Giáo án các môn khối 2 - Tuần dạy 24 năm 2011

Giáo án các môn khối 2 - Tuần dạy 24 năm 2011

TUẦN 24

 Thứ hai ngày 21 tháng 2 năm 2011

 Tập đọc

QỦA TIM KHỈ

I. Mục đích yêu cầu:

- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng, đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.

- Rèn kĩ năng đọc hiểu:

+ Hiểu các từ ngữ: trấn tĩnh, bội bạc, tẽn tò.

+ Hiểu nội dung câu chuỵên: Khỉ kết bạn với cá sấu, bị cá Sấu lừa nhưng Khỉ đã khôn khéo thoát nạn. Những kẻ bội bạc như cá Sấu không bao giờ có bạn. (trả lời được CH1,2, 3, 5)

- HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 4.

- GD HS phải luôn chân thật trong tình bạn.

II. Đồ dùng dạy học:

Tranh minh hoạ nội dung bài.

 

doc 21 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 763Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 2 - Tuần dạy 24 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
 Thứ hai ngày 21 tháng 2 năm 2011
 Tập đọc
QỦA TIM KHỈ
I. Mục đích yêu cầu: 
- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng, đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.
- Rèn kĩ năng đọc hiểu: 
+ Hiểu các từ ngữ: trấn tĩnh, bội bạc, tẽn tò....
+ Hiểu nội dung câu chuỵên: Khỉ kết bạn với cá sấu, bị cá Sấu lừa nhưng Khỉ đã khôn khéo thoát nạn. Những kẻ bội bạc như cá Sấu không bao giờ có bạn. (trả lời được CH1,2, 3, 5)
- HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 4.
- GD HS phải luôn chân thật trong tình bạn.
II. Đồ dùng dạy học: 
Tranh minh hoạ nội dung bài.
III. Các hoạt động dạy học:
Tiết 1
1. Bài cũ: 
HS đọc bài Bác sĩ Sói và tả lại cảnh Sói bị Ngựa đá. 
2. Bài mới: 
* Giới thiệu bài:
* Luyện đọc:
GV đọc mẫu toàn bài chú ý phân biệt giọng người kể vời các nhân vật. 
Luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
- Hoạt động 1: Đọc từng câu.
HS nối tiếp nhau đọc các câu trong bài. 
Chú ý phát âm 1 số từ khó: ven sông, quẫy, dài thượt, sần sùi...
- Hoạt động 2: Đọc từng đoạn trước lớp.
4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài, chú ý hướng dẫn các em đọc một số câu dài:
+ Một con vật da sần sùi, /dài thượt nhe hàm răng nhọn hoắt như lưỡi cưa sắc,/ trườn lên bãi cát.// Nó nhìn Khỉ bằng cặp mắt ti hí/ với hai hàng nước mắt chảy dài.//
HS đọc các từ chú giải ở cuối bài. 
Hướng dẫn các em hiểu từ trấn tĩnh bằng đặt câu hỏi: Khi nào ta cần trấn tĩnh? 
Cho HS tìm từ gần với từ: bội bạc. 
- Hoạt động 3: Đọc từng đoạn trong nhóm.
HS sinh hoạt nhóm 4: đọc 4 đoạn trong nhóm. 
Thi đọc giữa các nhóm.
Tiết 2
3.Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Câu hỏi 1: Khỉ đối xử với cá sấu như thế nào? (Thấy Cá Sấu không có ai chơi, Khỉ đề nghị kết bạn và hàng ngày hái hoa quả chi Khỉ ăn).
Câu hỏi 2: Cá sấu định lừa Khỉ như thế nào? (Vờ mời Khỉ đến nhà mình chơi, khi bơi xa bờ rồi cá sấu mới nói cho khỉ biết vua mình cần tim Khỉ).
Câu hỏi 3: Khỉ nghĩ ra kế gì để thoát nạn? (Khỉ giả vờ sẵn sàng giúp cá Sấu, bảo Cá sấu đưa trở lại bờ, lấy quả tim để ở nhà.)
GV hỏi thêm: Câu nói nào của Khỉ làm cá Sấu tin và chở Khỉ quay lại bờ để lấy quả tim? (“Chuyện quan trọng vậy mà bạn chẳng bảo trước” – Bằng câu nói ấy, Khỉ làm cho Cá Sấu tưởng rằng Khỉ sẵn sàng tặng tim của mình cho Cá Sấu.)
Câu hỏi 4: Tại sao cá sấu lại tẽn tò, lũi mất? (Vì bị lộ bộ mặt bội bạc, giả dối).
Câu hỏi 5: Hãy tìm những từ nói lên tính nết của Khỉ và Cá Sấu? (Khỉ: Tốt bụng, thật thà, thông minh; Cá Sấu: giả dối, bội bạc, độc ác).
- Hoạt đoọng 4: Luyện đọc lại.
Các nhóm thi đọc theo các vai: người dẫn chuyện, Khỉ, Cá Sấu.
Cả lớp và GV nhận xét.
5. Củng cố dặn dò:
GV hỏi: Câu chuyện nói với em điều gì? (Phải chân thật trong tình bạn).
* Dăn dò: Về đọc trước nội dung tiết kể chuyện.
------------------------------------***-------------------------------------
 Đạo đức
LỊCH SỰ KHI GỌI VÀ NHẬN ĐIỆN THOẠI (T2)
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số yêu cầu tối thiểu khi nhận và gọi điện thoại.
VD: Biết chào hỏi và tự giới thiệu; nói năng rõ ràng, lễ phép, ngắn gọn; nhấc và đặt điện thoại nhẹ nhàng.
- Biết xử lý một số tình huống đơn giản, thường gặp khi nhận và gọi điện thoại.
- HS khá, giỏi biết lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là biểu hiện của nếp sống văn minh.
- HS có thái độ: 
+ Tôn trọng từ tốn, lễ phép trong khi nói chuyện ĐT.
+ Đồng tình với các bạn có thái độ đúng và không đồng tình với các bạn có thái độ sai khi nói chuyện ĐT.
II. Tài liệu và phương tiện:
· Đồ chơi ĐT.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra sách vở của hs
· Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại thể hiện điều gì ?
3. Bài mới.
 Hoạt động 1: Đóng vai.
* Mục tiêu: Hs thực hành KN nhận và gọi ĐT trong 1 số TH.
* Cách tiến hành: 
· Hs thảo luận và đóng vai theo cặp .
· GV mời 1 số cặp lên đóng vai.
· Thảo luận lớp về cách ứng xử trong đóng vai của các cặp: Cách trò chuyện qua ĐT như vậy đã lịch sự chưa? Vì sao?
* GV kết luận: Dù ở trong Th nào, em cũng cần phải cư xử lịch sự.
 Hoạt động 2: Xử lí tình huống.
* Mục tiêu: Hs biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong 1 số TH nhận hộ ĐT.
* Cách tiến hành:
· GV yêu cầu mỗi nhóm thảo luận xử lí 1 TH: Em sẽ làm gì trong các TH sau? Vì sao?
· Các nhóm thảo luận.
· Đại diện 1 nhóm trình bày cách gải quyết trong mỗi TH.
· GV yêu cầu hs liên hệ ( câu hỏi/ sGV ).
* Kết luận chung:
Cần phải lịch sự khi nhận và gọi ĐT. Điều đó thể hiện lòng tự trọng và tôn trọng người khác.
4. Hoạt động cuối:Củng cố – dặn dò.
 Vì sao cần lịch sự khi nhận và gọi ĐT ?.
 ------------------------------------***-------------------------------------
Toán
LUYỆN TẬP
I.Mục đích, yêu cầu: 
- Biết cách tìm thừa số x trong các bài tập dạng: x x a = b; a x x = b
- Biết tìm một thừa số chưa biết.
- Biết giải bài toán có một phép tính chia (trong bảng chia 3).
- BT cần làm: BT 1, BT 3, BT4.
- GD HS ham thích học toán.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
 HS làm bảng con:
 x x 3 = 18 2 x x = 14
HS nêu lại cách tìm thừa số chưa biết. 
GV nhận xét ghi điểm cho HS.
2.Bài mới:
Hướng dẫn HS làm bài tập. 
* Bài 1:
HS nhắc lại cách tìm 1 thừa số chưa biết.
HS thực hiện và trình bày vào vở.
 x x 2 = 4
 x = 4: 2 
 x = 2
* Bài 2: HD thêm cho HS.
Phân biệt bài tập "Tìm 1 số hạng của tổng" và bài tập "Tìm 1 thừa số của tích".
Hướng dẫn HS làm bài.
 y + 2 = 10	HS nêu lại quy tắc. 
 y = 10 - 2
 y = 8
 y x 2 = 10 HS nêu lại quy tắc.
 y = 10: 2
 y = 5
* Bài 3:
HS thực hiện phép tính để tìm số ở ô trống.
Cột 1: tìm tích: 2 x 6 = 12
Cột 2: 12: 2 = 6 (tìm một thừa số).
Cột 3: 2 x 3 = 6 (tìm tích).
HS làm tương tự.
* Bài 4:
HS chọn phép tính và tính.
- Nêu cách trình bày và giải.
* Bài 5: HD thêm cho HS.
HS chọn phép tính và tính.
Bài giải:
Số lọ hoa có là:
15: 3 = 5 (lọ)
Đáp số: 5 lọ
3. Củng cố dặn dò:
Về nhà ôn lại cách tìm 1 thừa số chưa biết.
Làm bài tập ở VBT.
------------------------------------***-------------------------------------
 Thứ ba ngày 22 tháng 2 năm 2011 
 Toán 
BẢNG CHIA 4
I. Mục tiêu: 
- Lập được bảng chia 4.
- Nhớ được bảng chia 4.
- Biết giải bài toán có một phép tính chia, thuộc bảng chia 4.
- BT cần làm BT1, BT2.
- GD HS tình yêu toán học.
II. Đồ dùng dạy học:
Chuẩn bị các tấm bìa, mỗi tấm có 4 chấm tròn.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
- Hoạt động 1:Giới thiệu phép chia 4.
+ Ôn tập phép nhân 4:
Gắn lên bảng 3 tấm bìa có 4 chấm tròn. Hỏi 3 tấm bìa có tất cả bao nhiêu chấm tròn?
HS trả lời và viết phép nhân 4 x 3 = 12. Có 12 chấm tròn.
+ Giới thiệu phép chia 4.
Trên các tấm bìa có tất cả 12 chấm tròn, mỗi tấm có 3 chấm tròn. Hỏi có mấy tấm bìa?
HS trả lời rồi viết: 12 : 3 = 4 (Có 4 tấm bìa).
+ Nhận xét 
Từ phép nhân 4 là 4 x 3 = 12 ta có phép chia cho 4 là:
	 12 : 4 = 3
- Hoạt động 2: Lập bảng chia 4:
GV cho HS lập bảng chia 4.
Từ kết quả của phép nhân tìm được phép chia tương ứng.
VD: 4 x 1 = 4 có 4 : 4 = 1.
 4 x 2= 8 có 8 : 2 = 4
HS lập bảng chia 4.
HS đọc và HTL bảng chia 4.
- Hoạt động 3: Thực hành:
+ Bài 1: 
HS tính nhẩm và đọc kết quả.
+ Bài 2:
HS chọn phân tích và tính 32 : 4 = 8.
Trình bày bài giải.
` Bài giải
Số HS trong mỗi hàng là:
32 : 4 = 8 (HS)
Đáp số: 8 HS
+ Bài 3: HD thêm cho HS
HS tự chọn phép tính và trình bày bài giải.
Bài giải
Số hàng xếp được là:
32 : 4 = 8 (hàng)
Đáp số: 8 hàng
Lưu ý: HS viết đúng tên đơn vị của thương trong mỗi phép chia.
IV.Củng cố dặn dò: Về nhà HTL bảng chia 4.
Làm các bài tập ở vở BTT.
------------------------------------***------------------------------------- 
Kể chuyện
QỦA TIM KHỈ
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Rèn luyện kĩ năng nói: Dựa theo tranh kể lại được từng đoạn của câu chuyện. 
- HS khá, giỏi biết cùng các bạn phân vai dựng lại câu chuyện. 
- Rèn kĩ năng nghe: tập trung theo dõi bạn kể, biết nhận xét đúng lời kể của bạn và kể tiếp lời kể của bạn. 
II. Đồ dùng dạy học: 
Tranh minh hoạ, mặt nạ khỉ, cá sấu. 
III. Các hoạt động dạy - học:
1.Bài cũ: 
3 HS phân vai kể chuyện "Bác sĩ Sói".
2.Bài mới:
* Giới thiệu bài.
* Hướng dẫn kể chuyện.
- Hoạt động 1: Dựa vào tranh kể lại từng đoạn câu chuyện:
HS quan sát kĩ từng tranh, nói vắn tắt nội dung tranh.
Tranh 1: Khỉ kết bạn với cá Sấu.
Tranh 2: Cá Sấu vờ mời Khỉ về chơi nhà.
Tranh 3: Khỉ thoát nạn.
Tranh 4: Bị Khỉ mắng, Cá Sấu tẽn tò lũi mất.
HS tiếp nối nhau kể trong nhóm.
4 HS tiếp nối nhau kể từng đoạn câu chuyện trước lớp.
Cả lớp nhận xét bổ sung.
- Hoạt động 2: Phân vai dựng lại câu chuyện.
GV hướng dẫn HS tự lập nhóm mỗi nhóm 3 em phân vai kể lại toàn bộ câu chuyện, chú ý thể hiện đúng giọng của người kể và các nhân vật. 
HS tự lập nhóm. Phân vai kể lại câu chuyện.
Từng nhóm thi kể chuyện theo vai trước lớp.
Cả lớp và GV nhận xét
3.Củng cố dặn dò:
GV nhận xét tuyên dương.
Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
 ------------------------------------***-------------------------------------
Chính tả	
QỦA TIM KHỈ
I. Mục đích yêu cầu: 
- Nghe viết chính xác bài CT, trình bày đúng đoạn văn xuôi có lời nhân vật.
- Làm được BT 2a, b; hoặc BT 3a, b.
II. Đồ dùng dạy học: 
Bảng phụ viết bài tập 2a, 2b, giấy cho các nhóm làm bài tập, tranh ảnh các con vật 
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Bài cũ:
Gọi 2 em lên bảng.
Cả lớp viết bảng con: Ê - đê, Khơ - mông.
2. Bài mới: 
* Giới thiệu bài.
* Hướng dẫn nghe viết:
- Hoạt động 1: Hướng dẫn HS chuẩn bị.
GV đọc bài chính tả - 2 HS đọc lại.
GV giúp HS nhận xét:
+ Những chữ nào trong bài chính tả phải viết như thế nào? Vì sao?
+ Tìm lời của Khỉ và Cá Sấu. Những lời nói ấy đặt sau dấu gì?
HS đọc thầm bài chính tả trong SGK.
GV đọc cho HS viết bài vào vở.
Chấm, chữa bài.
- Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập:
+ Bài 2: HS nêu yêu cầu BT
GV HD HS làm bài vào vở.
GV mở bảng chép bài 2, gọi 2 HS lên chữa bài.
GV cùng cả lớp nhận xét.
+ Bài 3: GV chia lớp thành các nhóm cho HS trao đổi viết vào băng giấy, sau thời gian quy định đại diện nhóm lên dán bảng và đọc kết quả, nhóm nào đúng nhiều sẽ thắng
HS tự làm bài ở VBTTViệt.
3.Củng cố dặn dò:
Nhận xét tiêt học.
Về nhà viết lại những chữ viết sai.
------------------------------------***-------------------------------------
 CHIỀU
Tiết 1: 
LUYỆN ĐỌC: GẤU TRẮNG LÀ ... ét.
+ Lời đáp vừa rồi là lời đáp gì ?
Cho các nhóm thảo luận và nêu tiếp các tình huống khác và trình bày.
* GV kể cho HS nghe câu chuyện: “ Chiếc đó cá” Truyện đọc lớp 1 trang 29.
GV chia nhóm cho HS thảo luận các câu hỏi:
1, Thấy chiếc đó ở bờ mương có cá, tiến đã làm gì?
2, nghe mẹ ca cẩm, tiến hiểu ra được điều gì?
3, Thái độ của Tiến ở cuối truyện cho thấy có điểm gì đáng khen? Vì sao như vậy?
* Với HS khá, giỏi GV cho HS dựa vào 3 câu hỏi để kể lại toàn bộ câu chuyện.
- GV cùng các nhóm nhận xét, khen ngợi.
III. Củng cố - Dặn dò: 
Nhận xét dặn dò
------------------------------------***-------------------------------------
Tiết 2: 
LUYỆN TOÁN
I.Mục đích, yêu cầu: 
- HS nắm chắc kiến thức bài đã học về toán chia và một phần hai, một phần ba
- Rèn tính cần cù, chăm chỉ cho HS.
II. Lên lớp:
GV nêu mục đích yêu cầu.
Hướng dẫn HS học.
- Hoạt động 1: Ôn bài 
GV cho HS ôn lại bảng chia 2, chia 3, chia 4.
Gọi nhiều HS nối tiếp nhau đọc thuộc.
GV vẽ một số hình lên bảng cho HS xác định lấy đi một phần mấy của hình?
- Hoạt động 2: Làm bài tập 
* GV HD HS làm BT 
A. Bài tập dành cho HS trung bình: 
+ Bài 1: Tính
 10 : 2 = 	20 : 4 =	20 : 2 =
 40 : 4 =	21 : 3 = 	18 : 2 =
+ Bài 2: Điền dấu: >, <, =. 
 14 : 2 ... 12 : 3	 24 : 4 ... 4 x 3
 16 : 2 ... 20 : 4	 2 4 : 3 ... 4 x 8.
+ Bài 3: Mẹ có 30 cái bánh. Mẹ chia đều cho 3 đứa con. Hỏi mỗi đứa con có mấy cái bánh?
Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán và giải vào vở.
B. Bài tập dành cho HS khá, giỏi:
* Bài 1: Điền dấu (x ; : ) vào ô trống đẻ có phép tính đúng.
a, 4 4 2 = 8
b, 4 2 2 = 1
* Bài 2: Tìm thương, biết số bị chia và số chia lần lượt là:
 a, 28 và 4
 b, 40 và 4
 c, 24 và 3
* Bài 3: Điền số thích hợp vào ô trống:
 a, : 4 = 5
 b, 21 : = 7
 c, : 4 = 9
+ Bài 4: 
Mẹ có 24 cái bánh. Mẹ chia đều cho 6 đứa con. Hỏi mỗi đứa con có mấy cái bánh?
Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán và giải vào vở.
III. Củng cố dặn dò:
GV chấm bài - Nhận xét.
Về nhà học thuộc bảng chia 2, 3, 4, 5.
------------------------------------***------------------------------------
Tiết 3:Tự học
LUYỆN TIẾNG VIỆT
I. Yêu cầu: 
1. Luyện đọc: 
- Rèn thêm cho HS kỹ năng đọc đoạn văn.
2. Luyện từ và câu:
- Củng cố cho HS vốn từ về loài thú, luyện tập về dấu chấm, dấu phẩy.
II. Các hoạt động học:
1. Luyện đọc: 
GV chép bài lên bảng hoặc cho HS mở sách Tiếng Việt 2 tập 2 trang 55 để đọc đoạn văn:
 Từ sáng sớm, Khánh và Giang đã náo nức chờ đợi mẹ cho đi thăm vườn thú. Hai chị em mặc áo quần đẹp, hớn hở chạy xuống cầu thang. Ngoài đường, người và xe đi lại như mắc cửi. Trong vườn thú, trẻ em chạy nhảy tung tăng.
- GV đọc mẫu
- Gọi HS đọc nối tiếp câu. (nhiều lần)
- HS luyện đọc các từ khó: náo nức, mặc quần áo đẹp, mắc cửi.
- GV theo dõi sửa sai cho HS.
- GV cho HS đọc nối tiếp toàn đoạn. Chú ý nhắc HS ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu.
- Cho HS thi đọc hay, diễn cảm đoạn văn.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
2. Luyện từ và câu: Củng cố vốn từ về loài thú:
- GV HD HS làm các BT:
* Bài 1: Nối tên thú với đặc điểm của nó:
 Gấu	 khỏe nhất trong các loài thú.
 Vượn	 thường hay hú.
 Voi	 béo và dữ tợn.
 Ngựa	 hay đá hậu.
HS làm và GV chữa bài và giải thích thêm cho HS hiểu về đặc điểm của chúng
* Bài 2: Chọn dấu chấm hay dấu phẩy để điền vào chỗ chấm trong đoạn văn sau:
 Cả nhà Gấu ở trong rừng. mùa xuân cả nhà Gấu kéo nhau đi bẻ măng và uống mật ong. Mùa thu Gấu đi nhặt quả hạt dẻ. Gấu bố gấu mẹ gấu con cùng béo rung rinh bước đi lặc lè lặc lè.
* Dặn dò: 
HS về xem lại các BT.
------------------------------------***-------------------------------------
 Thứ sáu ngày 25 tháng 2 năm 2011	
 Thể dục
MỘT SỐ BÀI TẬP ĐI THEO VẠCH KẺ THẲNG. ĐI NHANH CHUYỂN SANG CHẠY – TRÒ CHƠI: “NHẢY Ô”
A/ Mục tiêu : 
ª Ôn một số bài tập RLTTCB.Yêu cầu thực hiện tương đối chính xác. Ôn trò chơi 
“Kết bạn” Yêu cầu nắm vững cách chơi và tham gia trò chơi, tương đối chủ động.
B/ Địa điểm :
- Một còi để tổ chức trò chơi, kẻ các vạch chuẩn bị, xuất phát chạy, đích. 
C/ Lên lớp : 
1. Phần mở đầu :
- Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung tiết học.
- Giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp.
- Đứng tại chỗ xoay đầu gối, xoay hông, vai, xoay cổ chân.
- Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình 70 - 80 m.
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu. Trò chơi: Tự chọn.
2. Phần cơ bản:
- Đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông 1 - 2 lần 10m.
- Đội hình tập như các bài trước đã học. GV hoặc cán sự lớp điều khiển.
- Đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang 1 - 2 lần 10 m- 15 m
- Đi kiễng gót hai tay chống hông 1 - 2 lần 10 - 15 m
- Đi nhanh chuyển sang chạy 2 - 3 lần 15 m
- Cho học sinh tập thành nơi vạch xuất phát, mỗi đợt chạy xong vòng sang hai bên đi thường về tập hợp ở cuối hàng chờ lần tập tiếp theo. 
GV và lớp nhận xét, nếu cần GV có thể làm mẫu và giải thích thêm để HS nắm được động tác sau đó cho HS chạy lần 2.
- Trò chơi : “ Kết bạn” 2 - 3 lần.
- GV nêu tên trò chơi nhắc lại cách chơi sau đó. GV cho thi đua giữa các tổ xem tổ nào chơi đúng và nhanh hơn.
3. Phần kết thúc:
- Cúi lắc người thả lỏng 5 - 6 lần. 
- Nhảy thả lỏng (6 - 10 lần).
- Tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi: “Tự chọn”.
- Giáo viên hệ thống bài học. 
------------------------------------***-------------------------------------
Toán
BẢNG CHIA 5
I.Mục đích, yêu cầu: 
- Biết cách thực hiện phép chia 5.
- Lập được bảng chia 5.
- Nhớ được bảng chia 5.
- Biết giải bài toán có một phép chia (trong bảng chia 5).
- BT cần làm BT1, BT2.
- HS yêu thích học toán.
II. Đồ dùng dạy học:
 Các tấm bìa. mỗi tấm bìa có 5 chấm tròn.
III. Các hoạt động dạy học:
- Hoạt động 1: Giới thiệu phép chia 5.
+ Ôn tập phép nhân 5.
Gắn lên bảng 4 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 5 chấm tròn.
HS trả lời và viết phép nhân 5 x 4 = 20 (chấm tròn).
+ Giới thiệu phép chia 5.
Trên các tấm bìa có tất cả 20 chấm tròn, mỗi tấm có 4 chấm tròn. Hỏi có mấy tấm bìa?
 HS trả loèi rồi viết 20 : 5 = 4 (có 4 tấm bìa).
+ Nhận xét:
Từ phép nhân 5 là 5 x 4 = 20 ta có phép chia là:
20: 5 = 4.
- Hoạt động 2: Lập bảng chia:
GV cho HS lập bảng chia 5.
Từ kết quả của phép nhân, tìm được phép chia tương ứng.
Ví dụ: 5 x 1 = 5 có 5: 5 = 1 
 5 x 2 = 10 có 10: 5 = 2
Tổ chức cho HS học thuộc bảng chia 5.
- Hoạt động 3: Thực hành:
* Bài 1: HS vận dụng bảng chia 5 tính nhẩm.
* Bài 2: HS đọc kỹ đề chọn phép tính rồi giải.
 Bài giải
 Số bông hoa trong mỗi bình là:
 15 : 5 = 3 (bông)
 Đáp số: 3 bông.
* Bài 3: HS chọn phép tính rồi giải.
 Bài giải
 Số bình hoa là:
 15 : 5 = 3 (bình)
 Đáp số: 3 bình. 
III.Nhận xét dặn dò: 
Về học thuộc bảng chia 5. Làm bài VBT.
 ------------------------------------***-------------------------------------
 Tập viết 
CHỮ HOA U, Ư
I.Mục đích - yêu cầu:
- Viết đúng 2 chữ hoa U, Ư (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ - U hoặc Ư), chữ và câu ứng dụng: Ươm (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Ươm cây gây rừng (3 lần).
II. Đồ dùng dạy học:
Vở tập viết 
Chữ mẫu U, Ư
III.Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: 
Cả lớp viết bảng con chữ Thẳng.
2.Bài mới: 
* Giới thiệu bài 
* Hướng dẫn viết chữ hoa. 
- Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát nhận xét chữ U,Ư. 
+ Cấu tạo: Chữ U gồm 2 nét là nét móc hai đầu ( trái,phải) và nét móc ngược phải. 
+ Cách viết: GV nói rõ cách viết và viết mẫu cho HS thấy. 
+ Cấu tạo: Chữ Ư giống chữ U thêm dấu râu trên đầu nét 2.
GV vừa viết và hướng dẫn. 
Hướng dẫn viết trên bảng con: HS tập viết chữ U, Ư trên bảng con nhiều lần. 
- Hoạt động 2: Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng. 
Giới thiệu cụm từ ứng dụng 
Hiểu cụm từ "Ươm cây gây rừng": những việc nên làm thường xuyên đẻ bảo vệ rừng, chống lũ lụt, hạn hán, bảo vệ cảnh quan môi trường. 
HS quan sát cụm từ nêu nhận xét:
Độ cao các chữ cái: chữ U, y, g cao 2,5 li; chữ r cao 1,25 li các chữ còn lại cao 1 li
HS viết chữ Ươm vào bảng con. 
HD viết vào vở tập viết. 
Chấm chữa bài. 
Chấm một số bài - Nhận xét 
3.Củng cố -dặn dò: 
Nhận xét giờ học - khen những em viết đẹp.
----------------------------------***-----------------------------------
 SINH HOẠT SAO
I.Mục tiêu:
- Đánh giá tình hình học tập và các hoạt động trong tuần.
- Nêu biện pháp khắc phục.
- Kế hoạch tuần tới.
II.Nội dung sinh hoạt:
1.GV nêu yêu cầu: 
- GV đánh giá tình hình trong tuần
- Vệ sinh lớp: Làm vệ sinh lớp sạch sẽ.
- Chuyên cần: Đi học đầy đủ đúng giờ.
- Trật tự giờ học: nề nếp học tương đối tốt.
Bài tập - bài làm ở nhà: Làm đầy đủ.
Bên cạnh đó vẫn còn một số nhơược điểm cần khắc phục. Đó là một số em vẫn hay quên vở, nói chuyện riêng và chưa làm bài tập đến lớp mà chưa chuẩn bị bài.
Bình bầu hạnh kiểm và gương tốt.................................................................................
2.Kế hoạch tuần tới:
Tăng cường kiểm tra bài tập ở nhà, thi đua học tốt dành nhiều điểm cao.
Tiếp tục ổn định nền nếp lớp.
Chọn sao luyện tập để thi sao giỏi vào ngày 26 – 3.
Gặp gỡ và trao đổi với phụ huynh em :................................ để có biện pháp giúp đỡ trong học tập.
Sinh hoạt văn nghệ
------------------------------------------------***--------------------------------------------------
Tiết 4:Tiết 3: 
LUYỆN TOÁN
I. Mục tiêu:
Củng cố cho HS bảng nhân, chia đã học, cách tìm thừa số chưa biết và giải bài toán bằng một phép tính chia.
II. Các hoạt động dạy học:
GV hướng dẫn HS làm các BT.
HS tự làm BT vào vở 
HS lên bảng chữa bài
Cả lớp và GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
A. Bài tập dành cho HS trung bình:
* Bài 1: Tính
 4 x 3 : 2 =	12 : 3 x 4 =
 24 : 4 + 5 =	40 : 5 – 7 =
* Bài 2: Tìm x
a, x x 3 = 9 b, 4 x x = 18 + 2
c, 4 x x = 20 d, x x 4 = 26 – 2 
* Bài 3: 
Có 16 lít dầu đựng trong 4 thùng như nhau. Hỏi mỗi thùng có bao nhiêu lít dầu?
B. Bài tập dành cho HS khá, giỏi:
* Bài 1: Điền số thích hợp vào ô trống:
 2 x = 10	 10 : = 5	 16 : 4 = 
 4 x 5 = 	 : 4 = 6	 20 : = 5
 3 x = 12 12 : = 3	 : 3 = 4
* Bài 2: 
 Tìm một số biết rằng 2 nhân với số đó thì bằng 19 trừ đi 7.
* Bài 3: 
 Có 16 lít dầu đựng trong 4 thùng như nhau. Hỏi mỗi thùng có bao nhiêu lít dầu?
* Dặn dò: 
HS về nhà xem lại các BT đã làm.
-------------------------------------------------***----------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 24.doc