Giáo án các môn lớp 2 - Trường TH Thị Trấn Lấp Vò 2 - Tuần 31

Giáo án các môn lớp 2 - Trường TH Thị Trấn Lấp Vò 2 - Tuần 31

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Kể được một số lợi ích của một số lồi vật quen thuộc đối với cuộc sống con người.

- Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích.

- Yêu quý và biết làm những việc phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích ở nhà, ở trường và ở nơi công cộng.

- Biết nhắc nhở bạn bè cùng tham gia bảo vệ loài vật có ích.

2. Kỹ năng:

- Phân biệt hành vi đúng hoặc sai đối với các loài vật có ích.

- Biết bảo vệ loài vật có ích trong cuộc sống hằng ngày.

 

doc 181 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1036Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 2 - Trường TH Thị Trấn Lấp Vò 2 - Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Min	caLỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 31
HỌC KỲ II
LỚP : 2/4
Thứ/ ngày
Tiết
Môn dạy
Tên bài dạy
Hai
05/04/2010
31
89
90
151
31
Đạo đức
Tập đọc
Tập đọc
Toán
Hát
Bảo vệ loài vật có ích (TT)
Chiếc rễ đa tròn`
Chiếc rễ đa tròn (TT)
Luyện tập
Học bài: 
Ba
06/04/2010
61
31
152
31
61
Chính tả
TNXH
Toán 
Kể chuyện
Thể dục
Việt Nam có Bác
Mặt Trời
Phép trừ không nhớ trong PV 1000
Chiếc rễ đa tròn
Tư
07/04/2010
91
153
31
31
Tập đọc
Toán
Luyện từ
Mỹ thuật
Cây và hoa bên lăng Bác
Luyện tập
Từ ngữ về Bác Hồ, dấu chấm
Vẽ trang trí, Trang trí hình vuông
Năm
08/04/2010
154
31
62
Toán
Tập viết 
Thể dục
Luyện tập chung
Chữ hoa N kiểu 2 
Sáu
09/04/2010
31
155
31
31
Tập làm văn
Toán 
Chính tả
Thủ công
Đáp lời khen ngợi, tả ngắn về Bác
Tiền Việt Nam 
Cây và hoa bên lăng Bác
Làm con Bướm
GVCN
 Lê Thị Gành
Ngày soạn: 04/04/2010 
Ngày dạy: 05/04/2010
MÔN: ĐẠO ĐỨC
TIẾT 30: BẢO VỆ LOÀI VẬT CÓ ÍCH (TT)
I. Mục tiêu
Kiến thức: 
Kể được một số lợi ích của một số lồi vật quen thuộc đối với cuộc sống con người.
Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích.
Yêu quý và biết làm những việc phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích ở nhà, ở trường và ở nơi công cộng.
Biết nhắc nhở bạn bè cùng tham gia bảo vệ loài vật có ích.
Kỹ năng: 
Phân biệt hành vi đúng hoặc sai đối với các loài vật có ích.
Biết bảo vệ loài vật có ích trong cuộc sống hằng ngày.
Thái độ: 
Yêu quý các loài vật.
Đồng tình với những ai biết yêu quý, bảo vệ các loài vật có ích.
Không đồng tình, phê bình những hành động sai trái làm tổn hại đến các loài vật.
II. Chuẩn bị
GV: Phiếu thảo luận nhóm.
HS: Tranh ảnh về 1 con vật mà em thích.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Ổn định lớp (1’)
2. Bài cũ (3’) Bảo vệ loài vật có ích (tiết 1)
Đối với các loài vật có ích, các em nên và không nênlàm gì?
Kể tên và nêu lợi ích của 1 số loài vật mà em biết?
GV nhận xét.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Bảo vệ loài vật có ích (tiết 2)
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Xử lý tình huống
Chia nhóm HS, yêu cầu các bạn trong nhóm thảo luận với nhau tìm cách ứng xử với tình huống được giao sau đó sắm vai đóng lại tình huống và cách ứng xử được chọn trước lớp.
Tình huống 1: Minh đang học bài thì Cường đến rủ đi bắn chim.
Tình huống 2: Vừa đến giờ Hà phải giúp mẹ cho gà ăn thì hai bạn Ngọc và Trâm sang rủ Hà đến nhà Mai xem bộ quần áo mới của Mai.
Tình huống 3: Trên đường đi học về. Lan nhìn thấy một con mèo con bị ngã xuống rãnh nước.
Tình huống 4: Con lợn nhà em mới đẻ ra một đàn lợn con.
Kết luận: Mỗi tình huống có cách ứng xử khác nhau nhưng phải luôn thể hiện được tình yêu đối với các loài vật có ích.
v Hoạt động 2: Liên hệ thực tế.
Yêu cầu HS kể một vài việc làm cụ thể em đã làm hoặc chứng kiến về bảo vệ loài vật có ích.
Khen ngợi các em đã biết bảo vệ loài vật có ích.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Ôn tập HKII.
Hát
Đối với các loài vật có ích em sẽ yêu thương và bảo vệ chúng, không nên trêu chọc hoặc đánh đập chúng.
HS nêu, bạn nhận xét.
Thực hành hoạt động theo nhóm sau đó các nhóm trình bày sắm vai trước lớp. Sau mỗi nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và nêu cách xử lí khác nếu cần.
Minh khuyên Cường không nên bắn chim vì chim bắt sâu bảo vệ mùa màng và tiếp tục học bài.
Hà cần cho gà ăn xong mới đi cùng các bạn hoặc từ chối đi vì còn phải cho gà ăn.
Lan cần vớt con mèo lên mang về nhà chăm sóc và tìm xem nó là mèo nhà ai để trả lại cho chủ
Em cần cùng gia đình chăm sóc đàn lợn để chúng khoẻ mạnh hay ăn, chóng lớn.
Một số HS kể trước lớp. Cả lớp theo dõi và nhận xét về hành vi được nêu.
MÔN: TẬP ĐỌC
TIẾT 89: CHIẾC RỄ ĐA TRÒN
I. Mục tiêu
Kiến thức: 
Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ rõ ý; đọc rõ lời nhân vật trong bài.
Hiểu ND: Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọ người, mọi vật. (trả lời được các CH 1, 2, 3, 4) HS khá giỏi trả lời được CH 5.
Kỹ năng: 
Hiểu ý nghĩa của các từ mới: thường lệ, tần ngần, chú cần vụ, thắc mắc.
Hiểu nội dung câu chuyện: Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật. Một chiếc rễ đa rơi xuống đất Bác cũng muốn trồng lại cho rễ cây mọc thành cây. Khi trồng cái rễ, Bác cũng nghĩ cách trồng thế nào để sau này có chỗ vui chơi cho các cháu thiếu nhi.
Thái độ: 
Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK (phóng to, nếu có thể). Bảng phụ ghi từ, câu cần luyện đọc.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Ổn định lớp: 1’
2. Bài cũ (3’) Cháu nhớ Bác Hồ.
Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Cháu nhớ Bác Hồ và trả lời câu hỏi về nội dung của bài.
Nội dung bài thơ nói gì?
Nhận xét cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
GV treo tranh minh hoạ và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
Muốn biết Bác Hồ và chú cần vụ nói chuyện gì về chiếc rễ đa, chúng ta cùng tìm hiểu bài tập đọc Chiếc rễ đa tròn.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Luyện đọc
a) Đọc mẫu
GV đọc mẫu toàn bài. Giọng người kể chậm rãi. Giọng Bác ôn tồn dịu dàng. Giọng chú cần vụ ngạc nhiên. 
Gọi HS đọc chú giải. GV có thể giải thích thêm nghĩa các từ này và những từ khác mà HS không hiểu.
b) Luyện phát âm
Tổ chức cho HS luyện phát âm các từ sau:
+ ngoằn ngoèo, rễ đa nhỏ, vườn, tần ngần, cuốn, vòng tròn, khẽ cười, 
Yêu cầu HS đọc từng đoạn.
c) Luyện đọc đoạn
Nêu yêu cầu đọc đoạn, sau đó đặt câu hỏi: Câu chuyện này có thể chia thành mấy đoạn. Từng đoạn từ đâu đến đâu?
Gọi 1 HS đọc đoạn 1.
Yêu cầu HS luyện ngắt giọng câu văn thứ 2 của đoạn.
Gọi 1 HS đọc lại đoạn 1.
Yêu cầu HS đọc đoạn 2.
Hướng dẫn HS cách ngắt giọng câu văn dài.
Gọi HS đọc lại đoạn 2.
Yêu cầu HS đọc đoạn 3.
Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét.
Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm.
d) Thi đọc`
e) Cả lớp đọc đồng thanh
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Gọi 3 HS đọc lại bài theo vai (vai người dẫn chuyện, vai Bác Hồ, vai chú cần vụ).
Kết luận: Bác Hồ luôn dành tình yêu bao la cho các cháu thiếu nhi, cho mọi vật xung quanh Bác.
Chuẩn bị bài sau: Cây và hoa bên lăng Bác.
Hát
3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
Bác Hồ và chú cần vụ đang nói chuyện về một cái rễ cây.
Theo dõi, lắng nghe GV đọc mẫu.
Nghe GV đọc mẫu và đọc lại các từ bên.
Mỗi HS đọc 1 câu, đọc cả bài theo hình thức nối tiếp. 
Câu chuyện có thể chia thành 3 đoạn.
+ Đoạn 1: Buổi sớm hôm ấy  mọc tiếp nhé!
+ Đoạn 2: Theo lời Bác  Rồi chú sẽ biết.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
1 HS khá đọc bài.
Luyện ngắt giọng câu: 
Đến gần cây đa,/ Bác chợt thấy một chiếc rễ đa nhỏ/ và dài ngoằn ngoèo/ nằm trên mặt đất.//
1 HS đọc bài.
1 HS khá đọc bài.
Luyện ngắt giọng câu văn: 
Nói rồi, Bác cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn/ và bảo chú cần vụ buộc nó tựa vào hai cái cọc,/ sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất.//
1 HS đọc bài.
Nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2, 3. (Đọc 2 vòng)
Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau.
MÔN: TẬP ĐỌC
TIẾT 90: CHIẾC RỄ ĐA TRÒN (TT)	
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Ổn định lớp (1’)
2. Bài cũ (3’)
Chiếc rễ đa tròn (tiết 1).
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Chiếc rễ đa tròn (tiết 2).
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Tìm hiểu bài
Gọi 1 HS đọc toàn bài.
Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất Bác bảo chú cần vụ làm gì?
Chú cần vụ trồng chiếc rễ đa ntn?
Bác hướng dẫn chú cần vụ trồng chiếc rễ đa ntn?
Chiếc rễ đa ấy trở thành một cây đa có hình dáng thế nào?
Các bạn nhỏ thích chơi trògì bên cây đa?
Gọi HS đọc câu hỏi 5.( HS khá giỏi)
Các con hãy nói 1 câu về tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi, về thái độ của Bác Hồ đối với mọi vật xung quanh.
Nhận xét, sửa lỗi câu cho HS, nếu có.
Khen những HS nói tốt.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Gọi 3 HS đọc lại bài theo vai (vai người dẫn chuyện, vai Bác Hồ, vai chú cần vụ).
Kết luận: Bác Hồ luôn dành tình yêu bao la cho các cháu thiếu nhi, cho mọi vật xung quanh Bác.
Dặn HS về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau: Cây và hoa bên lăng Bác.
Hát
HS đọc bài.
Bác bảo chú cần vụ trồng cho chiếc rễ mọc tiếp.
Chú xới đất, vùi chiếc rễ xuống.
Bác hướng dẫn chú cần vụ cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn, buộc tựa vào hai cái cọc sau đó vùi hai đầu rễ xuống đất.
Chiếc rễ đa trở thành một cây đa con có vòng là tròn.
Các bạn vào thăm nhà Bác thích chui qua lại vòng lá tròn được tạo nên từ rễ đa.
Đọc bài trong SGK.
HS suy nghĩ và nối tiếp nhau phát biểu: 
+ Bác Hồ rất yêu quý thiếu nhi./ Bác Hồ luôn nghĩ đến thiếu nhi./ Bác rất quan tâm đến thiếu nhi/
+ Bác luôn thương cỏ cây, hoa lá./ Bác luôn nâng niu từng vật./ Bác quan tâm đến mọi vật xung quanh. ... ạm vi 1000.
Giải bài toán về ít hơn.
Tính chu vi hình tam giác.
Thái độ: 
Ham thích học toán.
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ.
HS: Vở.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Ổn định lớp (1’)
2. Bài cũ (3’) Luyện tập chung.
Sửa bài 5
Chu vi của hình tam giác là:
5cm + 5cm + 5cm = 15cm
 hoặc 	5cm x 3 = 15cm.
GV nhận xét.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên lên bảng.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1:
Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả vào vở bài tập.
Bài 2:
Yêu cầu HS nhắc lại cách làm bài.
Bài 3:
Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và thực hành tính theo cột dọc, sau đó làm bài tập.
Bài 4:
Gọi 1 HS đọc đề bài.
Bài toán thuộc dạng toán gì?
Yêu cầu HS làm bài.
Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 5:
Yêu lại cách đo độ dài đoạn thẳng cho trước, cách tính chu vi hình tam giác, sau đó làm bài.
Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Tổng kết tiết học và giao các bài tập bổ trợ kiến thức cho HS.
Chuẩn bị: Thi cuối kỳ 2.
Hát
2 HS lên bảng sửa bài, bạn nhận xét.
Tự làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau.
Làm bài, sau đó 2 HS đọc bài của mình trước lớp.
3 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Tấm vải xanh dài 40m, tấm vải hoa ngắn hơn tấm vải xanh 16m. Hỏi tấm vải hoa dài bao nhiêu mét?
Bài toán thuộc dạng ít hơn.
1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
	Tấm vải hoa dài là:
	40 – 16 = 24 (m)
	Đáp số: 24m.
ÔN TẬP – KIỂM TRA – TĐ – HTL
TIẾT 7
I. Mục tiêu
Kiến thức: 
Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng.
Kỹ năng: 
Oân luyện cách đáp lời an ủi.
Oân luyện kĩ năng kể chuyện theo tranh minh hoạ.
Thái độ: 
Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị
GV: Phiếu ghi sẵn tên các bài học thuộc lòng từ tuần 28 đến tuần 34.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Ổn định lớp (1’)
2. Bài cũ (3’)
Ôn tập tiết 6.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng 
Tiến hành tương tự như tiết 1.
v Hoạt động 2: Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng 
Bài 2
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Hãy đọc các tình huống được đưa ra trong bài.
Yêu cầu HS nêu lại tình huống a.
Nếu con ở trong tình huống trên, con sẽ nói gì với bạn?
Nhận xét, sau đó yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm các phần còn lại của bài.
Gọi một số HS trình bày trước lớp.
Nhận xét và cho điểm HS. 
v Hoạt động 3: Oân luyện cách kể chuyện theo tranh 
Bài 3
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Yêu cầu HS quan sát từng bức tranh.
Bức tranh 1 vẽ cảnh gì?
Chuyện gì đã xảy ra sau đó? Hãy quan sát và tìm câu trả lời ở bức tranh thứ 2.
Bức tranh thứ 3 cho ta biết điều gì?
Bức tranh 4 cho ta thấy thái độ gì của hai anh con sau khi bạn trai giúp đỡ con gái?
Yêu cầu HS chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS cùng tập kể lại truyện trong nhóm, sau đó gọi một số HS trình bày trước lớp.
Nhận xét và cho điểm từng HS.
Dựa vào nội dung câu chuyện, hãy suy nghĩ và đặt tên cho truyện.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Khi đáp lại lời an ủi của người khác, chúng ta cần phải có thái độ ntn?
Dặn dò HS về nhà ôn lại kiến thức và chuẩn bị bài sau: Ôn tập tiết 8.
Hát
Bài tập yêu cầu chúng ta: Nói lời đáp cho lời an ủi của người khác trong một số tình huống.
1 HS đọc thành tiếng trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
Con bị ngã đau. Bạn chạy đến đỡ con dậy, vừa xoa chỗ đau cho con vừa nói: “Bạn đau lắm phải không?”
HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến: Cảm ơn bạn. Chắc một lúc nữa là hết đau thôi./ Cảm ơn bạn. Mình hơi đau một chút thôi./ Mình không nghĩ là nó lại đau thế./ Cảm ơn bạn. Bạn tốt quá!/
b) Cháu cảm ơn ông. Lần sau cháu sẽ cẩn thận hơn./ Cháu cảm ơn ông. Cháu đánh vỡ ấm mà ông vẫn an ủi cháu./ Cảm ơn ông ạ. Nhưng cháu tiếc chiếc ấm ấy lắm. Không biết là có tìm được chiếc âm nào đẹp như thế nữa không./
Một số HS trình bày trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
Kể chuyện theo tranh rồi đặt tên cho câu chuyện.
Quan sát tranh minh hoạ.
Một bạn trai đang trên đường đi học. Đi phía trước bạn là một bé gái mặc chiếc váy hồng thật xinh xắn.
Bỗng nhiên, bé gái bị vấp ngã xóng xoài trên hè phố. Nhìn thấy vậy, bạn nam vội vàng chạy đến nâng bé lên.
Ngã đau quá nên bé gái cứ khóc hoài. Bạn trai nhẹ nhàng phủi đất cát trên người bé và an ủi: “Em ngoan, nín đi nào. Một lát nữa là em sẽ hết đau thôi”
Hai anh em vui vẻ dắt nhau cùng đi đến trường.
Kể chuyện theo nhóm.
Kể chuyện trước lớp, cả lớp nghe và nhận xét lời kể của các bạn.
Suy nghĩ, sau đó nối tiếp nhau phát biểu ý kiến: Giúp đỡ con nhỏ, Cậu bé tốt bụng, 
Chúng ta thể hiện sự lịch sự, đúng mực.
Ngày soạn: 14/05/2010 
Ngày dạy: 15/05/2010
ÔN TẬP – KIỂM TRA – TĐ – HTL
TIẾT 8
I. Mục tiêu
Kiến thức: 
Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng.
Kỹ năng: 
Ôn luyện về từ trái nghĩa.
Ôn luyện về cách dùng dấu câu trong một đoạn văn.
Viết đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu nói về con bé.
Thái độ: 
Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị
GV: Phiếu ghi sẵn tên các bài học thuộc lòng từ tuần 28 đến tuần 34. 
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Ổn định lớp (1’)
2. Bài cũ (3’)
Ôn tập tiết 7.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng 
Tiến hành tương tự như tiết 1.
v Hoạt động 2: Củng cố vốn từ về các từ trái nghĩa 
Bài 2
Chia lớp thành 4 nhóm. Phát cho mỗi nhóm 1 bảng từ như SGK, 1 bút dạ màu, sau đó yêu cầu các nhóm thảo luận để tìm các cặp từ trái nghĩa trong bài.
Nghe các nhóm trình bày và tuyên dương nhóm tìm đúng, làm bài nhanh.
Bài 3
Bài tập 3 yêu cầu các con làm gì?
Yêu cầu HS suy nghĩ để tự làm bài trong Vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.
Gọi HS chữa bài.
Nhận xét và cho điểm HS.
v Hoạt động 3: Viết đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu nói về con bé.
Yêu cầu HS đọc đề bài.
Em bé mà con định tả là em bé nào?
Tên của em bé là gì?
Hình dáng của em bé có gì nổi bật? (Đôi mắt, khuôn mặt, mái tóc, dáng đi,)
Tính tình của bé có gì đáng yêu?
Yêu cầu HS suy nghĩ và viết bài.
Nhận xét và cho điểm HS. 
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài để kiểm tra lấy điểm viết.
Hát
Các nhóm HS cùng thảo luận để tìm từ. Đại diện các nhóm trình bày trước lớp:
đen >< trái
sáng >< tốt
hiền >< nhiều
gầy >< béo 
Bài tập yêu cầu chọn dấu câu thích hợp để điền vào chỗ trống.
Làm bài theo yêu cầu: 
Bé Sơn rất xinh. Da bé trắng hồng, má phinh phính, môi đỏ, tóc hoe vàng. Khi bé cười, cái miệng không răng toét rộng, trông yêu ơi là yêu!
Cả lớp theo dõi bài bạn và nhận xét.
1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm theo.
Là con gái (trai) của em./ Là con nhà dì em./
Tên em bé là Hồng./
Đôi mắt: to, tròn, đen lay láy, nhanh nhẹn,
Khuôn mặt: bầu bĩnh, sáng sủa, thông minh, xinh xinh,
Mái tóc: đenh nhánh, hơi nâu, nhàn nhạt, hoe vàng,
Dáng đi: chập chững, lon ton, lẫm chẫm,
Ngoan ngoãn, biết vâng lời, hay cười, hay làm nũng,
Viết bài, sau đó một số HS đọc bài trước lớp. Cả lớp theo dõi và nhận xét. 
MÔN: TOÁN
TIẾT 175: KIỂM TRA ĐỊNH KỲ
****************************************
ÔN TẬP – KIỂM TRA – TĐ – HTL
TIẾT 9
I. Mục tiêu
Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản.
Oân tập về câu hỏi: Làm gì?; Để làm gì?
II. Cách tiến hành 
GV nêu yêu cầu của tiết học.
Yêu cầu HS mở SGK và đọc thầm văn bản Bác Hồ rèn luyện thân thể.
Yêu cầu HS mở Vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập hai và làm bài cá nhân.
Chữa bài.
Thu và chấm một số bài, sau đó nhận xét kết quả làm bài của HS.
SINH HOẠT LỚP
I/. Mục tiêu:
Giúp HS nắm được tình hình hoạt động tuần qua của lớp.
HS mạnh dạng đứng lên nhận xét (cán sự lớp) một cách chân thật
Mỗi cá nhân nhận ra thiếu sót để cùng khắc phục. Bên cạnh phát huy mặt mạnh để hoàn thành tốt học tập ở thời gian sau
II/. Cách tiến hành:
Các tổ báo cáo
1/. Ưu Điểm:
Lớp đi học đều, đúng giờ.
Chăm ngoan lễ phép với thầy cô giáo, người lớn tuổi.
Trong giờ học nhiều bạn phát biểu ý kiến xây dựng bài tốt.
Ở nhà đa số các bạn viết bài làm bài đầy đủ.
Biết bảo vệ của công.
2/. Khuyết điểm:
Còn một vài bạn nghỉ học không xin phép.
Một số bạn đọc còn quá chậm (đánh vần từng âm), viết quá cẩu thả, chữ xấu, tập vỡ bôi xóa, rách bẩn.
Một số bạn hay bỏ quên tập ở nhà, quên không viết bài, làm bài ở nhà.
Trong giờ học còn một số bạn nói chuyện nhiều làm mất trật tự lớp.
3/. Tuyên dương:
 Trâm, Tuyết Nhi
4/. Phê Bình:
 Thoại, Dĩ Khang.
5/. Hướng tới:
	Tuyên dương các bạn học tốt trước lớp, trước sân cờ. Đồng thời củng nhắc nhỡ các bạn chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập trước lớp, trước sân cờ – hướng tới lớp tốt hơn.
 GVCN
 Lê Thị Gành

Tài liệu đính kèm:

  • doctoan tuan 3235.doc