh
III Các hoạt động dạy học
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
Hđ1: Giới thiệu bài
Hđ2:GV chỉ vào tranh 1 bạn đang chải răng
-GV dùng mẫu hàm và bàn chải ,kết hợp với tranh
-GV hướng dẫn hs chải răng
-GV giúp hs nhận diện hàm răng,mặt răng
-GV dạy hs phân vùng đoạn răng
GV hướng dẫn hs cách chải răng
-Cho hs thục hành cách chải trên răng 
-HS nx và gv nx và khen thưởng
Hđ3:Kiểm tra lại bài
1.Chải răng khi nào?
2.Chải mặt ngoài ntn?
3Chải mặt trong ntn?
4. Chải mặt nhai ntn?
5.Chải răng đúng pp giúp em những gì?
*Cùng cố-dặn dò:
-GV nhắc lại nội dung bài
-Chuẩn bị (tt)
-Hàm trên và dưới ,mặt ngoài,mặt trong,mặt nhai
-Mỗi đoạn 2-3 răng
-Sau khi ăn
-Đặt bàn chải lông nghiêng so với mặt răng ..kế tiếp.
- Đặt bàn chải theo chiều thẳng đứng cắn các răng.
-Động tác tới lui
-Phòng ngừa bệnh viêm nướu và sâu răng.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 25.doc