Giáo án các môn khối 2 - Tuần học 30 năm 2012

Giáo án các môn khối 2 - Tuần học 30 năm 2012

Thứ hai ngày 1 tháng 4 năm 2013

Hoạt động tập thể

Nhà trường tổ chức

¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬_________________________________

Tập đọc

AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG( 2 TIẾT)

I.Mục tiêu:

- Hiểu nghĩa các từ SGK. Hiểu nội dung: Bác Hồ rất yêu quí thiếu nhi. Bác luôn quan tâm đến việc ăn, ở, học hành của các cháu.

- Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ khó dễ lẫn. Ngắt nghỉ hơi đúng.

- Giáo dục học sinh lòng kính yêu Bác Hồ, biết làm theo 5 điều Bác dạy.

II- Đồ dùng dạy học: Tranh SGK, bảng phụ.

 

doc 65 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 718Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 2 - Tuần học 30 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30
Thứ hai ngày 1 tháng 4 năm 2013
Hoạt động tập thể
Nhà trường tổ chức
_________________________________
Tập đọc
AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG( 2 TIẾT)
I.Mục tiêu:
- Hiểu nghĩa các từ SGK. Hiểu nội dung: Bác Hồ rất yêu quí thiếu nhi. Bác luôn quan tâm đến việc ăn, ở, học hành của các cháu.
- Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ khó dễ lẫn. Ngắt nghỉ hơi đúng. 
- Giáo dục học sinh lòng kính yêu Bác Hồ, biết làm theo 5 điều Bác dạy.
II- Đồ dùng dạy học: Tranh SGK, bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy học. 
Hoạt động của GV
1- Kiểm tra bài cũ (5’) 
- Gọi 2HS đọc bài: Cây đa quê hương, TLCH
- Nhận xét- đánh giá.
- Rèn phát âm l/n: GV đưa câu:
 Long lanh đỏy nước in trời
Thành xõy khúi biếc non phơi búng vàng.
- GV đọc mẫu.
- Yêu cầu HS luyện đọc câu thơ.
- Nhận xét- sửa sai.
2- Bài mới:
a- Giới thiệu bài.(3’) Giới thiệu chủ đề Bác Hồ học trong tuần 30 + 31
- Gv đưa tranh, hướng dẫn HS tìm hiểu tranh
- Giới thiệu bài: Khi còn sống, Bác Hồ luôn dành tất cả sự quan tâm của mình cho thiếu nhi. Bài tập đọc Ai ngoan sẽ được thưởng sẽ cho các con thấy rõ điều đó.
Hoạt động của HS
- 2HS đọc bài cũ và trả lời câu hỏi.
- HS nghe GV đọc.
- 2 HS đọc cá nhân.
- Nhận xét bạn đọc.
- HS nghe
- HS quan sát tranh.
- HS nghe giới thiệu bài.
b- Nội dung: 
HĐ1:Luyện đọc(30’)
a, Đọc mẫu.
- Giáo viên đọc mẫu. 
? Bài này đọc với giọng như thế nào?
GV nêu: Bài này đọc với giọng kể chuyện vui. Giọng đọc lời Bác ôn tồn, trìu mến. Giọng các cháu vui vẻ, nhanh nhảu. Giọng Tộ khẽ, rụt rè.
b, Luyện phát âm.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp nhau, mỗi bạn một câu.
 Chú ý: Khi đọc lời nhân vật phải đọc hết lời nói của người đó.
- GV nghe, chỉnh sửa cho HS. Viết những từ mà HS đọc sai lên bảng, yêu cầu HS đọc lại cho đúng.
- Y/ c HS nối tiếp nhau đọc lại cả bài.
GV nghe và chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS, nếu có.
c, Luyện đọc đoạn
- Bài này có thể chia ra làm mấy đoạn?
- Phân chia các đoạn như thế nào?
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp.
GV nghe và chỉnh sửa cách đọc từng đoạn.
- GV đưa bảng phụ viết sẵn đoạn trích:Y/c HS thảo luận nhóm 2 nêu cách ngắt giọng.
- GV kết hợp giải nghĩa từ. Gọi HS đọc phần chú giải SGK.
Lời non nớt: là lời của trẻ em ngây thơ.
Trìu mến: Thể hiện tình yêu thương. 
Mừng rỡ là vui mừng lộ ra bên ngoài.
*KKHS đặt câu với từ: trìu mến.
- Luyện đọc trong nhóm.
 GV y/c HS luyện đọc đoạn theo nhóm 3.
 d, Thi đọc giữa các nhóm.
 GV theo dõi, sửa lỗi phát âm cho HS
e, Đọc đồng thanh.
- Y/c cả lớp đọc đồng thanh cả bài 1 lần.
- Học sinh theo dõi đọc thầm.
- Giọng kể chuyện vui. 
- HS luyện đọc cá nhân.
- Học sinh đọc nối tiếp mỗi em một câu
Non nớt, reo lên, nhận lỗi,...
- HS đọc cá nhân.
- Cả lớp đọc đồng thanh các từ đó.
- Đọc bài nối tiếp, đọc từ đầu cho đến hết, mỗi HS chỉ đọc 1 câu.
- HS nêu: Chia làm 3 đoạn.
Đoạn 1: Một hôm.... nơi tắm rửa.
Đoạn 2: Khi trở lại.....đồng ý ạ!
Đoạn 3: Phần còn lại.
-3 HS luyện đọc 3 đoạn.
- HS khác nghe- nhận xét- đánh giá.
HS thảo luận nhóm 2 nêu cách ngắt giọng.
1HS đọc, lớp theo dõi phát hiện cách ngắt giọng, cả lớp luyện đọc.
- Các cháu ăn có no không? 
 - No ạ!
- Các cô có mắng phạt các cháu không? 
 - Không a!
- Thưa Bác, hôm nay cháu không vâng lời cô . Cháu chưa ngoan nên không được ăn kẹo của Bác.
- Cháu biết nhận lỗi thế là ngoan lắm! Cháu vẫn được phần kẹo như các bạn khác.
- HS luyện đọc theo nhóm 3.
- 3 nhóm thi đọc.
Mỗi nhóm 3 HS, mỗi HS đọc 1 đoạn.
- Cả lớp đọc đồng thanh một lần.
TIẾT 2
HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu bài (15’)
+Yêu cầu 1 HS đọc lại đoạn 1
- Bác Hồ đi thăm những nơi nào trong trại nhi đồng ?
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm 
- HS HĐ cá nhân
 Bác đi thăm phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp, nơi tắm 
+ Yêu cầu HS đọc đoạn 2
- Bác Hồ hỏi các em những điều gì ? 
- 1-2 em đọc
- HS HĐ cá nhân.
 Các cháu chơi có vui không ? 
 Các cháu ăn có no không ?
- Những câu hỏi của Bác cho thấy điều gì ?
- HS HĐ cá nhân.
Bác quan tâm rất tỉ mỉ đến cuộc sống của thiếu nhi 
- Các em đề nghị Bác chia kẹo cho những ai ?
- HS HĐ cá nhân.
 Các bạn đề nghị Bác chia kẹo cho những người ngoan, Chỉ ai ngoan mới được ăn kẹo 
+ Yêu cầu HS đọc đoạn 3
- Tại sao bạn Tộ không dám nhận kẹo Bác chia ? 
- 1HS đọc
- HS HĐ cá nhân.
Vì Tộ nhận thấy hôm nay mình chưa ngoan, chưa vâng lời cô 
- Tại sao Bác khen bạn Tộ ngoan ?
- GDKNS: kĩ năng tự nhận thức, ra quyết định.
* KKHS trả lời: Câu chuyện nói lên điều gì?
Củng cố nội dung bài: Bác Hồ rất yêu quí thiếu nhi. Bác luôn quan tâm đến việc ăn, ở, học hành của các cháu.
HĐ2: Luyện đọc lại (15’)
- GV hướng dẫn đọc phân vai.
Gọi 2 nhóm thi đọc phân vai.
Thảo luận nhóm 2.
- Bác khen bạn Tộ ngoan vì bạn Tộ biết nhận lỗi .
-Bác Hồ rất yêu quí thiếu nhi. Bác luôn quan tâm đến việc ăn, ở, học hành của các cháu.
- HS đọc nhóm 4.
4 hs tự phân vai luyện đọc( vai người dẫn chuyện, em bé, Bác Hồ, Tộ)
3. Củng cố - dặn dò(1-2’)
? Bác Hồ là người như thế nào?
? Để tỏ lòng biết ơn Bác chúng ta cần làm gì?
Giáo dục học sinh lòng kính yêu Bác Hồ, biết làm theo 5 điều Bác dạy.
 - Nhận xét tiết học. 
- Về nhà đọc lại bài và trả lời các câu hỏi của bài. 
Chuẩn bị bài" Cháu nhớ Bác Hồ" và luyện phát âm chuẩn qua câu thơ :
Nước non nặng một lời thề,
Nước đi, đi mói khụng về cựng non.
Nhớ lời nguyện nước thề non,
 Nước đi chưa lại non cũn đứng khụng.
-Bác Hồ rất yêu quí thiếu nhi. Bác luôn quan tâm đến việc ăn, ở, học hành của các cháu.
- Kính yêu Bác. Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
- HS nghe GV dặn dò.
____________________________________
To¸n
KI – LÔ - MÉT
I- Mục tiêu:
- HS biết được kí hiệu, tên gọi và độ lớn của đơn vị đo độ dài km. Mối quan hệ giữa m và km.Cách tính độ dài của đường gấp khúc. (BT cần làm 1,2,3.)
- Có biểu tượng ban đầu về khoảng cách đo bằng km.Rèn kĩ năng làm toán có đơn vị đo kèm theo. 
- Tích cực trong học tập.
II.Đồ dùng: Bản đồ Việt Nam
III.Hoạt động dạy học:
1/Kiểm tra bài cũ(5’): 
- Y/C H. làm bài vào vở nháp, gọi 1 HS lên bảng làm bài theo yêu cầu sau: 
- Điền số vào chỗ chấm: 1m = ... cm; 1m = ... dm; ... dm = 100cm.
- Nhận xét- ghi điểm.
2/Bài mới:
Hoạt động của GV
1/Kiểm tra bài cũ(5’): 
- Y/C HS làm bài vào vở nháp, gọi 1 HS lên bảng làm bài theo yêu cầu sau: 
- Điền số vào chỗ chấm: 1m = ... cm; 1m = ... dm; ... dm = 100cm; 5 m =... dm
- Nhận xét- ghi điểm.
2/Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu km(5- 7’)
- Hãy kể tên các đơn vị đo độ dài đã học?
-Nêu: để đo độ dài lớn hơn như đo đường quốc lộ, độ dài lòng sông...ta dùng đơn vị đo là ki lô mét. Ki lô mét kí hiệu là km.
- 1 km có độ dài là 100m.
- Y/C HS viết 1km = 100m.
Chốt: Ki lô mét là đơn vị đo độ dài lớn nhất.
HĐ2: Thực hành(25’)
Bài 1: -Y/C HS tự làm bài sau đó đổi chéo kiểm tra nhau.
1km =.m m = 1 km
1m =.dm dm = 1 m
1 m =cm cm = 1 dm
Chốt: cách đổi đơn vị đo độ dài đã học
Bài 2: - Vẽ đường gấp khúc, y/c HS đọc tên đường gấp khúc.
- Y/C HS thảo luận nhóm đôi các câu hỏi trong bài và đưa ra câu trả lời đúng trước lớp.
Chốt: Câu trả lời đúng
Quãng đường AB dài 23 km; 
Quãng dường từ B đến C dài 90 km; 
Quãng đường từ C đến A dài 65 km.
Bài 3: - Treo bản đồ, y/c HS quan sát bản đồ.
- Y/C HS lên bảng chỉ quãng đường từ Hà Nội đến Cao Bằng và cho biết quãng đường đó dài bao nhiêu km?.
- Y/C HS thực hành chỉ bản đồ và đọc tên, độ dài các tuyến đường .
Chốt: cách điền đúng
*KKHS làm thêm bài4.
Bài 4: - Y/C HS tự làm và gọi 2 HS hỏi đáp
- Y/C HS khác nhận xét bổ sung.
Chốt: Câu trả lời đúng
3.Củng cố, dặn dò(1’): 
- Nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- Vận dụng đơn vị đo ki-lô-mét vào cuộc sống đo độ dài quãng đường.
Hoạt động của HS
- HS hoạt động cá nhân làm vở nháp, 1 HS lên bảng.
1m = 100 cm; 1m = 10 dm
10 dm = 100cm ; 5m = 50 dm
 1HS nhận xét bài bạn.
- Nối tiếp nhau kể tên các đơn vị đo độ dài đã học.
- Nghe và quan sát 
- Viết bảng con
- HS tự làm cá nhân sau đó đổi chéo vở kiểm tra nhau.
1km = 1000m 1000m = 1 km
1m = 10dm 10 dm = 1 m
1 m = 100 cm 10cm = 1 dm
- Quan sát và đọc tên đường gấp khúc: ABCD.
HS thảo luận nhóm 2.
- Thực hiện theo y/c: Quãng đường AB dài 23 km; Quãng dường từ B đến C dài 90 km; Quãng đường từ C đến A dài 65 km.
HS hoạt động cá nhân.
- Quan sát bản đồ.
- Thực hiện theo y/c của chỉ quãng đường từ Hà Nội đến Cao Bằng và trả lời: đoạn đường đó dài 285 km.
- 6 HS lên bảng thực hiện theo y/c 
H Đ nhóm 2.
- Thực hiện theo y/c
VD: HS1: Cao Bằng và Lạng Sơn nơi nào xa Hà Nội hơn?
HS 2: Cao Bằng xa Hà Nội hơn Lạng Sơn .
_____________________________________________________________________________
Thứ ba ngày 2 tháng 4 năm 2013
Tập đọc
CHÁU NHỚ BÁC HỒ
I- Mục tiêu:Giúp hs
- Hiểu nội dung: Bạn nhỏ miền Nam sống trong vùng địch tạm chiếm, mong nhớ tha thiết Bác Hồ. Hiểu tình cảm kính yêu vô hạn của thiếu nhi miền Nam, thiếu nhi cả nước đối với Bác. 
- Đọc lưu loát toàn bài thơ. Ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ. Thể hiện vẻ đẹp thương nhớ Bác qua giọng đọc. Hiểu các từ ngữ: cất thầm, ngẩn ngơ, ngờ 
- Kính yêu Bác Hồ. 
II- Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài tập đọc, ảnh Bác Hồ, bảng phụ 
III- Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
A. Bài cũ (5’): 2 HS đọc bài "Ai ngoan sẽ được thưởng" + trả lời câu hỏi SGK .
GV nhận xét- ghi điểm.
Hoạt động của HS
- 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
 HS khác nhận xét.
B. Bài mới (30’)
1. Giới thiệu bài(1’) 
2. Nội dung:
HĐ1: Luyện đọc (17’)
Q s tranh minh hoạ bài tập đọc, ảnh Bác Hồ.
a, GV đọc mẫu
? Bài này đọc với giọng như thế nào?
GV nêu: Bài này đọc với giọng tình cảm, tha thiết, nhấn giọng ở những từ ngữ tả cảm xúc, tâm trạng bâng khuâng, ngẩn ngơ của bạn nhỏ.
b, Luyện phát âm: Yêu cầu HS tìm từ khó đọc 
GV ghi các từ HS nêu lên bảng.
- Y/ c HS nối tiếp đọc từng câu.
- Theo dõi, 1 HS đọc 
- Giọng đọc tình cảm, tha thiết.
- Ô Lâu, bâng khuâng, lời, bấy lâu  
- 5 HS đọc từ cá nhân, theo tổ, đồng thanh cả lớp.
- Mỗi HS đọc 1 câu đến hết bài.
c, Luyện đọc đoạn
- HD HS ngắt giọng một số câu thơ khó ngắt.
( Treo bảng phụ ghi các câu thơ cần luyện đọc )
- Luyện ngắt giọng các câu: 
VD: Nhớ hình Bác giữa bóng cờ/
Hồng hào đôi má/ bạc phơ mái đầu//
- HD HS chia bài thơ làm 2 đoạn.
Đoạn 1: 8 câu thơ đầu.
 ... iết học.
- Về nhà tập phân tích cấu tạo của số có ba chữ số bất kì.
_____________________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 13 tháng 4 năm 2012
Toán
PHÉP CỘNG (KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 1000
I - Mục tiêu:
- HS biết thực hiện phép cộng các số có 3 chữ số(không nhớ) theo cột dọc.
- Rèn kĩ năng tính toán nhanh.
Khuyến khích HS nêu được cách tính trong phép cộng các số có 3 chữ số (không nhớ).
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác.
II- Đồ dùng dạy học: 
- Các hình vuông biểu diễn
III- Các hoạt động dạy học.
1- Kiểm tra bài cũ: Y/c Hs làm lại BT2 tiết trước.
2- Bài mới.
 a - Giới thiệu bài.(1’)
 b- Nội dung.
HĐ1:Hướng dẫn cộng các số có 3 chữ số (7- 8’’)
- Giới thiệu phép cộng
- Gv nêu bài toán, gắn hình biểu diễn lên bảng 
- Muốn biết có tất cả bao nhiêu hình vuông ta làm như thế nào?
- i tìm kết quả
- Tổng 326 và 253 có tất cả mấy trăm? mấy chục? mấy đơn vị?
- Vậy 326 cộng 253 bằng bao nhiêu?
- Đặt tính và thực hiện phép tính
- GV gọi 1 HS đặt tính, nêu cách đặt tính
- Thực hiện phép tính
- Cho cả lớp thực hiện đồng thanh
Củng cố cách cộng: thực hiện từ hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm
- HS nghe, phân tích đề toán
- Thực hiện phép cộng 326 + 253
- Có 5 trăm, 7 chục, 9 đơn vị
- 326 + 253 = 579
- 1 HS đặt tính bảng lớp, cả lớp đặt tính bảng con
- HS làm bài, chữa bài
HĐ2:Luyện tập(25’)
Bài 1( cột 1,2,3) GV đọc yêu cầu
Chữa bài, chốt cách đặt tính, cách tính.
Bài 2: (a)GV yêu cầu HS đặt tính rồi tính
- Thu 1 số bài chấm, nhận xét.
Chữa bài, chốt cách đặt tính, cách tính.
Bài 3: Tổ chức cho HS tự làm bài và nêu kết quả.
Các số trong bài tập là các số như thế nào? 
Chốt: cách tính nhẩm, chỉ ghi lại kết quả.
- Cả lớp làm bài bảng con
- 3 em lên bảng
- Chữa bài - nhận xét.
- HS nêu cách làm.
- Làm bài vào vở.
- Cả lớp tự nhẩm và nêu kết quả.
- Nhận xét.
3- Củng cố dặn dò:(1’)
- Nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà áp dụng kiến thức đã học, tự lấy ví dụ và thực hiện tính, đặt tính.
______________________________
Tập làm văn
NGHE VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI
I.Mục tiêu:
- Nghe kể và nhớ lại được nội dung câu chuyện " Qua suối ". Trả lời được nội dung câu chuyện. Viết được câu trả lời theo ý hiểu của mình. Hiểu nội dung câu chuyện. Biết nghe và đánh giá câu trả lời của bạn.
Khuyến khích HS nêu được nội dung câu chuyện.
- Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi. Hiểu thêm về Bác, người luôn lo lắng cho nhân dân.
II- Đồ dùng dạy học: Bảng chép sẵn nội dung câu hỏi.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ(5’) 
- Đọc câu trả lời bài " Sự tích hoa dạ ... "
- Nhận xét- ghi điểm
2.Bài mới: 
HĐ1:Giới thiệu bài(1’)
HĐ2: Hướng dẫn học sinh làm bài(28’)
 Bài 1: Giáo viên kể lần 1.
- Yêu cầu học sinh đọc câu hỏi dưới bức tranh.
*Nội dung của câu chuyện
- Bác là người luôn lo lắng cho nhân dân, quan tam tới tất cả mọi người.
- Giáo viên kể lần 2, kết hợp cho học sinh quan sát tranh và thực hành hỏi - đáp.
Nhận xét.
Chốt : câu trả lời dúng
Bài 2: Tổ chức cho học sinh thực hành hỏi - đáp theo cặp và sau đó ghi lại các câu trả lời vào vở.
- Yêu cầu học sinh nhận xét 
 Nhận xét.
 Chốt: cách đặt câu, cách sử dụng từ
- Nghe giáo viên kể.
- Học sinh đọc câu hỏi.
- Học sinh thực hành hỏi - đáp theo cặp -> kể lại câu chuyện.
- Hs : trả lời
- Học sinh thực hành hỏi - đáp.
- Viết lại câu trả lời vào vở -> 1 số em đọc bài viết lên.
- Nhận xét bài của bạn.
3. Củng cố, dặn dò(1- 2’):
- Nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà tập vận dụng nghe và trả lời câu hỏi của người thân, bạn bè mình.
_______________________________
Tự nhiên xã hội
NHẬN BIẾT CÂY CỐI VÀ CÁC CON VẬT
I.Mục tiêu:
- HS nhớ lại các kiến thức đã học về cây cối, các con vật.
- Biết được những cây cối vừa sống đựơc ở dưới nước, vừa sống được ở trên cạn. Nhận biết chính xác các loài cây.
Khuyến khích HS : nêu được một số điểm khác nhau giữa cây cối (thường đứng yên tại chỗ, có rễ, thân , lá, hoa), và con vật(di chuyển được, có đầu, mình, chân, một số loài có cánh)
- Có ý thức bảo vệ các cây cối và các con vật.
- GDKNS: kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí các thông tin về cây cối và các con vật; kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ cây cối và các con vật; kĩ năng hợp tác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
II- Đồ dùng dạy học:	
- Tranh ảnh sưu tầm.
III- Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ(5’): Kể tên 3 loài vật sống ở nước ngọt?
	 Kể tên 3 loài vật sống ở nước mặn?
2. Bài mới. a:Giới thiệu bài(1’)
 b:Nội dung:
HĐ1: Làm việc với SGK để nhận biết cây cối và con vật.(12- 15’)
- Bước 1: Cho học sinh làm việc theo nhóm.
? Cây cối có thể sống ở đâu.
? Các con vật có thể sống ở đâu.
- Bước 2: Làm việc cả lớp.
-> Chốt: Cây cối có thể sống ở mọi nơi: trên cạn, dưới nước và hút chất bổ dưỡng trong không khí.
- Học sinh quan sát tranh 62, 63 và trả lời câu hỏi.
+ ở dưới nước , trên cạn, trên vách núi đá...
- Đại diện nhóm trình bày theo nội dung câu hỏi trên.
HĐ2: Triển lãm củng cố những kiến thức đã học về cây cối và con vật. (12- 15’)
- Chia lớp thành 4 nhóm và giao việc.
+ N1: ảnh cây con sống trên cạn.
+ N2: ảnh cây con sống dưới nước.
+ N3: ảnh cây con sống dưới nứơc và trên cạn.
+ N4: ảnh cây con sống trên không.
- Treo sản phẩm: 	
- Các nhóm trưng bày treo tranh ảnh trước lớp và giới thiệu.	 
- Nhóm khác đặt câu hỏi trả lời.
- GV nhận xét kết quả trao đổi của các nhóm, tuyên dương nhóm nào làm việc tốt.
3. Củng cố- dặn dò(1-2’): 
- Nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- Cần biết chăm sóc con vật và cây cối xung quanh nhà ở.
_______________________________
Mĩ thuật
GV chuyên soạn giảng
_______________________________
Chiều	 
Luyện viết chữ đẹp
LUYỆN VIẾT CHỮ HOA M
I. Mục tiêu
- HS nắm được kĩ thuật viết chữ hoa M kiểu chữ nghiêng. Hiểu ý nghĩa câu ứng dụng:Mặt hoa 
da phấn.
- Viết đúng, viết đẹp các chữ hoa , cụm từ ứng dụng, cỡ vừa và nhỏ, theo kiểu nghiêng.
 - GD tính cẩn thận, kiên trì.
II. Đồ dùng dạy học: 
 GV:- Bảng chữ cái viết nghiêng nét đều và bảng chữ cái viết nghiêng thanh đậm.
 HS: Vở Tập viết 2, tập một; vở luyện viết chữ đẹp (Quyển 2) .
 III. Các hoạt động dạy học. 
1 - Bài cũ:
 - Yêu cầu viết chữ hoa A cỡ nhỏ, kiểu đứng vào bảng con.
 - 2 HS lên viết trên bảng lớp, cả lớp viết bảng con.
2 - Bài mới. 
 HĐ1: HD viết chữ hoa M
- GV viết mẫu
- Cho HS so sánh chữ M (kiểu chữ đứng) với chữ hoa M (kiểu nghiêng) 
*1 HS nhắc lại quy trình viết 
- GV viết mẫu - Hướng dẫn viết.
- Nhận xét , sửa chữa.
HĐ2: HD HS viết chữ nghiêng: Mặt.
- GV viết mẫu.
- Cho HS nhận xét độ cao của các con chữ trong chữ.
*Cho HS nhận xét 2 cách viết: Mặt; Mặt.
HĐ3: Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng.
- GT câu ứng dụng.
- Cho HS nhận xét độ cao các con chữ trong 1 chữ, k/c giữa chữ với chữ,...
- Lưu ý HS độ nghiêng của chữ.
HĐ4: Hướng dẫn viết thanh đậm.
- GV viết mẫu - Hướng dẫn viết.
HĐ5: GV chấm1 số bài , nhận xét.
- Tuyên dương những em viết đẹp.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhắc lại quy trình viết chữ hoa M( kiểu 2)
- Nhận xét giờ học. Khen những em viết đẹp.
- Dặn dò: Luyện kĩ năng viết chữ đúng, đẹp.
- Quan sát.
- Nêu cấu tạo chữ.
- HS tự nêu cách viết.
- 1 HS nhắc lại quy trình viết
- HS viết bảng con.
- HS nêu.
- Viết bảng con 2 - 3 lần.
- Nêu nhận xét.
- Viết bảng con.
- Luyện viết vở Luyện viết (Quyển 2.)
- HS trả lời.
____________________________________
Tiếng Việt(tăng)
LUYỆN TẬP VỀ NGHE – TRẢ LỜI CÂU HỎI
I - Mục tiêu:
- Nghe kể chuyện và nhớ được nội dung câu chuyện " Bảo vệ như thế là rất tốt ". Viết được câu trả lời theo ý hiểu của mình. Biết nghe và đánh giá câu trả lời của bạn.
- Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi, nghe, nhận xét chính xác.
Khuyến khích HS kể lại được toàn bộ câu chuyện.
Giáo dục HS ý thức học tập bộ môn
II. Chuẩn bị: 
- GV: Hệ thống bài tập.
- HS:Vở bài tập Tiếng Việt 2II
III- Các hoạt động dạy- học:
HĐ1. Ôn tập kiến thức lí thuyết(5')
- Muốn nghe - trả lời câu hỏi đúng, đủ ta cần lưu ý điều gì?
HS hoạt động nhóm đôi: Muốn trả lời câu hỏi đúng, đủ ta cần lưu ý lắng nghe và ghi nhớ nội dung bài đọc và nội dung câu hỏi.
Chốt: Khi trả lời câu hỏi ta cần nhắc lại một phần câu hỏi
HĐ2:Thực hành:(25-28’)
 HS làm bài tập sau:
Bài 1- Giáo viên kể chuyện " Bảo vệ như thế là rất tốt".
?Ngày đầu đứng gác trước nhà Bác, Nha có tâm trạng gì ?
? Khi nhìn thấy 1 cụ già cao , gầy... bước tới phía mình, Nha chưa kịp hỏi, ông cụ đã nói gì? làm gì?
? Sau đó Nha đã ứng xử như thế nào.
? Việc làm của Nha có bị Bác phê bình không ? Bác đã nói gì ?
? Qua câu chuyện trên em thấy Bác là người như thế nào.
Giáo viên chốt: Bác là người giàu lòng nhân hậu và rất tôn trọng nội quy.
* Yêu cầu HS kể lại toàn bộ câu chuyện
- Nghe kể chuỵên
+ Lo lắng ( hồi hộp ) và tự hào.
- Học sinh trả lời tiếp.
+ Ông cụ cất tiếng chào
- Chú gác ở đây à?
- Nói rồi cụ đi vào nhà.
Nha vội nói... có giấy mới được vào mà!
- Việc làm của... là rất tốt.
- Học sinh tự rút ra ý nghĩa nội dung.
-1,2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
Bài 2. Cho học sinh thực hành trả lời các câu hỏi trên vào vở.
- HS làm bài vào vở
HĐ3: Theo dõi HS làm bài, chấm, chữa bài(7-8')
HĐ4: Củng cố dặn dò:(1-2')
- Nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà tập kể lại câu chuyện.	
_______________________________
Hoạt động tập thể
SINH HOẠT SAO
I. Mục tiêu
- Các sao nhi thấy được ưu, nhược điểm của mình, của bạn 
- Biết phát huy ưu điểm, khắc phục những mặt tồn tại. 
- Nắm được phương hướng tuần tới. 
II. Chuẩn bị: Gương sao chăm ngoan.
III. Nội dung: 
HĐ1. Các phụ trách sao lên nhận xét chung về ưu điểm, nhược điểm mọi mặt: 
 - Truy bài đầu giờ
 - ý thức học tập
 - Thể dục
 - Ca múa hát giữa giờ.
HĐ2. Các sao nhi phát biểu ý kiến. 
HĐ3. GV nhận xét, đánh giá. Tuyên dương các sao chăm chỉ học tập, ngoan ngoãn. Nhắc nhở các sao chưa ngoan.
HĐ4.Vui văn nghệ: Các sao tự chọn các tiết mục văn nghệ để biểu diễn trước lớp.
IV. Phương hướng
- Khắc phục những nhược điểm của tuần qua
- Duy trì và phát huy tốt nề nếp sẵn có.
_____________________________________________________________________________
 Kiểm tra, ngày 09 tháng 4 năm 2012

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan30-lop2-hanh.doc