TUẦN 5
Thứ hai ngày 21 tháng 9 năm 2011
Tập đọc
CHIẾC BÚT MỰC
I.Mục tiêu:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng; bước đầu biết dọc rõ lời nhân vật trong bài.
- Hiểu ND: Cô giáo khen ngợi bạn Mai là cô bé chăm ngoan, biết giúp đỡ bạn. (Trả lời được câu hỏi 2, 3, 4, 5)
- HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 1.
II. Các kĩ năng, phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông, kĩ năng hợp tác, kĩ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề.
- PP/ KT: Trải nghiệm, thảo luận nhóm , trình bày ý kiến cá nhân, phản hồi tích cực.
III. Đồ dùng dạy học:
Tranh phóng to SGK.
IV.Các hoạt động dạy - học:
TUẦN 5 Thứ hai ngày 21 tháng 9 năm 2011 Tập đọc CHIẾC BÚT MỰC I.Mục tiêu: - Biết ngắt nghỉ hơi đúng; bước đầu biết dọc rõ lời nhân vật trong bài. - Hiểu ND: Cô giáo khen ngợi bạn Mai là cô bé chăm ngoan, biết giúp đỡ bạn. (Trả lời được câu hỏi 2, 3, 4, 5) - HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 1. II. Các kĩ năng, phương pháp và kĩ thuật dạy học: Kĩ năng thể hiện sự cảm thông, kĩ năng hợp tác, kĩ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề. PP/ KT: Trải nghiệm, thảo luận nhóm , trình bày ý kiến cá nhân, phản hồi tích cực. III. Đồ dùng dạy học: Tranh phóng to SGK. IV.Các hoạt động dạy - học: Tiết 1 1. Bài cũ: - Gọi 3 học sinh đọc 3 đoạn bài “Trên chiếc bè” và trả lời câu hỏi: * Sau mỗi học sinh đọc và trả lời:gọi học sinh khác nhận xét và giáo viên ghi điểm. 2. Dạy học bài mới: 2.1. Giíi thiÖu bµi: Ghi tên bài lên bảng a. Đọc mẫu: Giáo viên đọc mẫu 1 lần b. Luyện đọc * Đọc từng câu: (2 lượt) - Lượt 1: HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài GV hướng dẫn học sinh đọc tiếng khó dễ lẫn: hồi hộp, ngạc nhiên, ngạc nhiên, nức nở, loay hoay - Lượt 2: HS tiếp tục nối tiếp nhau luyện đọc từng câu. c. Học sinh đọc đoạn trước lớp: (2 lượt) - Lượt 1: Gọi HS đọc nối tiếp đoạn kết hợp hướng dẫn đọc ngắt nghỉ hơi câu dài. + Ở lớp 1A học sinh bắt đầu được viết bút mực chỉ còn / Mai và Lan vẫn phải viết bút chì. + Thế là trong lớp / chỉ còn mình em / viết bút chì. - Lượt 2: HS tiếp tục đọc nối tiếp đoạn trước lớp. - HD HS hiểu nghĩa từ chú giải + Hồi hộp: Không yên lòng, chờ đợi một điều gì đó. + Loay hoay: Xoay trở mãi, không biết nên làm thế nào. + Ngạc nhiên: lấy làm lạ. d. Đọc đoạn trong nhóm. - Nhóm trưởng báo cáo kết quả đọc của nhóm. e. Các nhóm thi đọc: GV và cả lớp nhận xét bình chọn nhóm đọc hay. g. Cả lớp đọc đồng thanh Tiết 2 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài. - Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 1 - Một học sinh đọc và hỏi: Thế trong lớp còn mấy bạn phải viết bút chì? Bạn Lan và Mai * Câu hỏi 1: (Dành cho HS khá giỏi) Gọi 1 HS đọc câu hỏi - Những từ ngữ nào cho biết Mai mong được viết bút mực? + HS đọc thầm đoạn 1 và 2 để trả lời: (Thấy Lan được cô cho viết bút mực, Mai hồi hộp nhìn cô. Mai buồn lắm vì trong lớp chỉ còn mình em viết bút chì) - GV cùng cả lớp nhận xét bổ sung GV: Lan được viết bút mực còn Mai thì chưa. Vậy chuyện gì xảy ra chúng ta học tiếp đoạn còn lại. * GV mời 1HS đọc câu hỏi 2: Chuyện gì đã xẩy ra với Lan? - HS nêu câu hỏi và đọc thầm đoạn 3 để trả lời (Lan được viết bút mực nhưng lại quên bút. Lan buồn gục đầu xuống bàn khóc nức nở) - HS khác nhận xét bổ sung * Câu hỏi 3: Vì sao Mai loay hoay mãi với cái hộp bút? - HS hoạt động theo nhóm đôi. - GV nêu câu hỏi HS Thảo luận nhóm đôi để trả lời: Vì nửa muốn cho bạn mượn bút, nửa lại tiếc) - Các nhóm khác nhận xét bổ sung * Câu hỏi 4: Khi biÕt m×nh còng ®îc viÕt bót mùc Mai nghÜ vµ nãi thÕ nµo? ( Mai thấy tiếc nhưng rồi em vẫn nói: “cứ để bạn Lan viết trước”) * Câu hỏi 5:Vì sao cô giáo khen mai? HS thảo luận nhóm lớn. Các nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung GV: Mai là cô bé tốt bụng, chân thực. 4. Luyện đọc lại. - 4 em một nhóm tự phân vai thi đọc toàn chuyện. - Lớp và GV nhận xét. 5. Củng cố - dặn dò: -Yêu cầu một học sinh đọc toàn bài. GV hỏi: Câu chuyện này nói lên điều gì? (nói về chuyện bạn bè, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau). Em thích nhân vật nào nhất? Vì sao? Thích Mai vì Mai là người bạn tốt luôn giúp đỡ bạn tốt. GV liên hệ giáo dục HS qua bài học. - Nhận xét tiết học, tuyên dương những em học tốt, động viên khuyến khích các em đọc còn chậm, nhỏ giờ sau cố gắng hơn. - Dặn: Về nhà học lại bài và luôn giúp đỡ người khác. Về đọc kĩ bài để tiết sau kể chuyện. Chuẩn bị bài sau: Mục lục sách. ------------------------------***----------------------------- Toán 38 + 25 I.Mục tiêu: giúp HS: - Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 38 + 25. - Biết giải bài giải bài toán bằng một phép cộng các số với số đo có đơn vị dm. - Biết thực hiện phép tính 9 hoặc 8 cộng với một sốddeer so sánh hai số. II. Đồ dùng dạy học: Năm bó một chục và 13 que tính rời. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ: HS1: Đặt tính rồi tính: 48 + 5 ; 29 + 8 Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính 29 + 8 HS2: Giải bài toán: Có: 28 hòn bi Thêm: 5 hòn bi Tất cả: ... hòn bi? 2. Dạy học bài mới: 2.1 Giới thiệu bài: Hôm nay cô sẽ dạy cho các em học công thức cộng có nhớ dạng: 38 + 25 2.2 Phép cộng 38 + 25 Bước 1: Giới thiệu: Nêu bài toán: Có 38 que tính thêm 25 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính? - Để biết có bao nhiêu que tính ta làm thế nào? Bước 2: Tìm kết quả - Giáo viên yêu cầu học sinh sử dụng que tính để tìm kết quả. - HS Thao tác trên que tính và nêu: 38 que tính thêm 25 que tính bằng 63 que tính. GV: Vậy 38 + 25 = ? Bước 3: Đặt tính và thực hiện phép tính - Em đặt tính như thế nào? * Đặt tính: + Viết 38 rồi viết 25 dưới 38 sao cho 5 thẳng cột với 8, 2 thẳng cột với 3. + Viết dấu + + Kẻ vạch ngang. 38 + 25 63 - Nêu lại cách thực hiện phép tính? - Học sinh nêu tính từ phải sang trái. - Yêu cầu học sinh khác nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính 38 + 25. * Lưu ý: Có nhớ 1 vào tổng các số chục 2. Thực hành: * Bài 1: (Cột 1, 2, 3) HS nêu yêu cầu BT GV hướng dẫn HS tự làm vào vở Đổi chéo bài KT. Lưu ý: Phân biệt phép cộng có nhớ và không nhớ. * Bài 3: Hướng dẫn HS vẽ rồi tự nêu cách giải. Bài giải: Con kiến phải đi đoạn đường dài là: 38 + 24 = 62 (dm) Đáp số: 62dm. * Bài 4: (Cột 1) GV hướng dẫn cách làm. - HS làm bài – GV theo dõi hướng dẫn thêm cho các em còn chậm. 3. Nhận xét - dặn dò: Làm bài ở vở BT. Chuẩn bị bài sau ---------------------------***--------------------------- Tiết 4: Đạo đức GỌN GÀNG – NGĂN NẮP (Tiết 1) I. Mục tiêu: - Biết cần phải giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi như thế nào. - Biết được lợi ích của việc giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi. - Thực hiện giữ gìn gọn gàng ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi. - HS khá giỏi tự giác thực hiện giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi. II. Các kĩ năng, phương pháp và kĩ thuật dạy học: Kĩ năng quản lí thời gian học tập của bản thân. PP/ Kt: Thảo luận nhóm; động não. III. Tài liệu và phương tiện: · Bộ tranh thảo luận nhóm HĐ 2. · Dụng cụ diễn kịch HĐ 1. IV. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra sách vở của HS · Em hãy kể 1 vài trường hợp mắc lỗi và sử lỗi. 3. Bài mới. Hoạt động 1: Hoạt cảnh: Đồ dùng để ở đâu? * Mục tiêu: Giúp HS nhận thấy lợi ích của việc sống gọn gàng - ngăn nắp. * Cách tiến hành: · GV chia nhóm HS và giao kịch bản để các nhóm chuẩn bị. Kịch bản: Dương đang chơi thì bị Trung gọi: - Dương ơi, đi học thôi! DƯƠNG: - Đợi tí! Tớ lấy cặp sách đã. Dương loay hoay tìm nhưng không thấy. TRUNG (vẻ sốt ruột): - Sao lâu thế! Thế cặp sách của ai trên bệ cửa sổ kia? DƯƠNG: (vỗ vào đầu): À! Tớ quên. Hôm qua vội đi đá bóng, tớ để tạm đấy. DƯƠNG: (mở cặp sách): Sách toán đâu rồi? Hôm qua tớ vừa làm BT cơ mà. Cả hai cùng loay hoay tìm quanh nhà và hú gọi: - Sách ơi! Sách ở đâu? Sách ời! Hãy ới lên một tiếng đi! TRUNG: (giơ hai tay): - các bạn ơi! Chúng mình nên khuyên Dương như thế nào đây? · Một số nhóm trình bày à HS thảo luận sau khi xem hoạt cảnh: + Vì sao bạn Dương không tìm thấy cặp và sách vở? + Qua hoạt cảnh trên em rút ra điều gì? * Kết luận: Tính bừa bãi của bạn Dương khiến nhà cửa lộn xộn làm mất nhiều thời gian tìm kiếm sách vở, đồ dùng khi cần đến. Do đó, các em nên rèn luyện thói quen gọn gàng, ngăn nắp trong sinh hoạt. Hoạt động 2: Thảo luận nhận xét nội dung tranh. * Mục tiêu: Giúp HS biết phân biệt gọn gàng ngắn nắp và chưa gọn gàng, ngăn nắp. * Cách tiến hành: · GV chia nhóm HS và giao nhiệm vụ cho các nhóm: Nhận xét xem nơi học và sinh hoạt của các bạn trong mỗi tranh đã gọn gàng, ngăn nắp chưa? Vì sao? · HS làm việc theo nhóm. + Tranh 1: Đến giờ ngủ trưa, trong lớp học bán trú, các bạn đang xếp dép thành đôi trước khi lên giường. Tiến đang treo mủ lên giá. + Tranh 2: Nga đang ngồi trước bàn học. Cạnh Nga xung quanh bàn và sàn nhà, nhiều sách vở, đồ chơi, giày dép vứt lung tung. + Tranh 3: Quân đang ngồi học trong góc học tập. Em xếp sách vở vào cặp theo thời khóa biểu, xếp gọn sách vở, đồ dùng trên mặt bàn. + Tranh 4: trong lớp 2A, bàn ghế để lệch lạc. Nhiều giấy vụn rơi trên sàn nhà. Hộp phấn để trên ghế ngồi của cô giáo. · Đại diện một số nhóm trình bày. * Kết luận: - Nơi học và sinh hoạt của các bạn trong tranh 1.3 là gọn gàng, ngăn nắp. - Nơi học và sinh hoạt của các bạn trong tranh 2.4 là chưa gọn gàng, ngăn nắp vì đồ dùng, sách vở để không đúng nơi qui định. Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến * Mục tiêu: Giúp HS biết đề nghị, biết bày tỏ ý kiến của mình với người khác. * Cách tiến hành: · GV nêu tình huống: Bố mẹ xếp cho Nga một góc học tập riêng nhưng mọi người trong gia đình thường để đồ dùng lên bàn học của Nga. Theo em Nga cần làm gì để giữ cho góc học tập luôn luôn gọn gàng, ngăn nắp? · HS thảo luận. · Một số HS lên trình bày ý kiến · HS khác bổ sung. · GV kết luận: Nga nên bày tỏ ý kiến, yêu cầu mọi người trong gia đình để đồ dùng đúng nơi quy định. 4. Hoạt động cuối: Củng cố – dặn dò. Hãy nêu lợi ích của việc sống gọn gàng- ngăn nắp? ---------------------------***--------------------------- CHIỀU Tiết 1: Luyện đọc CHIẾC BÚT MỰC I. Mục đích, yêu cầu - Luyện cho HS đọc trôi chảy, cách đúng, hay bài tập đọc: Chiếc bút mực. - Nhớ được ND của bài: Cô giáo khen ngợi bạn Mai là cô bé chăm ngoan, biết giúp đỡ bạn. II. Các hoạt động dạy học: 1. Đọc mẫu: Giáo viên đọc mẫu 1 lần 2. Luyện đọc * Đọc từng câu: (2 lượt) - Lượt 1: HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong ... y bay, phần hcn còn lại để làm thân và đuôi máy bay. 2. GV HD mẫu. Bước 1: cắt tờ giấy hcn thành một hình vuông và một hcn - Gấp chéo tờ giấy hcn theo đường dấu gấp sao cho cạnh ngắn trùng với cạnh dài. - Gấp tiếp theo đường dấu gấp. Sau đó mở tờ giấy ra và cắt theo đường nếp gấp để được hình vuông và hcn. * Bước 2: Gấp đầu và cánh máy bay - Gấp đôi tờ giấy hình vuông theo đường chéo được hình tam giác. Gấp đôi tiếp theo đường dấu gấp để lấy đường dấu giữa rồi mở ra. Gấp theo dấu gấp sao cho 2 đỉnh trùng với nhau. Lật mặt sau gấp tương tự - Lồng 2 ngón tay cái vào lòng tờ giấy hình vuông mới gấp kéo sang 2 bên. - Gấp 2 nữa cạnh đáy vào đường dấu giữa. Gấp theo các đường dấu gấp vào đường dấu giữa. - Dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái cầm vào lần lượt 2 góc hình vuông[r 2 bên ép vào theo nếp gấp được mũi máy bay. - Gấp theo đường dấu gấp về phía sau được đầu và cánh máy bay. * Bước 3: Làm thân và đuôi máy bay - Dùng phần giấy hcn còn lại để làm thân, đuôi máy bay. - Gấp đoi tờ giấy hcn theo chiều dài. Gấp đôi một lần nữa để lấy dấu.mở tờ giấy ra và vẽ theo đường dấu gấp được hình thân máy bay - Tiếp tục gấp đôi 2 lần tờ giấy hcn theo chiều rộng. Mở tờ giấy ra và đánh dấu ¼ chiều dài để làm đuôi máy bay. * Bước 4: Lắp máy bay hoàn chỉnh và sử dụng Mở phần đầu và cánh may bay ra cho thân may bay vòa trong, gấp trở lại như cũ được máy bay hoàn chỉnh. Gấp đôi máy bay theo chiều dài và miết theo đường vừa gấp.Bẻ đôi may bay ngang sang 2 bên, sau đó cầm vào chỗ giáp giữa thân với cánh máy bay và phóng chếch lên không trung. * Gọi HS thao tác lại các bước. Cho HS tập gấp bằng giấy nháp. Dặn: HS về nhà thao tác lại các bước gấp máy bay đuôi rời. ----------------------------***----------------------------- SINH HOẠT I. Mục tiêu: 1.HS nhận biết các ưu khuyết điểm trong tuần. 2.Biện pháp khác phục 3. Phương hướng hoạt động tuần tới II. Nội dung sinh hoạt A. Nhận xét các hoạt động trong tuần qua. 1.Tổ trưởng nhận xét ưu khuyết điểm của tổ mình trong tuần vừa qua - HS bổ sung 2. Lớp trưởng nhận xét chung 3. GV tổng kết: * Ưu điểm:- HS đi học đều đúng giờ. - Ăn mặc gọn gàng - Vệ sinh sạch sẽ * Khuyết điểm: - Chuẩn bị bài chưa kĩ - Một số bạn còn quên sách vở, đồ dùng học tập. B. Biện pháp khắc phục - HS về nhà phải học bài cũ. Xem trước bài mới. - Kiểm tra đồ dùng sách vở trước khi đến lớp. C. Phương hướng hoạt động tuần tới - Khắc phục các khuyết trong tuần vừa qua - Tham gia các hoạt thật tốt - Thi đua tuần học tốt. - Hoàn thành các khoản thu nộp đợt 1 --------------------------------***---------------------------------- CHIỀU Tiết 1: Luyện tập làm văn TRẢ LỜI CÂU HỎI – ĐẶT TÊN CHO BÀI. LUYỆN TẬP MỤC LỤC SÁCH I.Mục tiêu: - Dựa vào tranh vẽ, trả lời được câu hỏi rõ ràng, đúng ý (BT1); Bước đầu biết tổ chức các câu thành bài và đặt tên cho bài (BT2). - Biết đọc mục lục một tuần học, ghi (Hoặc nói) được tên các bài tập đọc trong tuần đó (BT3) II. Các hoạt động dạy học: GV hướng dẫn cho HS làm các BT. HS theo dõi, thảo luận làm các BT. HS lên bảng chữa bài HS khác nhận xét - GV chốt bài khen ngợi những HS làm bài tốt. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Trong tiết luyện tập làm văn hôm nay các em sẽ dựa vào tranh và câu hỏi kể được nội dung từng bức tranh liên kết các câu thành 1 câu chuyện. Biết đặt tên cho chuyện và tìm các bài tập đọc trong tuần 6 dựa vào mục lục. 2. Hướng dẫn làm bài tập: * Bài 1: Yêu cầu 1 học sinh đọc đề - Giáo viên treo 4 bức tranh lên bảng dưới mỗi đều có ghi câu hỏi * Bức tranh 1. - Chỉ vào bức tranh và hỏi: Bạn trai đang vẽ ở đâu? (Đang vẽ con ngựa trên bức tường ở trường) * Bức tranh 2. - Bạn trai đang nói gì với bạn gái? (Mình vẽ có đẹp không?) * Bức tranh 3. - Bạn gái nhận xét như thế nào? (Vẽ lên tường là không nên làm xấu trường lớp). * Bức tranh 4. - Hai bạn đang làm gì ? Vì sao không nên vẽ bậy. (Quét vôi lại bức tường cho sạch). - Vẽ bậy làm bẩn tường xấu môi trường xung quanh. - Giáo viên nói: Bây giờ các em hãy ghép nội dung của các bức tranh kể thành câu chuyện. - Gọi và nghe học sinh trình bày. - Bốn học sinh trình bày nối tiếp từng bức tranh. - Gọi học sinh nhận xét. - Hai học sinh kể toàn bộ câu chuyện. - Cho điểm học sinh kể tốt. Bài tập 1: Học sinh đọc yêu cầu bài - Gọi từng học sinh đọc tên truyện - Không nên vẽ bậy làm bẩn tường Bài tập 2: Học sinh đặt tên cho câu chuyện ở bài tập 1 - Học sinh lần lượt suy nghĩ đặt tên VD: Không nên vẽ bậy / bức vẽ làm hỏng tường / đẹp mà không đẹp * Bài tập 3: Giáo viên đọc yêu cầu - Yêu cầu học sinh đọc mục lục tuần 6 sách Tiếng Việt 2 tập 1 - Học sinh đọc các bài tập đọc trong tuần 6 - Cả lớp nhận xét - viết bài vào vở * Giáo viên nhận xét * Củng cố - Dặn dò. - Câu chuyện bức vẽ trên tường khuyên ta điều gì? Không nên vẽ bậy lên tường * Dặn học sinh về nhà kể lại câu chuyện. Tập xem mục lục sách ----------------------------***---------------------------- Tiết 2: Luyện Toán LUYỆN TẬP I.Mục tiêu: - Biết giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn trong các tình huống khác nhau. II.Hoạt động dạy học: GV hướng dẫn HS làm BT * Bài 1: GV nêu đề bài. Gọi HS đọc đề toán. - Hướng dẫn HS phân tích và giải bài toán sau khi tóm tắt. Tóm tắt: Cốc : 6 bút chì Hộp nhiều hơn Cốc: 2 bút chì Hộp :...bút chì? Giải: Trong hộp có số bút chì là: 6 + 2 = 8(bút) Đáp số: 8 bút chì * Bài 2:HS nêu bài toán theo tóm tắt.HS tự giải bài. * Bài 3: (Dành cho HS khá, giỏi) Hướng dẫn HS làm bài Nhìn sơ đồ, gọi HS nêu tóm tắt và phân tích bài toán HS tự giải bài vào vở: Bài giải Số người đội hai cú là: 15 + 2 = 17 (người ) Đáp số: 17 người * Bài 4: GV gợi ý HS tính độ dài đoạn thẳng CD. Chấm bài nhận xét. III.Củng cố dặn dò: làm bài ở VBT. Chuẩn bị bài sau -------------------------------***----------------------------------- Tiết 3: Luyện viết CHIẾC BÚT MỰC I.Mục đích, yêu cầu: - Chép chính xác, trình bày đúng bài chính tả. III. Các hoạt động dạy - học: 1.Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn luyện viết. a. GV đọc bài Chiếc bút mực. Gọi 2 HS đọc lại bài. - Tìm hiểu ND bài chính tả: GV hỏi: Bài chính tả có mấy câu ? (Bài chính tả có 5 câu). Những chữ nào trong bài được viết hoa? - HS luyện viết từ khó vào bảng con: bút mực, quên, mượn... b. HS chép bài vào vở - HS nhìn bảng và chép bài vào vở. GV chú ý rèn thêm chữ viết cho HS. - HD HS chữa bài + HS tự chữa bài bằng bút chì. c.GV chấm 5 - 7 bài, nhận xét. * Dặn dò: HS về nhà luyện viết lại bài. Thứ 4 ngày 1 tháng 10 năm 2008 Tiết 1: Tập đọc: MỤC LỤC SÁCH I.Mục đích, yêu cầu: - Đọc rành mạch văn bản có tính chất liệt kê. - Bước đầu biết dùng mục lục sách để tra cứu. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4) - HS khá, giỏi trả lời được CH5. II.Đồ dùng dạy học: Tuyển tập truyện ngắn. III.Các hoạt động dạy học: A,Bài cũ: 3 em đọc 3 đoạn “Chiếc bút mực”. B,Bài mới: 1.Giới thiệu bài. 2.Luyện đọc. - GV đọc mẫu: đọc rõ ràng,rành mạch. - Luyện đọc,kết hợp giải nghĩa từ Đọc từng câu: Một // Quang Dũng // Mùa quả cọ // Trang 7. - HS tiếp nối nhau đọc từng mục. Chú ý các từ khó:Không đọc đồng thanh văn bản này. 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: a, HS đọc thành tiếng,đọc thầm từng mục trả lời câu hỏi. + Tuyển tập này có những truyện nào? + Truyện “Người học trò cũ” ở trang nào? + Truyện “Mùa quả cọ” của nhà văn nào? + Mục lục sách dùng để làm gì? b, GV hướng dẫn HS học,tập tra mục lục sách. “Tiếng Việt 2 tập 1” Tuần 5 theo các bước sau: - HS mở mục lục SGK TV2 tập 1 tìm tuần 5. - 1 HS đọc mục lục tuần 5 – Chủ điểm: Trường học * Cả lớp hỏi - đáp nhanh về từng nội dung trong mục lục 4. Luyện đọc lại. 5. Củng cố dặn dò: Thực hành tra mục lục để hiểu qua nội dung sách trước khi đọc sách. ----------------------------***------------------------------ Tiết 2: Toán: HÌNH CHỮ NHẬT – HÌNH TỨ GIÁC I.Mục tiêu: Giúp HS: - Nhận dạng được và gọi đúng tên hình chữ nhật và hình tứ giác. - Biết nối các điểm để có hình chữ nhật, hình tứ giác II.Đồ dùng dạy học: Hình chữ nhật,hình tứ giác. III. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: Chữa bài tập 2. Bài mới: A.Giới thiệu hình chữ nhật. - GV đưa 1 số hình trực quan có dạng hcn rồi giới thiệu. Đây là hình chữ nhật. - GV vẽ hình chữ nhật lên bảng,ghi tên hình và đọc hcn ABC, hình chữ nhật MNPQ. - HS tự ghi tên vào hình số 3 rồi đọc. B. Giới thiệu hình tứ giác. - GV giới thiệu theo 3 ý như giới thiệu hcn ở trên. C.Thực hành: Bài 1: HS nêu các điểm có hcn ABDE và hình tứ giác MNPQ Bài 2a,b: Yêu cầu HS nhận dạng hình để đếm số hình tứ giác có trong mỗi hình đã cho. Bài 3: (Dnhf cho HS khá, giỏi) Yêu cầu HS tự kẻ thêm 1 đoạn thẳng để được số hình theo đề bài a,1 hình chữ nhật: b,3 hình tứ giác 3,Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học. Làm bài ở VBT toán. -----------------------------***--------------------------- Tiết 3: Luyện từ và câu: TÊN RIÊNG - CÂU KIỂU: AI LÀ GÌ? I.Mục tiêu: - Phân biệt từ chỉ người, chỉ vật nói chung và từ gọi tên riêng của người, của vật. - Biết viết hoa từ chỉ tên riêng của người, của vật. - Củng cố kỹ năng đặt câu theo mẫu: Ai (hoặc cái gì, con gì) là gì? II.Đồ dùng dạy học: VBT, bảng phụ. III.Các hoạt động dạy học: 1, Bài cũ: 2 -3 em làm BT2 tiết Luyện từ và câu tuần trước 2, Bài mới: A.Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu. B.Hướng dẫn làm bài tập. * Bài 1:(miệng) - HS đọc yêu cầu của bài. - Các từ ở nhóm 1 là tên chung không viết hoa - Những từ ở nhóm 2 là tên riêng chỉ người,sông,núi,thành phố nên phaỉ viết hoa. - 5 - 6 HS đọc thuộc lòng nội dung cần ghi nhớ. * Bài 2:(viết) - 1 em đọc yêu cầu(viết tên 2 bạn trong lớp) - tên 1 dòng sông,kênh,rạch,suối ở địa phương em. - GV hướng dẫn nắm yêu cầu của baỡi. - Cả lớp làm VBT. * Bài 3:(viết) * GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu của bài: Đặt câu theo mẫu Ai(cái gì,con gì) là gì? - HS làm VBT. - Gọi HS đọc kết quả. - Cả lớp và GV nhận xét. 3,Củng cố dặn dò: 1 - 2 em nhắc lại cách viết tên riêng. Khen những em học tốt. -------------------------------***-----------------------------
Tài liệu đính kèm: