Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 21 đến 25

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 21 đến 25

Tập đọc

Chim sơn ca và bông cúc trắng (tiết 1)

 I. Mục tiêu :

 1. Kiến thức : Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Hãy để cho chim được tự do ca hát, bay lượn; để cho hoa được tự do tắm nắng mặt trời. (trả lời được câu hỏi 1,2,4, 5)

 HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 3.

 2. Kỹ năng : Đọc rành mạch được toàn bài, biết ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ.

 3. Thái độ : * BVMT: Giáo dục cho HS biết cây cần được tắm nắng, biết yêu quý bảo vệ

 * KNS : Giáo dục HS phải biết yêu thương đoàn kết, biết yêu thương loài vật, biết chăm sóc.

 * NL : Con người và muôn vật rất cần cho sự sống cần phải hết sức tiết kiệm để năng lực không bị cạn kiệt.

II. Chuẩn bị :

 - Giáo viên : Tranh minh họa bài đọc. Bảng ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.

 - Học sinh : SGK.

III. Các hoạt động dạy và học :

 

doc 223 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 510Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 21 đến 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc
Chim sơn ca và bông cúc trắng (tiết 1)
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Hãy để cho chim được tự do ca hát, bay lượn; để cho hoa được tự do tắm nắng mặt trời. (trả lời được câu hỏi 1,2,4, 5)
 HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 3.
 2. Kỹ năng : Đọc rành mạch được toàn bài, biết ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ.
 3. Thái độ : * BVMT: Giáo dục cho HS biết cây cần được tắm nắng, biết yêu quý bảo vệ
 * KNS : Giáo dục HS phải biết yêu thương đoàn kết, biết yêu thương loài vật, biết chăm sóc.
 * NL : Con người và muôn vật rất cần cho sự sống cần phải hết sức tiết kiệm để năng lực không bị cạn kiệt.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Tranh minh họa bài đọc. Bảng ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. 
 - Học sinh : SGK.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ: (4’) Mùa xuân đến.
- Gọi 3 HS lên bảng kiểm tra bài Mùa xuân đến và trả lời câu hỏi
- Theo dõi HS đọc bài, trả lời và cho điểm.
3. Bài mới : (1’) Giới thiệu: 
- Tranh minh họa và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Con thấy chú chim và bông cúc thế nào? Có đẹp và vui vẻ không?
- Vậy mà đã có chuyện không tốt xảy ra với chim sơn ca và bông cúc làm cả hai phải chết một cách rất đáng thương và buồn thảm. Muốn biết câu chuyện xảy ra ntn chúng ta cùng học bài hôm nay: Chim sơn ca và bông cúc trắng.
4. Phát triển các hoạt động: 
v Hoạt động 1: (20’) Luyện đọc
 Ÿ Mục tiêu: HS biết ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ.
Ÿ Phương pháp: Giảng giải, thực hành
- GV đọc mẫu lần 1. Chú ý phân biệt giọng của chim nói với bông cúc vui vẻ và ngưỡng mộ. Các phần còn lại đọc với giọng tha thiết, thương xót.
- Đọc mẫu sau đó yêu cầu đọc các từ cần luyện phát âm đã ghi trên bảng phụ, tập trung vào những HS mắc lỗi phát âm.
- HS đọc từng câu
- Gọi HS đọc chú giải.
- Hỏi: Bài tập đọc có mấy đoạn? Các đoạn phân chia ntn?
- 1 HS đọc đoạn 1.
- Trong đoạn văn có lời nói của ai?
- Đó là lời khen ngợi của sơn ca với bông cúc. Khi đọc cần thể hiện được sự ngưỡng mộ của sơn ca.
- Gọi HS khác đọc lại đoạn 1
- HS đọc đoạn 2.
- Hãy tìm cách ngắt giọng câu văn cuối của đoạn này.
- H đọc lại cả đoạn văn thứ 2.
- Gọi HS đọc đoạn 3.
- Khi đọc đoạn văn này, các con cần đọc với giọng thương cảm, xót xa và nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm, gợi tả như: cầm tù, khô bỏng, ngào ngạt, an ủi, vẫn không đụng đến, chẳng, khốn khổ, lìa đời, héo lả.
- Gọi HS đọc lại đoạn 3.
- Gọi HS đọc đoạn 4.
- Hướng dẫn HS ngắt giọng.
- HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- HS đọc bài trong nhóm. 
v Hoạt động2: (10’) Thi đua đọc bài. 
Ÿ Mục tiêu: Đọc rành mạch được toàn bài
Ÿ Phương pháp: Thi đua.
- Các nhóm thi đọc cá nhân và đọc đồng thanh.
5. Củng cố – Dặn dò : (3’)
- Chuẩn bị: Tiết 2
- Hát
- 3 HS lần lượt lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi
- Bức tranh vẽ một chú chim sơn ca và một bông cúc trắng.
- Bông cúc và chim sơn ca rất đẹp.
- 1 HS khá đọc mẫu lần 2. Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
- HS đọc các từ: sơn ca, sung sướng, véo von, long trọng, lồng, lìa đời, héo lả, khôn tả, xanh thẳm, cắt cả đám cỏ lẫn bông cúc, khô bỏng, rúc mỏ, ẩm ướt, tỏa hương, an ủi, 
- HS nối tiếp nhau đọc
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK.
- Bài tập đọc có 4 đoạn:
+ Đoạn 1: Bên bờ rào  xanh thẳm.
+ Đoạn 2: Nhưng sáng hôm sau  chẳng làm gì được.
+ Đoạn 3: Bỗng có hai cậu bé  héo lả đi vì thương xót.
+ Đoạn 4: Phần còn lại.
- 1 HS khá đọc bài.
-Lời nói của chim sơn ca với bông cúc trắng.
- Luyện đọc câu.
- Một số HS đọc lại đoạn 1.
- 1 HS khá đọc bài.
- 1 HS đọc bài, nêu cách ngắt giọng:
Bông cúc muốn cứu chim/ nhưng chẳng làm gì được.//
- Luyện đọc đoạn 2.
- 1 HS khá đọc bài.
- Dùng bút chì gạch dưới các từ cần chú ý nhấn giọng theo hướng dẫn của GV.
- Một số HS đọc bài.
- 1 HS khá đọc bài.
 Tội nghiệp con chim!// Khi nó còn sống và ca hát,/ các cậu để mặc nó chết vì đói khát.// Còn bông hoa,/ giá các cậu đừng ngắt nó/ thì hôm nay/ chắc nó vẫn đang tắm nắng mặt trời.//
- 4 HS nối tiếp đọc từng đoạn.
- HS đọc bài trong nhóm 
- Thi đọc cá nhân 
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3, 4.
Tập đọc
Chim sơn ca và bông cúc trắng (tiết 2)
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ: (4’) Chim sơn ca và bông cúc trắng
3. Bài mới : (1’) Giới thiệu: 
- Chim sơn ca và bông cúc trắng(Tiết 2)
4. Phát triển các hoạt động :
v Hoạt động 1: (20’) Tìm hiểu bài
Ÿ Mục tiêu: * BVMT: Giáo dục cho HS biết cây cần được tắm nắng, biết yêu quý bảo vệ
Ÿ Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, giảng giải
- Gọi 1 HS đọc đoạn 1 của bài. 
- Chim sơn ca nói về bông cúc ntn?
- Khi được sơn ca khen ngợi, cúc đã thấy thế nào?
- Sung sướng khôn tả có nghĩa là gì?
- Tác giả dùng từ gì để miêu tả tiếng hót của sơn ca?
- Véo von có ý nghĩa là gì?
- Trước khi bị bắt bỏ vào lồng, cuộc sống của sơn ca và bông cúc ntn?
- Gọi 1 HS đọc đoạn 2, 3, 4.
- Vì sao tiếng hót của sơn ca trở nên rất buồn thảm?
- Ai là người đã nhốt sơn ca vào lồng?
- Chi tiết nào cho thấy hai chú bé đã rất vô tâm đối với sơn ca?
- Không chỉ vô tâm đối với chim mà hai chú bé còn đối xử rất vô tâm với bông cúc trắng, con hãy tìm chi tiết trong bài nói lên điều ấy.
- Cuối cùng thì chuyện gì đã xảy ra với chim sơn ca và bông cúc trắng?
- Tuy đã bị nhốt vào lồng và sắp chết, nhưng chim sơn ca và bông cúc trắng vẫn rất yêu thương nhau. Con hãy tìm các chi tiết trong bài nói lên điều ấy.
- Hai cậu bé đã làm gì khi sơn ca chết?
- Long trọng có ý nghĩa là gì?
- Theo con, việc làm của các cậu bé đúng hay sai?
- Hãy nói lời khuyên của con với các cậu bé. (Gợi ý: Để chim vẫn được ca hót và bông cúc vẫn được tắm nắng mặt trời các cậu bé cần làm gì?)
- Câu chuyện khuyên con điều gì?
v Hoạt động 2: (10’) Luyện đọc lại bài
Ÿ Mục tiêu: HS đọc rành mạch lại được bài
Ÿ Phương pháp: Thực hành
- Yêu cầu đọc bài cá nhân.
- Theo dõi HS đọc bài, chấm điểm cho HS.
5. Củng cố – Dặn dò : (3’)
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị: Vè chim.
- Hát
- 1 HS khá đọc. Cả lớp đọc thầm 
- Chim sơn ca nói: Cúc ơi! Cúc mới xinh xắn làm sao!
- Cúc cảm thấy sung sướng khôn tả.
- Nghĩa là không thể tả hết niềm sung sướng đó.
- Chim sơn ca hót véo von.
- Là tiếng hót (âm thanh) rất cao, trong trẻo.
- Chim sơn ca và cúc trắng sống rất vui vẻ và hạnh phúc.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm theo.
- Vì sơn ca bị nhốt vào lồng?
-Hai chú bé đã nhốt sơn ca vào lồng.
- Hai chú bé không những đã nhốt chim sơn ca vào lồng mà còn không cho sơn ca một giọt nước nào.
- Hai chú bé đã cắt đám cỏ trong đó có cả bông cúc trắng bỏ vào lồng chim.
- Chim sơn ca chết khát, còn bông cúc trắng thì héo lả đi vì thương xót.
- Chim sơn ca dù khát phải vặt hết nắm cỏ, vẫn không đụng đến bông hoa. Còn bông cúc thì tỏa hương ngào ngạt để an ủi sơn ca. Khi sơn ca chết, cúc cũng héo lả đi và thương xót.
- Đặt sơn ca vào một chiếc hộp thật đẹp và chôn cất thật long trọng.
- Long trọng có nghĩa là đầy đủ nghi lễ và rất trang nghiêm.
- Cậu bé làm như vậy là sai.
- 3,5 HS nói theo suy nghĩ của mình
Ví dụ: Các cậu thấy không, chim sơn ca đã chết và chúng ta chẳng còn được nghe nó hót, bông cúc cũng đã héo lả đi và chẳng ai được ngắm nó, được ngửi thấy hương thơm của nó nữa. Lần sau các cậu đừng bao giờ bắt chim, hái hoa nữa nhé. Chim phải được bay bổng trên bầu trời xanh thẳm thì nó mới hót được. Hoa phải được tắm ánh nắng mặt trời.
- Chúng ta cần đối xử tốt với các con vật và các loài cây, loài hoa.
- HS luyện đọc cả bài. Chú ý tập cách đọc thể hiện tình cảm.
Toán 
Luyện tập
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Thuộc bảng nhân 5.
 Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính nhân và trừ trong trường hợp đơn giản.
 Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 5)
 Nhận biết được đặc điểm của dãy số để viết số còn thiếu của dãy số đó.
 2. Kỹ năng : HS thực hành nhanh, đúng, chính xác.
 3. Thái độ : Ham thích học môn Toán.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Bảng phụ. Bộ thực hành Toán. 
 - Học sinh : SGK, vở.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ: (3’) Bảng nhân 5.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập sau:
 Số ngày 8 tuần lễ em học:
 8 x 5 = 40 ( ngày )
 Đáp số: 40 ngày. 
- Nhận xét cho điểm HS.
3. Bài mới : (1’) Giới thiệu: 
- Trong giờ toán này, các em sẽ được ôn lại bảng nhân 5 và áp dụng bảng nhân này để giải các bài tập có liên quan.
4. Phát triển các hoạt động: 
v Hoạt động 1: (12’)Hướng dẫn HS củng cố việc ghi nhớ bảng nhân 5.
Ÿ Mục tiêu: Thuộc bảng nhân 5. Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính nhân và trừ trong trường hợp đơn giản.
Ÿ Phương pháp: Thực hành
- GV hướng dẫn HS làm rồi chữa các bài tập theo năng lực của từng HS
 + Bài 1: (a) 
- Phần a) HS tự làm bài rồi chữa bài. Nên kiểm tra ... ác thăm bài tập đọc
- H đọc bài và trả lời các câu hỏi về nội dung bài
 Ví dụ : Chuyện bốn mùa
Bốn nàng tiên trong truyện tượng trưng cho những mùa nào trong năm?
- GV tiếp tục gọi HS lên bốc thăm các bài tập đọc đã học rồi đọc bài và trả lời các câu hỏi về nội dung bài mà các em đọc.
4. Củng cố – Dặn dò : (3’)
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS về nhà đọc lại các bài .
- Hát
- HS lên bốc thăm và đọc bài
Thủ công
 Làm dây xúc xích trang trí (tiết 1)
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Biết cách làm dây xúc xích trang trí
 2. Kỹ năng : Cắt, dán được dây xúc xích trang trí. Đường cắt tương đối thẳng. Có thể chỉ cắt, dán được ít nhất ba vòng tròn của dây xúc xích tương đối đều nhau.
 Với HS khéo tay: Cắt, dán được dây xúc xích trang trí. Kích thước các vòng dây xúc xích đều nhau. Màu sắc đẹp.
 3. Thái độ : Thích làm đồ chơi, yêu thích sản phẩm lao động của mình.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : dây xúc xích mẫu.
 - Học sinh : Giấy thủ công.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2.Bài cũ: (3’) Kiểm tra.
-GV nhận xét phần thực hành của HS.
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài: (1’) GV giới thiệu dây xúc xích mẫu.
-GV ghi tựa lên bảng.
4. Phát triển các hoạt động:
Hoạt động 1: (7’) Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
Mục tiêu : HS nắm được hình dáng, màu sắc, kích thước của dây xíc xích
Phương pháp : Vấn đáp, trực quan
- Các vòng dây xích làm bằng gì? 
- Hình dáng , màu sắc, kích thước như thế nào? 
Hoạt động 2: (18’) GV hướng dẫn mẫu:
-Bước 1: cắt thành các nan giấy.
+ Lấy 3 , 4 tờ giấy thủ công ( khác màu) cắt thành các nan giấy rộng 1ô, dài 12ô . mỗi tờ cắt lấy 4 , 6 nan.
*Nếu là tờ giấy thủ công có chiều dài 24 ô, rộng 16 ô thì nên làm như sau: Gấp đôi tờ giấy theo chiều rộng để lấy đường dấu gấp. Sau đó mở tờ giấy ra và cắt theo đường dấu gấp sẽ được hai tờ giấy hình chữ nhật có chiều dài 16 ô, rộng 12 ô. Cắt các nan giấy theo chiều rộng tờ giấy, mỗi nan dài 12 ô, rộng 1 ô.
-Bước 2: Dán các nan giấy thành dây xúc xích.
* Chú ý: Dán chồng khít hai đầu nan vào khoảng 1 ô, mặt màu quay ra ngoài.
+ Bôi hồ vào 1 đầu nan và dán nan thứ nhất thành vòng tròn.
+ Luồn nan thứ hai khác màu vào vòng nan thứ nhất . Sau đó bôi hồ vào một đầu nan và dán tiếp thành vòng tròn thứ hai.
+ Tiếp tục thực hiện các vòng nan thứ ba, thứ tư  
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách làm dây xúc xích .
- GV tổ chức cho HS thực hành cắt bước 1.
5. Củng cố - Dặn dò : (3’)
- GV nhận xét phần thực hành của HS.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: thực hành làm dây xúc xích. 
- Hát
- Nhắc lại tựa bài.
- HS quan sát và trả lời câu hỏi.
- Các nan giấy.
- Các nan giấy màu dài bằng nhau.
- HS quan sát GV thực hiện mẫu.
- HS thực hành theo yêu cầu của GV.
Đạo đức
 Ôn tập 
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Giúp HS củng cố lại kiến thức : Trả lại của rơi; biết nói lời yêu cầu, đề nghị ; lịch sự khi nhận và gọi điện thoại.
 2. Kỹ năng : HS biết phân biệt hành vi đúng sai trong các tình huống giao tiếp, nhận và gọi điện thoại.
 3. Thái độ : Đồng tình, quý trọng những người thật thà.
 Biết nhận và gọi điện thoại. Nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Tranh vẽ, thẻ Đ/S. 
 - Học sinh : SGK.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ: (4’) Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại.
- Nêu những việc cần làm và không nên làm để thể hiện lịch sự khi gọi điện thoại.
- GV nhận xét 
3. Bài mới : (1’) Giới thiệu: 
- Để củng cố và khắc sâu về trả lại của rơi, biết nói lời yêu cầu, đề nghị, lịch sự khi nhận và gọi điện thoại. Hôm nay lớp chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài : Ôn tập – Ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động: 
v Hoạt động 1: (10’) Bày tỏ ý kiến.
Mục tiêu : Giúp HS biết bày tỏ ý kiến của mình trước những việc trả lại của rơi.
Phương pháp : Quan sát, gợi mở, vấn đáp .
- GV treo tranh cho HS quan sát.
- GV đưa ra câu hỏi gợi mở :
+ Tranh vẽ gì ?
+ Nếu em là bạn 1, em sẽ làm gì ?
+ Nếu em là bạn 2, em sẽ làm gì ?
=> GV chốt : Khi nhặt được của rơi phải tìm mọi cách trả lại cho người mất. Khi thấy bạn nhặt được của rơi phải nhắc bạn và khuyên bạn trả lại của rơi.
v Hoạt động 2: (8’) Biết nói lời yêu cầu, đề nghị 
Mục tiêu : HS biết nói lời yêu cầu đề nghị lịch sự phù hợp với các tình huống giao tiếp.
Phương pháp : Gợi mở, sắm vai, thảo luận .
- Tình huống 1 : Có 2 bạn nói chuyện trong giờ học, 1 bạn nhắc nhở.
- Tình huống 2 : Một bạn làm rớt bút nhờ bạn kế bên nhặt hộ.
- GV cho HS bày tỏ ý kiến.
 => GV chốt : Khi nói lời yêu cầu, đề nghị cần nói lịch sự, nhẹ nhàng . GD HS qua câu tục ngữ :
“ Chim khôn hót tiếng rảnh rang 
Người khôn nói tiếng nhẹ nhàng dễ nghe ”
v Hoạt động 3: (12’) Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại.
Mục tiêu : HS có ý thức lịch sự khi nhận và gọi điện thoại.
Phương pháp : Gợi mở, thực hành.
- GV đưa ra hệ thống câu hỏi trắc nghiệm :
+ Khi nói điện thoại nói trống không.
+ Nhấc và đặt điện thoại nhẹ nhàng.
+ Hét to trong điện thoại.
 => GV chốt : Phải lịch sự, lễ phép khi nhận và gọi điện thoại. Giáo dục HS có ý thức cư xử lịch sự, văn minh.
5. Củng cố – Dặn dò : (3’) 
- Cho HS chơi trò chơi nhằm khắc sâu kiến thức trong kỹ năng giao tiếp.
- Thực hiện tốt các điều đã học trong cuộc sống hằng ngày.
- Chuẩn bị: Lịch sự khi đến nhà người khác.
- Hát
- HS trả lời, bạn nhận xét.
- HS quan sát.
- HS nêu nội dung bức tranh : 
+ Bạn 1 : Nhặt được tiền.
+ Bạn 2 :Nhìn thấy bạn nhặt được tiền 
+ HS trả lời.
+ Cho nhiều HS nêu ý kiến.
- HS thảo luận và sắm vai.
- Nhiều HS nêu ý kiến của mình qua 2 tình huống trên.
- HS nhận định đúng sai.
+ S – HS giải thích vì sao sai ?
+ Đ – HS giải thích vì sao đúng ?
+ S – HS giải thích vì sao sai ?
TUẦN 25
Toán
Ôn: Bảng chia 3
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Củng cố về bảng chia 3. 
 2. Kỹ năng : HS thực hành nhanh, đúng, chính xác.
 3. Thái độ : Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Bảng phụ, bài tập
 - Học sinh : Vở
III. Bài ôn :
* Bài 1 : Tính nhẩm.
 3 : 3 = 12 : 3 = 18 : 3 = 
 6 : 3 = 15 : 3 = 21 : 3 = 
 9 : 3 = 27 : 3 = 24 : 3 = 
* Bài 2 : Tính (theo mẫu)
 3
 x
 5
 =
15
 :
 3
 =
 3
 x
 7
 =
 21
 :
 3
 =
 3
 x
 8
 =
 24
 :
 3
 =
* Bài 3 : Có 15 bông hoa cắm đều vào 3 bình. Hỏi mỗi bình có mấy bông hoa?
Chính tả
Nội quy Đảo Khỉ
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Nghe, viết chính xác, trình bày đúng các điều trong bảng nội quy của bài: Nội quy Đảo Khỉ. 
 2. Kỹ năng : HS viết nhanh ít sai lỗi chính tả.
 3. Thái độ : Giáo dục HS viết nắn nót, cẩn thận.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : SGK
 - Học sinh : Vở.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài mới: (1’) Giới thiệu: Nội quy Đảo Khỉ.
3. Phát triển các hoạt động: 
v Hoạt động 1: (10’) Tìm hiểu nội dung bài.
 Ÿ Mục tiêu : HS nắm được nội dung đoạn viết và cách trình bày bài.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, thực hành, vấn đáp
- GV đọc mẫu đoạn viết
- Nội quy Đảo Khỉ có mấy điều?
- Em hiểu những điều quy định nói trên như thế nào?
- Đoạn viết có mấy câu?
- Có mấy chữ viết hoa ?
- Nêu từ khó: bảo tồn, tham quan, trêu chọc, chuồng, thức ăn
v Hoạt động 2: (20’) Viết bài vào vở
 Ÿ Mục tiêu: HS viết đúng đầu bài và bảng nội quy
Ÿ Phương pháp: Thực hành
- GV đọc từng cụm từ – đọc 3 lần
- GV đọc cho HS dò bài
- Gv cho HS sửa lỗi - Thống kê
4. Củng cố – Dặn dò: (3’) 
- GV chấm 1 số vở - nhận xét
- Về nhà viết lại các từ sai.
- Hát
- HS lắng nghe.
- Có 4 điều.
- HS nêu.
- 6 câu.
- 9 chữ viết hoa, đầu câu và tên riêng.
- HS viết từ khó vào bảng con.
- HS viết vào vở
- HS dò lại bài
- Đổi vở sửa lỗi
Tập làm văn
Ôn: Đáp lời khẳng định – Viết nội quy
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Củng cố cách nói lời khẳng định, viết nội quy. 
 2. Kỹ năng : Biết cách viết đủ ý, trình bày đúng.
 3. Thái độ : Giáo dục HS yêu thích môn Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : tình huống giao tiếp
 - Học sinh : Vở.
III. Các hoạt động dạy và học :
 Bài tập:
Hãy ghi lại lời khẳng định của em trong những trường hợp sau:
Em học thuộc bảng chia 3 chưa?
Thứ hai em có chào cờ không?
Em hãy viết lại 3 điều trong nội quy của trường em:
3 HS đọc lại bài làm của mình
Sửa bài
GV nhận xét – tuyên dương
Luyện từ và câu
Ôn: Từ ngữ về muông thú.
Đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào?
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Củng cố các từ ngữ về muông thú, cách đặt và trả lời câu hỏi như thế nào? 
 2. Kỹ năng : Rèn cho HS làm nhanh, chính xác.
 3. Thái độ : Giáo dục HS yêu thích môn Tiếng Việt.
II. Bài tập:
 1. Hãy ghi tên các loài thú:
 a. Thú không nguy hiểm:
 b. Thú nguy hiểm:
 2. Hãy ghi câu trả lời của em:
 a. Gấu đi như thế nào?
 b. Em học bài như thế nào?
 c. Mèo bắt chuột như thế nào?
 - GV sửa lỗi.
 - GV nhận xét - tuyên dương

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_21_den_25.doc