Giáo án các môn lớp 2 - Trường tiểu học Tân tập - Tuần 24

Giáo án các môn lớp 2 - Trường tiểu học Tân tập - Tuần 24

I. Mục đích yêu cầu

- Đọc lưu loát được cả bài.Đọc đúng các từ khó, dễ lẫn

- Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa và các cụm từ.

- Phân biệt được lời các nhân vật.

- Hiểu ý nghĩa các từ mới: dài thượt, khỉ, trấn tĩnh, bội bạc, tẽn tò.

- Hiểu ý nghĩa của truyện: Truyện ca ngợi trí thông minh của Khỉ, phê phán thói giả dối, lợi dụng người khác của Cá Sấu sẽ không bao giờ có bạn vì không ai muốn kết bạn với một kẻ bội bạc, giả dối như nó.

II. Chuẩn bị

- GV: Tranh minh họa trong bài Tập đọc. Bảng phụ ghi sẵn các từ, câu cần luyện đọc.

- HS: SGK.

III. Các hoạt động

 

doc 24 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1073Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 2 - Trường tiểu học Tân tập - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
THỨ
MÔN
TIẾT
 TÊN BÀI DẠY
NĂM
 26-2
SHDC
TĐ
TĐ
T
ĐĐ
24
67
68
116
24
Sinh hoạt dưới cờ
Quả tim khỉ
Quả tim khỉ
Luyện tập
Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại
SÁU
 27-2
TD
TNXH
T
CT
H
47
24
117
47
24
Đi nhanh chuyển sang chạy.Trò chơi :Kết bạn
Cây sống ở đâu?
Bảng chia 4
NV: Quả tim khỉ
Ôn tập bài hát:Bài chú chim nhỏ dễ thương
BẢY
28-2
TĐ
TV
T
KT
69
24
118
24
Voi nhà
Chữ hoaU,Ư
Một phần tư
Oân tập chương II.Phối hợp gấp,cắt ,dán hình
HAI
 2-3
TD
T
LTC
KC
GDNG
48
119
24
24
24
Ôn 1 số BT đi theo vạch kẻ thẳngvà đi nhanh chuyển sang chạy.Trò chơi :Nhảy ô
LT
Từ ngữ về loài thu.ù Dấu chấm,dấu phẩy.
Quả tim khỉ
Ngày quốc tế phụ nữ 8/3
BA
 2-3
CT
TLV
T
MT
SHL
Nha
48
24
120
24
24
3
NV:Voi nhà
Đáp lời phủ định.Nghe,trả lời câu hỏi
Bảng chia 5
Vẽ theo mẫu:Vẽ con vật
Sinh hoạt lớp
Thức ăn tốt và không tốt cho răng và nướu
Thứ năm ngày 26 tháng 2 năm 2009
TẬP ĐỌC - T 67,68
QUẢ TIM KHỈ 
I. Mục đích yêu cầu
Đọc lưu loát được cả bài.Đọc đúng các từ khó, dễ lẫn 
Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa và các cụm từ.
Phân biệt được lời các nhân vật. 
Hiểu ý nghĩa các từ mới: dài thượt, khỉ, trấn tĩnh, bội bạc, tẽn tò.
Hiểu ý nghĩa của truyện: Truyện ca ngợi trí thông minh của Khỉ, phê phán thói giả dối, lợi dụng người khác của Cá Sấu sẽ không bao giờ có bạn vì không ai muốn kết bạn với một kẻ bội bạc, giả dối như nó. 
II. Chuẩn bị
GV: Tranh minh họa trong bài Tập đọc. Bảng phụ ghi sẵn các từ, câu cần luyện đọc.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Nội qui Đảo Khỉ.
Gọi HS đọc bài và TLCH
Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’) GT bài bằng tranh
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Luyện đọc 
GV đọc mẫu toàn bài một lượt sau đó gọi 1 HS khá đọc lại bài.
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn 
Đọc mẫu và yêu cầu HS đọc các từ này. 
Yêu cầu HS đọc từng câu. 
- Luyện đọc đoạn
- Gọi HS đọc từng đoạn trước lớp
Luyện đọc theo nhóm
Thi đọc
- Đọc đồng thanh
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Tiết 2
Hát
4 HS đọc và trả lời câu hỏi 
Mở SGK, trang 50.
Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
Tìm từ và luyện đọc: quả tim, leo trèo, ven sông, quẫy mạnh, dài thượt, ngạc nhiên, hoảng sợ, trấn tĩnh,
Mỗi HS đọc 1 câu, đọc nối tiếp từ đầu cho đến hết bài.
Luyện đọc câu:
+ Bạn là ai?// Vì sao bạn khóc?// (Giọng lo lắng, quan tâm)
+ Tôi là Cá Sấu.// Tôi khóc vì chẳng ai chơi với tôi.// (Giọng buồn bã, tủi thân)
+ Vua của chúng tôi ốm nặng,/ phải ăn một quả tim khỉ mới khỏi.// Tôi cần quả tim của bạn.//
+ Chuyện quan trọng vậy// mà bạn chẳng báo trước.// Quả tim tôi để ở nhà.// Mau đưa tôi về,// tôi sẽ lấy tim dâng lên vua của bạn.// 
- Nối tiếp nhau đọc
- Thực hành đọc trong nhóm
- 2 nhóm thi đua đọc trước lớp. 
Cả lớp đọc đồng thanh một đoạn.
Tiết: 2
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Quả tim Khỉ.
GV cho HS đọc bài
GV nhận xét 
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)Quả tim Khỉ( Tiết 2).
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Tìm hiểu bài
Tìm những từ ngữ miêu tả hình dáng của Cá Sấu?
Khỉ gặp Cá Sấu trong hoàn cảnh nào?
Cá Sấu định lừa Khỉ ntn?
Tìm những từ ngữ miêu tả thái độ của Khỉ khi biết Cá Sấu lừa mình?
Khỉ đã nghĩ ra mẹo gì để thoát nạn?
Vì sao Khỉ lại gọi Cá Sấu là con vật bội bạc?
Tại sao Cá Sấu lại tẽn tò, lủi mất?
Theo em, Khỉ là con vật ntn?
Còn Cá Sấu thì sao?
Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
v Hoạt động 2: Thi đua đọc lại truyện theo vai.
GV tổ chức cho 2 đội thi đua đọc trước lớp.
GV gọi 3 HS đọc lại truyện theo vai (người dẫn chuyện, Cá Sấu, Khỉ)
Theo con, khóc và chảy nước mắt có giống nhau không?
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà học bài 
Chuẩn bị bài Voi nhà
Hát
HS đọc bài
Da sần sùi, dài thượt, răng nhọn hoắt, mắt ti hí.
Cá Sấu nước mắt chảy dài vì không có ai chơi.
Cá Sấu giả vờ mời Khỉ đến nhà chơi và định lấy quả tim của Khỉ.
Đầu tiên Khỉ hoảng sợ, sau đó lấy lại bình tĩnh.
Khỉ lừa lại Cá Sấu bằng cách hứa vẫn giúp và nói rằng quả tim của Khỉ đang để ở nhà nên phải quay về nhà mới lấy được.
Vì Cá Sấu xử tệ với Khỉ trong khi Khỉ coi Cá Sấu là bạn thân.
Vì nó lộ rõ bộ mặt là kẻ xấu.
Khỉ là người bạn tốt và rất thông minh.
Cá Sấu là con vật bội bạc, là kẻ lừa dối, xấu tính.
Không ai muốn chơi với kẻ ác./ 
2 đội thi đua đọc trước lớp. 
HS trả lời: 
Bạn nhận xét.
*******************************************
TOÁN – T 116
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
Giúp HS:
Rèn luyện kỹ năng giải bài tập :”Tìm một thừa số chưa biết”
 - Rèn luyện kỹ năng giải bài toán có phép chia.
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ, bộ thực hành Toán.
HS: Vở
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Tìm một thừa số của phép nhân.
Tìm y: y x 2 = 8 , y x 3 = 15
GV nhận xét.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)Luyện tập.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Giúp HS giải bài tập :”Tìm một thừa số chưa biết”
Bài 1: Gọi 1 HS đọc đề bài.
Tìm x (theo mẫu). HS nhắc lại kết luận trên: Muốn tìm một thừa số ta lấy tích chia cho thừa số kia
HS lên bảng thực hiện. HS dưới lớp giải vào vở. 
1 HS sửa bài, các em còn lại theo dõi và nhận xét bài của bạn.
Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2: Gọi 1 HS đọc đề bài.
HS lên bảng thực hiện. HS dưới lớp giải vào vở. 
1 HS sửa bài, các em còn lại theo dõi và nhận xét bài của bạn.
Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3: Gọi 1 HS đọc đề bài.
-HS thực hiện phép tính để tìm số ở ô trống.
1 HS sửa bài, các em còn lại theo dõi và nhận xét bài của bạn.
Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
v Hoạt động 2: Giúp HS kỹ năng giải bài toán có phép chia.
Bài 4: Bài 4: : Gọi 1 HS đọc đề bài.
Yêu cầu hs nêu tóm tắc
- Cả lớp làm bài vào vở. 1 HS sửa bài, các em còn lại theo dõi và nhận xét bài của bạn.
Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Bảng chia 4.
Hát
2 HS lên bảng thực hiện. Bạn nhận xét.
Xx2=4 2xX=12
 x=4:2 x=12:2
 x=2 x=6
 3xX=27
 x=27:3
 x=9
HS thực hiện phép tính và tính
Y+2=10 yx2=10
 Y=10-2 y=10:2
 Y=8 y=5
 2xy=10
 y=10:2
 y=5
TS
 2
2
 5
 6
TS
 6
3
 3
 2
T
12
6
15
12
HS thực hiện phép tính và tính: 12 : 3 = 4
Trình bày:
 Số kg gạo trong mỗi túi là
 12:3=4(kg)
Đáp số:4kg
********************************************
ĐẠO ĐỨC – T 24
LỊCH SỰ KHI NHẬN VÀ GỌI ĐIỆN THOẠI (TT)
I. Mục tiêu
Chúng ta cần lịch sự khi nhận và gọi điện thoại để thể hiện sự tôn trọng người khác và tôn trọng chính bản thân mình.
Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại có nghĩa là nói năng rõ ràng, từ tốn, lễ phép, nhấc và đặt máy nghe nhẹ nhàng.
Tôn trọng, từ tốn khi nói chuyện điện thoại.
Đồng tình ủng hộ với các bạn biết lịch sự khi nhận và gọi điện thoại
Phê bình, nhắc nhở những bạn không biết lịch sự khi nhận và gọi điện thoại.
II. Chuẩn bị
GV: Kịch bản Điện thoại cho HS chuẩn bị trước. Phiếu thảo luận nhóm.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại.
Khi nhận và gọi điện thoại em thực hiện ntn?
Khi nhận và gọi điện thoại chúng ta cần có thái độ ra sao?
GV nhận xét
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’) GT bài trực tiếp
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Trò chơi sắm vai.
Chia lớp thành 3 nhóm. Yêu cầu các nhóm suy nghĩ. Xây dựng kịch bản và đóng vai các tình huống sau:
+ Em gọi hỏi thăm sức khoẻ của một người bạn cùng lớp bị ốm.
+ Một người gọi điện thoại nhầm đến nhà em.
+ Em gọi điện nhầm đến nhà người khác.
Kết luận: Trong tình huống nào các em cũng phải cư xử cho lịch sự.
v Hoạt động 2: Xử lý tình huống.
Chia nhóm, yêu cầu thảo luận để xử lý các tình huống sau:
+ Có điện thoại của bố nhưng bố không có ở nhà.
+ Có điện thoại của mẹ nhưng mẹ đang bận.
+ Em đến nhà bạn chơi, bạn vừa ra ngoài thì chuông điện thoại reo.
Kết luận: Trong bất kì tình huống nào các em cũng phải cư xử một cách lịch sự, nói năng rõ ràng, rành mạch.
Trong lớp đã có em nào từng gặp tình huống như trên? Khi đó em đã làm gì? Chuyện gì đã xảy ra sau đó?
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Lịch sự khi đến nhà người khác.
Hát
HS trả lời. Bạn nhận xét 
Các nhóm nhận nhiệm vụ và tiến hành thảo luận xây dựng kịch bản cho tình huống và sắm vai diễn lại tình huống.
Nhận xét đánh giá 
Thảo luận và tìm cách xử lý tình huống.
Một số HS tự liên hệ thực tế.
***********************************************
Thứ sáu ngày 27 tháng 2 năm 2009
THỂ DỤC
TIẾT 47 :ĐI NHANH CHUYỂN SANG CHẠY – TRÒ CHƠI:KẾT BẠN
I Mục tiêu
_ Cho hs ôn lại 1 số động tác của bài rèn luyện tư thế cơ bản.
-Học đi nhanh chuyển sang chạy
-Tiếp tục học trò chơi: Kết bạn
II ĐD_P ... ïc nội dung của từng đoạn và nội dung toàn bộ câu chuyện.
Dựng lại câu chuyện theo các vai: Người dẫn chuyện, Khỉ, Cá Sấu.
 - Biết thể hiện lời kể tự nhiên, sinh động, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể phù hợp với từng nhân vật.
 - Biết theo dõi và nhận xét, đánh giá lời bạn kể.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh. Mũ hoá trang để đóng vai Cá Sấu, Khỉ.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Bác sĩ Sói.
Gọi 3 HS lên bảng kể theo vai câu chuyện Bác sĩ Sói 
Nhận xét cho điểm từng HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)Quả tim Khỉ. 
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn kể từng đoạn truyện 
Bước 1: Kể trong nhóm.
GV yêu cầu HS chia nhóm, dựa vào tranh minh hoạ và gợi ý của GV để kể cho các bạn trong nhóm cùng nghe.
Bước 2: Kể trước lớp.
Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp.
Yêu cầu các nhóm có cùng nội dung nhận xét.
v Hoạt động 2: HS kể lại toàn bộ câu chuyện
Yêu cầu HS kể theo vai.
Yêu cầu HS nhận xét bạn kể.
Chú ý: Càng nhiều HS được kể càng tốt. 
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Qua câu chuyện con rút ra được bài học gì?
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài sau: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
Hát
3 HS kể trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS. Mỗi HS kể về 1 bức tranh.
1 HS trình bày 1 bức tranh.
HS nhận xét bạn theo các tiêu chí đã nêu.
HS 1: vai người dẫn chuyện.
HS 2: vai Khỉ.
HS 3: vai Cá Sấu.
Phải thật thà. Trong tình bạn không được dối trá./ Không ai muốn kết bạn với những kẻ bội bạc, giả dối.
*****************************************
Thứ ba ngày 3 tháng 3 năm 2009
MÔN :MỸ THUẬT
VẼ THEO MẪU:VẼ CON VẬT
***************************************
CHÍNH TẢ – T 48
VOI NHÀ 
I. Mục đích yêu cầu
 - Nghe và viết lại đúng đoạn: Con voi lúc lắc vòi  đến hướng bản Tun
 - Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt s/x; ut/uc.
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ có ghi sẵn các bài tập chính tả. 
HS: Vở.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Quả tim Khỉ
Gọi 2 HS lên bảng viết từ do GV đọc cúc áo, chim cút; nhút nhát, nhúc nhắc.
Nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’) GT bài trực tiếp
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả
GV đọc đoạn văn viết
Mọi người lo lắng ntn?
Con voi đã làm gì để giúp các chiến sĩ?
Đoạn trích có mấy câu?
Hãy đọc câu nói của Tứ.
Câu nói của Tứ được viết cùng những dấu câu nào?
Những chữ nào trong bài được viết hoa? Vì sao?
 - Hướng dẫn viết từ khó:
quặp chặt, vũng lầy, huơ vòi, lững thững.
- Viết chính tả
- Soát lỗi 
- Chấm bài
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
Bài 2a :Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Gọi 2 HS lên bảng làm. Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở Bài tập 
Gọi HS nhận xét, chữa bài.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà làm bài tập 
Chuẩn bị bài sau: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
Hát
2 HS viết bài trên bảng lớp.
HS theo dõi bài viết, 1 HS đọc lại bài.
Lo lắng voi đập tan xe và phải bắn chết nó.
Nó quặp chặt vòi vào đầu xe, co mình lôi mạnh chiếc xe qua vũng lầy.
Đoạn trích có 7 câu.
Nó đập tan xe mất. Phải bắn thôi!
Được đặt sau dấu hai chấm, dấu gạch ngang. Cuối câu có dấu chấm than.
Con, Nó, Phải, Nhưng, Lôi, Thật vì là chữ đầu câu. Tứ, Tun vì là tên riêng của người và địa danh.
HS đọc, viết bảng lớp, bảng con.
HS viết bài.
HS sửa bài.
1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
Sâu /xâu/sinh/xinh
Sắn/xắn/xát/sát
************************************************
TẬP LÀM VĂN – T 24
ĐÁP LỜI PHỦ ĐỊNH. NGHE – TRẢ LỜI CÂU HỎI 
I. Mục đích yêu cầu 
 - Biết đáp lại lời phủ định của người khác bằng lời của em trong các tình huống giao tiếp hằng ngày.
 - Nghe truyện ngắn vui Vì sao? Và trả lời các câu hỏi về nội dung truyện.
 - Biết ghi nhớ và có thể kể lại câu chuyện theo lời của mình.
II. Chuẩn bị
GV: Các tình huống viết vào giấy. Các câu hỏi gợi ý viết vào bảng phụ. 
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’)
Gọi HS đọc bài tập 3 về nhà.
Nhận xét, cho điểm HS. 
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’) GT bài trực tiếp
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1 (Làm miệng)
Treo tranh minh hoạ và y/c HS nêu nội dung
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta sẽ thường xuyên được nghe lời phủ định của người khác, khi đáp lại những lời này các em cần có thái độ lịch sự, nhã nhặn.
Gọi 2 HS lên bảng đóng vai thể hiện tình huống trên.
Bài 2: Thực hành
GV viết sẵn các tình huống vào băng giấy gọi 2 HS lên thực hành. 1 HS đọc yêu cầu trên băng giấy, 1 HS thực hiện lời đáp.
Gọi HS dưới lớp bổ sung nếu có cách nói khác.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi về nội dung truyện.
Bài 3 
GV kể chuyện 1 đến 2 lần.
Truyện có mấy nhân vật? Đó là những nhân vật nào?
Lần đầu về quê chơi, cô bé thấy thế nào
Cô bé hỏi cậu anh họ điều gì?
Cậu bé giải thích ra sao?
Gọi 1 đến 2 HS kể lại câu chuyện.
Nhận xét, cho điểm HS. 
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà tìm các tình huống phủ định và nói lời đáp của mình.
Chuẩn bị: Đáp lời đồng ý. Quan sát tranh, trả lời câu hỏi.
Hát
3 HS đọc phần bài làm của mình.
- Nhiều HS nêu
- Làm bài theo cặp
a.Không sao ạ.Cháu chào cô.
b.Thế ạ?Lúc nào rỗi bố mua cho con,bố nhé.
c.chắc là thuốc chưa kịp ngấm nay mẹ ạ!
 cả lớp nghe kể chuyện.
Nối tiếp nhau trả lời
-Thấy gì cũng lạ
-Sao con bò này không có sừng hả anh?
-Là con ngựa
2 đến 4 HS thực hành kể trước lớp.
HS phát biểu ý kiến.
**********************************
TOÁN – T 120
BẢNG CHIA 5
I. Mục tiêu
Giúp HS:- Lập bảng chia 5.
 - Thực hành chia 5.
II. Chuẩn bị
GV: Chuẩn bị các tấm bìa, mỗi tấm có 5 chấm tròn.
HS: Vở.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Luyện tập.
Sửa bài 4:
GV nhận xét 
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)Bảng chia 5
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Lập bảng chia 5.
Gắn lên bảng 4 tấm bìa, mỗi tấm có 5 chấm tròn 
Mỗi tấm bìa có 5 chấm tròn. Hỏi 4 tấm bìa có tất cả bao nhiêu chấm tròn?
- Trên tất cả tấm bìa có 20 chấm tròn, mỗi tấm có 4 chấm tròn. Hỏi có mấy tấm bìa 
Từ phép nhân 5 là 5 x 4 = 20 ta có phép chia 5 là 20 : 5 = 4.
GV cho HS thành lập bảng chia 5 
Tổ chức cho HS đọc và học thuộc bảng 5.
v Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu của bài. 
 Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả 
HS làm bài.2 HS lên bảng thực hiện. Cả lớp làm vào vở.
HS sửa bài. Bạn nhận xét 
Vài HS lập lại.
Bài 2: Gọi 1 HS đọc đề bài.
Yêu cầu hs nêu tóm tắc
- Cả lớp làm bài vào vở. 1 HS sửa bài, các em còn lại theo dõi và nhận xét bài của bạn.
Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Một phần năm.
Hát
HS lên bảng sửa bài. Bạn nhận xét.
HS trả lời và viết phép nhân: 5 x 4 = 20. Có 20 chấm tròn.
HS trả lời rồi viết 20 : 5 = 4. Có 4 tấm bìa.
HS thành lập bảng chia 5.
HS đọc và học thuộc bảng 5.
SBC
10
20
30
40
SC
 5
 5
 5
 5
T
 2
 4
 6
 8
 Số bông hoa trong mỗi bình là
 15:5=3 (bông hoa)
Đáp số: 3 bông hoa
**********************************************
SINH HOẠT LỚP – T 24
I/ MỤC TIÊU :
 Giúp HS phát huy mặt tích cực trong tuần, khắc phục những mặt thiếu sót 
II/ NỘI DUNG
 - Lớp trưởng giới thiệu tiết sinh hoạt
 - Các tổ sinh hoạt tổ
 - Báo cáo các mặt hoạt động trong tuần : học tập, đạo đức , chuyên cần, sinh hoạt tập thể
 - Các tổ bổ sung thêm ý kiến
 - Cộng điểm, công bố kết quả cho từng tổ
 - Báo cáo cá nhân xuất sắc bình chọn
 - Gv nhận xét đưa ra phương hướng
 + Vào chương trình tuần 25, thi đua học tập
 + Thực hiện nội qui trường lớp
 + Giữ vệ sinh chung
NHA-T3
THỨC ĂN TỐT VÀ KHÔNG TỐT CHO RĂNG VÀ NƯỚU
I Mục tiêu:Học sinh hiểu
-Thức ăn tốt và không tốt cho răng và nướu
-Cách giữ gìn và bảo vệ răng
II ĐDDH:Tranh
III Các hoạt động dạy học 
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
Hđ 1:Giới thiệu bài
Hđ2:GV chỉ vào tranh 2 loại thức ăn,thức ăn tốt và không tốt cho răng và nướu
1)Vì sao các em chọn nhóm thức ăn này hay thức ăn kia ?
2)GV giải thích cho học sinh hiểu những nhóm nào là thức ăn tốt, những nhóm nào là thức ăn không tốt cho răng và nướu.
-GV để 1 số thức ăn cho học sinh lựa chọn.GV nx và khen thưởng.
Hđ3:GV kiểm lại bài
1.Em hãy kể tên 1 vài loại thức ăn tốt cho răng và nướu ?
2. Em hãy kể tên 1 vài loại thức ăn không tốt cho răng và nướu ?
3.Nếu có ăn bánh kẹo em sẽ làm gì ngay sau đó?
*Cùng cố-dặn dò:
-GV giáo dục tư tưởng,chuẩn bị (tt)
-Vì nó ảnh hưởng đến sức khoẻ và ảnh hưởng cho răng và nướu.
- Thức ăn tốt cho răng và nướu là cá,trứng,me,ø mơ,û cam .
- Thức ăn không tốt cho răng và nướu là bánh,kem,kẹo.
- Cá,trứng,me,ø mơ,û cam .
- Bánh,kem,kẹo.
-Em đánh răng

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 24.doc