Giáo án các môn khối 2 - Tuần dạy 2 năm 2011

Giáo án các môn khối 2 - Tuần dạy 2 năm 2011

TUẦN 2

 Thứ hai ngày 5 tháng 9 năm 2011

Tập đọc

PHẦN THƯỞNG

I.Mục đích, yêu cầu:

- Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.

- Hiểu nghĩa các từ mới: bí mật, sáng kiến, lặng lẽ, tấm lòng, tốt bụng.

- Hiểu được đặc điểm, tính cách của Na là một cô bé tốt bụng.

- Hiểu ND: Câu chuyện đề cao lòng tốt, lòng tốt rất đáng quý và đáng trân trọng. Các em nên làm nhiều việc tốt. (Trả lời được các CH 1, 2, 4)

- HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 3.

- Rèn kĩ năng : Xác định giá trị: có khả năng hiểu rõ những giá trị của bản thân, biết tôn trọng và thừa nhận người khác có những giá trị. Thể hiện sự cảm thông

 

doc 25 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 659Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 2 - Tuần dạy 2 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2
 Thứ hai ngày 5 tháng 9 năm 2011
Tập đọc
PHẦN THƯỞNG
I.Mục đích, yêu cầu: 
- Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
- Hiểu nghĩa các từ mới: bí mật, sáng kiến, lặng lẽ, tấm lòng, tốt bụng.
- Hiểu được đặc điểm, tính cách của Na là một cô bé tốt bụng.
- Hiểu ND: Câu chuyện đề cao lòng tốt, lòng tốt rất đáng quý và đáng trân trọng. Các em nên làm nhiều việc tốt. (Trả lời được các CH 1, 2, 4)
- HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 3.
- Rèn kĩ năng : Xác định giá trị: có khả năng hiểu rõ những giá trị của bản thân, biết tôn trọng và thừa nhận người khác có những giá trị. Thể hiện sự cảm thông
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh minh hoạ trong sgk
III. Các hoạt động dạy - học.
Tiết 1
A.Bài cũ: Gọi 2 - 3 em đọc bài “Tự thuật”
Hỏi: Qua bản tự thuật của bạn Bùi Thanh Hà em biết gì về bạn?
B.Bài mới:	
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện đọc đoạn 1, 2
2.1 GV đọc mẫu: giọng nhẹ nhàng cảm động.
2.2 Luyện đọc 
a. Luyện đọc câu:
- Lượt 1: HS đọc nối tiếp từng câu kết hợp phát âm từ khó đọc: Phần thưởng, sáng kiến, bàn bạc, trực nhật, bẻ, nửa, bàn tán.
- Lượt 2: HS tiếp tục đọc nối tiếp câu
b. Luyện đọc đoạn:
- Lượt 1: HS đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp
GV HD HS luyện đọc câu dài
+ Một buối sáng,/ vào giờ ra chơi, các bạn trong lớp túm tụm bàn bạc điều gì/ có vẻ bí mật lắm.//
+ Đây là phần thưởng/ cả lớp đề nghị tặng bạn Na.//
- Lượt 2: HS tiếp tục đọc nối tiếp từng đoạn
 GV kết hợp giải nghĩa các từ:
+ Bí mật: Giữ kín, không cho người khác biết.
+ Sáng kiến: ý kiến mới và hay.
+ Lặng lẽ: không nói gì.
c. Đọc từng đoạn trong nhóm
GV theo dõi HD thên cho các em đọc yếu
d. Thi đọc giữa các nhóm.
e. Cả lớp cùng đọc dồng thanh cả bài.
Tiết 2
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
 Câu 1: 
+ Câu chuyện này nói về ai? (Nói về một bạn tên là Na.)
+ Bạn ấy có đức tính gì? (Tốt bụng, hay giúp đỡ bạn bè.)
+ Hãy kể những việc làm tốt của bạn Na? (Na sẵn sàng giúp đỡ bạn, sẵn sàng san sẻ những gì mình có cho bạn.)
 Câu 2: Theo em điều bí mật được các bạn Na bàn bạc là gì? (Các bạn đề nghị cô giáo thưởng cho Na vì lòng tốt của Na đối với mọi người.)
 Câu 3: Dành cho HS khá, giỏi
+ Em có nghĩ rằng Na xứng đáng được thưởng không? Vì sao?
- Na xứng đáng được thưởng, vì có tấm lòng tốt. 
GV: Trong trường học phần thưởng có nhiều loại: thưởng cho học sinh giỏi, thưởng cho học sinh có đạo đức tốt, thưởng cho học sinh tích cực tham gia văn nghệ.
 Câu 4: Khi Na được nhận phần thưởng những ai vui mừng? Vui mừng như thế nào?(Tăng cường Kn thể hiện sự cảm thông)
- Na vui mừng: đến mức tưởng là nghe nhầm, đỏ bừng mặt.
- Cô giáo và các bạn vui mừng vỗ tay vang dậy vang dậy.
- Mẹ vui mừng: khóc đỏ hoe cả mắt.
4. Luyện đọc lại.
- 4 tổ cử 4 đại diện lên thi đọc lại câu chuyện.
-Nhận xét, bình chọn cá nhân đọc hay.
5. Củng cố dặn dò: Gọi 1 học sinh đọc lại toàn bài.
- Em học được điều gì ở bạn Na? (Tốt bụng,hay giúp đỡ người)
- Theo em, việc các bạn trong lớp đề nghị cô giáo trao phần thưởng cho Na có ý nghĩa gì? (Biểu dương người tốt, việc tốt.)
- Chúng ta có nên làm nhiều việc tốt không? (Chúng ta nên làm nhiều việc tốt.)(Tăng cường KN xác định giá trị)
- Dặn học sinh chuẩn bị kĩ cho bài kể chuyện: Phần thưởng.
 ---------------------------------------***----------------------------------------
Đạo đức
HỌC TẬP, SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
1. Học sinh hiểu các biểu hiện cụ thể và lợi ích của việc học tập- sinh hoạt đúng giờ.
2. HS biết cùng cha mẹ lập TGB hợp lí cho bản thân và thực hành đúng TGB.
3. HS có thái độ đồng tình với các bạn biết học tập – sinh hoạt đúng giờ.
4. HS khá, giỏi lập được thời gian biểu hằng ngày phù hợp với bản thân.
5.Rèn các kĩ năng : Quản lí thời gian, lập kế hoạch,tư duy phê phán. 
II. Tài liệu và phương tiện:
· Phiếu 3 màu cho HĐ 1
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra sách vở của HS
 Vì sao cần sắp xếp thời gianh hợp lí ?
3. Bài mới.
 Hoạt động 1: Thảo luận lớp(Tăng cường Kn lập kế hoạch)
* Mục tiêu: Tạo cơ hội cho HS được bày tỏ ý kiến, thái độ của mình về lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.
* Cách tiến hành: 
· GV phát bìa màu cho HS và nói quyết định chọn màu/ SGV
· GV đọc từng ý kiến. Sau mỗi ý kiến, HS chọn và giơ 1 trong 3 màu để biểu thị thái độ của mình à GV kết luận.
* Kết luận: Học tập và sinh họat đúng giờ có lợi sức khỏe và việc học tập của bản thân em.
 Hoạt động 2: Hành động cần làm.(Tăng cường Kn tư duy phê phán)
* Mục tiêu: Giúp HS tự nhận biết thêm về lợi ích của học tập và sinh hoạt đúng giờ, cách thức để thực hiện học tập và sinh hoạt đúng giờ.
* Cách tiến hành:
· GV chia HS thành 4 nhóm. 
· HS từng nhóm tự so sánh để loại trừ kết quả ghi giống nhau.
· Từng nhóm trình bày trước lớp.
* Kết luận: Việc học tập, sinh hoạt đúng giờ giúp chúng ta học tập kết quả hơn, thoải mái hơn. Vì vậy, học tập – sinh hoạt đúng giờ là việc làm cần thiết.
 Hoạt động 3: Thảo luận nhóm.
* Mục tiêu: Giúp HS sắp xếp lại TGB cho hợp lí và tự theo dõi việc thực hiện theo TGB.
* Cách tiến hành: 
· GV chia HS thành nhóm đôi và giao nhiệm vụ/ SGV.
· Các nhóm HS làm việc.
· 1 số HS trình bày TGB trước lớp.
* Kết luận: Cần học tập – sinh họat đúng giờ để đảm bảo sức khỏe. Học hành mau tiến bộ. 
4. Hoạt động cuối: Củng cố – dặn dò.
Nhắc nhở HS thực hiện đúng TGB.
 --------------------------------------***-------------------------------------------
 Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
- Biết quan hệ giữa dm và cm để viết số do có đơn vị là cm thành dm và ngược lại trong trường hợp đơn giản.
- Nhận biết được độ dài đề-xi-mét trên thước thẳng.
- Biết ước lượng độ dài trong trường hợp đơn giản.
- Vẽ được đoạn thẳng có độ dài 1dm.
II. Đồ dùng dạy - học: 
Thước có vạch chia cm
III. Các hoạt động dạy - học:
- GV hướng dẫn học sinh làm rồi chữa bài
+ Bài 1: GV nêu yêu cầu của đề
- Yêu cầu HS làm bài 1 vào SGK 	
- HS viết: 10cm = 1dm, 1dm = 10cm. 
- Yêu cầu HS lấy thước kẻ và dùng 	
- Thao tác theo yêu cầu. Lấy phấn vạch vào điểm có độ dài1dm trên thước. 	
- Cả lớp chỉ vào vạch vừa vạch được đọc to 1đêximet.
- Yêu cầu HS vẽ đoạn thẳng AB dài 1dm vào bảng con.	
- HS vẽ sau đó đổi bảng để kiểm tra bài của nhau.
- Yêu cầu HS nêu cách vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 1dm.	
- Chấm điểm A trên bảng, đặt thước sao cho vạch 0 trùng với điểm A.Tìm độ dài 1dm trên thước sau đó chấm điểmB trùng với điểm trên thước chỉ độ dài 1dm. Nối AB.
+ Bài 2: Yêu cầu HS tìm trên thước vạch chỉ 2 dm và dùng phấn đánh dấu.	
- HS thao tác, 2 HS ngồi cạnh nhau kiểm tra cho nhau.
- Hỏi: 2 đê-xi-met bằng bao nhiêu xăng-ti-met? (Yêu cầu HS nhìn trên thước và trả lời) 
- 2dm = 20 cm 
+ Bài 3: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?	
- Điền số thích hợp vào chỗ chấm.
- Muốn điền đúng phải làm gì? 
(Suy nghĩ và đổi các số đo từ đê-xi-met thành xăng-ti-met, hoặc từ xăng-ti-met thành 
Đê-xi-met)
- Lưu ý cho HS có thể nhìn vạch trên thước kẻ để đổi cho chính xác. 	
- HS làm bài vào vở bài tập.
- Có thể nói chó HS ”mẹo” đổi: Khi muốn đổi đê-xi-met ra xăng-ti-met ta thêm vào sau số đo dm 1 chữ số 0 và khi đổi từ xăng-ti-met ra đê-xi-met ta bớt đi ở sau số đo xăng-ti-met 1 chữ số 0 sẽ được ngay kết quả.
- Gọi HS đọc chữa bài sau đó nhận xét và cho điểm. 	
- Đọc bài làm, chẳng hạn: 2 đê-xi-met bằng 20 xăng-ti-met, 30 xăng-ti-met bằng 3 đề-xi- mét
- GV chữa bài – nhận xét.
+ Bài 4: Yêu cầu HS đọc đề bài.	
- Hãy điền xăng-ti-met(cm), hoặc đề-xi-mét (dm)vào chỗ trống thích hợp.
- Hướng dẫn: Muốn điền đúng, HS phải ước lượng các vật, người được đưa ra. Chẳng hạn bút chì dài 16...., muốn điền đúng hãy so sánh độ dài của bút với 1dm và thấy bút chì dài 16cm, không phải 16 dm.
-Yêu cầu 1HS chữa bài.	 
- Quan sát, cầm bút chì và tập ước lượng. 2 HS ngồi cạnh thảo luận
- HS đọc bài làm: Độ dài bút chì là 16 cm ; độ dài ngang tay của mẹ là 2dm; độ dài 1
bước chân của Khoa là 30 cm; bé Phương cao 12dm.
Sau đó làm bài vào vở 
IV. Củng cố dặn dò: 
- Nắm được đơn vị đo - cách đổi dm,cm.
- Hoàn thành các bài tập 
- Dặn dò HS ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.
 ---------------------------------------***----------------------------------------
 Thứ ba ngày 6 tháng 9 năm 2011 
Toán
SỐ BỊ TRỪ - SỐ TRỪ - HIỆU.
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết và gọi tên đúng các thành phần và kết quả trong phép trừ: Số bị trừ- Số trừ- Hiệu.
- Biết thực hiện phép trừ không nhớ các số có 2 chữ số trong phạm vi 100.
- Biết giải bài toán có lời văn bằng 1 phép tính từ.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Các thanh thẻ Số bị trừ- Số trừ- Hiệu (nếu có)
- Nội dung bài tập 1 viết sẵn trên bảng.
III. Các hoạt động dạy - học:
1.Giới thiệu bài: Trong giờ học trước, chúng ta đã biết tên gọi của các thành phần và kết quả trong phép cộng. Trong giờ học hôm nay, chúng ta sẽ được biết tên gọi của thành phần và kết quả trong phép trừ.
2. Dạy- học bài mới:
2.1.Giới thiệu các thuật ngữ Số bị trừ- Số trừ- Hiệu:
- Viết lên bảng phép tính 59-35=24 và yêu cầu HS đọc phép tính trên. 	
- 59 trừ 35 bằng 24
- Nêu: Trong phép trừ 59-35=24 thì 59 gọi là số bị trừ, 35 gọi là số trừ, 24 gọi 
là hiệu (vừa nêu vừa ghi lên bảng 
giống như phần bài học của SGK).
- HS Quan sát và nghe GV giới thiệu.
GV Hỏi: 59là gì trong phép trừ 59 – 35 = 24? (Là số bị trừ (3HS trả lời))
 - 35 gọi là gì trong phép trừ 59 – 35 = 24? (Là số bị trừ (3HS trả lời)
 - Kết quả của phép trừ gọi là gì? (Hiệu (3HS trả lời)
- Giới thiệu tương tự với phép tính cột dọc. Trình bày bảng như phần bài học trong SGK.	 	
- Hỏi: 59 trừ 35 bằng bao nhiêu? ( 59 trừ 35 bằng 24.)
- 24 gọi là gì? (Là hiệu.)
- Vậy 59-35 cũng gọi là hiệu.
- Hãy nêu hiệu trong phép trừ 59 – 35 = 24. (Hiệu là 24; là 59-35)
2.2.Luyện tập- Thực hành:
* Bài 1: Yêu cầu HS quan sát bài mẫu và đọc phép trừ của mẫu
-19 trừ 6 bằng 13.
- Số bị trừ và số trừ trong phép tính trên là những số nào? (Số bị trừ là 19, số trừ là 6.)
- Muốn tính hiệu khi biết số bị trừ và số trừ ta làm thế nào? (Lấy số bị trừ trừ đị số trừ.) 
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở bài tập.
- HS làm bài sau đó đổi vở để kiểm tra lẫn nhau.
- Nhận xét và cho điểm HS.	
* Bài 2: a, b, c
- Bài toán cho biết gì?	
- Cho biết số bị trừ và số trừ của các phép tính.
- Bài toá ... đến trườngcon phải làm gì ? (Em cần chào hỏi)
- Lần đầu tiên gặp ai đó, muốn họ biết về mình em phải làm gì? ( Em phải tự giới thiệu)
- Bài tập làm văn hôm nay sẽ giúp các em học cách chào hỏi mọi người khi gặp mặt, tự giới thiệu mình để làm quen với ai đó.
2. Hướng dẫn làm bài tập.
+ Bài 1 (miệng)(Tăng cường KN giao tiếp)
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Gọi học sinh thực hiện lần lượt từng yêu cầu.
- Nối tiếp nhau nói lời chào.
- Theo dõi, chỉnh sửa lỗi cho các em.
+ Chào bố, mẹ để đi học
- Con chào mẹ, con đi học ạ!/ Xin phép bố mẹ, con đi học ạ!/ Mẹ ơi, con đi học đây ạ!/ Thưa bố mẹ, con đi học ạ!+ Chào thầy, cô khi đến trường.
- Em chào thầy (cô) ạ!
+ Chào bạn khi gặp nhau ở trường.
- Chào cậu!/ Chào bạn!/ Chào Hoa!
- Khi chào người lớn tuổi em nên chú ý chào sao cho lễ pháp, lịch sự. Chào bạn thân mật, cởi mở.
+ Bài 2 (miệng)(Tăng cường Kn tìm kíêm, xử lia thông tin)
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Nhắc lại lời chào của các bạn trong tranh.
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh và trả lời các câu hỏi.
- Học sinh quan sát tranh và trả lời các câu hỏi.
- Tranh vẽ những ai? (Tranh vẽ Bóng nhựa, Bút Thép và Mít.)
- Mít đã chào và tự giới thiệu về mình như thế nào? (Chào hai cậu, tớ là Mít, tớ ở thành phố Tí Hon.)
- Bóng Nhựa và Bút Thép chào Mít và tự giới thiệu như thế nào? (Chào cậu, chúng tớ là Bóng Nhựa và Bút Thép. Chúng tớ là học sinh lớp 2.)
- Ba bạn chào nhau tự giới thiệu với nhau như thế nào? Có thân mật không?Có lịch sự không? (Ba bạn chào hỏi nhau rất thân mật và lịch sự.)
- Ngoài lời chào hỏi và tự giới thiệu, ba bạn còn làm gì? (Bắt tay nhau rất thân mật.)
- Yêu cầu học sinh đóng lại lời chào và giới thiệu của 3 bạn.
- Học sinh thực hành đóng vai theo nhóm 3.
+ Bài 3: Cho học sinh đọc yêu cầu sau đó làm bài vào vở.
- Gọi học sinh đọc bài làm.
- Nhiều học sinh tự đọc bản tự thuật của mình.
- Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học, tuyên dương các em học tốt, chú ý học bài. Nhắc nhở các em chưa chú ý.
- Dặn dò học sinh chú ý thực hành những điều đã học: tập kể về mình cho người thân nghe. Tập chào hỏi lịch sự có văn hoá khi gặp gỡ mọi người.
 ---------------------------------------***----------------------------------------
 Thứ sáu ngày 9 tháng 9 năm 2011
 Thể dục
BÀI 4: DÀN HÀNG NGANG, DỒN HÀNG
TRÒ CHƠI “NHANH LÊN BẠN ƠI”
A. Mục đích yêu cầu : 
Ôn một số ĐHĐN . Yêu cầu thực hiện được động tác đúng , nhanh và trật tự hơn giờ trước .Ôn trò chơi " Nhanh lên bạn ơi "Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi chủ động 
B. Địa điểm phương tiện:
- Sân bãi chọn nơi thoáng mát , bằng phẳng , vệ sinh sạch sẽ sân tập đảm bảo an toàn luyện tập . Chuẩn bị còi , kẻ sân cho trò chơi " Nhanh lên bạn ơi "
C. Lên lớp: 
1. Phần mở đầu :
-GV nhận lớp phổ biến nội dung tiết học .
- Cho luyện chào báo cáo và chúc GV khi bắt đầu giờ học 
- Giậm chân tại chỗ và đếm theo nhịp . 
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát 
- Ôn bài thể dục lớp 1 : 1 lần mỗi động tác 2 x 8 nhịp
2. Phần cơ bản :
- Ôn tập hợp đội hình hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, nghỉ, quay trái, quay phải , (2 - 3lần )
- Lần 1 do GV điều khiển lần 2 và 3 do cán sự lớp điều khiển .
- GV nhận xét đánh giá xem tổ nào thực hiện nhanh , đều , trật tự và đẹp .
- Dàn hàng ngang , dồn hàng ( 2 -3 lần )
- Ôn cách dàn hàng cách nhau 1 cánh tay .Mỗi làn dàn hàng GV chọn HS làm mẫu ở mỗi vị trí khác nhau (đứng ở ngoài , bên phải hay bên trái , đứng trong hàng ), sau đó dồn hàng . Nếu chỉ định em đứng trong hàng làm chuẩn thì em này không cần giơ tay sang ngang như khi đứng ở đầu hàng .
- GV và các tổ khác quan sát , đánh giá .
- Chơi trò chơi : " Nhanh lên bạn ơi ! " 
- Nêu tên trò chơi nhắc lại cách chơi sau đó cho HS chơi thử 1-2 lần . 
-Yêu cầu chia về các tổ chơi . Trước khi kết thúc GV cho các tổ thi với nhau và phân định đội thắng , thua . Có thể thổi còi để các em chơi trong quá trình chơi GV hô " Nhanh , nhanh , nhanh lên " để trò chơi thêm hấp dẫn . 
3. Phần kết thúc:
- Yêu cầu HS làm các thả lỏng đi thường theo nhịp 2 đến 3 hàng dọc 
- Đứng tại chỗ vỗ tay , hát .
- GV hệ thống bài học 
- GV nhận xét đánh giá tiết học 
- GV hô " Giải tán !" , HS hô đồng thanh " Khoẻ !" 	
 ---------------------------------------***----------------------------------------
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG.
I.Mục tiêu:
- Biết viết số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị.
- Biết số hạng, tổng.
- Biết số bị trừ, số trừ, hiệu.
- Biết làm tính cộng, trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải bài toán bằng một phép tính trừ.
II. Đồ dùng dạy- học:
Ghi sẵn nội dung bài tập 2 lên bảng.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
1.Giới thiệu bài: 
GV giới thiệu ngắn gọn tên bài sau đó ghi lên bảng.
2. Dạy- học bài mới:
+ Bài 1: Viết 3 số đầu
- Gọi một HS đọc bài mẫu.	
- 25 bằng 20 cộng 5.
- 20 còn gọi là mấy chục? (20 còn gọi là 2 chục.)
- 25 gồm mấy chục và mấy đơn vị	? (25 gồm 2 chục và 5 đơn vị.)
- Hãy viết các số trong bài thành tổng giá trị của hàng chục và hàng đơn vị.
- HS làm bài,sau đó 1 HS đọc chữa bài,cả lớp theo dõi, tự kiểm tra bài của mình.
- Có thể hỏi thêm về cấu tạo các số khác.
+ Bài 2: 
- Yêu cầu HS đọc các chữ ghi trong cột đầu tiên bảng a (chỉ bảng).
- Số hạng, số hạng, tổng.
- Số cần điền vào các ô trống là số như thế nào?(Là tổng của hai số hạng cùng cột đó.)
- Muốn tính tổng ta làm thế nào? (Ta lấy các số hạng cộng với nhau.)
- Yêu cầu HS làm bài. Sau khi HS làm xong GV cho HS khác nhận xét. 
- 1HS lên bảng làm bài, các HS khác làm bài sau đó nhận xét bài của bạn trên bảng, tự kiểm tra bài của mình.
GV đưa ra kết luận và cho điểm. 	
+ Bài 3:
- HD HS làm 3 phép tính đầu
- Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.	
Sau đó gọi 1 HS đọc chữa bài.
- Yêu cầu HS nêu cách tính 65-11( có thể hỏi các phép tính khác) 	
- 5 trừ 1 bằng 4, viết 4 thẳng 5 và 1. 
 6 trừ 1 bằng 5, viết 5 thẳng 6 với 1.
 Vậy 65 trừ 11 bằng 54.
+ Bài 4: 
- Gọi HS đọc đề bài.	
- Bài toán cho biết gì? (Bài toán cho biết chị và mẹ hái được 85 quả cam, mẹ hái 44 quả.)
- Bài toán yêu cầu tìm gì? (Bài toán yêu cầu tìm số cam chị hái được.)
- Muốn biết chị hái được bao nhiêu quả cam, ta làm phép tính gì? Tại sao? 
Làm phép tính trừ. Vì tổng số cam của chị và mẹ là 85, trong đó mẹ hái được 44 quả. 
- Yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.	
 Tóm tắt Bài giải
Chị và mẹ: 85 quả cam. Số cam chị hái được là:
Mẹ hái : 44 quả cam. 85 – 44 = 41(quả cam)
Chị hái :....quả cam. Đáp số: 41 quả cam
* Bài 5:
-Yêu cầu HS tự làm bài sau đó đọc to kết quả.
 1 dm = 10cm
	 10cm = 1dm
3.Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học, biểu dương các em học tốt, nhắc nhở các em còn học chưa tốt, chưa chú ý.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
 ---------------------------------------***----------------------------------------
 Tập viết
CHỮ HOA: Ă, Â
I. Mục đích, yêu cầu:
Rèn kĩ năng viết chữ:
Biết viết các chữ hoa Ă, Â theo cỡ vừa và nhỏ.
Biết viết ứng dụng cụm từ Ăn chậm nhai kĩ theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.
II. Đồ dùng dạy-học
Mẫu chữ Ă, Â đặt trong khung chữ. 
Vở tập viết.
III. Các hoạt động dạy-học
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra vở học sinh viết bài ở nhà.
- Yêu cầu học sinh viết chữ Anh.
- Nhận xét.
B. Dạy-học bài mới
1. Giới thiệu bài: Trong tiết tập viết này, các em sẽ học cách viết chữ Ă, hoa, cách nối từ chữ Ă, hoa sang chữ cái liền sau. Viết câu ứng dụng Ăn chậm nhai kĩ.
2. Hướng dẫn viết chữ hoa.
a. Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét các chữ Ă,Â.
- Chữ Ă và chữ Â có điểm gì giống và điểm gì khác chữ A?
- Chữ Ă, hoa là chữ A có thêm các dấu phụ.
- GV viết các chữ Ă, trên bảng, vừa viết vừa hướng dẫn lại cách viết.
Viết chữ A xong sau đó ta viết dấu phụ
+ Dấu phụ trên chữ Ă: là một nét cong dưới, nằm chính giữa đỉnh chữ A.
+ Dấu phụ trên chữ Â: gồm 2 nét thẵngiên nối nhau, trông như một chiếc nón úp xuống chính giữa đỉnh chữ A, có thể gọi là dấu mũ.
b. Viết bảng
- Yêu cầu học sinh viết vào không trung chữ hoa Ă,Â.
- Yêu cầu học sinh viết vào bảng con chữ hoa Ă,Â.
3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng
a. Giới thiệu cụm từ ứng dụng
- Học sinh đọc: Ăn chậm nhai kĩ.
- Yêu cầu học sinh mở vở tập viết, đọc cụm từ ứng dụng.
- Ăn chậm nhai kĩ mang lại tác dụng gì?
- Dạ dày dễ tiêuhoá thức ăn.
b. Quan sát và nhận xét
- Cụm từ gồm mấy tiếng? Là những tiếng nào? (Gồm 4 tiếng là: Ăn,chậm,nhai,kĩ.)
- So sánh chiều cao của chữ Ă và chữ n. (Chữ Ă cao 2,5 li, chữ n cao 1 li.)
- Những chữ nào có chiều cao bằng chữ Ă? (Chữ h,k)
- Khi viết Ăn ta viết nét nối giữa Ă và n như thế nào? (Từ điểm cuối của chữ A rê bút lên điểm đầu của chữ n và viết chữ n.)
- Khoảng cách giữa các chữ ntn? (Khoảng cách đủ để viết một chữ cái o.)
c. Viết bảng: 
- Yêu cầu học sinh viết chữ Ăn vào bảng.
- Theo dõi, chỉnh sửa cho học sinh.
4. Hướng dẫn học sinh viết vào vở tập viết.
- Yêu cầu học sinh viết:
+ 1 dòng có 2 chữ Ă, cỡ vừa.
+ 1 dòng chữ Ă cỡ nhỏ.
+ 1 dòng chữ Â cỡ nhỏ
+ 1 dòng chữ Ăn cỡ vừa.
+ 1 dòng chữ Ăn cỡ nhỏ.
+ 2 dòng cụm từ ứng dụng cỡ nhỏ.
5. Chấm, chữa bài: 
- Chấm 7 bài sau đó nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.
6. Củng cố, dặn dò: 
Nhận xét tiết học.
- Nhắc học sinh hoàn thành nốt phần luyện viết trong vở TV.
--------------------------------------***----------------------------------------
SINH HOẠT LỚP
I.Yêu cầu:
- HS thấy được ưu,nhược điểm của mình trong tuần qua để có hướng khắc phục, sữa chữa tốt.Tự giác phê và tự phê
- Phương hướng tuần tới 
II.Lên lớp:
* Nội dung sinh hoạt
1. Tổ trưởng nhận xét ưu khuyết điểm của tổ mình.
HS bổ sung
2. Lớp trưởng nhận xét chung
3.GV tổng kết.
- Ưu: Các em đi học chuyên cần, học và làm bài tương đối đầy đủ.Vệ sinh lớp học sạch sẽ. Một số em rất tiến bộ trong học tập. Các em thực hiện vệ sinh cá nhân và lớp sạch sẽ
- Tồn tại: Vẫn còn 1 số em chưa hoàn thành bài hay quên vở, một số em còn nói chuyện riêng trong giờ học.
III. Phương hướng:
- Đi học đều, học và làm bài đầy đủ,vệ sinh lớp,cá nhân sạch sẽ.
- Thực hiện tốt 15 phút đầu giờ
* Sinh hoạt văn nghệ. 
------------------------------------------------***-------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 2.doc