Giáo án các môn lớp 2 (buổi sáng) - Tuần lễ 26

Giáo án các môn lớp 2 (buổi sáng) - Tuần lễ 26

Tập đọc

Tôm càng và cá con.

I/ MỤC TIÊU :

- Đọc đọc đúng, rõ ràng, rành mạch. óng ánh, trân trân, lượn, nắc nỏm, ngoắt, quẹo, uốn đuôi, phục lăn, đỏ ngầu, xuýt xoa.

 Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ rõ ý. Bước đầu biết đọc trôi chảy toàn bài.

- Hiểu nội dung truyện : Cá Con và Tôm Càng đều có tài riêng. Tôm Càng cứu bạn vượt qua khỏi hiểm nguy. Tình bạn của họ vì vậy càng khắng khít.

- Biết yêu quý trân trọng tình bạn, yêu thương giúp đỡ bạn.

GDKNS:Tự nhận thức:xác định giá trị bản thân.Ra quyết định.Thể hiện sự tự tin.

* HS khá giỏi trả lờiđược câu hỏi 4 hoặc câu : Tôm Càng làm gì để cứu Cá Con?

II/ CHUẨN BỊ :

1.Giáo viên : Bảng phụ ghi câu cần luyện đọc.

2.Học sinh : Sách Tiếng việt/Tập2.

III/ CÁC PP/KT DẠY HỌC:

 Trình bày ý kiến cá nhân.Đặt câu hỏi.

IV/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 66 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 588Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 2 (buổi sáng) - Tuần lễ 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần26 
 Thứ/ Ngày
 MÔN 
 TÊN BÀI DẠY
 ĐDDH
 HAI
 11/3
 Tập đọc
 Tập đọc
 Toán
Tôm càng và cá con(T1)
Tôm càng và cá con(T2)
Luyện tập
Tranh+BP
 BP
 BP
 BA 
 12/3
 Chính tả
 Toán
 Kể/C
 TN-XH
 TV(2)
Tôm càng và cá con
Tìm số bị chia
Tôm càng và cá con
Một số loài cá sống dưới nước
Luyện viết :Tôm càng và cá con
BP
ĐDDT
Tranh
Tranh
BP
 TƯ
 13/3
Tập đọc 
Toán
 LtvàC
 Đạo đức
 Rèn đọc
Sông Hương
Luyện tập
MRVT : TN về Sông Biển. Dấu phẩy.
Lịch sự khi đến nhà người khác(T2)
Sông Hương
Tranh
BP
BP
Tranh
BP
 NĂM
 14/3
C/tả
Toán
Âm nhạc
 Rèn chính tả
Sông Hương
Chu vi hình tam giác- Chu vi hình tứ giác
Chim chích bông.
Sông Hương
BP
ĐDDT
BP
BP
 SÁU
 15/3
TLV
Toán
Tập viết
Rèn toán
SHTT
Đáp lời đồng ý tả ngắn về biển
Luyện tập
Chữ hoa : x
Luyện tập
Tuần 26
BP
BP
Chữ mẫu
BP
Thứ hai 
Ngày soạn : 
Ngày dạy : 
Tập đọc
Tôm càng và cá con.
I/ MỤC TIÊU :
- Đọc đọc đúng, rõ ràng, rành mạch. óng ánh, trân trân, lượn, nắc nỏm, ngoắt, quẹo, uốn đuôi, phục lăn, đỏ ngầu, xuýt xoa.
 Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ rõ ý. Bước đầu biết đọc trôi chảy toàn bài.
- Hiểu nội dung truyện : Cá Con và Tôm Càng đều có tài riêng. Tôm Càng cứu bạn vượt qua khỏi hiểm nguy. Tình bạn của họ vì vậy càng khắng khít.
- Biết yêu quý trân trọng tình bạn, yêu thương giúp đỡ bạn.
GDKNS:Tự nhận thức:xác định giá trị bản thân.Ra quyết định.Thể hiện sự tự tin.
* HS khá giỏi trả lờiđược câu hỏi 4 hoặc câu : Tôm Càng làm gì để cứu Cá Con?
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Bảng phụ ghi câu cần luyện đọc.
2.Học sinh : Sách Tiếng việt/Tập2.
III/ CÁC PP/KT DẠY HỌC:
 Trình bày ý kiến cá nhân.Đặt câu hỏi.
IV/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1’
4’
30’
4’
1’
1’
4’
30’
20’
10’
4’
1’
 TIẾT 1
1.Ổn định: -Cho HS hát
2.Bài cũ : 
-Gọi 3 em HTL bài “Bé nhìn biển”
-Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới : 
-GV giới thiệu bài và ghi tựa 
Hoạt động 1 : Luyện đoc .
-Giáo viên đọc mẫu lần 1 
-HD đọc.
- Hướng dẫn HS quan sát tranh trong SGK: giới thiệu các nhân vật trong tranh (Cá Con, Tôm Càng, một con cá dữ đang rình ăn thịt Cá Con)
Đọc từng câu :
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu 
-Kết hợp luyện phát âm từ khó 
-GV treo bảng phụ ghi câu cần luyện đọc:
-Giáo viên giới thiệu các câu cần chú ý cách đọc.
-Gọi HS đọc chú giải.
Đọc từng đoạn trước lớp. Chú ý nhấn giọng các từ ngữ gợi tả biệt tài của Cá Con trong đoạn văn.
-Giảng thêm : phục lăn : rất khâm phục.
 áo giáp : bộ đồ được làm bằng vật liệu cứng, bảo vệ cơ thể.
- Đọc từng đoạn trong nhóm
-Tổ chức cho HS thi đọc trước lớp.
Nhận xét .
4.Củngcố:
 Nhận xét
5.Dặndò: CB tiết 2
ôChuyển ý : Tôm Càng và Cá Con sẽ gặp những trở ngại gì và Tôm Càng đã cứu Cá Con ra sao ? chúng ta cùng tìm hiểu bài:
 TIẾT 2
1.Ổn định:
2.Bài cũ : Nhận xét-Ghi điểm
3.Bài mới : 
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài .
-Gọi 1 em đọc. 
-Khi đang tập dưới đáy sông, Tôm Càng gặp chuyện gì ? 
-Cá Con làm quen với Tôm Càng như thế nào ?
-Đuôi của cá con có ích lợi gì ?
-Vẩy của Cá Con có ích lợi gì ?
-Goị 1 em đọc đoạn 3 .
-Kể lại việc Tôm Càng cứu Cá Con?
- Em thấy Tôm Càng có gì đáng khen? 
-GV chốt ý : 
GD:Trong cuộc sống khi bạn em gặp nạn em làm gì?
Nêu nội dung bài?
GD:Biết yêu quý trân trọng tình bạn, yêu thương giúp đỡ bạn.
Hoạt động 2 :Luyện đọc lại :
-GV đọc mẫu .
-Tỏ chức cho HS đọc truyện theo phân vai.
-Nhận xét. 
4.Củngcố
-Gọi 1 em đọc lại bài.
-Truyện “Tôm Càng và Cá Con” nói lên điều gì?
-Nhận xét tiết học
 5.Dặndò: Về đọc bài TLCH
CBBS:Sông Hương.
-3 em HTL bài và TLCH.
- HS nhắc lại:Tôm Càng và Cá Con.
-Theo dõi đọc thầm.
-Quan sát/ tr 73.
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu 
-HS luyện đọc các từ : : óng ánh, trân trân, lượn, nắc nỏm, ngoắt, quẹo, uốn đuôi, phục lăn, đỏ ngầu, xuýt xoa.
+Cá Con lao về phía trước, đuôi ngoắt 
sang trái. Vút cái, nó đã quẹo phải. Bơi một lát, Cá Con lại uốn đuôi sang phải. Thoắt cái, nó lại quẹo trái. Tôm Càng 
thấy vậy phục lăn./
HS đọc chú giải
-HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
-HS nhắc lại nghĩa “phục lăn, áo giáp”
-Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm.Báo cáo số lần đọc.
-Thi đọc giữa các nhóm 
Đọc đoạn em thích
Đọc bài.
-1 em đọc đoạn 1-2.
-Tôm Càng gặp một con vật lạ, thân dẹp, hai mắt tròn xoe, khắp người phủ một lớp vảy bạc óng ánh.
-Cá Con làm quen với Tôm Càng bằng lời chào và lời tự giới thiệu tên, nơi ở :Chào bạn. Tôi là Cá Con. Chúng tôi sống dưới nước như nhà tôm các bạn.
-Quan sát.
-Đuôi của Cá Con vừa là mái chèo vừa là bánh lái.
-Vẩy của Cá Con là bộ áo giáp bảo vệ cơ thể nên Cá Con bị va vào đá cũng không biết đau.
-1 em đọc đoạn 3.
-Nhiều em nối tiếp nhau kể hành động của Tôm Càng cứu bạn.
-Tôm Càng thông minh nhanh nhẹn. Nó dũng cảm cứu bạn thoát nạn, xuýt xoa lo lắng hỏi han khi bạn bị đau. Tôm Càng là một người bạn đáng tin cậy.
Nội dung:Cá Con và Tôm Càng đều có tài riêng. Tôm Càng cứu bạn vượt qua khỏi hiểm nguy. Tình bạn của họ vì vậy càng khắng khít.
-3-4 em thi đọc lại truyện theo phân vai (người dẫn chuyện, Tôm Càng, Cá Con).
-1 em đọc bài+TLCH
-Tình bạn đáng quý cần phát huy để tình cảm bạn bè thêm bền chặt.
 NHẬN XÉT RÚT KINH NGHIỆM 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TOÁN
 Luyện tập 
I/ MỤC TIÊU :
- Biết Xem Đồng Hồ Khi Kim Phút Chỉ Vào Số 3, Số 6.
 Biết thời điểm, khoảng thời gian.
 Nhận biết việc sử dụng thời gian trong đời sống hằng ngày.
-Xem đồng hồ đúng, nhanh, chính xác .Thực hiện bài 1,2
-Gắn với việc sử dụng thời gian trong đời sống hàng ngày. 
*Bài 3
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Mô hình đồng hồ.
2.Học sinh : Sách, vở BT, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1’
4’
30’
 10’
10’
10’
4’
1’
1.Ổnđịnh:
2.Bài cũ : 
Gv quay kim đồng hồ( kim phút chỉ số 3, 6 ),yêu cầu HS đọc.
-GV nhận xét chung .
3.Bài mới : 
-GV giới thiệu bàivà ghi tựa 
HĐ1: Cặp
Bài 1 : 
- Cho HS quan sát tranh vẽ.
-GV hướng dẫn : Để làm đúng bài tập này, em phải đọc câu hỏi dưới mỗi bức hình minh họa, sau đó xem kĩ hình vẽ đồng hồ bên cạnh tranh, giờ trên đồng hồ chính là thời điểm diễn ra sự việc được hỏi đến.
- Cho HS tự làm bài theo cặp.
-cho HS trình bày.
-Nhận xét, cho điểm.
GDHS : sử dụng thời gian hợp lí.
HĐ2: Cá nhân-Mô hình đồng hồ
Bài 2 : 
a/Hà đến trường lúc 7 giờ.
b/Toàn đến trường lúc 7 giờ 15 phút. Ai đến trường sớm hơn ?
 HĐ3: Cá nhân
*Bài 3:Điền giờ hoặc phút vào chỗ chấm 
4.Củng cố :
Hệ thống lại bài
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn d 5.Dặndò:
-Về nhà tập xem giờ.
-HS nêu các giờ theo yêu cầu của GV .( 3 HS yếu nêu )
-HS nhắc lại:Luyện tập.
-Quan sát.
-Nêu giờ xảy ra của một số hành động.
-HS tự làm bài theo cặp (1 em đọc câu hỏi, 1 em đọc giờ ghi trên đồng hồ).
-Một số cặp lên trình bày trước lớp.
a/-Lúc 8 giờ 30 phút, Nam cùng các bạn đến vườn thú.
b/ Đến 9 giờ thì các bạn đến chuồng voi để xem voi. , 
c/vào lúc 9 giờ 15 phút, các bạn đến chuồng hổ xem hổ. 
d/10 giờ 15 phút các bạn cùng nhau ngồi nghỉ 
đ/ Lúc 11 giờ thì tất cả cùng ra về.
Miệng
-1 em đọc .
-Bạn Hà đến sớm hơn bạn Toàn 15 phút .
-Quyên đi ngủ muộn hơn Ngọc 30 phút.
Bảng phụ
 a/Mỗi ngày Bình ngủ khoảng 8 giờ. 
 b/Nam đi đến trường hết 15 phút. 
 c / Em làm bài kiểm tra trong 35 phút.
 NHẬN XÉT RÚT KINH NGHIỆM 
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Thứ ba
NS:
ND:
 Chính tả (Tập chép)
Vì sao cá không biết nói ?
Phân biệt r/ d, ưc/ ưt.
I/ MỤC TIÊU :
- Chép lại chính xác truyện vui “Vì sao cá không biết nói”. Viết đúng một số tiếng có âm đầu r/ d, hoặc có vần ưc/ ưt.
- Rèn viết đúng, trình bày sạch, đẹp.
- Biết cá là loài vật sống thành bầy đàn.
 II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Viết sẵn mẫu chuyện “Vì sao cá không biết nói” . Viết sẵn BT 2a.
2.Học sinh : Vở chính tả, bảng con, vở BT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1’
4’
30’
5’
4’
1’
1.Ổnđịnh:
2.Bài cũ :
 -Giáo viên gọi 2 em viết tên các loài cá bắt đầu bằng ch/tr.
-Nhận xét.
3. Bài mới :
-GV giới thiệu bàivà ghi tựa 
Hoạt động 1 :Hướng dẫn tập chép.
a/ Nội dung bài viết :
- Gv treo bảng phụ.
- Đọc mẫu nội dung đoạn viết .
- Việt hỏi anh điều gì ?
- Câu trả lời của Lân có gì đáng buồn cười ?
- Cá không biết nói như người vì chúng là loài vật, nhưng có lẽ cá cũng có cách trao đổi riêng với bầy đàn.
b/ Hướng dẫn trình bày .
-Đoạn chép có những dấu câu nào?
c/ Hướng dẫn viết từ khó. 
-Gọi 2 HS lên bảng.Gv đọc: say sưa, bể cá cảnh, ngớ ngẩn.
- Gọi HS đọc lại.
d/HD Viết bài.
-Giáo viên cho học sinh chép bài vào vở.
-GV đọc lại bài.
-Thu chấm vở, nhận xét.
Hoạt động 2 :Bài tập.
 Bài 2a : -Điền vào chỗ trống : r/ d, 
4.Củng cố:
Trò chơi: Ai nhanh ai đúng
-Gv đọc lỗi sai phổ biến.
-Nhận xét tiết học, tuyên dương HS viết bài đúng , đẹp và làm bài tập đúng.
5: Dặn dò :Sửa lỗi mỗi chữ sai sửa 1 dòng.
2 em lên bảng viết.
-HS nhắc lại:Chính tả (tập chép) : Vì sao cá không biết nói ?
-2-3 em nhìn bảng đọc lại.
-Vì sao cá không biết nói.
-Lân chê em hỏi ngớ ngẩn, nhưng chính Lân mới ngớ ngẩn khi cho rằng cá không nói được vì miệng cá ngậm đầy nước.
-Dấu chấm hỏi, dấu hai chấm, dấu gạch ngang, dấu chấm, dấu phẩy.
-2 lên bảng.Lớp viết bảng con.
-Nhắc lại cách trình bày
-Nhìn bảng chép vở.
-Dò bài.
 -HS nêu yêu cầu.
-3 em lên bảng làm. Lớp làm bảng con. 
Lời ve kêu da diết/ Khâu những đường rạo rực.
Sân hãy rực vàng/ Rủ nhau thức dậy
-Nhận xét.
Thi tìm tiếng có âm đầu r/d
-HS viết bảng con
 NHẬN XÉT RÚT KINH NGHIỆM 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TOÁN
Tìm số bị chia .
I/ MỤC TIÊU : 
-Giúp học sinh : Biết cách tìm số bị chia khi biết thương và số chia. Biết cách trình bày bài giải dạng toán này.
 - Rèn tìm số bị chia nhanh, đúng chính xác.
 - GDHS : chăm chỉ ,tự giác trong việc học tập .
II/ CHUẨN BỊ : 
1. Giáo viên : Các tấm bìa hình vuông (hoặc hình tròn) bằng nhau.
2. Học sinh : Sách, vở BT, bảng con, nháp.
III/ CÁC HOẠT Đ ...  ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
35’
-Giáo viên nêu yêu cầu ôn tập.
-PP luyện tập :Cho học sinh làm bài tập ôn.
1.Tính thương :
10 : 2 = 30 : 5 =
20 : 4 = 20 : 2 =
50 : 5 = 21 : 3 =
 30 : 3 = 24 : 4 =
2.Có 25 viên bi. Hỏi 1/5 số bi đó là mấy viên bi ?
3.Tìm y : 
x : 4 = 6 x : 3 = 8
-Chấm phiếu, nhận xét.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- học bảng nhân, chia từ 2 đến 5.
-Ôn : Bảng chia 2.3.4.5. Số bị chia
-Làm phiếu bài tập.
1.Tính :
10 : 2 = 5 30 : 5 = 6
20 : 4 = 5 20 : 2 = 10
50 : 5 = 10 21 : 3 = 7
 30 : 3 = 10 24 : 4 = 6
2. Giải
Số viên bi của một phần có:
25 : 5 = 5 (viên bi).
Đáp số : 5 viên bi
3. Tìm y : 
 x : 4 = 6 x : 3 = 8
 x = 6 x 4 x = 8 x 3
 x = 24 x = 24 
-Học bảng nhân, chia từ 2 đến 5.
 --------------------------------------------------------
Tiếng việt/ ôn
 ÔN : LUYỆN ĐỌC – SÔNG HƯƠNG
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Ôn bài tập đọc : Sông Hương.
2.Kĩ năng : Rèn ngắt nghỉ hơi đúng, đọc rõ, rành mạch .
3.Thái độ : Giáo dục học sinh yêu cảnh đẹp của quê hương.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Hệ thống câu hỏi.
2.Học sinh : Sách Tiếng việt.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
35’
Hoạt động 1 : Luyện đọc.
Mục tiêu : Đọc trôi chảy toàn bài ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
-Hướng dẫn ôn bài tập đọc : Sông Hương.
-Giáo viên đọc mẫu.
-Đọc từng câu :
-Đọc theo nhóm.
-Nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 2 : Luyện tập.
Mục tiêu : Củng cố luyện từ và câu. Biết đặt dấu phẩy.
1.Đặt dấu phẩy vào đoạn văn cho đúng :
Sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế làm cho không khí thành phố trở nên trong lành làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa tạo cho thành phố một vẻ êm đềm.
2.Nêu tên 3 loài cá sống ở biển mà em biết ?
-Chấm điểm nhận xét.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Tập đọc bài.
-Vài em nhắc tựa bài.
-Đọc thầm.-1 em giỏi đọc toàn bài.
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
-Từng em trong nhóm đọc.
-Nhóm cử đại diện lên thi đọc .
1.Đặt dấu phẩy.
Sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế, làm cho không khí thành phố trở nên trong lành, làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa, tạo cho thành phố một vẻ êm đềm.
2. Tên 3 loài cá sống ở biển :
	Cá đuối
	Cá thu
	Cá ngừ
-Nộp bài.
-Hoàn chỉnh bài tập về nhà.
Tuần 26
Thứ . . . . . . ngày . . . . . . tháng . . . . . . năm . . . . . .
Tuần 26
Tuần 26Tuần 26
Tuần 26
Thứ . . . . . . ngày . . . . . . tháng . . . . . . năm . . . . . .
TẬP ĐỌC 
Cá sấu sợ cá mập.
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Đọc :
•	-Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng.
 	-Bước đầu biết đọc phân biệt lời người kể và lời nhân vật (ông chủ khách sạn, các vị khách).
 	-Hiểu : Hiểu nghĩa các từ ngữ : khách sạn, tin đồn, quả quyết ..
•	-Hiểu tính hài hước của truyện : Khách tắm biển sợ bãi tắm có cá sấu. Ông chủ khách sạn muốn làm yên lòng khách, quả quyết vùng biển này có nhiều cá mập nên không thể có cá sấu. Bằng cách này, ông làm cho khách còn khiếp sợ hơn.
2.Kĩ năng : Rèn đọc trôi chảy, thể hiện giọng hài hước.
3.Thái độ : Cần bình tĩnh để giải tỏa nỗi lo lắng của mọi người.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Tranh Tập đọc “Cá sấu sợ cá mập”. 
2.Học sinh : Sách Tiếng việt.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
25’
4’
1’
1.Bài cũ : PP hỏi đáp – kiểm tra : Gọi 3 em đọc bài “Sông Hương”
-Tìm những từ ngữ chỉ các màu xanh khác nhau của Sông Hương?
-Vào mùa hè và vào những đêm trăng sáng, sông Hương đổi màu như thế nào ? 
-Vì sao nói Sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho thành phố Huế ?
-Nhận xét, cho điểm.
2.Dạy bài mới : Giới thiệu bài. 
Hoạt động 1 : Luyện đọc.
Mục tiêu : Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng. Bước đầu biết đọc phân biệt lời người kể và lời nhân vật (ông chủ khách sạn, các vị khách).
-PP trực quan :Tranh : Bức tranh vẽ cảnh gì ?
PP giảng giải – luyện đọc :
-GV đọc mẫu lần 1 :giọng đọc khẩn trương, nhịp dồn dập. Câu hỏi của khách : bồn chồn lo lắng. Câu trả lời của ông chủ : Không! Ở đây làm gì có
cá sấu! (quả quyết), Câu giải thích của ông : Vì ở những vùng biển sâu .. rất sợ cá mập (bình thản, ôn tồn). Câu kết tả thái độ của các vị khách Đọc nhấn giọng ở các từ : khiếp đảm, mặt cắt không còn một giọt máu.
-Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
Đọc từng câu :
Đọc từng đoạn : Chia 3 đoạn.
-Luyện đọc câu :
Bảng phụ : Ghi các câu .
-Hướng dẫn đọc các từ chú giải : (STV/tr 75)
-PP giảng giải : GV giảng thêm : quả quyết : nói chắc chắn, tự tin, khẳng định một điều gì đó. Khiếp đảm : đồng nghĩa với kinh hãi, kinh sợ, sợ hết hồn, sợ kinh hồn, sợ xanh mắt mèo, sợ tái mặt, sợ thót tim.
-Nhận xét.
Đọc từng đoạn trong nhóm.
Thi đọc trong nhóm.
-Nhận xét.
-Trò chơi .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài.
Mục tiêu : Hiểu nghĩa các từ ngữ : khách sạn, tin đồn, quả quyết .Hiểu tính hài hước của truyện : 
Khách tắm biển sợ bãi tắm có cá sấu. Ông chủ khách sạn muốn làm yên lòng khách, quả quyết vùng biển này có nhiều cá mập nên không thể có cá sấu. Bằng cách này, ông làm cho khách còn khiếp sợ hơn.
-PP hỏi đáp : 
-Khách tắm biển lo lắng điều ?
-Ông chủ khách sạn nói thế nào ?
-Vì sao ông chủ quả quyết như vậy ?
-Vì sao khi nghe giải thích xong, khách lại sợ hơn 
-Luyện đọc lại :
-Nhận xét, cho điểm.
3.Củng cố : Gọi 1 em đọc lại bài.
-Câu chuyện này có điều gì khiến em buồn cười ?
-GV chốt ý đúng. Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Tập đọc bài.
-3 em đọc “Sông Hương” và TLCH.
-Cá sấu sợ cá mập.
- Ông chủ khách sạn muốn làm yên lòng khách, quả quyết vùng biển này có nhiều cá mập nên không thể có cá sấu. 
-Theo dõi, đọc thầm.1 em đọc.
-HS nối tiếp đọc từng câu cho đến hết bài.
-Luyện đọc từ khó : du lịch, quả quyết, làm gì có, khiếp đảm, ven biển,
-Học sinh nối tiếp đọc từng đoạn :
-Đoạn 1 : từ đầu đến . Bãi tắm .
-Đoạn 2 : tiếp theo đến .. rất sợ cá mập.
-Đoạn 3 : phần còn lại , chú ý nhấn giọng từ gợi tảbồn chồn, lo lắng, bình thản, ôn tồn.
-HS luyện đọc câu :
-Không! Ở đây làm gì có cá sấu!
-Vì những vùng biển sâu như thế này/ nhiều cá mập lắm./ Mà cá sấu thì rất sợ cá mập.//
-Luyện phát âm các câu chú ý đọc ngắt câu đúng.
-HS nêu nghĩa của các từ chú giải(SGV/ tr 75) Khách sạn, tin đồn, quả quyết, cá mập, mặt cắt không còn giọt máu.
-Vài em nhắc lại.
-HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm.
-Thi đọc cả bài .
-Các nhóm thi đọc (CN, ĐT, từng đoạn cả bài) -Đồng thanh.
-Trò chơi “Mưa rơi”
-Đọc thầm.
-Khách lo lắng trước tin đồn : ở bãi tắm có cá sấu.
-Ông chủ khách sạn quả quyết : Ở đây làm gì có cá sấu!
-Ông nói rằng : Vùng biển ở đây sâu, có nhiều cá mập. Mà cá sấu thì rất sợ cá mập.
-Vì cá mập còn hung dữ đáng sợ hơn cả cá sấu.
-2-3 nhóm tự phân vai thi đọc truyện.
-1 em đọc lại bài.
-HS trao đổi thảo luận.
-Tập đọc bài.
Tuần 26
MỸ THUẬT 
Vẽ tranh– đề tài con vật (vật nuôi) .
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Học sinh nhận biết đặc điểm và hình dáng các con vật nuôi quen thuộc.
2.Kĩ năng : Biết cách vẽ con vật.
3.Thái độ : Vẽ được con vật theo ý thích.
II/ CHUẨN BỊ : 
1.Giáo viên : 
 -Tranh ảnh một số con vật (vật nuôi) quen thuộc. Hình minh họa hướng dẫn cách vẽ
•- Bài vẽ của HS năm trước.
2.Học sinh : Vở vẽ, nháp, bút chì màu.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
30’
1.Bài cũ : PP kiểm tra : Kiểm tra vở vẽ.
Nhận xét bài vẽ của tiết trước. 
2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài.
Mục tiêu : Biết tìm chọn nội dung đề tài.
- PP trực quan :Giáo viên giới thiệu một số tranh, ảnh một số con vật quen thuộc và gợi ý để HS nhận thấy
	Tên con vật .
	Hình dáng và các bộ phận chính .
	Đặc điểm, màu sắc.
Hoạt động 2 : Cách vẽ con vật.
Mục tiêu : Biết cách vẽ con vật theo ý thích.
-PP dẫn dắt : GV hướng dẫn học sinh vẽ.
	Vẽ hình các bộ phận lớn : mình, đầu.
	Vẽ các bộ phận nhỏ sau : chân, đuôi, tai.
	Vẽ các dáng khác nhau : đi, chạy.
	Vẽ thêm con vật có dáng khác.
	Vẽ thêm cảnh : cây nhà, lá, sông, nuí.
-Giáo viên phác nét lên bảng vài hình ảnh con vật.
-Giáo viên vẽ minh họa lên bảng.
Hoạt động 3 : Thực hành.
Mục tiêu : Thực hành đúng cách vẽ con vật.
-PP trực quan : GV cho học sinh xem một số bài vẽ của học sinh năm trước.
-PP thực hành : GV yêu cầu cả lớp vẽ vào vở.
-GV quan sát và gợi ý hướng dẫn thêm cho học sinh vẽ .
-Theo dõi chỉnh sửa.
-Giáo viên nhắc nhở cách vẽ màu.
Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá.
-Chọn một số bài nhận xét cách vẽ, cách vẽ màu
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò – Hoàn thành bài vẽ.
-Vẽ họa tiết dạng hình vuông, hình tròn.
-1 em nhắc tựa.
-Quan sát.
-HS tìm thêm một vài con vật : con mèo, con hươu, con bò .
-Theo dõi.
-Vẽ mình, đầu.
-Vẽ chân, đuôi, tai..
-Vẽ dáng đi hay chạy..
-Vẽ thêm con vật nữa..
-Vẽ thêm cảnh phụ.
-Quan sát hình minh họa.
	Vẽ con vật
	Vẽ thêm con vật và cảnh phụ.
-Cả lớp thực hành vẽ.
-Hoàn thành bài vẽ.
-Xem lại hoàn chỉnh bài.
Tuần 26
Thứ . . . . . . ngày. . . . . .tháng. . . . . . . năm
Tiếng việt/ ôn
 ÔN LUYỆN VIẾT CHÍNH TẢ : CÁ SẤU SỢ CÁ MẬP .
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Ôn luyện viết chính tả bài : Cá sấu sợ cá mập.
2.Kĩ năng : Rèn viết đúng, viết đẹp.
3.Thái độ : Ý thức rèn chữ giữ vở.
II/ CHUẨN BỊ : 
1.Giáo viên : Hệ thống câu hỏi.
2.Học sinh : Bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
35’
-Giáo viên nêu yêu cầu ôn tập. Giới thiệu bài ôn.
a/ Giáo viên đọc mẫu lần 1.
 PP hỏi đáp : 
-Khách tắm biển lo lắng điều gì ?
-Ông chủ khách sạn nói như thế nào ?
-Vì sao khi nghe giải thích ông khách lại sợ hơn ?
-PP luyện tập.
b/ Hướng dẫn viết từ khó : Giáo viên đọc.
c/ Viết vở : Giáo viên đọc bài cho học sinh viết (đọc từng câu, từng từ ).
-Đọc lại. Chấm bài. Nhận xét.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò : Tập đọc bài. Sửa lỗi.
-Ôn luyện viết chính tả bài :Cá sấu sợ cá mập.
-1 em đọc lại.
-Tin đồn có cá sấu.
-Không! Ở đây làm gì có cá sấu!
-Vì cá mập còn nguy hiểm hơn cá sấu
-Viết bảng :Khách sạn, tin đồn, quả quyết, cá mập, mặt cắt không còn 
giọt máu..
-Nghe và viết vở.
-Soát lại bài. Sửa lỗi.
-Sửa mỗi chữ sai 1 dòng.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 26.doc