TUẦN 13
Thứ hai ngày 21 tháng 11 năm 2011
Tập đọc
BÔNG HOA NIỀM VUI
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc trơn toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng. Đọc rõ lời nhân vật trong bài.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa cuả các từ mới: lộng lẫy, chần chừ, nhân hậu, hiếu thảo, đẹp mê hồn.
- Cảm nhận được tấm lòng hiếu thảo với cha, mẹ của bạn HS trong câu chuyện.
Các kĩ năng, phương pháp và kĩ thuật dạy học:
-Kĩ năng: Xác định giá trị; thể hiện sự cảm thông.
- PP/Kt: Trải nghiệm, thảo luận nhóm; trình bày ý kiến cá nhân; phản hồi tích cực.
II. Đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ, tranh ảnh những đóa hoa cúc
III.Các hoạt động dạy học:Tiết 1
TUẦN 13 Thứ hai ngày 21 tháng 11 năm 2011 Tập đọc BÔNG HOA NIỀM VUI I. Mục đích, yêu cầu: 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc trơn toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng. Đọc rõ lời nhân vật trong bài. 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu: - Hiểu nghĩa cuả các từ mới: lộng lẫy, chần chừ, nhân hậu, hiếu thảo, đẹp mê hồn. - Cảm nhận được tấm lòng hiếu thảo với cha, mẹ của bạn HS trong câu chuyện. Các kĩ năng, phương pháp và kĩ thuật dạy học: -Kĩ năng: Xác định giá trị; thể hiện sự cảm thông. - PP/Kt: Trải nghiệm, thảo luận nhóm; trình bày ý kiến cá nhân; phản hồi tích cực. II. Đồ dùng dạy học Tranh minh hoạ, tranh ảnh những đóa hoa cúc III.Các hoạt động dạy học:Tiết 1 A. Bài cũ: B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và ghi đề 2. Luyện đọc a. GV đọc mẫu b. HD HS luyện đọc * Luyện đọc câu: (3 lần) HS lần lượt một em một câu cho đến hết bài. Chú ý hướng dẫn học sinh cách thể hiện giọng đọc của các nhân vật. Lần 2: kết hợp luyện đọc các tiếng khó: sáng tinh mơ, lộng lẫy, chần chừ, hiếu thảo... * Luyện đọc đoạn: (3 lần) HS nối tiếp đọc các đoạn trong bài. Lần 2: Hướng dẫn đọc một số câu dài: + Những bông hoa màu xanh /lộng lẫy dưới ánh mặt trời buổi sáng// + Em hãy hái thêm hai bông nữa,/ Chi ạ ! //Một bông cho em,/ vì trái tim nhân hậu của em //. Một bông cho mẹ,/vì cả bố và mẹ /đã dạy em thành một cô bé hiếu thảo // HS đọc các từ mới trong sách giáo khoa giải nghĩa: lộng lẫy: chần chừ, nhân hậu GV giải nghĩa thêm: cúc đại đoá: loài hoa cúc to gần bằng cái bát ăn cơm( nếu có hoa cúc thật hoặc tranh ảnh cho HS xem ); sáng tinh mơ: sáng sớm nhìn mọi vật chưa rõ hẳn; dịu cơn đau: giảm cơn đau, thấy dễ chịu; trái tim nhân hậu: tốt bụng, biết yêu thương con người. * Đọc từng đoạn trong nhóm Mỗi nhóm 3 em lần lượt đọc từng đoạn cho đến hết và thi đua đọc trước lớp * Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1,2 Tiết 2 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài * Câu hỏi 1: Mới sáng tinh mơ, Chi đã vào vườn hoa để làm gì ? HS đọc đoạn 1 và trả lời: (Mới sáng tinh mơ, Chi đã vào vườn hoa tìm bông hoa niềm vui đem vào bệnh viện để làm giảm cơn đau của bố) * Câu hỏi 2: Vì sao Chi không tự ý hái bông hoa niềm vui ? HS đọc tiếp đoạn 2 và trả lời: (Chi không tự ngắt bông hoa niềm vui vì: theo nội quy của trường không ai được ngắt hoa) * Câu hỏi 3: Khi biết vì sao Chi cần bông hoa, cô giáo nói như thế nào ? HS đọc tiếp đoạn 3 và trả lời: (Cô giáo nói: Em hãy hái thêm hai bông hoa nữa ...) GV: Câu nói cô giáo cho thấy thái độ cô như thế nào ? (cô cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của Chi, cô khen ngợi em) * Câu hỏi 4: Theo em, bạn Chi có đức tính gì đáng quý ? HS đọc thầm lại toàn bài và trả lời: (Theo em, bạn Chi có đức tính đáng quý là thương bố, tôn trọng nội quy, thật thà) 4. Luyện đọc lại Các nhóm tự phân vai và thể hiện giọng đọc của các nhân vật 5. Củng cố - dặn dò: GV chốt lại: Chi hiếu thảo, tôn trọng quy định chung, thật thà. Cô giáo thông cảm với HS bèn khuyến khích HSlàm việc tốt. Bố rất chu đáo khi hết ốm đã đến cảm ơn cô giáo và nhà trường. * Dặn: Chuẩn bị bài sau --------------------------------***---------------------------------- Đạo đức QUAN TÂM GIÚP ĐỠ BẠN (TIẾT 2) I. Mục tiêu: - Biết được bạn bè cần phải quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau. - Nêu được một vài biểu hiện cụ thể của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày. - Biết quan tâm giúp đỡ bạn bè bằng những việc làm phù hợp với khả năng. - HS khá, giỏi nêu được ý nghĩa của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè. Các kĩ năng, phương pháp và kĩ thuật dạy học: -Kĩ năng: thể hiện sự cảm thông. - PP/Kt: Đóng vai, thảo luận nhóm; trình bày ý kiến cá nhân; phản hồi tích cực. II. Tài liệu và phương tiện: · Bài hát: Tìm bạn thân. · Bộ tranh nhỏ gồm 7 chiếc và 1 tranh khổ lớn. III. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ · Vì sao cần quan tâm, giúp đỡ bạn? 3. Bài mới. Hoạt động 1: Đoán xem điều gì sẽ xảy ra?. * Mục tiêu: Giúp HS biết cách ứng xử trong 1 TH cụ thể có liên quan đến việc quan tâm giúp đỡ bạn bè. * Cách tiến hành: · GV cho HS quan sát tranh. . · HS đoán các cách ứng xử của bạn Nam. · GV chốt lại 3 cách ứng xử chính/SGV trang . · HS thảo luận nhóm về 3 cách ứng xử theo câu hỏi/ SGV trang . · Các nhóm thể hiện qua đóng vai, các nhóm khác nhận xét. * Kết luận: Quan tâm giúp đỡ bạn phải đúng lúc, đúng chỗ và không vi phạm nội quy của nhà trường. Hoạt động 2: Tự liên hệ. * Mục tiêu: Định hướng cho HS biết quan tâm, giúp đỡ bạn trong cuộc sống hằng ngày. * Cách tiến hành: · GV nêu yêu cầu/ SGV trang . · GV mời 1 số HS trả lời, các HS khác nhận xét: Đồng ý hay không đồng ý? Vì sao? · Các tổ lập kế hoạch giúp đỡ các bạn gặp khó khăn. · GV mời đại diện 1 số tổ trình bày. * Kết luận: Cần quan tâm, giúp đỡ bạn bè, đặc biệt là những bạn có hoàn cảnh khó khăn. Hoạt động 3: Trò chơi hái hoa dân chủ. * Mục tiêu: Giúp HS củng cố các KT, KN đã học. * Cách tiến hành: HS hái hoa và trả lời các câu hỏi. . * Kết luận: Cần phải cư xử tốt với bạn bè, không nên phân biệt đối xử với các bạn nghèo, bạn khuyết tật... Đó chính là thực hiện quyền không bị phân biệt đối xử của trẻ em. 4. Hoạt động cuối: Củng cố – dặn dò. HS chuẩn bị bài: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp. ----------------------------------------------***-------------------------------------------- Toán 14 TRỪ ĐI MỘT SỐ: 14- 8 I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết cách thực hiện phép trừ dạng 14 – 8, lập được bảng 14 trừ đi một số. - Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 14 – 8. II. Đồ dùng dạy học: que tính III. Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ: HS làm bảng con 33 – 19 + 26 = 93 – 15 – 24 = B. Bài mới: 1.GV tổ chức hoạt động với 1 bó 1 chục que tính và 4 que tính rời để lập bảng trừ GV hướng dẫn HS lấy 1 bó 1 chục que tính và 4 que tính rời rồi hỏi HS xem có tất cả bao nhiêu que tính ? (14). GV yêu cầu là cần lấy đi 8 que tính GV cho HS thao tác trên que tính rồi nêu lại cách lấy ra 8 que tính, đầu tiên lấy đi 4 que tính rời, sau đó tháo bó 1 chục que tính và lấy đi 4 que tính nữa, còn lại 6 que tính rời. HS nêu phgép tính để tìm ra 6 que tính rồi đọc và viết phép tính: 14 - 8 = 6 - GV hướng dẫn HS tự lập phép trừ và nêu cách thực hiện Hướng dẫn HS dùng bó 1 chục que tính và 4 que tính rời lập các kết quả phép trừ trong khung bài học rồi tổ chức cho HS học thuộc bảng trừ đó. 2.Thực hành + Bài 1 (cột 1, 2): GV cho HS tự làm, sau đó nêu lại cách tìm số hạng chưa biết khi biết tổng và số hạng kia Câu b hướng dẫn tương tự: 14 – 4 – 2 =... , HS nêu lấy 14 trừ 4 bằng 10, lấy 10 trừ tiếp 2 bằng 6, viết 6 + Bài 2 (3 phép tính đầu): HS tự làm bài, sau đó chữa bài Hướng dẫn đặt tính chính xác và thực hiện tính đúng + Bài 3 a, b: Hướng dẫn HS đặt phép tính trừ theo cột 14 14 5 7 + Bài 4: HS đọc đề toán và hướng dẫn tìm hiểu bài, HS giải vào vở 3. Củng cố: HS đọc lại bảng trừ, chuẩn bị bài sau -------------------------------***------------------------------ CHIỀU (Đ/ C Bông dạy) -------------------------------***--------------------------- Thứ ba ngày 22 tháng 11 năm 2011 (Đ/ C Vân dạy) -------------------------------***--------------------------- Thứ Tư ngày 23 tháng 11 năm 2011 Tập đọc: QUÀ CỦA BỐ I. Mục tiêu: - Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:đọc trơn toàn bài, biết ngắt nghỉ ở các câu có dấu hai chấmvà nhiều dấu phẩy. Biết đọc bài với giọng nhẹ nhànGVui hồn nhiên - Rèn kĩ năng đọc hiểu: Nắm được nghĩa các từ mới: thúng câu, cà cuống, niễng niễng, cá sộp, xập xành, muỗm, mốc thếch. Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu thương của người bố qua những món quà đơn sơ dành cho con II. Đồ dùng dạy học:Tranh minh hoạ, tranh ảnh chụp các con vật nêu tên trong bài III.Các hoạt động dạy học: 1.Bài cũ: 2 HS đọc nối tiếp nhau bài Bông hoa niềm vui( đoạn 1,2 và 3,4 ) kết hợp câu hỏi 2. Bài mới: * Giới thiệu bài * Luyện đọc GV đọc mẫu toàn bài với giọng nhẹ nhàng, vui hồn nhiên,nhán giọng các từ ngữ gợi tả Hướng dẫn luyện đọc - Hoạt động 1: Luyện đọc câu: HS nối tiếp nhau đọc lần lượt các câu trong bài cho đến hết, kết hợp luyện đọc từ khó : niềng niễng, thơm lừng, xập xành, ngó ngoáy, quẫy té nước, mốc thếch, cánh xoăn..... - Hoạt động 2: Luyện đọc đoạn GV hướng dẫn chia đoạn: chia thành hai đoạn HS nối tiếp nhau đọc các đoạn trong bài, luyện đọc một số câu khó: Mở thúng ra/ là cả một thế giới dưới nước:// cà cuống,/ niềng niễng đực, /niềng niễng cái/ bò nhộn nhạo// Mở hòm dụng cụ ra /là cả một thế giới mặt đất:// con xập xềnh,/ con muỗm to xù/, mộc thếch/, ngó ngoáy// Hấp dẫn nhất/ là những con dế lạo xaọ trong các vỏ bao diêm: //toàn dế đực,/ cánh xoăn,/ gáy vang nhàvà chọi nhau phải biết// HS đọc các từ chú giải trong sách giáo khoa GV giải thích thêm: thơm lừng: Hương thơm toả mạnh ai cũng nhận ra; mắt thao láo: mắt mở to tròn xoe - Hoạt động 3: Đọc từng đoạn trong nhóm: HS thảo luận nhóm hai và cùng nhau đọc theo đoạn sau đó lên thi đọc trước lớp 3. Tìm hiểu bài: HS đọc đoạn 1: Qùa của bố đi câu về có những gì? Vì sao nói quà của bố là cả một thế giới dưới nước? HS đọc đoạn 2: Quà của bố đi cắt tóc về có những gì ? Vì sao gọi đó là cả một thế giới mặt đất ? Những từ ngữ nào cho thấy các con rất thích quà của bố ? 4. Luyện đọc lại: GV hướng dẫn HS chọn đoạn em thích đọc thi trong lớp 5. Củng cố: GV yêu cầu qua bài văn các em thấy được tình cảm yêu thương của bố giành cho các con Chuẩn bị bài sau ******************************** Luyện từ và câu: Từ ngữ về công việc gia đình Câu kiểu: Ai làm gì ? I. Mục tiêu: - Mở rộng vốn từ chỉ hoạt động ( công việc gia đình ) - Luyện tập về câu kiéu: Ai làm gì ? II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, bút dạ và giấy khổ to cho HS làm bài III. Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: HS làm miệng bài tập 3 tiết trước 2. Bài mới: * Giới thiệu bài * Hướng dẫn làm bài tập + Bài 1: HS đọc yêu cầu HS làm vào vở nháp, một HS viết lên bảng các công việc ở nhà của mình. Lớp nhận xét gọi các em khác đọc to bài của mình ( quét nhà, nấu cơm, trông em, nhặt rau,.......) +Bài 2: HS đọc yêu cầu đọc cả mẫu, lớp đọc thầm lại 2 HS lên làm bản ... ét giờ học dặn HS về nhà ôn lại bài ***************************************** Bồi dưỡng năng khiếu Tiếng Việt: Nâng cao I. Mục tiêu: Tiếp tục cho HS làm quen với với những bài tập có yêu cầu cao hơn để HS phát triển năng khiếu. II.Các hoạt động dạy học: - Hoạt động 1: Hướng dẫn HS dung dấu câu phù hợp GV đưa ra một đoạn văn chưa có dấu chấm câu, yêu cầu HS dựa vào hiếu biết để dùng dấu câu và viết lại cho đúng chính tả: Gia đình bạn Đông đều có ba người anh đi bộ đội anhThu là bộ đội bộ binh hiện đóng trên biên giới anh Hạ lộ đội hải quân chuyên đi tuần tiêũ trên biển còn anh Xuân lớn tuổi nhất là chiến sĩ không quân ngày nào cũng cất cánh làm nhiệm vụ canh gác bầu trơpì bảo vệ Tổ quốc các anh đều sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ quê hương đất nước. Hướng dãn HS: Đoạn văn nói về gia đình ai ? Gia đình bạn Đông gồm có mấy người ? Đó là những ai ?Làm gì ? Dựa vào đó HS chọn dấu và điền cho thích hợp HS suy nghĩ và trình bày bài của mình, nhận xét và sữa chữa - Hoạt động 2: Luyện viết HS viết bài vào vở, yêu cầu rèn chữ viết và trình bày đẹp Gia đình bạn Đông đều có ba người anh đi bộ đội. Anh Thu là bộ đội bộ binh hiện dóng trên biên giới. Anh Hạ là bộ đội hải quan chuyên đi tuần tiễu trên biển. Còn anh Xuân lớn tuổi nhất là chiến sĩ không quân ngày nào cũng cất cánh làm nhiệm vụ canh gác bầu trời của Tổ quốc. Các anh đều sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ quê hương đất nước. III.Chấm bài và tổng kết ---------------------------------------------***-------------------------------------------- Chiêud thứ 2 Tiết 1 - 2: LUYỆN TIẾNG VIỆT I. Mục đích, yêu cầu: 1. Luyện đọc bài điện thoại sách TV2 tập 1 trang 98. - HS khá, giỏi đọc đúng diễn cảm bài. - HS trung bình đọc đúng trôi chảy bài thơ. 2. Luyện viết bài thơ: “Mẹ” 6 dòng cuối sách Tiếng Việt 2 trang 101. - HS viết đúng, trình bày sạch đẹp bài chính tả. II. Các hoạt động dạy - học: Tiết 1 1. Luyện đọc bài: Điện thoại 1.1 Đọc mẫu toàn bài - Giáo viên đọc mẫu - Khi đọc bài này các em cần lưu ý phân biệt lời kể và lời nhân vật; giọng đối thoại giữa hai bố con vui vẻ, thân mật, gọn,rõ 1,2 Hướng dẫn hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩ từ. a) Đọc từng câu - Yêu cầu hs đọc từng câu lượt 1 - Yêu cầu hs đọc các từ luyện phát âm : chuông điện thoại, mừng quýnh, ngập ngừng, chuyển máy, bâng khuâng, quen thuộc, trở về. - Yêu cầu học sinh đọc từng câu lượt 2 b) Đọc từng đoạn trước lớp. Gọi hs đọc phần chú giải Yêu cầu hs đọc nối tiếp theo đoạn trước. * Hướng dẫn học sinh đọc một số câu: Alô ! // Cháu là Tường,/ con mẹ Bình, / nghe đây ạ !// Con chào bố.// Con khoẻ lắm.// Mẹ//.cũng..//Bố thế nào ạ ? Bao giờ //Bố về ?// - Yêu cầu đọc từng đoạn lượt 2 - Yêu cầu hs đọc từng đoạn trong nhóm. - Thi đọc giữa các nhóm. - Yêu cầu học sinh đọc đồng thanh đoạn 2 Tiết 2 2. Luyện viết bài: Mẹ (6 dòng đầu) - GV đọc bài : Mẹ cho HS nghe. - Gọi 2 HS đọc lại bài. - GV HD HS tìm hiểu nội dung bài. + Các chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào? (Viết hoa). - GV HD HS luyện viết các từ khó vào bảng con: cũng mệt ,kẽo cà tiếng võng , ngoài kia, ngủ giấc tròn. - GV đọc cho HS luyện viết bài vào vở. + GV theo dõi HD thêm cho các em viết còn chậm, chưa đẹp. - HS viết xong. GV đọc lại cho HS dò, soát lại bài. - GV chấm bài – nhận xét. * Dặn dò: HS về nhà luyện đọc lại các bài tập đọc và luyện viết lại bài chính tả. --------------------------------***------------------------------ Tiết 3: LUYỆN TOÁN I. Mục tiêu: - Giúp HS tiếp tục làm các phép toán dạng trừ có nhớ và giải toán có lời văn thành thạo - Rèn kĩ năng tính toán và giải toán II. Các hoạt động dạy học: - Hoạt động 1: ôn bài HS đọc lại bảng trừ dạng 14 trừ đi một số Làm bảng con: 34 – 5 ; 14 – 9 ; 14 – 8 * Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập + Bài 1: Đặt tính rồi tính 14 – 3 14 – 7 14 – 8 Học nêu yêu cầu của bài tập, hướng dẫn HS nêu cách đặt tính và làm vào vở Chữa bài và củng cố lại cách thực hiện + Bài 2: Tìm x (Dành cho Hs khá giỏi) x + 13 = 21 x – 17 = 33 Hướng dẫn HS nêu thành phần trong phép tính, nêu cách tìm thành phần chưa biết. HS thực hiện vào vở Chữa bài và chấm x + 13 = 21 x – 1 7 = 33 x = 21 – 13 x = 33 – 17 x = 8 x = 16 + Bài 3: GV nêu bài toán: Có một đàn vịt, trong đó có 13 con trên bờ và 19 con dưới ao. Hỏi đàn vịt có bao nhiêu con ? Hướng dẫn HS tìm hiểu đề toán Bài toán cho biết có mấy con vịt trên bờ? Mấy con vịt dưới ao ? Bài toán yêu cầu tìm gì ? HS suy nghĩ và giải vào vở Chấm bài và tổng kết ----------------------------------------------***------------------------------------------------- Thứ 3Toán 34 - 8 I. Mục tiêu: Giúp HS - Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng: 34 – 8 - Biết tìm số hạng chưa biết của một tổng, tìm số bị trừ. - Biết giải bài toán về ít hơn. II. Đồ dùng dạy học: 3 bó 1 chgục que tính và 4 que tính rời III. Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ: HS làm bảng con: 14 – 6 , 14 – 9 3 HS đọc bảng trừ dạng 14 trừ đi một số B. Bài mới: 1.GV tổ chức cho HS tự thực hiện phép trừ 34 – 8 GV cho HS lấy 3 bó 1 chục que tính và 4 que tính rời sau đó nêu vấn đề: Có 34 que tính, cần lấy ta 8 que tính. HS thảo luận nhóm rồi đưa ra nhiều cách làm khác nhau. Sau đó GV thống nhất: trước hết lấy 4 que tính rời, sau đó tháo rời 1 bó 1 chục que tính và lấy đi 4 que tính nữa, còn lại 6 que tính rời ( tức là đã thực hiện: 14 – 8 = 6) còn lại 2bó 1 chục để nguyên gộp với 6 que tính rời thành 26 que tính. Như vậy 34 – 8 = 26 GV hướng dẫn HS viết phép trừ rồi tính theo cột từ phải sang trái 34 4 không trừ đựoc cho 8 lấy 14 trừ 8 bằng 6 viết 6 nhớ 1 - 8 3 trừ 1 bằng 2, viết 2 26 2. Thực hành + Bài 1: (cột 1, 2, 3) GV cho HS tự làm rồi chữa bài Khi chữa cho HS nêu cách thực hiện + Bài 3: HS đọc đề bài và hướng dẫn HS tìm hiểu bài. Lưu ý cho HS thấy “nhà bạn Ly nuôi ít hơn nhà bạn Hà là 9 con gà” Bài giải Số gà nhà bạn Ly nuôi là: 34 – 9 = 25 ( con gà ) Đáp số: 25 con gà + Bài 4: Cho HS tự làm và chữa bài x + 7 = 34 x – 14 = 36 x = 34 – 7 x = 36 + 14 x = 27 x = 50 Chấm bài và tổng kết C. Củng cố: Nhận xét giờ học ---------------------------------------------***------------------------------------------ Chính tả BÔNG HOA NIỀM VUI I. Mục tiêu: - Chép lại chính xác bài chính tả, trình bày đúng một đoạn lời nói của nhân vật. - Làm được BT2; BT3 a, b. II. Đồ dùng dạy học: Chép bài viết lên bảng, bút dạ, băng giấy to để HS làm bài tập III. Các hoạt động dạy học: A.Bài cũ: HS viết bảng con: lặng yên, tiếng nói, đêm khuya, ngọn gió B.Bài mới: * Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu của tiết học * Hướng dẫn tập chép: 1. Hướng dẫn HS chuẩn bị GV đọc đoạn chép trên bảng. 2 HS đọc lại, lưu ý lời của cô giáo có gạch đầu dòng Hướng dẫn HS nắm nội dung bài viết + Cô giáo cho phép Chi hái thêm hai bông nữa cho những ai ? Vì sao ? + Những chữ nào trong bài được viết hoa ? HS tập viết các tiếng khó vào bảng con: hãy hái, trái tim nhân hậu, dạy dỗ, hiếu thảo 2. HS chép bài vào vở HS nhìn bảng chép bài vào vở, GV hướng dẫn thêm Chấm bài và nhận xét 3. Làm bài tập + Bài 2: HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm và tìm những tiếng có iê hoặc yê đúng với các nghĩa ở các câu a, b, c ( yếu, kiến, khuyên) + Bài 3: Cho HS làm bài tập b HS đọc yêu cầu và làm vào vở, 2 em làm vào giấy to sau đó lên gián vào bảng lớp Chữa bài: Bát canh có nhiều mỡ Bé mở cửa đón mẹ về Bé ăn thêm 2 thìa bột nữa Bệnh của bố em đã giảm một nửa C. Củng cố: Nhận xét giờ học, chuẩn bị bài sau ----------------------------------***-------------------------------- Kể chuyện BÔNG HOA NIỀM VUI I. Mục tiêu: - Rèn kĩ năng nói: Biết kể chuyện đoạn mở đầu câu chuyên bông hoa niềm vui theo 2 cách: theo trình tự trong câu chuyện và thay đổi trình tự. - Dựa vào tranh và trí nhớ, biết kể lại nội dung đoạn 2, 3 của câu chuyện bằng lời của chính mình. Biết tưởng tượng thêm chi tiết ở đoạn cuối câu chuyện - Rèn kĩ năng nghe: Lắng nghe bạn kể chuyện và nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ, 3 bông cúc bằng giấy màu xanh III.Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ: HS kể lại câu chuyện: Sự tích cây vú sữa B. Bài mới: * Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu của tiết học * Hướng dẫn kể chuyện 1.Kể đoạn mở đầu theo 2 cách GV hướng dẫn kể đoạn mở đầu theo cách 1: Nhắc HS không nhất thiết phải đọc lại từng câu chữ trong bài, chỉ cần kể đúng ý, đúng thứ tự các chi tiết GV hướng dẫn kể theo cách 2: ( đảo vị trí các ý của đoạn 1 ) ý vốn ở cuối đoạn kể trước: Bố của Chi đang ốm phải nằm viện.Em muốn đem tặng bố một bông hoa niềm vui để bố dịu cơn đau. ý vốn ở đoạn đầu kể sau: Mới sáng tinh mơ, Chi đã vào vườn hoa của trường...... để các ý nối kết với nhau cần thêm các từ hay cau chuyển ý. Ví dụ: Bố của Chi ốm phải nằm viện, Chi rất thương bố. Em muốn hái tặng bố một bông hoa niềm vui ở trong vườn trường, hi vọng bông hoa sẽ giúp bố mau lành bệnh. Vì vậy mới sáng tinh mơ.... 2. Dựa vào tranh kể lại đoạn 2, 3 theo tranh HS quan sát hai tranh, nêu ý chính được diễn tả trong tranh (Tranh 1: Chi vào vườn hoa của nhà trường để tìm bông hoa niềm vui. Tranh 2: Cô cho phép Chi hái 3 bông hoa) HS tập kể trong nhóm, GV hướng dẫn các em kể bằng lời của mình, không kể theo cách đọc truyện hoặc nhớ hết những chữ trong câu chuyện Đại diện các nhóm thi kể trước lớp. GV nhận xét góp ý (về dùng từ, đặt câu, diễn đạt và cách biểu cảm khi kể) 3. Kể lại đoạn cuối, tưởng tượng thêm lời cảm ơn của bố Nhiều HS nối tiếp nhau kể đoạn cuối.Lớp nhận xét khen ngợi những em kể hay nhất có sáng tạo và bình chọn những em kể theo tưởng tượng hay nhất. Ví dụ: Chẳng bao lâu, bố Chi khỏi bệnh. Ra viện được một ngày, bố đẫ cùng Chi đến trường cảm ơn cô giaó. Hai bố con mang theo một khóm hoa cúc đại đoá màu tím rất đẹp. Bố cảm động nói với cô giáo: “Cám ơn cô đã cho phép cháu Chi hái những bông hoa rất quý ở trong vườn trường. Nhờ bông hoa,quả là tôi đã khỏi bệnh. Gia đình tôi xin biếu nhà trường một khóm cúc đại đóa” C. Củng cố: Nhận xét giờ học, chuẩn bị bài sau ----------------------------------***--------------------------------
Tài liệu đính kèm: