TUẦN 22
Thứ hai ngày tháng 02 năm 2012
Tập đọc
MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN
I.Mục đích, yêu cầu:
- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.
- Rèn kĩ năng đọc hiểu: Hiểu các từ ngữ: ngẫm, cuống quýt, đắn đo, coi thường, trốn đằng trời.
- Tăng cường kĩ năng : Tư duy sáng tạo, ra quyết định, ứng phó với căng thẳng.
- Hiểu và rút ra từ câu chuyện: Khó khăn, hoạn nạn thử thách trí thông minh của con người, Chớ kiêu căng hợm hĩnh xem thường người khác. (Trả lời được CH1, 2, 3, 5)
II.Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài học
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
Đọc thuộc bài Vè chim
TUẦN 22 Thứ hai ngày tháng 02 năm 2012 Tập đọc MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN I.Mục đích, yêu cầu: - Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện. - Rèn kĩ năng đọc hiểu: Hiểu các từ ngữ: ngẫm, cuống quýt, đắn đo, coi thường, trốn đằng trời. - Tăng cường kĩ năng : Tư duy sáng tạo, ra quyết định, ứng phó với căng thẳng. - Hiểu và rút ra từ câu chuyện: Khó khăn, hoạn nạn thử thách trí thông minh của con người, Chớ kiêu căng hợm hĩnh xem thường người khác. (Trả lời được CH1, 2, 3, 5) II.Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài học III. Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: Đọc thuộc bài Vè chim 2.Bài mới: Tiết 1 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện đọc GV đọc mẫu bài chú ý phân biệt giọng của các nhân vật trong chuyện. Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ a, Đọc từng câu Đọc nối tiếp từng câu trong bài Chú ý các từ khó: cuống quýt, buồn bã, quẵng, thình lình, vùng chạy, nhảy nhót. b, Đọc từng đoạn trước lớp. HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp: Chú ý hướng dẫn học sinh đọc một số câu dài: Chợt thấy một người thợ săn, chúng cuống quýt nấp vào một cái hang.( giọng sợ sệt) Chồn bảo Gà Rừng: “Một trí khôn của cậu còn hơn trăm trí khôn của bọn mình. “( giọng cảm phục chân thành) Học sinh đọc các từ chú giải cuối bài. Chú ý hướng dẫn các em hiểu thêm từ mẹo bắng cách cho học sinh tìm từ gần nghĩa. c, Đọc từng đoạn trước nhóm. Học sinh sinh hoạt nhóm 3 cùng nhau đọc các đoạn trong bài. Thi đọc giữa các nhóm. Lớp bình bầu chọn nhóm đọc hay nhất. Một học sinh đọc lại cả bài. Lớp đọc đồng thanh lại bài. Tiết 2 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: + Câu 1: Tìm những câu nói lên thái độ của chồn coi thường Gà rừng? (Chồn vẫn ngầm coi thường bạn. ít thế sao? Mình thì có hàng trăm) + Câu 2: Khi gặp nạn Chồn như thế nào? (khi gặp nạn Chồn rất sợ hãi và chẳng nghĩ ra được điều gì mặc dù trước đó đã tự cho mình có hàng trăm trí khôn ). + Câu 3: Gà rừng nghĩ ra mẹo gì để cả 2 cùng thoát nạn?( Gà rừng giả chết rồi vùng chạy để đánh lạc hướng người thợ săn tạo thời cơ cho Chồn chạy ra khỏi hang) + Câu 4: Thái độ của Chồn đối với Gà rừng thay đổi ra sao?(Nó thay đổi hẳn thái độ, nó nghĩ một trí khôn của Gà hơn cả trăm trí khôn của mình ) + Câu 5: Chọn 1 tên khác cho câu chuyện theo gợi ý. Học sinh suy nghĩ và tìm ra tên truyện phù hợp với bài và phù hợp với chủ đề chim chóc. 4. Luyện đọc lại: Thi đọc phân vai theo nhóm. Bình chọn nhóm dọc hay 5. Củng cố- dặn dò: Em thích con vật nào trong truyện vì sao? Về đọc và kể chuyện cho người thân nghe. ------------------------------------------***----------------------------------------- Đạo đức BIẾT NÓI LỜI YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ (T2) I.Mục đích, yêu cầu: - Biết một số câu yêu cầu, đề nghị lịch sự. - Bước đầu biết được ý nghĩa của việc sử dụng những lời yêu cầu, đề nghị lịch sự. - Biết sử dụng lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong các tình huống đơn giản, thường gặp hàng ngày. HS khá, giỏi mạnh dạn khi nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong các tình huống thường gặp hàng ngày. - HS có thái độ quý trọng những người biết nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: · Tranh TH cho HĐ1_ tiết 1. · Bộ tranh nhỏ_ HĐ2_ tiết 1. · Phiếu học tập_ HĐ3_ tiết 1. · Các tấm bìa nhỏ 3 màu: đỏ, xanh, trắng. III. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra sách vở của hs · Em có suy nghĩ gì khi được bạn trả lại đồ vật đã đánh mất ? 3. Bài mới. Hoạt động 1: Hs tự kiên hệ. * Mục tiêu: Hs biết tự đánh giá việc sd lời yêu cầu, đề nghị của bản thân. * Cách tiến hành: · Gv nêu yêu cầu/ sgv. · Hs tự liên hệ. · Gv khen những hs đã biết thực hiện bài học. Hoạt động 2: Đóng vai. * Mục tiêu: Hs thực hành nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự khi muốn nhờ người khác giúp đỡ. * Cách tiến hành: · Gv nêu TH, yêu cầu hs thảo luận, đóng vai theo t ừng cặp.. · Hs thảo luận và đóng vai theo cặp. · Gv mời vài cặp lên đóng vai trước lớp. * Kết luận: Khi cần đến sự giúp đỡ, dù nhỏ của người khác, em cần có lời nói và hành động, cử chỉ phù hợp. Hoạt động 3: Trò chơi “ Văn minh, lịch sự “. * Mục tiêu: Hs thực hành nói lời đề nghị lịch sự với các bạn trong lớp và biết phân biệt giữa lời nói lịch sự và chưa lịch sự. * Cách tiến hành: · Gv phổ biến luật chơi/ sgv. · Hs thực hiện trò chơi. · Gv nhận xét, đánh giá. Þ Kết luận chung: Biết nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong giao tiếp hằng ngày là sự tự trọng và tôn trọng người khác. 4. Hoạt động cuối: Củng cố – dặn dò. Khi cần đến sự giúp đỡ của người khác, em cần làm gì ?. --------------------------------------------------***------------------------------------------------Toán KIỂM TRA I.Mục đích, yêu cầu: - Kiểm tra các nội dung: + Bảng nhân 2, 3, 4, 5. + Nhận dạng và gọi đúng tên đường gấp khúc, tính độ dài đường gấp khúc. + Giải toán có lời văn bằng một phép nhân. II. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp 2. Giáo viên nêu yêu cầu của tiết học * GV ghi đề lên bảng Bài 1: Tính nhẩm: 4 x 3 4 x 9 5 x 9 4 x 6 5 x 7 2 x 9 3 x 8 5 x 8 Bài 2: Tính: 5 x 9 - 27 53 - 4 x 7 5 x 7 + 15 65 + 4 x 6 Bài 3: Mỗi bình cắm 6 bông hoa. Hỏi 5 bình cắm bao nhiêu bông hoa Bài 4: Tính độ dài đường gấp khúc ABCD - HS làm bài, GV theo dõi. 15dm 25dm 35dm - Thu bài. III. Nhận xét giờ kiểm tra -----------------------------------------***------------------------------------------ Thứ 3 ngày 8 tháng 02 năm 2012 Toán PHÉP CHIA I.Mục đích, yêu cầu: Giúp học sinh: - Bước đầu nhận biết được phép chia. - Biết quan hệ giữa phép nhân và phép chia, từ phép nhân viết thành phép chia (Trong bảng chia 2). - Bài tập cần làm: BT1, BT2. II.Đồ dùng dạy học: Các mảnh bìa hình vuông bằng nhau. III. Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: Nhận xét bài kiểm tra và công bố điểm. 2. Bài mới: - Hoạt động 1: Nhắc lại phép nhân 3 x 2 = 6. Mỗi phần có 3 ô. Hỏi 2 phần có mấy ô? HS viết phép tính 2 x 3 = 6 - Hoạt động 2: Giới thiệu phép chia cho 2. GV kẻ một vạch ngang như hình vẽ. GV hỏi: 6 ô chia thành 2 phần bằng nhau,mỗi phần có mấy ô? Học sinh quan sát và trả lời: 6 ô được chia thành 2 phần bằng nhau, mỗi phần có 3 ô. GV nói: Ta đã thực hiện 1 phép tính mới là phép chia" Sáu chia hai bằng ba" Viết là: 6: 2 = 3.Dấu: gọi là dấu chia. - Hoạt động 3: Giới thiệu phép chia cho 3. Vẫn dùng 6 ô như trên. GV hỏi: 6 ô chia thành mấy phần để mỗi phần có 3 ô? HS: để mỗi phần có 3 ô thì chia 6 ô thành 2 phần Ta có phép chia "Sáu chia ba bằng hai" Viết là: 6: 3 = 2 - Hoạt động 4: Nêu nhận xét quan hệ giữa phép nhân và phép chia. Mỗi phần có 3 ô, 2 phần có 6 ô: 3 x 2 = 6. Có 6 ô chia thành 2 phần bằng nhau. Mỗi phần có 3 ô: 6: 2 = 3 Có 6 ô chia mỗi phần 3 ô thì được 2 phần: 6: 3 = 2. Từ 1 phép nhân ta có thể lập được 2 phép chia tương ứng. 6: 2 = 3 3 x 2 = 6 6: 3 = 2 - Hoạt động 5: Thực hành: Bài 1: HD HS đọc và tìm hiểu mẫu 4 x 2 = 8 8: 2 = 4 8: 4 = 2 Học sinh làm theo mẫu sau đó đọc to bsì cho cả lớp nhận xét + Bài 2: HS làm tương tự bài 1. 3 x 4 = 12 4 x 5 = 20 12: 3 = 4 20: 5 = 4 12: 4 = 3 20: 4 = 5 3. Củng cố- dặn dò: HS làm bài ở VBT. ----------------------------------------***--------------------------------------- Kể chuyện MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN I.Mục đích, yêu cầu: - Biết đặt tên được cho từng đoạn truyện (BT1). - Kế lại được từng đoạn của câu chuyện (BT2). - HS khá, giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện (BT3). - Rèn kĩ năng nghe: Tập trung theo dõi phát biểu bạn kể, nhận xét được ý kiến của bạn và kể tiếp lời kể của bạn. II.Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ SGK III. Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ: 2em kể " Chim sơn ca và bông cúc trắng " B.Bài mới: * Giới thiệu bài * Hướng dẫn kể chuyện 1. Đặt tên cho từng đoạn câu chuyện Một em đọc yêu cầu của bài, đọc cả mẫu GV hướng dẫn: tên mỗi đoạn của câu chuyện thể hiện được nội dung chính của của đoạn. Tên có thể là một câu hoặc là một cụm từ. Học sinh đọc thầm từng đoạn và trao đổi theo cặp sau đó cùng nhau phát biểu ý kiến. Giáo viên ghi bảng những tên đúng nhất. Học sinh đọc lại Đoạn 1: Chú Chồn kiêu ngạo Đoạn 2: Trí khôn của Chồn Đoạn 3: Trí khôn của Gà rừng Đoạn 4: Gặp lại nhau 2. Kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện trong nhóm Dựa vào tên các đoạn - HS kể từng đoạn trong nhóm. Khuýên khích học sinh tự chọn cách mở đầu câu chuyện không lệ thuộc vào sách. Bình chọn nhóm kể hay. Một học sinh trong nhóm tập kể lại toàn bộ câu chuyện 3. Thi kể toàn bộ câu chuyện Đại diện nhóm thi kể Cả lớp và GV nhận xét - chấm điểm thi dua 4.Củng cố- dặn dò: GV nhận xét giờ học - về tập kể lại chuyện ----------------------------------------***---------------------------------------- Chính tả MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN I.Mục đích, yêu cầu: - Nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi có lời của nhân vật. - Làm được BT2a, b hoặc BT3 a,b. II.Đồ dùng dạy học: VBT III. Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ: Viết 3 tiếng bắt đầu bằng âm tr B. Bài mới: * Giới thiệu bài * Hướng dẫn nghe viết 1. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị GV đọc bài chính tả, 1-2 em đọc lại. Giúp HS hiểu nội dung đoạn viết: Sự việc gì xảy ra với Gà Rừng và Chồn trong lúc dạo chơi? HS nhận xét. + Tìm câu nói của người thợ săn: "Có mà trốn đằng trời" + Câu nói đó được đặt trong dấu gì? HS viết bảng những từ dễ viết sai: cuống quýt, reo lên. GV đọc, HS viết bài vào vở. Chấm chữa bài. 2. Hướng dẫn làm bài tập chính tả. + Bài tập 2: Học sinh đọc yêu cầu, hướng dẫn học sinh chọn bài 2a hoặc 2b. Có thể cho học sinh làm cả hai câu vì đây ngoài luyện tập dấu thanh phân biệt âm đầu còn tăng vốn từ ngữ cho học sinh. HS làm bảng con. Chốt lại lời giải đúng. Reo - giật – gieo Giả - nhỏ – hẻm + Bài tập 3: HS làm bài VBT. a, giọt , riêng giữa b, vẳng, thỏ thẻ, ngẩn 3. Củng cố - dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn những em chưa đạt về nhà viết lại. -----------------------------------------***------------------------------------------ Thứ 4 ngày 9 tháng 02 năm 2012 Thể dục Bài 41 ÔN MỘT SỐ BÀI TẬP ĐI THEO VẠCH KẺ THẲNG TRÒ CHƠI “NHẢY Ô” A/ Mục tiêu: ªÔn h ... m 4 câu. Nếu sắp xếp hợp lí 4 câu văn sẽ tạo thành đoạn văn hoàn chỉnh. Hãy đọc kĩ từng câu và sắp xếp lại cho đúng. Học sinh làm vở nháp. Giáo viên phát cho 3 em 3 băng giấy và viết vào đó rồi dán lên bảng. Cả lớp cùng chữa bài: b – a – c – d GV chấm bài, phân tích: Câu b: Câu mở đầu giới thiệu sự xuất hiện của con chim cu gáy. Câu a: Tả hình dáng. Câu d: Tả hoạt động. Câu c: Câu kết tiếng gáy của chim cu gáy làm cho cánh đồng thêm êm ả. 3. Củng cố - dặn dò: GV nhận xét giờ học. HS thực hành nói lời xin lỗi. --------------------------------------***------------------------------ Thứ 6 ngày 11 tháng 02 năm 2012 Thể dục BÀI 42 : ĐI KIỂNG CHÂN HAI TAY CHỐNG HÔNG A/ Mục tiêu: ªHọc đi kiễng chân hai tay chống hông. Yêu cầu thực hiện tương đổi đúng. Tiếp tục ôn trò chơi “Nhảy ô” Yêu cầu nắm vững cách chơi và tham gia trò chơi tương đối chủ động và nhanh nhẹn. B/ Địa điểm: - Sân bãi vệ sinh, đảm bảo an toàn nơi tập. Một còi để tổ chức trò chơi. C/ Lên lớp: 1. Phần mở đầu: - Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung tiết học. - Đi đều thành 2- 4 hàng dọc trên sân trưưòng và hát. - Đứng tại chỗ xoay đầu gối xoay hông, xoay cổ chân. - Ôn một số động tác của bài thể dục phát triển chung (1 lần mỗi động tác 2 lần x 8 nhịp). Trò chơi: “ Diệt các con vật có hại” 2. Phần cơ bản: - Đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông 2 - 3 lần. - Đội hình tập như các bài 42, 43 GV hoặc cán sự lớp điều khiển. - Đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang 1 - 2 lần 10 m. - Đi kiễng gót, hai tay chống hông: 3 - 4 lần 10 m. -Cho học sinh tập thành nhiwuf đợt, mỗi đợt đi 3 - 6 em dợt trước đi được một đoạn cho đợt hai đi tiếp và như vậy một cách liên tục cho đến hết, khi đến đích vòng sang hai bên đi thường về tập hợp ở cuối hàng chờ lần tập tiếp theo. GV và lớp nhận xét. * Thi đi kiễng gót, hai tay chống hông xem tổ nào có nhiều người đi đúng. * Trò chơi: “ Nhảy ô” - GV nêu tên trò chơi nhắc lại cách chơi sau đó cho chuyển về từng tổ quản lí tự tổ chức chơi. GV cho thi đua giữa các tổ xem tổ nào nhảy nhanh và đúng nhất. Phần kết thúc: - Cúi lắc người thả lỏng 5 - 6 lần - Nhảy thả lỏng (6 - 10 lần) - Giáo viên hệ thống bài học --------------------------------***------------------------------- Toán LUYỆN TẬP I.Mục đích, yêu cầu: - Thuộc bảng chia 2. - Biết giải bài toán có một phép chia (Trong bảng chia 2). - Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành hai phần bằng nhau. - BT cần làm: BT1, 2, 3, 5. II. Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: Học sinh viết theo giáo viên đọc: Một phần hai. 2. Bài mới: Hướng dẫn học sinh làm bài tập + Bài 1: Dựa vào bảng chia 2 HS tính nhẩm tìm kết quả. Học sinh đọc to bài làm của mình + Bài 2: HS thực hiện mỗi lần 1 cặp 2 phép tính nhân 2 và chia 2 2 x 6 = 12 12: 2 = 6 + Bài 3: HS tính nhẩm 18 chia 2 bằng 9 HS trình bày bài giải. Bài giải Số lá cờ của mỗi tổ có là: 18: 2 = 9 ( lá cờ ) Đáp số: 9 lá cờ + Bài 4: HD thêm cho HS. HS tính nhẩm : 20 chia 2 bằng 10 HS trình bày bài giải. Bài giải Số hàng xếp được là: 20 : 2 = 10 (hàng) Đáp số: 10 hàng + Bài 5: HS quan sát vẽ, nhận xét, trả lời. a, Có 4 con chim đang bay và 4 con chim đậu. Có 1/2số con chim bay. c, Có 3 con chim đang bay và 3 con chim đang đậu. Có 1/2 số con chim đang bay. 3. Củng cố - dặn dò: GV nhận xét tiết học và dặn HS về nhà làm bài tập vào VBT. -------------------------------------------***---------------------------------------- Tập viết CHỮ HOA: S I.Mục đích, yêu cầu: Rèn kĩ năng viết chữ - Viết đúng chữ hoa S ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Sáo (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Sáo tắm thì mưa (3 lần). - Rèn HS tính cẩn thận khi viết. II.Đồ dùng dạy học: Vở tập viết và bảng chữ mẫu. III. Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ: Cả lớp viết bảng con: Ríu rít. B. Bài mới: * Giới thiệu bài. * Hướng dẫn viết chữ hoa. 1. Hướng HS quan sát và nhận xét chữ S. + Cấu tạo: Chữ S vừa cao 5 li, gồm 1 nét viết liền, là kết hợp của 2 nét cơ bản- cong dưới và móc ngược nối liền nhau tạo vòng xoắn to ở đầu chữ (giống phần đầu của chữ L hoa) cuối nét móc lượn vào trong. + Cách viết: GV viết mẫu chữ S lên bảng vừa viết vừa nói cách viết. 2. Hướng dẫn viết trên bảng con. Học sinh viết chữ S trên bảng con, giáo viên nhận xét và sữa chữa 3. Hướng dẫn viết câu ứng dụng. 1 HS đọc câu ứng dụng. HS hiểu: Hễ thấy sáo tắm là sắp có mưa. + HS quan sát ứng dụng nêu nhận xét. Độ cao của các con chữ: các chữ S, h cao 2,5 li; chữ t cao 1,5 li; các chữ còn lại cao 1 li. Cách đặt dấu thanh: dấu sắc tren chữ a và chữ ă, dấu huyền trên chữ i. Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng bằng khoảng cách viết chữ o GV viết chữ Sáo lên bảng. Hướng dẫn HS viết chữ Sáo lên bảng con. 4. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết. HS luyện viết, GV theo dõi uốn nắn thêm. Chấm chữa bài: 5. Củng cố - dặn dò: Viết hoàn thành bài ở vở BT ------------------------------------------------***----------------------------------------------- Tiết 4: SINH HOẠT LỚP I.Mục đích, yêu cầu: - Đánh giá tình hình học tập và các hoạt động trong tuần. - Nêu biện pháp khắc phục. II.Nội dung sinh hoạt: 1.GV nêu yêu cầu: GV đánh giá tình hình trong tuần. - Vệ sinh lớp: Làm vệ sinh lớp sạch sẽ. - Chuyên cần: Đi học đầy đủ đúng giờ. - Trật tự giờ học: nề nếp học tương đối tốt. Bên cạnh đó vẫn còn một số nhược điểm cần khắc phục. Đó là một số em vẫn hay quên vở, nói chuyện riêng và chưa làm bài tập đến lớp mới làm tức là chưa chuẩn bị bài. Bình bầu hạnh kiểm và gương tốt. 2. Kế hoạch tuần tới: Tăng cường kiểm tra bài tập ở nhà,thi đua học tốt dành nhiều điểm cao. Tiếp tục ổn định nền nếp lớp. Gặp gỡ và trao đổi với phụ huynh em Giang, Dương để có biện pháp giúp đỡ trong học tập. Sinh hoạt văn nghệ -------------------------------------------------***----------------------------------------------- Ho¹t ®éng tËp thÓ : truyÒn thèng quª h¬ng vµ nh÷ng trß ch¬i d©n téc I. MôC TI£U: - Gióp HS biÕt ®îc mét sè truyÒn thèng tèt ®Ñp cña quª h¬ng vµ mét sè trß ch¬i d©n téc. -Cã ý thøc gi÷ g×n truyÒn thèng tèt ®Ñp ®ã. II/ CHUÈN BÞ : - Su tÇm mét sè tranh ¶nh vÒ trß ch¬i d©n gian. III. c¸c ho¹t ®éng D¹Y HäC : 1, Giíi thiÖu bµi : 2, Ho¹t ®éng1 : T×m hiÓu vÒ mét vµi truyÒn thèng cña quª h¬ng ®Êt níc. -GV tæ chøc cho HS lµm viÖc theo Nhãm . -GV nªu yªu cÇu vµ giao nhiÖm vô cho c¸c nhãm . +H·y kÓ mét vµi truyÒn thèng tèt ®Ñp cña quª h¬ng ®Êt níc? +Khi tæ chøc c¸c lÔ héi truyÒn thèng thêng cã nh÷ng trß ch¬i nµo ? -GV kÕt luËn: Mét vµi truyÒn thèng tèt ®Ñp cña quª h¬ng ®Êt níc lµ lÔ héi Chïa H¬ng, Giç Tæ Hïng V¬ng,.... 3, Ho¹t ®éng 2 : Th¶o luËn c¶ líp +Em cã c¶m nhËn g× khi tham gia vµo c¸c lÔ héi ®ã ? +C¸c trß ch¬i ®îc tæ chøc trong lÔ héi nh»m môc ®Ých g× ? -GV bæ sung, kÕt luËn. 4, Ho¹t ®éng 3 : Cñng cè , dÆn dß : - DÆn : Cã ý thøc gi÷ g×n truyÒn thèng tèt ®Ñp ®ã . CHIỀU Tiết 1: Luyện Tập làm văn TẢ NGẮN VỀ LOÀI CHIM I.Mục đích, yêu cầu: Tiếp tục rèn cho học sinh kĩ năng hiểu biết về một số loài chim và cách viết đoạn văn hoàn chỉnh tả về loài chim II. Các hoạt động dạy học: GV nêu mục đích yêu cầu Hướng dẫn HS học. - Hoạt động 1: Luyện thêm vốn hiểu biết về các loài chim Viết tên các loài chim theo yêu cầu sau: + Những loài chim có giọng hót hay: + Những loài chim biết bắt chước tiếng nói của người: + Những loài chim hay ăn quả chín trên cây: Học sinh làm bài, giáo viên hướng dẫn thêm - Hoạt động 2: Viết đoạn văn tả về loài chim Trên cơ sở những bài văn tả về loài chim mà các em đã được học học sinh vận dụng và viết tiếp đoạn văn khác tả về lòai chim mà em biết. Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu tên loài chim mà em biết. Nêu hình dáng của chim Nêu hoạt động của chim. Giáo viên lưu ý cho học sinh mỗi loài chim có một hình dáng khác nhau và một hoạt động khác nhau không thể giống nhau. Cho một vài học sinh nói về hình dáng và hoạt động con chim mà mình tả. Nếu học sinh lúng túng thì giáo viên gợi ý cho các em. Học sinh làm bài vào vở sau đó đọc to bài của mình cả lớp cùng nhận xét và chữa những lỗi phổ biến. III. Tổng kết - dặn dò: Về nhà tập nói lại. ----------------------------------------***--------------------------------------- Tiết 2: Luyện Toán LUYỆN TẬP I.Mục đích, yêu cầu: Giúp HS học thuộc bảng chia 2 và rèn kĩ năng vận dụng bảng chia 2. II. Các hoạt động dạy học: GV hướng dẫn HS làm bài HS theo dõi làm bài vào vở HS lên bảng chữa bài HS khác nhận xét * Bài 1: Tính nhẩm 8: 2 6: 2 14: 2 4: 2 2: 2 16: 2 12: 2 10: 2 18: 2 8: 2 * Bài 2: Có 8 quả cam xếp đều vào hai đĩa. Hỏi mỗi đĩa có mấy quả cam? * Bài 3: Nối phép tính với kết quả đúng 6:2 18:2:2 3 5 9 6:2 6:2 8 4 6:2 * Bài 4: Số 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 :2 1 * Dăn dò: HS về nhà học bài và xem lại các BT -----------------------------------------***--------------------------------------- Tiết 3: Luyện từ và câu CÁCH DÙNG DẤU CÂU VÀ CHỌN TỪ THÍCH HỢP ĐIỀN VÀO CHỖ TRỐNG I.Mục đích, yêu cầu: Rèn học sinh yếu dùng dấu câu và dùng từ điền vào chỗ trống về đặc điểm khí hậu của nước ta.. III. Các hoạt động dạy học: - Hoạt động 1: Dùng dấu câu Học sinh nêu các dấu câu mình đã được học. Giáo viên hỏi: Khi viết hết câu ta dùng dấu gì ? Dấu hỏi dùng trong truờng hợp nào ? Khi nói lời yêu cầu,đề nghị hoặc cảm ơn, xin lỗi ta dùng dấu gì cuối câu ? Học sinh thực hành: Viết dấu câu phù hợp vào mỗi câu sau: Năm nay em học lớp mấy Lớp 2A lớp 2B đang lao động ở vườn trường Nhờ bạn lấy hộ tớ quyển vở ở trên bàn Mình cảm ơn bạn nhé Nhờ bạn mà mình hiểu bài hơn - Hoạt động 2: Điền từ: Chon các từ: chói chang, bầu trời, mát mẻ, ấm áp điền vào chỗ chấm cho thích hợp với đoạn văn sau: Có những ngày xuân.............. với nắng xuân tươi vui, và có những ngày thu ............. hiu hiu gió thổi. Trái lại, ở miền Nam, thời tiết rất ít thay đổi: quanh năm............ xanh thẳm với ánh nắng........., tiết trời hanh khô, đêm khuya mát lạnh. Học sinh chọn từ thích hợp và điền rồi đọc bài, lớp chữa III. Tổng kết: Nhận xét giờ học. -----------------------------------***---------------------------------
Tài liệu đính kèm: