Giáo án các môn khối 2 - Tuần học 4 năm học 2013

Giáo án các môn khối 2 - Tuần học 4 năm học 2013

 TIẾT 2:TOÁN

 29 + 5 (Tr. 16)

I. MỤC TIÊU :

 - Biết cách đặt tính và thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 29+5

 -Biết số hạng, tổng

 - Biết nối các điểm cho sẵn để có hình vuông.

 - Biết giải bài toán bằng một phép cộng

 - Bài tập cần làm: Bài 1(cột 1, 2, 3), bài 2(a, b), bài 3

II. ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC:

-Que tính ,bảng phụ.

 

doc 22 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 761Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 2 - Tuần học 4 năm học 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
Ngày soạn : 28/9/2013
Ngày giảng :Thứ hai, ngày 30 tháng 9 năm 2013
 TIẾT 1:CHÀO CỜ
********************************
 TIẾT 2:TOÁN
 29 + 5 (Tr. 16)
I. MỤC TIÊU : 
 - Biết cách đặt tính và thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 29+5
 -Biết số hạng, tổng
 - Biết nối các điểm cho sẵn để có hình vuông.
 - Biết giải bài toán bằng một phép cộng 
 - Bài tập cần làm: Bài 1(cột 1, 2, 3), bài 2(a, b), bài 3
II. ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC:
-Que tính ,bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:	
HOẠT ĐỘNG DẠY
 HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Kiểm tra Bài cũ :
- Yc hs thực hiện phép tính 7 + 3, 5 + 5 và nêu cách thực hiện phép tính
- Nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
- Hôm nay chúng ta sẽ thực hiện phép cộng dạng 29 +5 .
* Giới thiệu phép cộng 29 + 5
- Nêu bài toán : có 29 que tính thêm 5 que tính . Hỏi tât cả có bao nhiêu que tính ?
- Muốn biết tất cả có bao nhiêu que tính ta làm như thế nào ? 
- Yêu cầu lấy 2 bó que tính và 9 que tính rời .
- GV: Có 29 que tính, đồng thời viết 2 vào cột chục 9 vào cột đơn vị.
- Yêu cầu lấy thêm 5 que tính .
- Đồng thời gài 5 que tính lên bảng gài dưới 9 que tính và viết 5 vào cột đơn vị ở dưới 9 và nói :
 - Thêm 5 que tính .
- Nêu : 9 que tính rời với 1 que tính rời là 10 que tính , bó lại thành một chục . 2 chục ban đầu với 1 chục là 3 chục . 3 chục với 4 que tính rời là 34 que .
 Vậy 29 + 5 = 34 
* Đặt tính và tính :
- Gọi một em lên bảng đặt tính và tính .
b- Thực hành:
Bài 1: Tính
-Y/C lớp làm bảng con.
- Hd học sinh nhận xét BC sau mỗi phép tính
- Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2: Đặt tính rồi tính tổng, biết các số hạng là:
-Muốn tính tổng ta làm như t/nào ?
- Cần chú ý điều gì khi đặt tính ?
- Yêu cầu tự làm bài vở.
-GV chấm bài n/x
Bài 3: Nối các điểm để có hình vuông
- Muốn có hình vuông ta phải nối mấy điểm với nhau ? 
- Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở .
- Gọi học sinh nêu tên 2 hình vuông vừa vẽ được 
-GV nhận xét ,chữa bài.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- 2 hs làm trên bảng, cả lớp làm vào nháp
-Vài em nhắc lại đầu bài.
- Lắng nghe và phân tích bài toán .
- Ta thực hiện phép cộng 29 + 5 
- Lấy 29 que tính để trước mặt .
- Lấy thêm 5 que tính 
- Làm theo các thao tác như giáo viên
sau đó :
đọc kết quả 29 cộng 5 bằng 34
 2 9 
 + 5 
 34 
 * Vậy : 29 + 5 = 34 
HS thực hiện
 59 79................
+ 5 + 2
 64 81
- 1 hs đọc đề bài
- Lấy các số hạng cộng với nhau.
- Viết số sao cho đơn vị thẳng cột đơn vị , cột chục thẳng với chục . 
- Lớp làm bài
- Nối 4 điểm .
-1 h/s lên bảng nối
- Lớp làm vào vở nối thành hình vuông .
- Hình vuông ABCD và hình vuông MNPQ
***************************
 TIẾT 3+4:TẬP ĐỌC
BÍM TÓC ĐUÔI SAM
I- MỤC TIÊU : 
 - Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.
 - Hiểu ND: Không nên nghịch ác với bạn, cần đối xử tốt với các bạn, cần đối xử tốt với các bạn gái ( trả lời được các CH trong SGK )
 -GDKNS: cần cư xử đúng mực
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
-Bảng phụ ghi các câu văn dài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC
 HOẠT ĐỘNG DẠY
 HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Kiểmtra bài cũ :
- 2 hs đọc thuộc lòng bài Gọi bạn
- Gv nhận xét, cho điểm
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài :
 b. Luyện đọc: 
-Đọc mẫu diễn cảm toàn bài .
- Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
 Đọc từng câu:
Giúp HS đọc đúng các từ: loạng choạng, ngượng nghịu , đẹp lắm , nước mắt , nín , xin lỗi , ngước , mắt , đối xử ,.
 Đọc từng đoạn trước lớp.
* Hướng dẫn ngắt giọng
- Khi Hà đến trường , /mấy bạn gái cùng lớp reo lên :// “ Ai chà ! // Bím tóc đẹp quá !// Vì vậy , / mỗi lần cậu kéo bím tóc ,/cô bé lại loạngchoạng / và cuối cùng , / ngã phịch xuống đất .//
-Đọc từng đoạn trong nhóm
- Lắng nghe và chỉnh sửa cho học sinh .
Thi đọc giữa các nhóm
-Nhận xét.
 Đọc đồng thanh
 -Yêu cầu đọc đồng thanh cả bài 
 TIẾT 2
c. Tìm hiểu bài 
- Gv yêu cầu hs đọc các đoạn tương ứng với từng câu hỏi do Gv đưa ra
Câu 1:-Hà đã nhờ mẹ làm gì ?
- Khi Hà đến trường các bạn đã khen hai bím tóc của em như thế nào ? 
Câu 2:- Tại sao đang vui vẻ như vậy mà Hà lại khóc ?
- Tuấn đã trêu Hà như thế nào ? 
- Em nghĩ như thế nào về trò đùa của Tuấn ?
-Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 3 trả lời câu hỏi :
 Câu 3: -Thầy giáo đã làm Hà vui lên bằng cách nào ?
- Theo em vì sao lời khen của thầy lại làm Hà vui và không khóc nữa 
Câu 4: Tan học Tuấn đã làm gì? 
- Từ ngữ nào cho thấy Tuấn đã rất xấu hổ khi trêu chọc Hà ?
- Thầy giáo đã khuyên Tuấn điều gì? 
. Luyện đọc lại :
-Hướng dẫn đọc theo vai 
 3. Củng cố- Dặn dò: 
 - Bạn Tuấn trong chuyện đáng chê hay đáng khen? Vì sao ? 
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
- 2 hs đọc 
- Lớp lắng nghe đọc mẫu .
- HS nối tiếp đọc từng câu.
- HS nối tiếp đọc từng đoạn.
-Đọc từng đoạn trong nhóm.
Các em khác lắng nghe và nhận xét bạn đọc .
- Các nhóm thi đua đọc bài ( đọc đồng thanh và cá nhân đọc .
- Lớp đọc đồng thanh cả bài .
- Thực hiện theo Yc của gv
- Hà nhờ mẹ tết cho hai bím tóc nhỏ mỗi bím buộc một chiếc nơ xinh xinh 
- Ai chà chà ! Bím tóc đẹp quá .
- Vì Tuấn sấn đến trêu Hà .
- Tuấn kéo bím tóc Hà làm Hà đau khi Hà ngã xuống đất Tuấn còn đùa dai .
-Tuấn đã không tôn trọng bạn , Tuấn không biết cách chơi với bạn ...
- hs đọc 
- Thầy khen hai bím tóc của Hà rất đẹp .
-Vì lời khen của thầy giúp Hà trở nên tự tin , tự hào về bím tóc của mình .
-Tuấn đến gặp Hà và xin lỗi Hà .
- Tuấn gãi đầu ngượng nghịu .
- Thầy khuyên Tuấn phải đối xử tốt với các bạn gái . 
- Các nhóm tự phân ra các vai và thi đọc
- hs trả lời
********************************************************************
Ngày soạn: 29/9/2013
Ngày giảng: Thứ ba, ngày 01 tháng 10 năm 2013
 TIẾT 1: TOÁN:
49 + 25
I. MỤC TIÊU : 
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 29 + 25.
- Biết giải bài toán bằng một phép cộng.
- BT cần làm: Bài 1(cột 1, 2, 3), bài 3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV: Bảng gài , que tính 
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC :
 HOẠT ĐỌNG DẠY
 HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
-Yêu cầu đặt tính và thực hiện 69 + 3 và 39 + 7 , nêu cách làm -Nhận xét,ghi điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
- Hôm nay chúng ta sẽ học bài:49+25
b. Giới thiệu phép cộng 49 +25
- Nêu bài toán : có 49 que tính thêm 25 que tính . Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính ?
- Muốn biết tất cả có bao nhiêu que tính ta làm như thế nào ? 
* Tìm kết quả : 
- Yêu cầu lấy 4 bó que tính và 9 que tính .
- GV : Có 49 que tính gồm 4 chục và 9 que tính rời ( gài lên bảng gài ) .
- Yêu cầu lấy thêm 25 que tính .
- Thêm 25 que tính gồm 2 chục và 5 que rời ( gài lên bảng gài )
-Nêu : 9 que tính rời với 1 que tính rời là 10 que tính , bó lại thành một chục . 4 chục ban đầu với 2 chục là 6 chục 6 chục thêm 1 chục là 7 chục .7 chục với 4 que tính rời là 74 que tính . 
-Vậy 49 + 25 = 74 
* Đặt tính và tính :
- Gọi một em lên bảng đặt tính và tính .
- Yêu cầu nêu lại cách làm của mình .
c. Thực hành:
Bài 1 : ( cột 1, 2, 3)
 - Yêu cầu 1 em đọc đề bài .
-Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở cột 1, 2, 3..
- Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 3 : 
- Yêu cầu 1 em đọc đề .
-Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở .
-Tóm tắt :
 - Lớp 2 A : 29 học sinh 
 - Lớp 2B : 29 học sinh 
 - Cả hai lớp : ... học sinh ?
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Hai em lên bảng mỗi em làm 1 phép tính và nêu cách đặt tính và cách tính .
-Vài em nhắc lại tên bài.
- Lắng nghe và phân tích bài toán .
- Ta thực hiện phép cộng 49 + 25 
- Lấy 49 que tính để trước mặt .
- Lấy thêm 25 que tính 
- Làm theo các thao tác như giáo viên sau đó đọc kết quả 49 cộng 25 bằng 74 
 4 9 
 +2 5 
 7 4 
* Viết 49 rồi viết 25 xuống dưới sao cho 5 thẳng cột với 9, 2 thẳng cột với 4 viết dấu + và vạch kẻ ngang .Cộng từ phải sang trái 9 cộng 5 bằng 14 viết 4 nhớ 1 , 4 cộng 2 bằng 6 thêm 1 bằng 7, viết 7 
* Vậy : 49 + 25 = 74 
- Một em đọc đề bài .
- Tự làm bài vào vở, sau đó đổi vở kiểm tra chấm đúng sai.
 39 69 19
+ 22 +24 +53
 61 93 72
.........
- Đọc đề bài 
- Lớp làm vào vở .
 Bài giải :
 Số học sinh cả hai lớp là : 
 29 + 29 = 58 ( học sinh )
 Đ/S: 58 học sinh 
*******************************
 TIẾT 2: KỂ CHUYỆN:
 BÍM TÓC ĐUÔI SAM
I. MỤC TIÊU:
- Dựa theo tranh kể lại đoạn 1 đoạn 2 của câu chuyện ( BT1); bước đầu kể lại được đoạn 3 bằng lời của mình ( BT2)
 - Kể nối tiếp được từng đoạn của câu chuyện.
 *HS khá giỏi: HS khá, giỏi biết phân vai, dựng lại câu chuyện ( BT3)
II . CHUẨN BỊ :
-Tranh ảnh minh họa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Kiểm tra bài cũ :
 Bạn của Nai Nhỏ
- Cho HS nối tiếp nhau kể lại hoàn chỉnh câu chuyện . 1 HS kể toàn bộ câu chuyện 
-Nhận xét , ghi điểm .
2. Bài mới 
a. Phần giới thiệu :
b. Hướng dẫn kể chuyện :
* Hướng dẫn kể từng đoạn chuyện
*Kể lại 1 đoạn trong câu chuyện dựa theo tranh.
Tranh 1:
- Hà có 2 bím tóc thế nào?
-Tuấn đã trêu chọc Hà ntn?
-Hành động của Tuấn khiến Hà ra sao?
Tranh 2:
- Khi Hà ngã xuống đất, Tuấn làm gì?
- Cuối cùng Hà thế nào?
*: Kể lại nội dung cuộc gặp gỡ giữa thầy và bạn Hà bằng lời của em.
*Phân vai, dựng lại câu chuyện.
- Cho HS xung phong nhận vai, người dẫn chuyện, Hà, Tuấn, thầy giáo.
- Nhận xét,ghi điểm.
3. Củng cố dặn dò : 
- Câu chuyện có ý nghĩa gì?
- Dặn về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe. 
-3 HS nối tiếp nhau kể .
-Vài em nhắc lại tên bài
- Hoạt động nhóm nhỏ.
- HS trình bày dựa theo tranh
- Tết rất đẹp
- Nắm bím tóc Hà kéo làm Hà bị ngã
- Hà oà khóc và chạy đi mách thầy
- Tuấn vẫn cứ đùa dai, cứ cầm bím tóc mà kéo.
- Đi mách thầy
- Hoạt động lớp
- HS nêu.
- Hoạt động nhóm
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm lên thi kể
- Lớp nhận xét.
- Hs trả lời
**********************************
 TIẾT 3: CHÍNH TẢ (Tập chép):
BÍM TÓC ĐUÔI SAM
I. MỤC TIÊU:
 - Chép chính xác bài CT, biết trình bài đúng lời nhân vật trong bài.
 - Làm được BT2; BT3a.
 - Rèn kĩ năng viết đúng và đẹp
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- GV:Bảng phụ viết nội dung bài chính tả
- HS: VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 HOẠT ĐỘNG DẠY
 HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi bạn
- Cho HS lên bảng viết , lớp viết bảng 
- Nhận xét ,ghi điểm.
2. Bài mới: 
a. Giới t ...  ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bảng phụ .
 - HS: SGK
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC:
 HOẠT ĐỘNG DẠY
 HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài cũ:
-Yêu cầu thực hiện 19 + 25 và 9 +5 nêu cách đặt tính 
- Nhận xét,ghi điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
- Hôm nay chúng ta sẽ thực hiện bài: 8 cộng với 1 số:8+5
b. Giới thiệu phép cộng dạng 8+5:
 -Thầy nêu đề toán: Có 8 que tính, thêm 5 que tính nữa, thêm 5 que tính nữa có tất cả bao nhiêu que tính?
-Thầy hướng dẫn.
- Gộp 8 que tính với 5 que tính được 2 chục que tính (1 bó) và 3 que tính rời, có tất cả 13, que tính.
- Vậy: 8 + 5 = 13
- cho HS lên bảng đặt tính.
- cho HS lên tính kết quả.
Hd lập bảng cộng 8 với một số:
Thực hành:
Bài 1: 	
- Yêu cầu 1 em đọc đề bài .
- Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở 
- Yêu cầu đọc chữa bài .
- Giáo viên nhận xét đánh giá
 Bài 2 : 
- Gọi một em nêu yêu cầu đề bài .
- Yêu cầu nêu cách đặt tính và tính 
- Nhận xét
Bài 4 : 
- Yêu cầu 1 em đọc đề .
- Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở 
-Thu vở chấm, nhận xét.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học
-Tuyên dương những em học tốt 
- HS thực hiện
- Học sinh khác nhận xét 
-Vài em nhắc lại tên bài.
- HS thao tác trên que tính
- 8 que tính thêm 5 que tính nữa, được13 que tính.
- HS đặt 8 
	 + 5
	 13
- 8 + 5 = 13
 5 + 8 = 13
- Một em đọc đề bài .
8+2=10 ; 8+3=11 8+4=12 8+7=15 
8+8=16 8+9=17 6+8=14 7+8=15 
8+9=17 9+8=17 
- Hs làm bảng con
 8 8 8 8 8 8
 + 4 + 7 + 9 +5 + 6 +8
 12 15 17 13 14 16
- Một em đọc đề 
- Một em lên bảng làm 
 Giải :
 Số tem Hoa có tất cả là:
 8 + 4 = 12 ( con tem )
 ĐS: 12 con tem 
 ***************************
 TIẾT 2: TẬP VIẾT: CHỮ HOA C
I. MỤC TIÊU:
- Viết đúng chữ hoa B (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng : Bạn (1dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Bạn bè sum họp (3 lần)
- Hs có ý thức rèn viết chữ hoa.
 II. CHUẨN BỊ: 
- Gv: Chữ mẫu, vở tập viết
- Hs: Vở tập viết, bảng con 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi hai em lên bảng viết các chữ B và viết chữ .
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn viết chữ hoa :
1. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ C.
 Chữ hoa C
* Gắn mẫu chữ C và hỏi: 
- Chữ C cỡ vừa cao mấy li ? 
- Viết bởi mấy nét và viết như thế nào ?
- GV chỉ vào chữ B và giải thích: Chữ B cỡ vừa cao 5 li, gồm 2 nét. 
+ Cách viết: GV viết mẫu, vừa viết vừa nói:
- ĐB trên ĐK 6, viết nét cong dưới, rồi chuyển hướng viết nét cong trái, tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ; phần cuối nét cong trái lượn vào trong, DB trên ĐK 2
 Hướng dẫn HS viết trên bảng con.
- T/C cho hs viết chữ C.
- Giáo viên theo dõi, uốn nắn để học sinh viết đúng và đẹp.
- GV Nhận xét.
Hướng dẫn HS viết câu ứng dụng:
 Giới thiệu câu ứng dụng:
- Y/c HS đọc câu ứng dụng
- Em hiểu câu trên như thế nào?
HS qs mẫu chữ viết ứng dụng trên bảng, nêu nhận xét
 Quan sát và nhận xét:
- Em hãy nêu độ cao các chữ cái trong câu ứng dụng : Chia sẻ ngọt bùi .(cỡ nhỏ) 
- Nêu cách đặt dấu thanh ở các chữ.
 Hướng HS viết bảng con
* Viết bảng con: 
- GV nhận xét và uốn nắn. (nhắc nhở hs viết liền nét)
*) Viết vào vở: GV nêu yêu cầu viết.
- Y/C hs viết vào vở tập viết:
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém.
- Chấm, chữa bài.
- GV nhận xét chung.
3. Củng cố – Dặn dò 
- GV nhận xét tiết học.
- Lên bảng viết cả lớp viết bc .
- HS quan sát
- Cao 5 li
- Gồm 1 nét là kết hợp của 2 nét cơ bản: cong dưới và cong trái nối liền nhau, tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ
- HS qsát, nghe
- HS viết trên bảng con..
- HS đọc: Chia sẻ ngọt bùi
- thương yêu, đùm bọc lẫn nhau....
- HS nêu:
+ Các chữ cao 2,5 li: C, h, g, l
+ Các chữ cao 1 li: i, a, n, e, u
+ Các chữ cao 1,25: s
- Dấu nặng dặt dưới chữ o . Dấu hỏi đặt trên đầu chữ e....
- HS viết bảng con.
- HS viết vào vở
 *****************************************
 TIẾT 3: CHÍNH TẢ (Nghe viết):
TRÊN CHIẾC BÈ 
I. MỤC TIÊU:
- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài CT.
- Làm được BT2; BT3a 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo viên : Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 
 - HS : VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC:
 HOẠT ĐỘNG DẠY
 HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài cũ:
 -Mời 2 em lên bảng viết các từ do giáo viên đọc .
- Lớp thực hiện viết vào bảng con . 
- Nhận xét đánh giá phần kiểm tra bài cũ.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn nghe viết :
 * Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết 
- Treo bảng phụ GV đọc đoạn trích
- Dế Mèn và Dế Trũi đi chơi xa bằng cách nào?
- Mùa thu mới chớm nhìn mặt nước như thế nào?
 * Hướng dẫn cách trình bày :
- Đoạn trích có mấy câu ?
- Chữ đầu câu viết như thế nào ?
- Bài viết có mấy đoạn ?
-Chữ đầu đoạn viết như thế nào ? 
- Ngoài những chữ đầu câu , đầu đoạn ta còn phải viết hoa những chữ nào ? Vì sao ?
* Hướng dẫn viết từ khó :
- Tìm những từ dễ lẫn và khó viết .
- Yêu cầu lớp viết bảng con các từ khó .
- GV đọc bài cho HS viết. 
- Soát lỗi chấm bài :
-Thu vở học sinh chấm điểm và nhận xét.
Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2: - Gọi 1 em đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu lớp nhận xét bài làm của bạn .
- Giáo viên nhận xét đánh giá 
Bài 3 a: - Yêu cầu nêu bài tập . 
- Yêu cầu ba em lên bảng viết 
- Yêu cầu lớp thực hiện vào vở .
- Nhận xét chốt ý đúng .
3. Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
-Nhắc nhớ tư thế ngồi viết và trình bày 
- Hai em lên bảng viết các từ : khuôn mặt, nín hẳn
- Nhận xét bài bạn . 
- 2 em đọc lại – Hs đọc thầm.
- Ghép 3, 4 lá bèo sen lại thành chiếc bè.
- Trong vắt, nhìn thấy cả hòn cuội dưới đáy.
- Có 5 câu . 
- Chữ đầu câu phải viết hoa 
- Có 3 đoạn .
- Viết hoa chữ đầu tiên và viết lùi vào 1 ô ly
-Viết hoa tên bài (Trên ) và tên riêng của loài vật ( Dế Mèn , Dế Trũi )
- Nêu các từu khó và thực hành viết bảng con 
 Dế Trũi , rủ nhau , say ngắm , bèo sen , trong vắt  
- HS viết bài vào vở
- Nhìn bảng để soát và tự sửa lỗi bằng bút chì .
- Nộp bài lên để giáo viên chấm điểm 
- 1 em nêu yêu cầu
- iê: cô tiên , đồng tiền , liên hoan , biên kịch , chiên cá , thiên đường , niên thiếu , miên man...
- Yê : yên xe , yên ổn , chim yểng , trò chuyện , quyển truyện ...
- Hai em nêu bài tập 3 .
- dỗ dành , dỗ ngọt ; giỗ tổ , ngày giỗ 
- dòng sông , dòng nước ; ròng ròng , vàng ròng ...
 - Nhận xét bài bạn , đọc đồng thanh các từ và ghi vào vở .
 *********************************
Tiết 4: THỦ CÔNG:
 GẤP MÁY BAY PHẢN LỰC ( T2)
I. Mục tiêu: 
- Biết cách gấp máy bay phản lực
- Gấp được máy bay phản lực. Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng
- Với hs khéo tay: Gấp được máy bay phản lực. Các nếp gấp thẳng, phẳng. Máy bay sử dụng được.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Giấy thủ công.
	- Kéo.
III. Hoạt động dạy học:
 HOẠT ĐỘNG DẠY
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi hs nhắc lại cách các bước gấp máy bay
- Gv nhận xét, cho điểm
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hs thực hành gấp máy bay phản lực
- Gv yêu cầu hs nhắc lại và thực hiện thao tác gấp máy bay phản lực đã học ở tiết 1
- Tổ chức cho hs thực hành
- Gv gợi ý hs trang trí máy bay phản lực như vẽ ngôi sao năm cánh.....
- Gv quan sát, uốn nắn những hs gấp chưa đúng hoặc còn lúng túng
- Chọn 1 số máy bay đẹp tuyên dương và cho hs thi phóng máy bay
3. Củng cố
- Nhận xét tiết học
 HOẠT ĐỘNG HỌC
- 1 hs lên bảng thực hiện
- Hs nhắc lại
Bước 1: Gấp tạo mũi, thân, cánh máy bay phản lực
Bước 2: Tạo máy bay phản lực
- hs thực hành cá nhân
 ****************************************
BUỔI CHIỀU
 TIẾT 1:TOÁN(ÔN)
 Ôn luyện
I. MỤC TIÊU:
- Ôn cách thực hiện phép cộng 8 + 5 và giải toán bằng 1phép cộng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
-Bảng phụ.
 II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
	HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài cũ :
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài 
b. Thực hành
Bài 1: Tính nhẩm (GCHSY)
- Yêu cầu 1 em đọc đề bài .
-Nêu lần lượt từng phép tính
-Nhận xét, chữa bài .
Bài 2:Tính ( GCHSG)
- Gọi một em nêu yêu cầu đề bài .
- Ta phải lưu ý điều gì ?
- Yêu cầu làm bài, gv giúp đỡ hs gặp khó khăn
-Nhận xét, chữa bài .
Bài 3: Tính nhẩm(GCHSCL)
- Yêu cầu 1 em đọc đề bài .
-Nêu lần lượt từng phép tính
-Nhận xét, chữa bài
Bài 4: - Yêu cầu 1 em đọc đề .
- Bài toán yêu cầu ta làm gì ?
- Bài toán cho biết gì về số tem ?
- Muốn biết số tem của hai bạn tất cả có bao nhiêu ta làm như thế nào ? 
-Lớp làm vào vở.
-Chấm bài n/x
4) Củng cố - Dặn dò:
*Nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn về nhà học và làm bài tập .
- Một em đọc đề bài 
HS nhẩm và nêu nhanh kết quả
8 + 2 = 10 8 + 3 = 11 8 + 4 = 12
8 + 8 = 16 8 + 9 = 17 4 + 8 = 12
-Một em đọc đề bài 
- hs trả lời
- Viết số sao cho đơn vị thẳng cột . 
- 1 hs đọc yc
-Nêu lần lượt từng phép tính
8 + 5 = 13 8 + 7 = 15
8 + 2 + 3 = 13 8 + 2 + 5 = 15
9 + 5 = 14 9 + 7 = 16
9 + 1 + 4 = 14 9 + 1 + 6 = 16
- Một em đọc đề và trả lời câu hỏi
 Bài giải : 
 Số con tem cả hai bạn có tất cả là: 
 8 + 4 = 12 (con tem) 
 ĐS: 12 con tem 
********************************
 TIẾT 2: TIẾNG VIỆT (ÔN)
LUYỆN VIẾT : GỌI BẠN
 I. MỤC TIÊU: 
- Viết đúng bài chính tả Bím tóc đuôi sam, biết cách trình bày bài
 II. ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC: 
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn viết bài : 
- Yc hs đọc bài viết
- Đoạn thơ có mấy câu ?
- Trong bài có những chữ nào phải viết hoa ? 
- Bài chính tả có những dấu gì ?
- yc hs viết bài
- Thu vở học sinh chấm điểm và nhận xét.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- 2 hs đọc
- hs trả lời 
- ..Chữ đầu câu , tên riêng 
- dấu chấm than, dấu gạch đầu dòng, dấu chấm, dấu phẩy
- hs viết bài
 ****************************
Tiết 3: HĐNGLL: CHỦ ĐIỂM TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
I. Mục tiêu
- Hs biết được: truyền thống giảng dạy, học tập và các phong trào thi đua; các hoạt động văn hóa  của nhà trường và một số bài hát về mái trường
II. QUY MÔ HOẠT ĐỘNG
- Tổ chức theo quy mô lớp
III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Tư liệu về truyền thống của nhà trường
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Bước 1: GV cho hs hát các bài hát về trường
Bước 2: Tiểu phẩm “Cái bàn biết đau’’
- Gv chia thành các nhóm nhỏ mỗi nhóm 3 hs là các nhân vật trong tiểu phẩm
- Đưa kịch bản cho hs để hs tập sau đó diễn 
- Gv nhận xét đánh giá

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 2.doc