Giáo án các môn lớp 2 (buổi sáng) - Tuần lễ 17

Giáo án các môn lớp 2 (buổi sáng) - Tuần lễ 17

Tập đọc

NS: TÌM NGỌC

ND:

I/ MỤC TIÊU :

 -Đọc đúng:nuốt,ngoạn,toan, đọc rõ ràng toàn bài , biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ .

 Biết đọc với giọng kể chậm rãi.

 -Hiểu: Long Vương, thợ kim hoàn, đánh tráo.

 Hiểu ND:Câu chuyện kể về những con vật nuôi trong nhà rất tình nghĩa, thông minh, thực sự là bạn của con người(TL được câu 1,2,3,.)

- Giáo dục HS biết yêu thương, chăm sóc ,bảo vệ các vật nuôi trong nhà.

 GDBVMT:Ý thức bảo vệ cácloài động vật.

*HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 4.

II/ CHUẨN BỊ :

1.Giáo viên : Bảng phụ ghi câu cần luyện đọc.

2.Học sinh : Sách Tiếng việt.

 

doc 60 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 630Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 2 (buổi sáng) - Tuần lễ 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 17
Thứ
Môn học
Tên bài dạy
ĐDDH
Hai
 17/12 
Chào cờ
Tập đọc
Tìm ngọc(Tiết 1)
Tranh
Tập đọc
Tìm ngọc(Tiết 2)
Mĩ thuật
Bài 17
Toán
Ôn tập về phép cộng và phép trừ
BP
Ba
18/12 
Chính tả(TC)
Tìm ngọc
BP
Toán
Ôn tập về phép cộng và phép trừ (tt)
BP
Thủ công
Gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe (T1)
SP mẫu-QT
Kể chuyện
Tìm ngọc
Tranh
TN – XH
Phòng tránh ngã khi ở trường
Tranh
Tư 
19/12
Tập đọc
Gà “tỉ tê” với gà.
Tranh-BP
Toán
Ôn tập về phép cộng và phép trừ (tt)
BP
Thể dục
Bài33
Luyện từ - Câu
Từ ngữ về vật nuôi. Câu kiểu ai thế nào ?
Tranh -BP
 Đạo đức
 Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng (T2)
Tranh
 Năm
20/12 
Chính tả(NV)
Gà “tỉ tê” với gà.
BP
Toán
Ôn tập hình học
BP
Tập làm văn
Ngạc nhiên, thích thú. Lập thời gian biểu
BP
Âm nhạc
Bài 17
BDTLV
Ngạc nhiên, thích thú. Lập thời gian biểu
 Sáu 
21/12
Thể dục
Bài 34
Toán
Ôn tập về đo lường
BP
Tập viết
Chữ hoa Ô - Ơ. Ơn sâu nghĩa nặng.
Chữ mẫu
Rènviết
Chữ hoa Ô - Ơ. Ơn sâu nghĩa nặng.
Chữ mẫu
SHT
Tuần 17
Thứ hai Tập đọc 
NS: TÌM NGỌC
ND:
I/ MỤC TIÊU :
 -Đọc đúng:nuốt,ngoạn,toan, đọc rõ ràng toàn bài , biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ .
 Biết đọc với giọng kể chậm rãi.
 -Hiểu: Long Vương, thợ kim hoàn, đánh tráo.
 Hiểu ND:Câu chuyện kể về những con vật nuôi trong nhà rất tình nghĩa, thông minh, thực sự là bạn của con người(TL được câu 1,2,3,.)
- Giáo dục HS biết yêu thương, chăm sóc ,bảo vệ các vật nuôi trong nhà.
 GDBVMT:Ý thức bảo vệ cácloài động vật. 
*HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 4.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Bảng phụ ghi câu cần luyện đọc.
2.Học sinh : Sách Tiếng việt.
 III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1’
4’
 30’
4’
1’
1’
4’
30’
4’
1’
 TIẾT 1
1.Ổn định
2.Bài cũ : 
-Gọi 3 em đọc bài “thời gian biểu” và TLCH .
-Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới : Giới thiệu bài. 
-Yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK hỏi:
? Bức tranh vẽ cảnh gì ?
-Thái độ của những nhân vật trong tranh ra sao ?
-Chỉ vào bức tranh : Chó mèo là những vật nuôi trong nhà rất gần gũi với các em. Bài học hôm nay sẽ cho các em thấy chúng thông minh và tình nghĩa như thế nào.
-Gv ghi tựa.
Luyện đọc. 
-Giáo viên đọc mẫu lần 1( PP Làm mẫu)
-HD đọc giọng nhẹ nhàng, tình cảm, khẩn trương.
a) Đọc từng câu :
 Ghi b ảng –gọi hs đọc
-Kết hợp luyện phát âm từ khó .
b) Đọc từng đoạn trước lớp.
-Giáo viên treo bảng phụ giới thiệu các câu cần chú ý cách đọc.Đọc mẫu
-Hướng dẫn đọc chú giải .
-HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn 
Giải nghĩa:
c) Đọc từng đoạn trong nhóm
-GVtheo dõi nhắc nhở.
 Nhận xét tuyên dương.
d)Thi đọc giữa các nhóm
-Nhận xét tuyên dương.
4.Củng cố:
NX –Ghi điểm
5.Dặn dò:
NX-CB tiết 2
 TIẾT 2
1.Ổn định:
2.Bài cũ: NX-Ghi điểm
3.Bài mới:
Tìm hiểu bài: Đàm thoại (CN)
1)Do đâu chàng trai có viên ngọc quí?
 2)Ai đã đánh tráo viên ngọc?
3)Ở nhà người thợ kim hoàn mèo nghĩ 
ra kế gì để lấy lại viên ngọc?
 -Khi ngọc bị cá đớp mất mèo và chó 
đã làm cách nào để lấy lại viên ngọc?
 -Khi ngọc bị quạ cướp mèo và chó đã làm gì để lấy lại ngọc?
*4)Tìm những từ khen ngợi mèo và chó
 Câu chuyện kể về ai?
 GDBVMT:Ý thức bảo vệ các loài đông vật 
Luyện đọc lại.
-Gv đọc mẫu lần hai. 
-Nhận xét.
4.Củng cố: 
-Em biết điều gì qua câu chuyện ?
 Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ?
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò :-
-Về đọc bài + TLCH.
-CBBS:Gà”tỉ tê” với gà.
-3 em đọc thuộc lòng bài và TLCH.
-Xem tranh
-Chó và Mèo đang âu yếm bên cạnh một chàng trai.
-Rất tình cảm.
-HS nhắc lại.
-Theo dõi đọc thầm.
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu -Nêu từ khó 
-HS luyện đọc các từ :nuốt, ngoạm, rắn nước, Long Vương, đánh tráo, toan rỉa thịt .
-Hs luyện đọc câu khó.
Xưa/ có chàng trai/ thấy một bọn trẻ định giết con rắn nước/ liền bỏ tiền ra mua,/ rồi thả rắn đi.// Không ngờ/ con rắn ấy là con của Long Vương.
-3HS đọc chú giải: Long Vương, thợ kim hoàn, đánh tráo.
-HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
Nêu từ khó hiểu
-HS đọc từng đoạn nối tiếp trong nhóm.
 Báo cáo số lần đọc
Thi đọc Cá nhân, đoạn bài
Bình chọn
3em đọc bài
Đọc đoạn 3em
Đọc thầm TLCH 
 -Chàng cứu con rắn nước con rắn ấy là con của Long Vương nên Long Vương đã tặng chàng một viên ngọc quí.
 -Người thợ kim hoàn đã đánh tráo vì biết đó là viên ngọc quý.
 -Mèo và chó rình bên mèo bắt một con chuột đi tìm ngọc quả nhiên con chuột tìm được.
 -Mèo và chó rình bên sông thấy có người đánh được con cá lớn mổ ruột cá có viên ngọc mèo nhảy tới ngoạm ngọc chạy biến.
 -Mèo nằm phơi bụng vờ chết Qụa sà xuống toan rỉa thịt mèo nhảy xổ lên vồ quạ van lạy xin trả lại ngọc.
 -Thông minh, tình nghĩa.
Nội dung:Câu chuyện kể về những con vật nuơi trong nh rất tình nghĩa ,thơng minh, thực sự là bạn của con người.
Thi đọc cá nhân đoạn, bài
Đọc bài+TLCH+ND
-Chó, Mèo là những con vật gần gũi, rất thông minh và tình nghĩa. 
-Yêu thương các con vật trong nhà.
	 Nhận xét rút kinh nghiệm sau tiết dạy
 Toán
 ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ. 
I/ MỤC TIÊU : 
-Thuộc bảng cộng từ trong phạm vi 20 để tính nhẩm.Thực hiện được phép cộng trừ có nhớ trong phạm vi 100 .Biết giải bai toán về nhiều hơn.
- KN tính nhẩm, đặt tính thẳng cột ,điền số,giải toán thực hiện tốt các dạng toán Bài 1,2,3(a,c) bài 4.
-GDHS : Tính chính xác ,trình bày khoa học.Chăm chỉ học tập. 
* Bài còn lại
II/ CHUẨN BỊ : 
1. Giáo viên : Ghi bảng bài 1,3, 
2. Học sinh : Sách, vở , bảng con, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
 1’
 4’
30’
6’
6’
6’
6’
 6’
 4’
1’
1. Ổn định:
2.Bài cũ :
-Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới :
- Giới thiệu bài. Ghi tên bài.
Bài 1 : Tính nhẩm.
-Nhận xét, cho điểm.
Củng cố bảng cộng trừ
Bài 2 : Đặt tính rồi tính:
-Khi đặt tính phải chú ý gì ?
-Bắt đầu tính từ đâu ?
-Nhận xét.
GD:Tính chính xácTrình bày khoa học
-Gv sửabài và yêu cầu HS nêu cách tính.
Củng cố cách đặt tính.
Bài 3: Số ?
 -GV treo bảng phụ.Cho HS thi đua điền kết quả
-Nhận xét, cho điểm.
-Kết luận : Khi cộng một số với một tổng cũng bằng cộng số ấy với các số hạng của tổng.
Bài 4 :
 Gọi 1 em đọc đề.
-Bài toán cho biết gì ?
-Bài toán hỏi gì ?
-Bài toán thuộc dạng gì ?
-Yêu cầu HS tóm tắt và giải?
-Gv thu chấm một số vở.
-Gọi 1 HS lên bảng.
-Gv nhận xet sửa bài.
Củng cố toán nhiều hơn
*Bài 5 : 
 -GV viết bảng : 72 + c = 72.
-Hỏi điền số nào vào ô trống vì sao ?
-Em làm thế nào để tìm ra 0 ?
-72 + 0 = ?, 85 + 0 = ?
-Vậy khi cộng một số với 0 thì kết quả thế nào ?
-Kết luận : Một số trừ đi 0 vẫn bằng chính số đó .
-Nhận xét, cho điểm.
4. Củng cố
 Hệ thống lại bài
Trò chơi:Ai nhanh ai đúng
NX_Tuyên dương
-Nhận xét tiết học. Nhắc nhở HS còn yếu
cần cố gắng hơn.
5. Dặn dò :HS ôn bảng cộng, trừ
	CBBS:Ôn tập (TT)
Luyện tập chung
 Làm bài 2b/81
- CN(Miệng)
HS nhẩm nêu két quả
 9+7 =16 8+4 = 12 6+5 =11
 7+9 =16 4+8 = 12 5+6 =11
16-9 =7 12-8 = 4 11-5 = 6
16-7 =9 12-4 = 8 11-6 = 5
CN(B con)
-Đặt sao cho đơn vị thẳng cột với đơn vị, chục thẳng cột với chục.
-Từ hàng đơn vị..
+
+
+
a/ 38 47 36
 42 35 64
 80 82 100
-
-
-
b/ 81 63 100
 27 18 42
 54 45 58
-Nhận xét.
 Bảng phụ Thi đua
-Nhẩm rồi ghi kết quả làm nhápvà thi đua điền kết quả
a/ +1 +7
 9 10 17
c/ 9+6=15 9+1=5=15
*b/
 +3 + 5
 7 10 15
 *d/ 6+ 5=1 1 6+ 4 + 1=11
Thực hành(vở)
 1 em đọc đề.
-Lớp 2A trồng được 48 cây. Lớp 2B trồng nhiều hơn 12 cây.
-Số cây lớp 2B trồng được..
-Bài toán về nhiều hơn.
-HS giải vào vở+BL 
 Bài giải.
 Số cây lớp 2B trồng được :
48 + 12 = 60 (cây)
 Đáp số : 60 cây.
 Bảng lớp
Cá nhân Điền số thích hợp vào c .
-Điền số 0 vì 72 + 0 = 72.
-Lấy tổng trừ đi số hạng đã biết : 
72 – 72 = 0.
-HS tự làm phần b.
85 - c = 85
-Muốn tìm số trừ lấy số bị trừ trừ đi hiệu : 85 – 85 = 0.
72 + 0 = 72, 85 + 0 = 85.
-Bằng chính số đó.
Nhắc lại ND vừa ôn
Thi ghi nhanh bảng cộng 
Nhận xét rút kinh nghiệm sau tiết dạy
Thứ ba
Ngy soạn:
Ngy dạy: Chính tả(Nghe viết)
	 TÌM NHỌC
 Phân biệt ui/uy,r/d/gi
I/ MỤC TIÊU :
 -Nghe viết chính xác, trình bày đúng đoạn văn tóm tắt nội dung truyện “Tìm ngọc”.
 - Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm, vần dễ lẫn : ui/ uy, r/ d/ gi, et/ ec.
 - Giáo dục học sinh :Chăm chỉ rèn chữ.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Viết sẵn BT3.
2.Học sinh : Vở chính tả, bảng con, vở BT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1’
4’
30’
 20’
 10’
4’
1’
1.Ổn định:
2.Bàicũ: 
-Nhận xét. .Nhận xét chung.
3.Bài mới: 
-Gv giới thiệu bài và ghi tựa lên bảng.
Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe viết.
a/ Nội dung đoạn viết:
-Giáo viên đọc mẫu bài viết.
-Gọi 2 HS đọc lại.
-Đoạn văn nói về nhân vật nào ?
-Ai tặng cho chàng trai viên ngọc ?
-Nhờ đâu Chó, Mèo lấy được ngọc ?
-Chó, Mèo là những con vật như thế nào ?
GD:Yêu loài vật
b/ Hướng dẫn trình bày .
-Đoạn văn có mấy câu ?
-Trong bài những chữ nào cần viết hoa vì sao ?
c/ Hướng dẫn viết từ khó. 
-Gọi 2 HS lên bảng.
-GV đọc: Long Vương, mưu mẹo, tình nghĩa, thông minh.
d/ Viết chính tả :
-Gv đọc mẫu lần 2 .
-Giáo viên đọc lần 3 
-Theo dõi, nhắc nhở cách viết và trình bày.
-GV đọc lại.
-Yêu cầu HS nhìn bảng soát lỗi.
-GV tổng kết lỗi, thu chấm bài theo đối tuợng.
-Nhận xét lỗi sai phổ biến
Hoạt động 2 :Bài tập.
Bài 2: Điền vào chỗ trống ui hay uy? 
-GV phát bảng nhóm
-Hướng dẫn sửa.
-Nhận xét, chốt lời giải đúng .
Bài 3a : Điền vào chỗ trống:r,d haygi
Thu chấm
-Nhận xét, chỉnh sửa .
-Chốt lời giải đúng .
4.Củng cố :
Trò chơi:Ai nhanh ai đúng
Nhận xét –Tuyên dương 
-Nhận xét tiết học, tuyên dương HS 
-Sửa lỗi mỗi chữ sai sửa 1 dòng.
5. Dặn dò :	
CBBS:Gà “tỉ tê “với gà
BC-BL
-1 em lên bảng viết trâu, ra ngoài ruộng, nông gia, quản công.Lớp bảng con
-Chính tả (nghe viết) : Tìm ngọc.
-Hs lắng nghe.
-1-2 em đọc lại.
-Chó, Mèo, chàng trai.
-Long Vương.
-Thông minh mưu mẹo.
-Thông minh, tình nghĩa.
-4 câu.
-Tên riêng và chữ đầu câu.
-2 HS lên bảng.Lớp viết bảng con.
-Nhắc lại cách trình bày.
-Nghe đọc, viết vào vở.
-HS soát lỗi.
Phiếu Trao đổi nhóm ghi ra bảng.
 Thuỷ cung ..ngọc quí
Ngậm ngùi ..an ủi
Chuột chui ..mèo vui
- N ... Gọi 2 em đọc bài Gà “tỉ tê” với gà.
-Trứng và gà mẹ trò chuyện với nhau bằng cách nào 
-Qua câu chuyện em hiểu gì về loài gà ?
-Bắt chước tiếng gà mẹ gọi con khi không có gì nguy hiểm ?
-Nhận xét, cho điểm.
2.Dạy bài mới : Giới thiệu bài
Hoạt động 1 : Luyện đọc.
Mục tiêu : Đọc trơn cả bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, đúng mức. Biết đọc truyện với giọng vui, phân biệt lời người kể với lời từng nhân vật (mẹ, Bin).
-GV đọc mẫu lần 1 (vui, chậm rãi, ôn tồn, ngạc nhiên, hồn nhiên, tự tin)
-Hướng dẫn phát âm từ khó, dễ lẫn, giải nghĩa từ.
* Đọc từng câu
 *Đọc từng đoạn : Chia 2 đoạn :
-Đoạn 1 : Từ đầu . Cho mẹ xem.
-Đoạn 2 : Từ Bin  khoe với mẹ.
-Đoạn 3 : Còn lại.
 -Giảng từ : hí hoáy, giải thích (STV/ tr145)
*Luyện đọc câu :
* Đọc từng đoạn trong nhóm.
* Thi đọc trong nhóm.
-Nhận xét.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài.
Mục tiêu : Hiểu nghĩa của các từ ngữ : hì hoáy, giải thích. Cảm nhận được tính hài hước của truyện : cậu bé vẽ ngựa không ra ngựa, lại nghĩ rằng chỉ cần thêm sừng cho con vật không phải ngựa, con vật đó sẽ thành con bò .
Hỏi đáp : 
-Bin ham vẽ như thế nào ? Bin định vẽ con gì ?
-Vì sao mẹ hỏi :”Con vẽ con gì đây?”
-Bin định chữa bức vẽ như thế nào ?
-Giáo viên : Chuyện đáng cười chính là ở câu nói của Bin vì Bin ngây thơ tưởng rằng : chỉ cần vẽ thêm hai cái sừng thì con vật trong tranh sẽ biến thành con bò.
-Em hãy nói vài câu cho Bin để Bin đỡ buồn ?
-Luyện đọc lại.
-Nhận xét.
3.Củng cố : Gọi 1 em đọc lại bài.
-Giáo dục tư tưởng .Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Tập đọc bài.
-2 em đọc Gà “tỉ tê” với gà và TLCH.
-Thêm sừng cho ngựa.
-Theo dõi, đọc thầm.1 em đọc.
-HS nối tiếp đọc từng câu , phát hiện ra các từ khó.
-Luyện đọc từ khó : nền, nào, lại, quyển vở, hí hoáy.
-Học sinh nối tiếp đọc từng đoạn (đọc 2-3 vòng)
-2 em nhắc lại.
-Đúng,/ không phải con ngựa.// Thôi,/ để con vẽ thêm hai cái sừng/ cho nó thành con bò vậy.//
-HS luyện từng đoạn trong nhóm.
-Thi đọc cả bài .
-Đồng thanh.
-Đọc thầm.
-Trên nền nhà, ngoài sân, chỗ nào cũng có , bức vẽ bằng phấn, than. Bin vẽ con ngựa.
-Mẹ không nhận ra đó là con ngựa. Vì Bin vẽ không giống ngựa.
-Vẽ thêm hai cái sừng để nó biến thành con bò.
-Bạn hãy chịu khó luyện tập bạn sẽ 
vẽ đúng.
-3 nhóm mỗi nhóm 3 em đọc theo vai
-1 em đọc lại bài.
-Tập đọc bài.
Tuần 17
Thứ . . . . . . ngày . . . . . . . tháng . . . . . . năm 
MĨ THUẬT
Xem tranh dân gian phú quý gà mái
(tranh dân gian đông hồ)
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Học sinh tập nhận xét về màu sắc và hình ảnh trong tranh dân gian.
2.Kĩ năng : Nhận xét màu sắc hình ảnh trong tranh.
3.Thái độ : Thích tranh dân gian.
II/ CHUẨN BỊ : 
1.Giáo viên : 
-Tranh :Phú quý, gà mái. Sưu tầm tranh dân gian.
•	-Một số bài vẽ của học sinh.
2.Học sinh : Sưu tầm tranh dân gian.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
30’
1.Bài cũ : Kiểm tra một số bài :Nặn, vẽ, xé dán con vật.
-Nhận xét.
2.Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
-Giới thiệu một số tranh dân gian chuẩn bị.
+ Tên tranh.
+ Các hình ảnh trong tranh.
+Những màu sắc chính trong tranh.
GV tóm tắt.
+ Tranh dân gian Đông Hồ có từ lâu đời thường được treo vào dịp Tết nên gọi là tranh Tết.
+ Tranh do nghệ nhân làng Đông Hồ huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh sáng tác. Nghệ nhân khắc hình vẽ trên mặt gỗ rồi mới in màu bằng phương pháp thủ công. Tranh dân gian đẹp ở bố cục, màu sắc, đường nét. 
Hoạt động 1: Xem tranh.
Mục tiêu : Biết nhận xét màu sắc và hình ảnh trong tranh dân gian.
-Trực quan : Tranh Phú quý.
-Hỏi đáp : Tranh có những hình ảnh nào ?
-Hình ảnh chính trong tranh ?
-Hình em bé được vẽ như thế nào ?.
-Em bé có đeo những vật gì trong người ?
-Những hình ảnh đó cho thấy em bé bụ bẫm.
-Ngoài ra còn có những hình ảnh nào ?
-Hình con vịt vẽ như thế nào ?
-Màu sắc như thế nào ?
-Trực quan : Tranh gà mái.
-Hình ảnh nào rõ nhất trong tranh ?
-Hình ảnh đàn gà được vẽ như thế nào ?
-Những màu nào có trong tranh ?
-GV nhấn mạnh : Gà con đang quây quần bên gà mẹ
Gà mẹ tìm mồi cho con thể hiện sự quan tâm chăm sóc đàn con. Bức tranh nói lên sự yên vui của gia đình nhà gà. Và cũng là mong muốn cuộc sống đầm ấm ấm no của người nông dân.
Hoạt động 2 : Nhận xét đánh giá.
Mục tiêu : Biết nhận xét đánh giá nghệ thuật xem tranh.
-Chọn một số bài nhận xét cách vẽ, cách vẽ màu.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò – Hoàn thành bài vẽ.
-Nộp bài của tiết trước.
-Vài em nhắc tựa.
-Quan sát. Nêu nhận xét.
-Quan sát.
-Em bé, con vịt.
-Em bé.
-Nét mặt, màu 
-Vòng cổ, vòng tay, yếm.
-Con vịt, hoa sen, ..
-To béo đang vươn cổ lên.
-Hài hoà : đỏ, xanh, trắng.
-Quan sát.
-Gà mẹ và đàn con.
-Gà mẹ to khoẻ, đàn gà con mỗi con một dáng vẻ.
-Xanh, đỏ, vàng, da cam.
-Nhận xét đánh giá tranh.
Tuần 17
Thứ . . . . . . ngày . . . . . . .tháng . . . . . năm . . . . . . 
Tuần 17
TIẾNG VIỆT
ÔN LUYỆN VIẾT CHÍNH TẢ : THÊM SỪNG CHO NGỰA.
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Ôn luyện viết chính tả bài : Thêm sừng cho ngựa.
2.Kĩ năng : Rèn viết đúng, viết đẹp.
3.Thái độ : Ý thức rèn chữ giữ vở.
II/ CHUẨN BỊ : 
1.Giáo viên : Hệ thống câu hỏi.
2.Học sinh : Bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
35’
-Giáo viên nêu yêu cầu ôn tập. Giới thiệu bài ôn.
a/ Giáo viên đọc mẫu lần 1 :
 Hỏi đáp : 
-Bin định vẽ con gì ?
-Vì sao mẹ hỏi : Con vẽ con gì đây ?
-Em định chữa bút vẽ như thế nào ?
b/ Hướng dẫn viết từ khó : Giáo viên đọc “Bin đem vở và bút ra tận chuồng ngựa  đến hết.
-Bài viết có những dấu câu nào ?
-Cho viết bảng con từ khó.
c/ Viết vở : Giáo viên đọc bài cho học sinh viết (đọc từng câu, từng từ ).
-Đọc lại. Chấm bài. Nhận xét.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò : Tập đọc bài. Sửa lỗi.
-Ôn luyện viết chính tả bài : Thêm sừng cho ngựa.
-1 em đọc lại.
-Con ngựa.
-Vì mẹ chưa hình dung được Bin vẽ cái gì.
-Vẽ thêm hai cái sừng .
-Dấu chấm, dấu phẩy, dấu gạch ngang, dấu chấm hỏi, chấm cảm, hai chấm
-Viết bảng : hí hoáy, chuồng ngựa,vẽ rồi xoá, khoe.
-Nghe và viết vở.
-Soát lại bài. Sửa lỗi.
-Sửa mỗi chữ sai 1 dòng.
Tuần 17
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ.
QUYỀN TRẺ EM .
Chủ đề 1 : TÔI LÀ MỘT ĐỨA TRẺ – MỘT NGƯỜI CÓ GIÁ TRỊ VỚI NHỮNG
QUYỀN NHƯ MỌI NGƯỜI.
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : 
-Học sinh hiểu được trẻ em có quyền có cha mẹ, có tên, có tiếng nói riêng, có quyền được chăm sóc, bảo vệ và giáo dục, được tôn trọng và bình đẳng.
-Học sinh hiểu được trẻ em cũng có bổn phận với bản thân, gia đình và xã hội như mọi người.
2.Kĩ năng : 
-Học sinh có thể nói về mình một cách dễ dàng.
-Học sinh có thể giao tiếp, ứng xử đúng mực trong quan hệ với tập thể gia đình cộng đồng.
3.Thái độ : 
-Có thái độ tự tin, tự trọng mạnh dạn trong mọi quan hệ giao tiếp, không nhút nhát.
-Biết đối xử tốt trong quan hệ bạn bè, những người xung quanh.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : 
-5 tranh về quyền trẻ em.
-Chuyện kể về “bạn Ngân”.
-Bài hát “Em là bông hồng nhỏ”
2.Học sinh : Thuộc bài hát.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
15’
25’
4’
1’
Hoạt động 1 : Trò chơi : Tìm bạn.
Mục tiêu : Học sinh hiểu được trẻ em có quyền có cha mẹ, có tên, có tiếng nói riêng, có quyền được chăm sóc, bảo vệ và giáo dục, được tôn trọng và bình đẳng.
-GV : chia 3 nhóm.
-Hướng dẫn học sinh chơi trò chơi “Tìm bạn”
-Trò chơi “Tìm bạn” sẽ giúp các em tự giới thiệu về mình.
-GV hướng dẫn cách thực hiện trò chơi.
-Nhóm hãy tự giới thiệu về mình ?
-GV hỏi : Em hãy cho biết gia đình em có mấy người 
-Em có mấy anh chị em ? Có sống chung với ông bà không ?
-Em có về quê nội hay quê ngoại không ? Quê ông bà em ở đâu ? Em có thích không ?
-Bố mẹ em có quan tâm đến em không ?
-Em có ước muốn điều gì không ?
-HS chơi trò chơi xong GV tóm ý : Các em rất mạnh dạn tự tin khi kể về mình, về gia đình mình.
-Yêu cầu lớp hát bài “Mẹ của em ở trường”
-GV truyền đạt : Là một con người dù trai hay gái ai cũng có họ tên , cái tên chứng tỏ mình có cha mẹ, gia đình khi mới sinh ra được đặt tên.
-Trực quan : Tranh 1 : Nhìn tranh các em thấy gì ?
-Tranh 2 : Em nhìn thấy hình ảnh gì trong tranh 2 ?
+Em bé thật bất hạnh, và như thế em bé không có cha mẹ, gia đình.
+Trong trò chơi “Tìm bạn” không có sự phân biệt bạn trai hay gái, giỏi hay yếu.
-Tranh 3 : Nhìn bức tranh em thấy thế nào ?
-GV : Đây là hành động không đúng.
+Tuổi thơ các em có nhiều ước muốn thật giản dị, dễ thương
Treo 2 tranh : 2 bức tranh nói lên điều gì ?
+Các em có muốn đến trường học tập không ?
+Các em có muốn vui chơi không ?
-Chúng ta vừa tìm hiểu chủ đề “Tôi là một đứa trẻ”. Một đứa trẻ có quyền có tên họ, có cha mẹ, có gia đình, có quê hương và không bị phân biệt đối xử.
Hoạt động 2 : Kể chuyện “Bạn Ngân”
Mục tiêu : Qua câu chuyện kể các em biết được trẻ em cũng có bổn phận với bản thân, gia đình và xã hội.
-Giáo viên kể chuyện “Bạn Ngân”
-Nhân vật trong truyện là bé trai hay gái ?
-Tiếng nói của bạn Ngân có dễ nghe dễ hiểu không ? Tại sao ?
-Vì sao bạn Ngân cảm thấy buồn ?
-Vì sao các bạn thay đổi thái độ với Ngân ?
-Điều gì đã giúp Ngân sung sướng ?
-Nhận xét .
+GV giảng : Trong lớp nếu có bạn nói khó nghe do
khác miền thì chúng ta không nên trêu chọc, nếu khó nghe thì nhờ bạn nói chậm lại rồi dần dần mình sẽ hiểu. 
+Như vậy các em có quyền giữ tiếng nói riêng của mình.
Hoạt động 3 :Trò chơi “Tiếp sức”
Mục tiêu : Qua trò chơi học sinh nhận biết được các quyền và bổn phận của trẻ em.
Củng cố : Nhận xét tiết sinh hoạt.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Đọc tìm hiểu thêm bài.
-Chia 3 nhóm.
-Theo dõi.
-1 em điều khiển lớp nói : gió thổi, gió thổi. Cả lớp vỗ tay 2 cái rồi nói “thổi ai, thổi ai”
-Bạn điều khiển : Thổi nhóm.
-Nhóm tự giới thiệu về mình.
-Hoạt động cá nhân.
-Cá nhân tự giới thiệu.
-Hát bài “Mẹ của em ở trường”
-Bố đi làm giấy khai sinh cho bé.
-Em bé bị bỏ rơi.
- Hình ảnh một người lớn đang đánh một em bé.
-Trẻ được đi học, đi chơi..
-Muốn được đi học, vui chơi.
-Bé gái.
-Khó nghe do khác miền. 
-Bị lẻ loi.
-Các bạn hiểu được Ngân nói chậm cho Ngân rõ.
-Ngân được bạn quan tâm.
-1 em nhắc lại.
-Đồng thanh.
-Chia 2 nhóm mỗi nhóm 7 em.
-Học sinh tự đề cử bạn cùng tham gia thi đua tiếp bút. 
-Đọc tìm hiểu thêm bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 17.doc