Giáo án các môn khối 2 - Tuần số 28 - Trường Tiểu học An Long A

Giáo án các môn khối 2 - Tuần số 28 - Trường Tiểu học An Long A

Thứ hai ngày 14 tháng 3 năm 2011

MÔN: ĐẠO ĐỨC ( TIẾT 28 )

GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHUYẾT TẬT

I. Mục tiêu:

- Biết: Mọi người cần phải hỗ trợ, giúp đỡ, đối xử bình đẳng với người khuyết tật.

- Nêu được một số hành động, việc làm phù hợp để giúp đỡ người khuyết tật.

- Có thái độ cảm thông, không phân biệt đối xử và tham gia giúp đỡ bạn khuyết tật trong lớp, trong trường và ở cộng đồng phù hợp với khả năng.

- HS giỏi không đồng tình với những thái độ xa lánh kì hti5, trêu trọc bạn khuyết tật.

GD: Gip đỡ người khuyết tật là thể hiện lịng nhn i theo gương Bác.

II. Chuẩn bị:

- GV: Nội dung truyện Cõng bạn đi học (theo Phạm Hổ). Phiếu thảo luận.

- HS: VBT Đạo đức.

 

doc 31 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 656Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 2 - Tuần số 28 - Trường Tiểu học An Long A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 14 tháng 3 năm 2011
MÔN: ĐẠO ĐỨC ( TIẾT 28 )
GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHUYẾT TẬT
I. Mục tiêu:
- Biết: Mọi người cần phải hỗ trợ, giúp đỡ, đối xử bình đẳng với người khuyết tật.
- Nêu được một số hành động, việc làm phù hợp để giúp đỡ người khuyết tật.
- Có thái độ cảm thông, không phân biệt đối xử và tham gia giúp đỡ bạn khuyết tật trong lớp, trong trường và ở cộng đồng phù hợp với khả năng.
- HS giỏi không đồng tình với những thái độ xa lánh kì hti5, trêu trọc bạn khuyết tật.
GD: Giúp đỡ người khuyết tật là thể hiện lịng nhân ái theo gương Bác.
II. Chuẩn bị:
GV: Nội dung truyện Cõng bạn đi học (theo Phạm Hổ). Phiếu thảo luận.
HS: VBT Đạo đức.
III. Các hoạt động:
Các bước
Hoạt động của Cô
Hoạt động của Trò
1. Khởi động 
2. Bài cũ 
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
v Hoạt động 1:
v Hoạt động 2:
v Hoạt động 3:
4. Củng cố – Dặn dò 
-GV đặt câu hỏi: Khi đến chơi nhà người khác chúng ta nên làm gì? Không nên làm gì ? để tỏ thái độ lịch sự.
GV nhận xét 
GV nêu mục tiêu, yêu cầu tiết học.
Phát triển các hoạt động 
Kể chuyện: “Cõng bạn đi học”
-GV kể chuyện:
Phân tích truyện: Cõng bạn đi học.
Tổ chức đàm thoại:
H: Vì sao Tứ phải cõng bạn đi học?
H: Những chi tiết nào cho thấy Tứ không ngại khó, ngại khổ để cõng bạn đi học?
H: Các bạn trong lớp đã học được điều gì ở Tứ?
H: Em rút ra từ bài học gì từ câu chuyện này?
H: Những người như thế nào thì được gọi là người khuyết tật?
-Chúng ta cần giúp đỡ người khuyết tật vì họ là những người thiệt thòi trong cuộc sống. Nếu được giúp đỡ thì họ sẽ vui hơn và cuộc sống đỡ vất vả hơn.
Thảo luận nhóm.
-Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để tìm những việc nên làm và không nên làm đối với người khuyết tật.
-Gọi đại diện các nhóm trình bày, nghe HS trình bày và ghi các ý kiến không trùng nhau lên bảng.
Kết luận: Tùy theo khả năng và điều kiện của mình mà các em làm những việc giúp đỡ người tàn tật cho phù hợp. Không nên xa lánh, thờ ơ, chế giễu người tàn tật.
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Tiết 2.
Hát
-HS trả lời, bạn nhận xét 
- HS chú ý nghe.
-Vì Hồng bị liệt không đi được nhưng lại rất muốn đi học.
-Dù trời nắng hay mưa, dù có những hôm ốm mệt. Tứ vẫn cõng bạn đi học để bạn không mất buổi.
-Các bạn đã thay nhau cõng Hồng đi học.
-Chúng ta cần giúp đỡ người khuyết tật.
-Những người mất chân, tay, khiếm thị, khiếm thính, trí tuệ không bình thường, sức khoẻ yếu
-Chia thành 4 nhóm thảo luận và ghi ý kiến vào phiếu thảo luận nhóm.
-Trình bày kết quả thảo luận. Ví dụ:
-Những việc nên làm:
+ Đẩy xe cho người bị liệt.
+ Đưa người khiếm thị qua đường.
+Vui chơi với các bạn khuyết tật.
+ Quyên góp ủng hộ người khuyết tật.
-Những việc không nên làm:
+ Trêu chọc người khuyết tật.
+ Chế giễu, xa lánh người khuyết tật
	MÔN: TẬP ĐỌC ( TIẾT 82 )
KHO BÁU
I. Mục tiêu:
-Đọc rành mạch toàn bài; ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câ và cụm từ rõ ý.
- Hiểu ND: Ai yêu quý đất đai, chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. ( trả lio72 được các câu hỏi 1, 2, 3, 5 ). HS khá giỏi trả lời CH 4.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. Bảng phụ ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc . 
HS: SGK.
III. Các hoạt động:
Các bước 
Hoạt động của Cô
Hoạt động của Trò
1. Khởi động 
2. Bài cũ 
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
4. Củng cố – Dặn dò
 -Nhận xét kỳ thi giữa HKII.
-Hôm nay chúng ta sẽ học tuần 28 với chủ đề Cây cối.
-Treo bức tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì?
-Hai người đàn ông trong tranh là những người rất may mắn, vì đã được thừa hưởng của bố mẹ họ một kho báu. Kho báu đó là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài tập đọc Kho báu. 
Phát triển các hoạt động 
-GV đọc mẫu đoạn 1, 2. Chú ý giọng đọc: 
Giọng kể, đọc chậm rãi, nhẹ nhàng. Đoạn 2 đọc giọng trầm, buồn, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện sự mệt mỏi của hai ông bà và sự hão huyền của hai người con.
Đoạn cuối đọc với giọng hơi nhanh, thể hiện hành động của hai người con khi họ tìm vàng.
Hai câu cuối, đọc với giọng chậm khi hai người con đã rút ra bài học của bố mẹ dặn.
-Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi đọc bài. Ví dụ: 
-Nghe HS trả lời và ghi các từ này lên bảng.
-Đọc mẫu và yêu cầu HS đọc các từ này. (Tập trung vào những HS mắc lỗi phát âm)
-Yêu cầu HS đọc từng câu. Nghe và chỉnh sửa lỗi cho HS, nếu có.
-Nêu yêu cầu đọc đoạn, sau đó yêu cầu HS chia bài thành 3 đoạn.
 -HS đọc đoạn 1.
-Trong đoạn văn này, tác giả có dùng một số thành ngữ để kể về công việc của nhà nông. Hai sương một nắng để chỉ công việc của người nông dân vất vả từ sớm tới khuya. Cuốc bẫm, cày sâu nói lên sự chăm chỉ cần cù trong công việc nhà nông.
-Yêu cầu HS nêu cách ngắt giọng 2 câu văn đầu tiên của bài. Nghe HS phát biểu ý kiến, sau đó nêu cách ngắt giọng đúng và tổ chức cho HS luyện đọc.
-HS đọc lại đoạn 1.
-Yêu cầu HS đọc đoạn 2.
-Yêu cầu 1 HS đọc lại lời của người cha, sau đó tổ chức cho HS luyện đọc câu này.
-Yêu cầu 1 HS đọc lại đoạn 2.
-Gọi HS đọc đoạn 3. GV theo dõiHS đọc và sửa những lỗi cho HS.
-Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét.
--HS luyện đọc theo nhóm.
-Tổ chức luyện đọc thi giữa các nhóm.
-Nhận xét, cho điểm.
-Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1.
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Tiết 2.
Hát
-Hai người đàn ông đang ngồi ăn cơm bên cạnh đống lúa cao ngất.
-Mở SGK trang 83.
-Theo dõi và đọc thầm theo.
-Tìm từ và trả lời theo yêu cầu của GV: 
- HS nêu.
-5 đến 7 HS đọc bài cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh.
-Mỗi HS đọc 1 câu, đọc nối tiếp từ đầu cho đến hết bài.
-Chia bài thành 3 đoạn theo hướng dẫn của GV: 
+ Đoạn 1: Ngày xưa  một cơ ngơi đàng hoàng.
+ Đoạn 2: Nhưng rồi hai ông bà mỗi ngày một già yếu  các con hãy đào lên mà dùng.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
1 HS khá đọc bài.
Nghe GV giải nghĩa từ.
Luyện đọc câu: 
Ngày xưa,/ có hai vợ chồng người nông dân kia/ quanh năm hai sương một nắng,/ cuốc bẫm cày sâu.// Hai ông bà thường ra đồng từ lúc gà gáy sáng/ và trở về khi đã lặn mặt trời.//
Luyện đọc câu: 
Cha không sống mãi để lo cho các con được.// Ruộng nhà có một kho báu./ các con hãy tự đào lên mà dùng.// (giọng đọc thể hiện sự lo lắng)
-1 HS đọc bài.
-1 HS đọc lại đoạn 3.
-Nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2, 3. (Đọc 2 vòng).
-Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau.
-Các nhóm cử cá nhân thi đọc cá nhân, các nhóm thi đọc nối tiếp, đọc đồng thanh 1 đoạn trong bài.
MÔN: TẬP ĐỌC ( TIẾT 83 )
KHO BÁU 
III. Các hoạt động:
Các bước
Hoạt động của Cô
Hoạt động của Trò
1. Khởi động 
2. Bài cũ 
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
v Hoạt động 1:
4. Củng cố – Dặn dò 	
Tiết 1
- Các em vừa được luyện đọc và hiểu được một số từ ngữ trong bài. Bây giờ chúng ta chuyển sang phần tìm hiểu bài nhé.
Phát triển các hoạt động 
Tìm hiểu bài 
-GV đọc mẫu toàn bài lần 2.
-Gọi 1 HS đọc phần chú giải.
-Tìm những hình ảnh nói lên sự cần cù, chịu khó của vợ chồng người nông dân.
H: Nhờ chăm chỉ làm ăn, họ đã đạt được điều gì?
 H:Tính nết của hai con trai của họ ntn?
H:Tìm từ ngữ thể hiện sự mệt mỏi, già nua của hai ông bà?
H:Trước khi mất, người cha cho các con biết điều gì?
H:Theo lời cha, hai người con đã làm gì?
H:Kết quả ra sao?
-Gọi HS đọc câu hỏi 4. ( HS khá, giỏi )
-Treo bảng phụ có 3 phương án trả lời.
-Yêu cầu HS đọc thầm. Chia nhóm cho HS thảo luận để chọn ra phương án đúng nhất.
-Gọi HS phát biểu ý kiến.
-Kết luận: Vì ruộng được hai anh em đào bới để tìm kho báu, đất được làm kĩ nên lúa tốt.
-H:Theo con, kho báu mà hai anh em tìm được là gì?
H:Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì? 
-Gọi 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn của câu chuyện.
H:Qua câu chuyện con hiểu được điều gì?
-Cho điểm HS.
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà học bài.
- Chuẩn bị bài sau : Cây dừa
Hát
- 2 HS đọc lại đoạn 1, 2, 3.
-HS chú ý nghe.
-HS theo dõi bài trong SGK.
-Quanh năm hai sương một nắng cuốc bẫm cày sâu, ra đồng từ lúc gà gáy sáng trở về nhà khi đã lặn mặt trời. Họ hết cấy lúa, lại trồng khoai, trồng cà, họ không cho đất nghỉ, mà cũng chẳng lúc nào ngơi tay.
-Họ gây dựng được một cơ ngơi đàng hoàng.
-Hai con trai lười biếng, ngại làm ruộng, chỉ mơ chuyện hão huyền.
-Già lão, qua đời, lâm bệnh nặng.
-Người cho dặn: Ruộng nhà có một kho báu các con hãy tự đào lên mà dùng.
-Họ đào bới cả đám ruộng lên để tìm kho báu.
-Họ chẳng thấy kho báu đâu và đành phải trồng lúa.
-HS đọc thầm.
-Vì đất ruộng vốn là đất tốt.
-Vì ruộng hai anh em đào bới để tìm kho báu, đất được làm kĩ nên lúa tốt.
-Vì hai anh em trồng lúa giỏi.
-3 đến 5 HS phát biểu.
-1 HS nhắc lại.
-Là sự chăm chỉ, chuyên cần.
-Chăm chỉ lao động sẽ được ấm no, hạnh phúc./ Ai chăm chỉ lao động yêu quý đất đai sẽ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
-3 HS đọc nối tiếp từng đoạn của câu chuyện.
-Câu chuyện khuyên chúng ta  ... dòng?
H:Dòng thứ nhất có mấy tiếng?
H:Dòng thứ hai có mấy tiếng?
-Đây là thể thơ lục bát. Dòng thứ nhất viết lùi vào 1 ô, dòng thứ 2 viết sát lề.
H:Các chữa cái đầu dòng thơ viết ntn?
-GV đọc các từ khó cho HS viết.
-GV đọc cho HS viết chính tả.
-GV đọc lại cho HS soát lại.
--Thu vở chấm tại lớp 5 HS.
Hướng dẫn làm bài tập 
Bai 2a ;
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
-Dán ba tờ giấy lên bảng chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu HS lên tìm từ tiếp sức.
-Tổng kết trò chơi.
-Cho HS đọc các từ tìm được.
Bai 3:
Gọi 1 HS đọc yêu cầu. 
1 HS đọc bài thơ.
-Yêu cầu HS đọc thầm để tìm ra các tên riêng?
-Tên riêng phải viết ntn?
-Gọi HS lên bảng viết lại các tên riêng trong bài cho đúng chính tả.
-Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS. 
-Nhận xét tiết học.
-Nhắc nhở HS nhớ quy tắc viết hoa tên riêng 
-Chuẩn bị bài sau: Những quả đào.
Hát
-vữngchắc, thuở nhỏ, bến bờ, quở trách.
- HS lắng nghe.
-Theo dõi và đọc thầm theo. 1 HS đọc lại bài.
-Đoạn thơ nhắc đến lá dừa, thân dừa, quả dừa, ngọn dừa.
-HS đọc lại bài sau đó trả lời: 
Lá: như tay dang ra đón gió, như chiếc lược chải vào mây xanh. 
Ngọn dừa: như cái đầu của người biết gật để gọi trăng.
-Thân dừa: bạc phếch tháng năm.
-Quả dừa: như đàn lợn con, như những hũ rượu.
-8 dòng thơ.
-Dòng thứ nhất có 6 tiếng.
-Dòng thứ hai có 8 tiếng.
-Chữ đầu dòng thơ phải viết hoa.
-tỏa; tàu dừa, ngọt, hũ
Đọc đề bài.
Tên cây bắt đầu bằng s
Tên cây bắt đầu bằng x
sắn, sim, sung, si, sen, súng, sâm, sấu, sậy, 
xoan, xà cừ, xà nu, xương rồng, 
-Đọc đề bài.
-1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo.
-Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên, Tây Bắc, Điện Biên.
Tên riêng phải viết hoa.
-2 HS lên bảng viết lại, HS dưới lớp viết vào Vở bài tập.
-Nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- HS lên bảng viết lại các từ viết sai trong bài chính tả.
MÔN: TẬP LÀM VĂN ( TIẾT 28 )
ĐÁP LỜI CHIA VUI. TẢ NGẮN VỀ CÂY CỐI. 
I. Mục tiêu:
- Biết đáp lời chia vui trong tình huống giao tiếp cụ thể ( BT1 ).
- Đọc và trả lời câu hỏi về bài miêu tả ngắn ( BT2 ); viết được các câu trả lời cho một phần BT2 ( BT3 ).
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh minh hoạ trong SGK. Quả măng cụt thật. Bảng phụ viết nội dung câu hỏi BT2.
HS: SGK, vơ BTû.
III. Các hoạt động:
Các bước
Hoạt động của Cô
Hoạt động của Trò
1. Khởi động 
2. Bài cũ
3. Bài mới
a.Giới thiệu: 
4. Củng cố – Dặn dò 
Nhận xét kỳ thi GKII.
Giờ Tập làm văn hôm nay các con sẽ đáp lại lời chia vui và tìm hiểu viết về một loại quả rất ngon của miền Nam nước ta, đó là măng cụt. 
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1;
-Treo bức tranh và gọi 1 HS đọc yêu cầu.
-Gọi 2 HS lên làm mẫu.
-Yêu cầu HS nhắc lại lời của HS 2, sau đó suy nghĩ để tìm cách nói khác.
-Yêu cầu nhiều HS lên thực hành. 
Bài 2:
-GV đọc mẫu bài Quả măng cụt.
-GV cho HS xem quả măng cụt thật.
-Cho HS thực hiện hỏi đáp theo từng nội dung.
-Yêu cầu HS nói liền mạch về hình dáng bên ngoài của quả măng cụt. Cho HS chỉ vào quả thật hoặc tranh ảnh cho sinh động.
-Nhận xét, cho điểm từng HS.
-Phần nói về ruột quả và mùi vị của quả măng cụt. Tiến hành tương tự phần a.
Bai 3:
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS tự viết.
-Yêu cầu HS đọc bài của mình. Lưu ý nhận xét về câu, cách sáng tạo mà vẫn đúng.
-Cho điểm từng HS.
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS thực hành nói lời chia vui, đáp lời chia vui lịch sự, văn minh. 
-Viết về một loại quả mà em thích.
-Chuẩn bị: Bài tập đọc Những quả đào.
Hát
- HS lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm và suy nghĩ về yêu cầu của bài.
-HS 1: Chúc mừng bạn đã đoạt giải cao trong cuộc thi.
-HS 2: Cảm ơn bạn rất nhiều.
-HS phát biểu ý kiến về cách nói khác. Ví dụ: Các bạn quan tâm đến tớ nhiều quá, lần sau tớ sẽ cố gắng để đoạt giải cao hơn./ Tớ cảm động quá. Cảm ơn các bạn nhiều lắm./
-Các cặp HS thực hành đóng vai.
-2 HS đọc lại bài. Cả lớp đọc thầm theo.
-Quan sát.
HS hoạt động theo cặp hỏi – đáp trước lớp. VD: 
HS 1: Quả măng cụt hình gì?
HS 2: Quả măng cụt tròn như quả cam.
HS 1: Quả to bằng chừng nào?
HS 2: Quả to bằng nắm tay trẻ em.
HS 1: Quả măng cụt màu gì?
HS 2: Quả màu tím sẫm ngả sang đỏ.
HS 1: Cuống nó ntn?
HS 2: Cuống nó to và ngắn, quanh cuống có bốn, năm cái tai tròn úp vào quả.
3 đến 5 HS trình bày.
-Viết vào vở các câu trả lời cho phần a hoặc phần b (bài tập 2).
-Tự viết trong 5 đến 7 phút.
-3 đến 5 HS được trình bày bài viết của mình.
- - HS lắng nghe.
MÔN: TOÁN ( TIẾT 140 )
CÁC SỐ TỪ 101 ĐẾN 110
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được các số từ 101 đến 110.
- Biết cách đọc, viết các số từ 101 đến 110.
- Biết cách so sánh các số từ 101 đến 110.
- Biết thứ tự các số từ 101 đến 110.
- HS làm được các BT 1, 2, 3. HS khá giỏi làm được BT 4.
II. Chuẩn bị:
GV:Các hình vuông, mỗi hình biểu diễn 100, các hình chữ nhật biểu diễn 1 chục, các hình vuông nhỏ biểu diễn đơn vị như đã giới thiệu ở tiết 132.
Bảng kẻ sẵn các cột ghi rõ: trăm, chục, đơn vị, viết số, đọc số, như phần bài học của SGK.
HS: Vở.
III. Các hoạt động:	
Các bước
Hoạt động của Cô
Hoạt động của Trò
1. Khởi động 
2. Bài cũ 
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
v Hoạt động 1:
v Hoạt động 2
4. Củng cố – Dặn dò
-GV kiểm tra HS về đọc số, viết số, so sánh các số tròn chục từ 10 đến 200.
-Nhận xét và cho điểm HS.
Trong bài học hôm nay, các em sẽ được học về các số từ 101 đến 110.
Phát triển các hoạt động 
 Giới thiệu các số từ 101 đến 110.
-Gắn lên bảng hình biểu diễn số 100 và hỏi: Có mấy trăm?
-Gắn thêm 1 hình vuông nhỏ và hỏi: Có mấy chục và mấy đơn vị?
-Để chỉ có tất cả 1 trăm, 0 chục, 1 đơn vị, trong toán học, người ta dùng số 1 trăm linh 1 và viết 101.
-Giới thiệu số 102, 103 tương tự như giới thiệu số 101.
-Yêu cầu HS thảo luận để tìm cách đọc và cách viết các số còn lại trong bảng: 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110.
-Yêu cầu HS cả lớp đọc lại các số từ 101 - 110.
 Luyện tập, thực hành.
Bài 1:
-Yêu cầu HS tự làm bài, 
Bài 2:
-Vẽ lên bảng tia số như SGK, sau đó gọi 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
-Nhận xét, cho điểm và yêu cầu HS đọc các số trên tia số theo thứ tự từ bé đến lớn.
Bài 3:
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-Để điền dấu cho đúng, chúng ta phải so sánh các số với nhau.
-Viết lên bảng: 101 . . . 102 và hỏi: Hãy so sánh chữ số hàng trăm của 101 và số 102.
-Hãy so sánh chữ số hàng chục của 101 và số 102.
-Hãy so sánh chữ số hàng đơn vị của 101 và số 102.
-Khi đó ta nói 101 nhỏ hơn 102 và viết 101 101.
-Yêu cầu HS tự làm các ý còn lại của bài.
-Một bạn nói, dựa vào vị trí của các số trên tia số, chúng ta cũng có thể so sánh được các số với nhau, theo con bạn đó nói đúng hay sai?
-Dựa vào vị trí các số trên tia số trong bài tập 2, hãy so sánh 101 và 102 với nhau.
-Tia số được viết theo thứ tự từ bé đến lớn, số đứng trước bao giờ cũng bé hơn số đứng sau.
Nhận xét tiết học.
-Dặn dò HS về nhà ôn lại về cách đọc, cách viết, cách so sánh các số từ 101 đến 110. HS khá giỏi làm thêm BT4. Chuẩn bị bài tiếp theo.
Hát
-Một số HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
-Trả lời: Có 1 trăm, sau đó lên bảng viết 1 và cột trăm.
-Có 0 chục và 1 đơn vị. Sau đó lên bảng viết 0 vào cột chục, 1 vào cột đơn vị.
-HS viết và đọc số 101.
-Thảo luận để viết số còn thiếu trong bảng, sau đó 3 HS lên làm bài trên bảng lớp, 1 HS đọc số, 1 HS viết số, 1 HS gắn hình biểu diễn số.
-Làm bài theo yêu cầu của GV.
-Bài tập yêu cầu chúng ta điền dấu >, <, = vào chỗ trống.
-Chữ số hàng trăm cùng là 1.
-Chữ số hàng trăm cùng là 0
-1 nhỏ hơn 2 hay 2 lớn hơn 1.
-Làm bài.
-101 101 vì trên tia số 102 đứng sau 101.
- - HS lắng nghe.
SINH HOẠT LỚP TUẦN 28
I.Nhận xét,đánh giá tình hình trong tuần:
-Các tổ báo cáo tình hình học tập và các hoạt động trong tuần.
-Lớp trưởng báo cáo tình hình chung.
*Nhận xét của giáo viên chủ nhiệm:
1.Về học tập : 
 	2. Về đạo đức :.
 	3. Về lao động vệ sinh : 
 	4. Về phong trào : 
II.Phương hướng tuần tới :
1.Về học tập :
 - Tiếp tục bồi dưỡng, kèm cặp HS yếu.
 - Đến lớp thuộc bài và chép bài ,làm bài đầy đủ
- Soạn sách vở, đồ dùng HT đầy đủ trước khi đến lớp.
 - Thực hiện rèn chữ viết và giữ gìn VSCĐ.
 2.Về đạo đức :
- Ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô, đoàn kết, thương yêu và giúp đỡ bạn bè. Không nói tục, chửi thề, đánh nhau
- Aên mặc sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng.
 - Aên uống hợp vệ sinh để phòng chống bệnh.
 3.Về lao động vệ sinh:
- Quét dọn,vệ sinh lớp học hàng ngày kể cả hành lang,không xả rác bừa bãi Đổ rác đúng nơi qui định.
- Biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh trong sân trường.
- Không xô đẩy bàn ghế.
- Không bôi bẩn,vẽ bậy lên tường,tiểu tiện đúng nơi quy định.
4.Về phong trào :
-Tham gia tốt các phong trào do nhà trường đề ra, “Vở sạch chữ đẹp”, 
-----------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 2 TUAN 28 CHUAN KTKN.doc