Giáo án các môn khối 2 - Tuần số 29 năm 2014

Giáo án các môn khối 2 - Tuần số 29 năm 2014

Buổi chiều Luyện Toán

ÔN TẬP VỀ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ

I. Mục tiêu:

- Củng cố kĩ năng đọc, viết các số từ 111 đến 200 và các số có ba chữ số, cách đếm hình và giải toán có lời văn, tìm số bị chia.

II. Hoạt động dạy học:

1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài: (2)

 - Nêu mục đích yêu cầu giờ học.

2. Hoạt động 2: Ôn lí thuyết (4')

- Cho HS ôn lại cách đọc và viết số.

 VD : 111; 112; 153; 124; 189.

- So sánh các số trên và sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé.

 

doc 37 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 701Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 2 - Tuần số 29 năm 2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29
Thứ 3 ngày 02 tháng 4 năm 2013
Buổi sáng: Bài soạn viết bằng tay
Buổi chiều Luyện Toán
Ôn tập Về các số có ba chữ số
I. Mục tiêu:
- Củng cố kĩ năng đọc, viết các số từ 111 đến 200 và các số có ba chữ số, cách đếm hình và giải toán có lời văn, tìm số bị chia.
II. Hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài: (2’) 
 - Nêu mục đích yêu cầu giờ học. 
2. Hoạt động 2: Ôn lí thuyết (4') 
- Cho HS ôn lại cách đọc và viết số.
 VD : 111; 112; 153; 124; 189.....
- So sánh các số trên và sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm các bài tập (27’)
Bài 1: Làm miệng
 Đọc, viết các số sau:
Viết số
Trăm
Chục
Đơn vị
 Đọc số
3
6
8
8
7
9
4
5
2
6
8
1
- HS trả lời miệng, GV ghi bảng.
Bài tập 2: Làm vào vở
 Viết số thích hợp vào chỗ chấm
a) Số 157 gồm ..... trăm .... chục .... đơn vị
b) Số 200 gồm .... trăm ..... chục .... đơn vị
c) Số 139 gồm ..... trăm .....chục ..... đơn vị
d) Số 804 gồm 8 .... , 4 ......
- HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm.
- Lớp cùng GV nhận xét.
Bài tập 3: Làm miệng
Đọc các số sau
 145, 167, 187, 198, 199
- HS lần lượt đọc các số trên
? Trong các số đó số nào bé nhất, số nào lớn nhất
Bài tập 4: Làm miệng
 Số?
Trong hình bên:
a) Có .... tam giác
b) Có .... tứ giác	
- HS đếm và trả lời miệng.
- GV nhận xét.
* Dành cho HS khá giỏi
Bài 1: Tìm y
 y : 9 = 2 x 2 y : 3 = 6 : 3
- HS nêu cách làm: Tính kết quả vế phải rồi mới tìm y
- HS làm vào vở, HS cùng GV chữa bài.
Bài 2: Tính chu vi hình tam giác ABC biết độ dài mỗi cạnh bằng 2dm 4 cm.
- HS đọc bài ra và nêu cách tính.
- GV gợi ý: ? Hình tam giác có mấy cạnh
? Muốn tính chu vi của hình tam giác trước hết ta phải làm gì
- GV: Các em phải đổi 2dm4 cm = ... cm
- HS làm vào vở. GV theo dõi
- GV chữa bài: Đổi 2dm 4cm = 24 cm
 Chu vi hình tam giác ABC là: 
 24 + 24 + 24 = 72 (cm)
 Đáp số: 72 cm
- GV chấm bài và nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò: (2’)
- HS cùng GV hệ thống lại bài học.
- GV nhận xét giờ học.
- Về ôn lại bảng nhân chia đã học.
Luyện chữ
Những quả đào
I. Mục tiêu: 
- Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng viết bài: Những quả đào 
- Hiểu được nội dung bài văn, chép lại bài một cách chính xác trình bày đẹp. 
II. Hoạt động dạy học :
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài (2')
2. Hoạt động 2: Luyện viết (31')
- Cho 2 HS khá đọc lại bài. 
- Giáo viên nêu câu hỏi ở SGK- HS trả lời các câu hỏi để nắm ND bài viết. 
- Hướng dẫn HS luyện viết các từ khó: hôm ấy, trải bàn, trên giường......
- Gọi 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào vở nháp lần lượt các từ khó viết. 
- Giáo viên đọc bài (từng câu, từng cụm từ) cho học sinh chép bài.
- Đọc cho học sinh soát lỗi, HS khảo bài và nhận xét lỗi sai của bạn.
- Chấm chữa bài nhận xét bài viết của học sinh.
3. Củng cố dặn dò: (2')
- Nhận xét tiết học
 Hoạt động tập thể
Trò chơi dân gian
I. Mục tiêu:
- Hướng dẫn HS chơi một số trò chơi dân gian vui, khoẻ.
- HS có ý thức tham gia chơi một cách tích cực, chủ động và biết vận dụng trò chơi dân gian trong giờ nghỉ trong các hoạt động tập thể.
II. Hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài(2’)
- Tiết học hôm nay cô cùng các em chơi một số trò chơi dân gian
 2. Hoạt động 2: Chơi trò chơi: (30’)
- GVgiới thiệu một số trò chơi dân gian đơn giản dành cho HS lớp 2:
''Trò chơi: ''Vượt biển an toàn''; Trò chơi: ''Chạy tiếp sức vì hòa bình''
- Hướng dẫn cách chơi, luật chơi và một số yêu cầu khi tổ chức trò chơi.
- Tổ chức cho HS chơi thử.
- HS tiến hành chơi các trò chơi dân gian theo nhóm. GV theo dõi hướng dẫn thêm.
3. Hoạt động 3: Tổng kết - Đánh giá: (3')
- GV nhận xét thái độ, ý thức của HS khi tham gia trò chơi.
 Thứ 4 ngày 03 tháng 4 năm 2013
Thể duc
Trò chơi : Con cóc là cậu ông trời - Tâng cầu 
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
- Bước đầu biết cách tâng cầu bằng bảng cá nhân hoặc vợt gỗ.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Trên sân trường, chuẩn bị một còi.
- Một số quả cầu.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Hoạt động 1: Phần mở đầu(5')
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
- HS khởi động xoay các khớp cổ tay, chân, đầu gối.
- Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc.
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
- Ôn bài thể dục phát triển chung.
 2. Hoạt động 2: Phần cơ bản (25')
- Trò chơi “Con cóc là cậu ông trời”.
- GV cho HS chạy nhẹ nhàng thành 1 vòng tròn.
- Cho HS làm thử, sau đó cả lớp chơi (5 - 6 lần).
- HS nhắc lại cách chơi. Lớp trưởng điều khiển.
* Tâng cầu.
- Hướng dẫn HS cách tâng cầu, thử 1 lần sau đó làm chính thức.
3. Hoạt động 3: Phần kết thúc (5')
- Đi đều theo 2 hàng dọc và hát.
- Cúi người thả lỏng, và hít thở sâu
- Nhảy thả lỏng.
- GV cùng HS hệ thống bài
- GV nhận xét giờ học, giao bài tập về nhà.
Toán
Tiết 143: So sánh các số có ba chữ số
I. Mục tiêu:
- Biết sử dụng cấu tạo thập phân của số và giá trị theo vị trí của các chữ số trong một số để so sánh các số có ba chữ số; nhận biết thứ tự các số (không quá 1000).
- HS làm được bài 1, bài 2(a), bài 3 (dòng1).
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình vuông, hình chữ nhật biểu diễn trăm, chục, đơn vị 
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra kiến thức: (4') 
? Tiết trước ta học bài gì
- HS trả lời
- GV hỏi tiếp: ? Số 315, 520 là số có mấy chữ số
- HS trả lời là số có ba chữ số.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
 1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài (2') 
- Các em đã biết cách so sánh các số tròn trăm. Vậy so sánh các số có ba chữ số ta làm như thế nào mời các em cùng cô ta sang bài So sánh các số có ba chữ số.
2. Hoạt động 2: So sánh các số (11')
a) Làm việc cả lớp.
- GV yêu cầu HS lấy 2 tấm có hình vuông to và thêm 3 chục và 3 hình nhỏ ở bên trái. Sau đó lấy 2 hình vuông to, thêm ba chục và 5 hình vuông nhỏ.
- HS lấy và nêu: 234 ....235 
? Ta điền dấu gì? Vì sao (ta điền dấu bé)
- GV hướng dẫn HS cách so sánh: Hàng trăm: chữ số hàng trăm cùng là chữ số 2; Hàng chục: là chữ số 3; Hàng đơn vị: chữ số 4 và 5. Vì 4 < 5.
 Nên 234 < 235
- HS so sánh các số tiếp theo: 235 > 234; 194 >139; 199 < 215
- HS nêu cách so sánh
b) Nêu quy tắc chung:
- So sánh hàng trăm: Số nào có chữ số hàng trăm lớn hơn thì số đó lớn hơn. Nếu số hàng trăm cùng bằng nhau thì ta xét sang hàng chục. Nếu chữ số hàng chục cùng bằng nhau thì ta mới xét sang hàng đơn vị.
- HS nhắc lại quy tắc.
 3. Hoạt động 3: Thực hành (15')
 Bài tập 1: Làm vào vở
 > ,< , = ?
- HS đọc yêu cầu và làm vào vở
 127 ... 121 865 ... 865
 124 ... 129 648 ... 684
 182 ... 192 749 ... 549
- 1HS lên bảng làm
 127 > 121, 124 < 129 
- HS cùng GV nhận xét.
Bài tập 2: Làm miệng
Tìm số lớn nhất trong các số sau:
 a) 395; 695; 375 b) 873; 973; 979 c) 751; 341; 741
- HS nêu miệng kết quả: a) 695 b) 979 c) 751
- GV nhận xét.
Bài tập 3: Làm vào vở
Số?
- HS đọc yêu cầu và làm vào vở, 1 HS lên bảng làm
a) 971, 972, 973,.... , ...., 976, 977, ...., ....., 1000 
- HS cùng GV nhận xét.
- GV chấm bài và nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò: (2')
- HS nhắc lại cách so sánh các số có ba chữ số.
- GV nhận xét giờ học.
- Về ôn lại bài và xem bài sau. 
Tập đọc
Cây đa quê hương
I. Mục tiêu:
- Đọc rành mạch toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ
- Hiểu nội dung bài: Tả vẻ đẹp của cây đa quê hương, thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương. (trả lời được câu hỏi 1, 2, 4).
- HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 3.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ở SGK, bảng phụ ghi sẵn câu dài.
III. Hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra kiến thức: (4') 
- 2 HS đọc bài Những quả đào và trả lời câu hỏi ở SGK.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài: (2')
- Bức tranh vẽ gì? 
- HS trả lời: Cây đa, trâu, các bạn
- GV: Cây đa là một loài cây thân to, rễ chùm, toả bóng mát gần gũi với trẻ nhỏ.
2. Hoạt động 2: Luyện đọc (8') 
a. GV đọc mẫu toàn bài: Giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
b. Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ mới.
- Đọc từng câu
+ HS tiếp nối đọc từng câu trong bài.
+ GV ghi bảng: cổ kính, không xuể, rễ, lững thững, dưới.
+ GV đọc mẫu, HS đọc cá nhân, lớp.
- Đọc từng đoạn trước lớp:
+ GV chia bài thành 2 đoạn: Đoạn 1: từ đầu đến ... đang cười đang nói; 
 Đoạn 2: phần còn lại.
+ GV hướng dẫn đọc câu dài: ngắt hơi ở chỗ một gạch xiên, nghỉ hơi ở chỗ hai gạch xiên và nhẫn giọng ở những chữ in đậm.
+ GV treo bảng phụ viết sẵn câu dài.
 .Trong vòm lá, / gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì / tưởng chừng như ai đang cười / đang nói. // 
+ GV đọc mẫu, HS đọc cá nhân, lớp 
+ HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn, GV cùng HS nhận xét.
+ GV nêu câu hỏi để HS trả lời những từ ở phần chú giải
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
+ HS đọc theo nhóm đôi.
+ GV theo dõi.
- Thi đọc giữa các nhóm
- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài: (12')
- Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
? Những từ ngữ, câu văn nào cho biết cây đa đã sống rất lâu (Cây đa đã nghìn năm gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là một toà cổ kính...) 
? Các bộ phận của cây đa (thân, cành, ngọn, rễ) được tả bằng những hình ảnh nào (thân cây: là một toà cổ kính...; cành cây: lớn hơn cột đình; ngọn cây: chót vót giữa trời xanh; rễ: nổi trên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ).
? Nói lại đặc điểm của mỗi bộ phận của cây đa bằng một từ: M: thân cây rất to.
- HS khá giỏi trả lời.
? Ngồi mát dưới gốc cây đa, tác giả còn thấy những cảnh đẹp nào của quê hương (lúa vàng gợn sóng, đàn trâu lững thững......)
HS cả lớp suy nghĩ trả lời
4. Hoạt động 4: (7') Luyện đọc lại 
- GV hướng dẫn HS cách đọc 
- HS đọc thi đọc cả bài thơ
- GV nhận xét.
5. Củng cố, dặn dò: (2') 
? Qua bài văn em thấy tình cảm của tác giả với quê hương như thế nào (Tác giả yêu quê hương, yêu cây đa, luôn nhớ những kỉ niệm thời thơ ấu).
 - GV nhận xét giờ học.
Luyện từ và câu
Từ ngữ về cây cối. Đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì?
 I. Mục tiêu:
- Nêu được một số từ ngữ chỉ cây cối. (BT1, BT2).
- Dựa theo tranh, biết đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ để làm gì?(BT3).
II. Đồ dùng dạy học:
- Trannh ảnh cây ăn quả.
III. Hoạt động dạy-học:
A. Kiểm tra kiến thức: (4')
- 2 HS lên bảng viết: 3 tên cây ă ... lại nhận xét như vậy.
- HS đọc thầm bài và thảo luận theo nhóm về các câu hỏi sau:
? Ông nhận xét gì về Xuân ? Vì sao ông nhận xét như vậy.
? Ông nhận xét gì về Vân ? Vì sao ông nhận xét như vậy
? Ông nói gì về Việt ? Vì sao ông nói như vậy 
- HS đại diện nhóm trả lời.
- GV chốt ý đúng: Ông nhận xét Xuân mai sau cháu sẽ làm vườn giỏi vì Xuân thích trồng cây; Vân còn thơ dại quá. Vì Vân háu ăn...; Việt, ông khen có tấm lòng nhân hậu, vì em biết thương bạn, nhường miếng ngon cho bạn.
? Em thích nhân vật nào vì sao 
- HS trả lời và giải thích.
4. Hoạt động 4 : Luyện đọc lại (8')
- GV nhắc lại cách đọc.
- HS đọc lại bài theo phân vai.
- 1 HS đọc lại toàn bài
- GV nhận xét.
 5. Củng cố - dặn dò: (4') 
? Câu chuyện cho ta biết điều gì
- HS trả lời.
- GV nhận xét giờ học
- Về nhà đọc lại bài và tập kể câu chuyện để tiết sau học.
Toán
Tiết 141: Các số từ 111 đến 200
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được các số từ 111 đến 200 
- Biết cách đọc, viết các số từ 111 đến 200.
- Biết cách so sánh các số từ 111 đến 200. 
- Biết thứ tự các số từ 111 đến 200.
- HS làm được BT 1, 2(a) , 3
II. Đồ dùng dạy học:
- Các tấm bìa hình vuông.
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra kiến thức: 
? Tiết trước ta học bài gì
- HS trả lời.
- HS làm bảng con: Các số từ 101 đến 110
- GV nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Đọc viết các số từ 111 đến 200: 
 - GV cho HS quan sát bảng trong SGK và trả lời câu hỏi
? 111 gồm mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị
? Đọc số đó như thế nào
- HS trả lời và GV ghi bảng
Trăm
Chục
Đơn vị
Viết số
Đọc số
1
1
1
111
một trăm mười một
1
1
2
112
một trăm mười hai
1
1
5
115
một trăm mười lăm
1
1
8
118
một trăm mười tám
...
.....
....
.....
................................
...
.....
.....
.....
................................
...
.....
....
.....
...............................
...
.....
....
.....
................................
..
....
.....
.....
...............................
.......
.....
....
....
một trăm ba mươi lăm
- HS đọc từ 111 đến 200 và ngược lại.
3. Thực hành: 
Bài 1: Viết (theo mẫu):
Viết số
Đọc số
110
một trăm mười
111
117
154
181
- HS trả lời miệng, GV nhận xét ghi bảng.
Bài 2: HS đọc yêu cầu: Số?
 a.	
 111 ... 113 ... 115 ... ... 118 .. ... ... 122
 b.
 151 ... ... ... 155 156 ... 158 ..... ... 
 c.
	191	...	193	....	...	196	....	198	...	200	
- HS làm vào vở, GV cùng HS chữa bài.
Bài 3: >, < , = ?
- HS nêu yêu cầu và cách so sánh
- HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm.
 123> 124 129 > 120 120 < 152
- HS cùng GV nhận xét.
- GV chấm bài và nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò: 
- HS đọc từ 111 đến 200.
- GV nhận xét giờ học.
- Về ôn bài và xem bài sau. 
Âm nhạc
 GV bộ môn soạn giảng
Thứ 3 ngày 2 tháng 4 năm 2013
Thể dục
Trò chơi: “Con cóc là cậu ông trời”
và “ Chuyền bóng tiếp sức”
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Trên sân trường, một còi, 2 đến 4 quả bóng.
III. Hoạt động lên lớp.
1. Phần mở đầu:
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
 Khởi động: xoay các khớp.
- Ôn mốt số động tác của bài thể dục phát triển chung.
2. Phần cơ bản:
* Trò chơi con cóc là cậu ông trời.
- GV nêu tên trò chơi và phổ biến cách chơi.
- HS thực hiện đồng loạt cả lớp hai đến ba lần.
* Trò chơi chuyển bóng tiếp sức: Tổ chức cho HS chơi theo đội hình vòng tròn.
3. Phần kết thúc:
- Đi đều và hát.
- Làm một số động tác thả lỏng.
- GV và HS hệ thống bài.
- GV nhận xét tiết học.
Toán
Tiết 142: Các số có ba chữ số
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được số có ba chữ số, biết cách đọc, viết chúng. Nhận biết số có ba chữ số gồm số trăm, số chục, số đơn vị.
- HS làm được BT 2,3.
II. Đồ dùng:
- Các hình vuông, các hình chữ nhật.
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra kiến thức: 
 ? Tiết trước ta học bài gì
- HS trả lời và đọc từ 111 đến 200, 200 đến 111
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
 - Tiết học hôm nay ta luyện đọc viết các số có ba chữ số và ôn lại cấu tạo số.
2. Đọc viết số có ba chữ số: 
Trăm 
Chục
Đơn vị
Viết số
Đọc số
2
4
3
243
hai trăm bốn mươi ba
2
3
5
135
hai trăm ba mươi lăm
3
1
0
310
.....................................
2
4
0
.....
....................................
..........
.........
...........
..........
......................................
..........
.........
..........
...........
.....................................
- GV hỏi lần lượt: Hàng trăm là số mấy, hàng chục, hàng đơn vị là số mấy
- HS lần lượt trả lời 
? Số 235 gồm mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị (2 trăm, 3 chục, 5đơn vị)
- HS trả lời tương tự các số tiếp theo.
? Các số 243,235, 310, 240, là số có mấy chữ số (là số có ba chữ số)
- HS nhắc lại.
3. Thực hành: 
Bài 1: (HS khá giỏi). Mỗi số sau chỉ số ô vuông trong hình nào?
310: hình a; 132: hình b
Bài 2: HS đọc yêu cầu: Mỗi số sau đây ứng với cách đọc nào?
 315 a. Bốn trăm linh năm
 521 b. Bốn trăm năm mươi
 311 c. Ba trăm mười một
- HS trả lời miệng
- GV nhận xét.
Bài 2: Viết (theo mẫu).
Đọc số
Viết số
Tám trăm hai mươi
Chín trăm mười một
Chín trăm chín mươi mốt
820
.............
............
- HS làm vào vở ô li, 1HS lên bảng làm.
- GV nhận xét chấm bài.
4. Củng cố, dặn dò: 
- HS đọc lại các số có ba chữ số.
- GV nhận xét giờ học:
Kể chuyện
Những quả đào
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết tóm tắt nội dung mỗi đoạn truyện bằng một cụm từ hoặc một câu (BT1).
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa vào lời tóm tắt (BT2).
- HS khá giỏi biết phân vai để dựng lại câu chuyện (BT3).
* KNS : Xác định giá trị bản thân.
 II. Đồ dùng:
- Bảng ghi sẵn nội dung từng đoạn câu chuyện
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra kiến thức: 
- HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Kho báu
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- Tiết học hôm nay chúng ta kể câu chuyện :Những quả đào
2. Hướng dẫn kể chuyện: 
a.1 HS đọc yêu cầu 1: Tóm tắt nội dung từng đoạn câu chuyện bằng một câu hoặc một cụm từ.
- HS nêu ý kiến của mình.
+ Đoạn 1: Chia đào
+ Đoạn 2: Chuyện cuả Xuân
+ Đoạn 3: Chuyện của Vân
+ Đoạn 4: Chuyện của Việt
b. Kể từng đoạn câu chuyện dựa vào tóm tắt ở bài tập trên
- HS kể từng đoạn trong nhóm.
- Đại diện các nhóm kể.
- HS cùng GV nhận xét
c. Phân vai dựng lại câu chuyện.( dành cho HS khá giỏi).
- HS tự phân vai kể chuyện : 1 HS vai ông, 1HS vai bà ,3 HS vai các cháu.
- Các tốp lên kể 
- Lớp nhận xét và bình chọn bạn kể hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS nhắc lại nội dung câu chuyện
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà tập kể lại câu chuyện.
Chính tả (Tập chép)
Những quả đào
I. Mục tiêu: 
- Chép chính xác bài CT, trình bày đúng hình thức bài văn ngắn.
- Làm được BT (2) a / b.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết nội dung cần chép, viết bài tập 2. VBT
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra:
- HS viết vào nháp các từ: giếng sâu, xâu kim, xong việc, song cửa, nước sôi, gói xôi.
2. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn tập chép.
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị.
- GV treo bảng phụ đã viết sẵn đoạn chính tả, gọi 2 HS đọc .
Trả lời các câu hỏi sau:
 - Đoạn chép có những tên riêng nào? Những tên riêng đó phải viết như thế nào?
- Cho HS viết vào bảng con tên riêng và các chữ khó... GV nhận xét uốn nắn
b. Hướng dẫn HS chép vào vở.
- GV theo dõi, uốn nắn(tư thế ngồi viết, tay cầm bút).
c. Chấm bài, chữa lỗi
3. Hướng dãn HS làm bài tập, chính tả
Bài 1b: 1 HS đọc yêu cầu cả lớp đọc thầm.
- Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã. HS làm vào VBT. GV theo dõi.
- GV+ HS nhận xét, bổ sung.
Bài 2: HS lựa chọn làm bài 2b.
- Các nhóm tìm nhanh ghi vào bảng phụ. Treo lên bảng, đọc các từ đã tìm được.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, khen những HS chép bài chính tả sạch đẹp.
Buổi chiều:	
Luyện đọc
Những quả đào
I. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng đọc theo giọng của từng nhân vật trong bài tập đọc.
- Rèn kĩ năng đọc lưu loát.
II. Hoạt động dạy-học:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn HS đọc bài: 
- GV nêu yêu cầu: HS khá giỏi đọc thể hiện giọng của từng nhân vật.
- HS trung bình, yếu đọc cả bài.
- HS đọc bài.
- GV theo dõi uốn nắn.
- HS nhận xét.
- GV cùng HS nhận xét.
- 3em thi đọc cả bài.
- Một số nhóm thi đọc theo phân vai.
- GV cùng HS nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: 
 - 1 HS đọc lại bài.
 - GV nhận xét giờ học.
 - Về nhà tập nhớ và kể lại câu chuyện.
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu:
- HS biết được ưu, nhược điểm của tổ mình cũng như các thành viên trong tổ. trong tuần.
- Có ý thức khắc phục những nhược điểm và phát huy những ưu điểm.
- Kế hoạch trong tuần tới.
- HS làm vệ sinh lớp học.
II. Hoạt động dạy-học:
1. Đánh giá:
- GV cho HS sinh hoạt theo tổ.
- Ba tổ trưởng điều khiển các thành viên trong tổ thảo luận.
- Tổ trưởng của từng tổ lên báo cáo những ưu điểm, nhược điểm của tổ mình ở sổ theo dõi các thành viên.
- Tổ khác nhận xét.
- GV nhận xét chung: - Nề nếp; - Học tập; Sinh hoạt 15 phút + Vệ sinh:
2. Kế hoạch tuần tới:
- Duy trì nề nếp.
- Nhớ học tốt các bài tập đọc để dành nhiều điểm 10 chào mừng ngày ngày lễ
- Tiếp tục rèn đọc và viết cho em ...
 - Vệ sinh sạch sẽ.
3. Làm vệ sinh lớp học:
- GV nêu nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ: 
- Tổ trưởng điều khiển các thành viên trong tổ thực hiện.
- GV theo dõi
- HS nhận xét lẫn nhau. 
- GV nhận xét chung.
? Các em thấy lớp học bây giờ như thế nào?
- HS trả lời
- GV : Các em biết giữ vệ sinh sạch sẽ là giữ môi trường xanh, sạch, đẹp. 
Thủ công
Làm vòng đeo tay( tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Biết cách làm vòng đeo tay.
II. Chuẩn bị mẫu:
- Vòng đeo tay, Quy trình.
- Đồ dùng dạy thủ công: Giấy màu, thước,
III. Hoạt động dạy học:
1. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét:
- GV?: Vòng đeo tay được làm bằng gì? Có mấy màu?
- Học sinh quan sát và nhận xét.
2. Giáo viên hướng dẫn mẫu.
Bước 1. Cắt thành các nan giấy.
- Gv cắt mẫu HD
Bước 2: Dán nối các nan giấy.
Bước 3: Gấp các nan giấy.
Bước 4: Hoàn chỉnh vòng đeo tay.
3. Học sinh thực hành.
- Học sinh làm việc theo nhóm, giáo viên theo dõi và giúp đỡ các nhóm.
4. Củng cố: Thu dọn sản phẩm và nhận xét tiết học. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 2 tuan 29 nam 2013 2014.doc