Giáo án các môn khối 2 - Tuần 29 năm 2010

Giáo án các môn khối 2 - Tuần 29 năm 2010

I. Yêu cầu:

- Nhận biết được các số từ 111 đến 200.

- Biết cách đọc, viết các số từ 111 đến 200.

- Biết cách so sánh các số từ 111 đến 200.

- biết thứ tự các số từ 111 đến 200.

 - GD HS ý thức tự giác, tính cẩn thận khi làm toán.

*(Ghi chú: Bài 1; Bài 2 a; Bài 3)

II. Chuẩn bị: Các hình vuông biểu diễn 100; 10 ; đơn vị

III .Các hoạt động dạy - học:

 

doc 29 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 982Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 2 - Tuần 29 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29 sáng Ngày soạn: 4 / 4 / 2010
 Ngày giảng: Thứ hai ngày 5 tháng 4 năm 2010
Toán: CÁC SỐ TỪ 111 ĐẾN 200
I. Yêu cầu:
- Nhận biết được các số từ 111 đến 200.
- Biết cách đọc, viết các số từ 111 đến 200.
- Biết cách so sánh các số từ 111 đến 200.
- biết thứ tự các số từ 111 đến 200.
 - GD HS ý thức tự giác, tính cẩn thận khi làm toán.
*(Ghi chú: Bài 1; Bài 2 a; Bài 3)
II. Chuẩn bị: Các hình vuông biểu diễn 100; 10 ; đơn vị
III .Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. Bài cũ :
- Đọc cho hs viết bảng con: 110, 130, 140, 190, 104, 106
 - Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới :
1.Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn hs học các số từ 111 đến 200
- Kẻ bảng như sgk 
- Gắn các hình vuông biểu diễn 111, hỏi hs có mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị.
- Hướng dẫn hs viết số 111 ; đọc số 111
- Tiến hành tương tự với 112, 115, 118
- Các trường hợp còn lại yêu cầu hs làm vào sgk, gọi 1 em lên bảng điền
3. Luyện tập:
Bài 1: HS nêu cách đọc số 111; 117; 154; 181; 195
- Yêu cầu 1 hs lên bảng làm, lớp làm sgk
- Nhận xét
Bài 2a: HS điền số còn thiếu vào tia số
- Tiến hành như bài 1
- Gọi 1 số em đọc
Bài 3: So sánh số từ 111 đến 200
 123...124 120...152
 129... 120 186...196
 .............. ...............
- Cột 1: hướng dẫn hs làm miệng
- Yêu cầu hs nêu cách so sánh các số từ 111 đến 200
- Cột 2: Yêu cầu hs làm vào vở
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét giờ học.
- Dặn: Xem lại bài 2
 - Viết bảng con
- Nghe
- Có 1 trăm, 1 chục, 1 đơn vị
- Viết bảng con - Đọc
- Điền các hàng, viết số, đọc số: 120; 121; 127; 135
- Làm bài
- Đọc số 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, ......................, 200.
- Nêu yêu cầu
- Làm miệng
- So sánh hàng trăm-> hàng chục -> hàng đơn vị
- Làm bài
- Lắng nghe, ghi nhớ
 Tập đọc: NHỮNG QUẢ ĐÀO 
I: Yêu cầu:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu đọc phân biệt được lời kể chuyện và lời nhân vật.
- Hiểu ND: Nhờ quả đào, ông biết tính nết các cháu. Ông khen ngợi các cháu biết nhường nhịn quả đào cho bạn, khi bạn ốm. (trả lời được các CH trong sgk) 
II. Chuẩn - Tranh minh hoạ bài TĐ. Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc. 
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Tiết 1
Khởi động:
A. Bài cũ:
 - 2 hs đọc bài: Cây dừa + TLCH
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài 
2. Luyện đọc:
2.1. GV đọc mẫu:
2.2. Hướng dẫn luyện đọc:
a. Đọc từng câu:
 - Yêêu cầu hs đọc
 - Tìm tiếng từ khó
 - Luyện phát âm
 b. Đọc từng đoạn:
 - Gọi hs đọc
 - Treo bảng phụ hướng dẫn đọc
 Yêu cầu HS tìm cách đọc sau đó tổ chức cho các em luyện đọc các câu khó ngắt giọng.
 - Tìm hiểu nghĩa các từ chú giải SGK
c. Đọc từng đoạn trong nhóm
d. Thi đọc:
 - Theo dõi,nhận xét tuyên dương.
e.Đọc đồng thanh:
 Tiết 2
3. Tìm hiểu bài:
 -Yêu cầu đọc lại bài bài + TLCH
? Người ông dành những quả đào cho ai?
? Xuân đã làm gì với quả đào ông cho?
? Ôâng đã nhận xét về Xuân ntn?
? Vì sao ông lại nhận xét về Xuân như vậy?
? Bé Vân đã làm gì với quả đào ông cho?
? Ôâng đã nhận xét về Vân ntn?
? Chi tiết nào trong chuyện chứng tỏ bé Vân còn rất thơ dại?
? Việt đã làm gì với quả đào ông cho?
? Ôâng nhận xét về Việt ntn?
? Vì sao ông lại nhận xét về Việt như vậy?
? Em thích nhân vật nào nhất? Vì sao?
4. Luyện đọc lại:
 - Yêu cầu hs tìm giọng đọc toàn bài.
 Tổ chức cho HS thi đọc phân vai . 
 - Nhận xét và ghi điểm HS.
5. Củng cố – Dặn dò:
- Gọi 1 em đọc lại toàn bài.
? Qua câu chuyện em hiểu được điều gì?
 -Nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị tốt giờ kể chuyện.
- Hát
- 2 hs
- Lắng nghe.
- Đọc thầm
- Nối tiếp đọc từng câu.
- Tìm và nêu
- Luyện phát âm, cá nhân, lớp.
- Nối tiếp đọc từng đoạn
- Tìm cách ngắt giọng và luyện đọc.
- Nêu
- Các nhóm luyện đọc
- Đại diện các nhóm thi đọc.
 Lớp theo dõi, nhận xét bình chọn nhóm đọc tốt.
- Đọc 1 lần
- Đọc bài và TLCH
- Cho vợ và 3 đứa cháu nhỏ.
- Ăên quả đào rồi lấy hạt trồng vào 1 cái vò. 
- Xuân sẽ trở thành 1 người làm vườn giỏi.
- Vì khi ăn đào, thấy ngon Xuân đã biết lấy hạt đem trồng để sau này có 1 cây đào thơm ngon như thế. 
Ê- Ăn hết quả đào của mình rồi đem vứt hạt đi. 
- Ôâi, cháu của ông còn thơ dại quá.
- Bé rất háu ăn, ăn hết phần của mình vẫn còn thèm mãi.
- Việt đem quả đào của mình cho bạn Sơn bị ốm. 
- Ôâng nói Việt là người có tấm lòng nhân hậu.
- Vì Việt rất thương bạn, biết nhường phần quà của mình cho bạn khi bạn ốm.
- Nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
.
- Tìm và nêu.
- Thi đọc lại bài.
 Lớp theo dõi,nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân đọc tốt.
 - Đọc bài.
- Nêu ý kiến.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
Đạo đức: GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHUYẾT TẬT 
 (Tiết 2)
I: Yêu cầu:
- Bước đầu thực hiện hành vi giúp đỡ người khuyết tật trong những tình huống cụ thể.
- Có thái độ cảm thông, không phân biệt đối xử và tham gia giúp đỡ bạn khuyết tật trong lớp, trong trường và ở cộng đồng phù hợp với khả năng.
*(Không đồng tình với những thái độ xa lánh, kì thị, trêu chọc bạn khuyết tật)
II. Chuẩn bị: 
- Nội dung luyện tập
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Khởi động 
A. Bài cũ: 
? Vì sao Tứ phải cõng Hồng đi học?
? Những người ntn thì được gọi là người khuyết tật?
?Em hãy nêu những việc nên làm và không nên làm đối với người khuyết tật.
- Nhận xét.
B. Bài mới : 
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện tập:
v Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến thái độ.
- Yêu cầu HS dùng tấm bìa có vẽ khuôn mặt mếu (không đồng tình) và khuôn mặt cười (đồng tình) để bày tỏ thái độ với từng tình huống mà GV đưa ra.
+ Giúp đỡ người khuyết tật là việc làm không cần thiết vì nó làm mất thời gian.
+ Giúp đỡ người khuyết tật không phải là việc của trẻ em.
+ Chỉ cần giúp đỡ người khuyết tật là thương binh đã đóng góp xương máu cho đất nước.
+ Giúp đỡ người khuyết tật là trách nhiệm của các tổ chức bảo vệ người tàn tật không phải là việc của HS vì HS còn nhỏ và chưa kiếm ra tiền.
+ Giúp đỡ người khuyết tật là việc mà tất cả mọi người nên làm khi có điều kiện.
Kết luận: SGV
v Hoạt động 2: Xử lý tình huống.
- Yêu cầu HS thảo luận tìm cách xử lý các tình huống sau:
- Goi các nhóm trình bày kết quả thảo luận
+ Tình huống 1: Trên đường đi học về Thu gặp 1 nhóm bạn học cùng trường đang xúm quanh và trêu trọc 1 bạn gái nhỏ bé, bị thọt chân học cùng trường. Theo em Thu phải làm gì trong tình huống đó.
+ Tình huống 2: Các bạn Ngọc, Sơn, Thành, Nam đang đá bóng ở sân nhà Ngọc thì có 1 chú bị hỏng mắt đi tới hỏi thăm nhà bác Hùng cùng xóm. Ba bạn Ngọc, Sơn, Thành nhanh nhảu đưa chú đến tận đầu làng chỉ vào gốc đa và nói: “Nhà bác Hùng đây chú ạ!” Theo em lúc đó Nam nên làm gì?
Kết luận: 
v Hoạt động 3: Liên hệ thực tế.
- Yêu cầu HS kể về 1 hành động giúp đỡ hoặc chưa giúp đỡ người khuyết tật mà em làm hoặc chứng kiến.
- Tuyên dương các em đã biết giúp đỡ người khuyết tật và tổng kết bài học.
4. Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Bảo vệ loài vật có ích.
- Hát
- 3 HS trả lời
- Nghe
- Nghe ý kiến và bày tỏ thái độ bằng cách quay mặt bìa thích hợp.
- Làm việc theo nhóm 6 để tìm cách xử lý các tình huống được đưa ra.
- Đại diện nhóm trình bày- các nhóm khác theo dõi, nhận xét bổ sung
+ Thu cần khuyên ngăn các bạn và an ủi giúp đỡ bạn gái.
+ Nam ngăn các bạn lại, khuyên các bạn không được trêu trọc người khuyết tật và đưa chú đến nhà bác Hùng.
- Một số HS tự liên hệ. HS cả lớp theo dõi và đưa ra ý kiến của mình khi bạn kể xong.
Chính tả: (Tập chép) NHỮNG QUẢ ĐÀO 
I: Yêu cầu:
Chép chính xác bài CT , trình bày đúng hình thức bài văn ngắn.
- Làm được BT 2 a/b
II. Chuẩn bị: + GV: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2.
 + HS: Vở chính tả. Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 Khởi động
A. Bài cũ :
- Yêu cầu HS viết : sắn, xà cừ, súng, xâu kim, minh bạch, tính tình, Hà Nội, Hải Phòng, Sa Pa,
- Nhận xét 
B. Bài mới: 
1.Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn viết chính ta:û 
a) Ghi nhớ nội dung đoạn viết: 
- Gọi 2HS đọc đoạn văn. 
? Người ông chia quà gì cho các cháu?
? Ba người cháu đã làm gì với quả đào mà ông cho?
? Người ông đã nhận xét về các cháu ntn?
b) Hướng dẫn cách trình bày:
- Hãy nêu cách trình bày một đoạn văn.
? Ngoài chữ đầu câu, trong bài chính tả này có những chữ nào cần viết hoa? Vì sao?
c) Hướng dẫn viết từ kho:ù
? Hãy tìm trong bài các chữ có dấu hỏi, dấu ngã. - Đọc lại các tiếng, từ khó cho HS viết vào bảng con. Chỉnh sửa lỗi cho HS.
d) Viết bài:
e) Soát lỗi:
g) Chấm bài:
- Chấm bài, nhận xét
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài 2a :
- Gọi HS đọc đề bài sau đó gọi 1 HS lên làm bài trên bảng lớp, yêu cầu cả lớp làm bài vào Vở bài tập 
- Nhận xét, chữa
Bài 2b:
- Tiến hành tương tự như với phần a.
4. Củng cố – Dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu các em viết sai 3 lỗi chính tả trở lên về nhà viết lại cho đúng bài.
- Chuẩn bị: Hoa phượng. 
- Hát
- 2 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con
- Nghe
- Đọc bài.
- Chia cho mỗi cháu một quả đào.
- Trả lời
- Xuân thích làm vườn, Vân bé dại, còn Việt là người nhân hậu.
- Chữ đầu đoạn ta phải viết hoa và lùi vào 1 ô vuông. Các chữ đầu câu viết hoa. Cuối câu viết dấu chấm câu.
- Viết hoa tên riêng của các nhân vật: Xuân, Vân, Việt.
- Tìm và nêu
- Viết các từ khó, dễ lẫn.
- Nhìn bảng chép bài.
- Đổi vở dò bài
- 1 HS làm bài trên bảng lớp. Cả lớp làm bài vào Vở bài tập 
Đáp án: 
 Đang học bài. Sơn bỗng nghe thấy tiếng lạch cạch. Nhìn chiếc lồng sáp treo trước cửa sổ, em thấy trống không. Chú sáo nhỏ tinh nhanh đã sổ lồng. Chú đang nhảy trước sân. Bỗng mèo mướp xồ tới. Mướp định vồ sáo nhưng sáp nhanh hơn, đã vụt bay lên và đậu trên một cành xoan rất cao.
Đáp án: 
+ To như cột đình
+ Kín như bưng
+ Tình làng nghĩa xóm
+ Kính trên nhường dưới
+ Chín bỏ làm mười
- Nghe
 Tập đọc: CÂY ĐA QUÊ HƯƠNG 
 I: Yêu cầu:
 - Đọc rành mạch toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ.
- Hiểu ND: Tả vẻ đẹp của cây đa quê hương, thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương. (trả lời được CH 1, 2, 4)
*(Ghi chú: HS khá, giỏi trả lời được CH 3)
II. Chuẩn - Tranh minh hoạ bài TĐ. Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc. 
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Tiết 1
Khởi động:
A. Bài cũ:
 - 2 hs đọc bài: Những quả đào + TLCH
B. Bài ... 
- Nhận xét
34. Củng cố – Dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại những câu trả lời của bài 2, kể câu chuyện Sự tích hoa dạ lan hương cho người thân nghe.
- Hát
- 2, 3 cặp HS lần lượt lên bảng đối thoại: 1 em nói lời chia vui (chúc mừng), em kia đáp lại lời chúc.
- Nghe
- Nói lời đáp của em trong các trường hợp sau.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm
- Chúc mừng bạn nhân ngày sinh nhật./ Chúc bạn sang tuổi mới có nhiều niềm vui./
- Mình cảm ơn bạn nhiều./ Tớ rất thích những bông hoa này, cảm ơn bạn nhiều lắm./ 
- 2 HS đóng vai trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Thảo luận cặp đôi, sau đó một số cặp HS lên thể hiện trước lớp. 
- Đọc đề- Nghe kể
- Vì ông lão đã cứu sống cây hoa và hết lòng chăm sóc nó.
- Cây hoa nở những bông hoa thật to và lộng lẫy để tỏ lòng biết ơn 
ông lão.
- Cây hoa xin Trời cho nó đổi vẻ đẹp thành hương thơm để mang lại niềm vui cho ông lão.
- Trời cho hoa có hương vào ban đêm vì ban đêm là lúc yên tĩnh, ông lão không phải làm việc nên có thể thưởng thức hương thơm của hoa.
- Một số cặp HS trình bày trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 1 HS kể, cả lớp cùng theo dõi.
- - Nghe, ghi nhớ
 Ngày soạn: 8/ 4 / 2009
 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 10 tháng 4 năm 2009 
Toán: MÉT
I. Yêu cầu:
- Biết mét là một đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị mét.
- Biết được quan hệ giữa đơn vị mét với các đơn vị đo độ dài: đề-xi-mét, xăng-ti-mét.
- Biết làm các phép tính có kèm đơn vị đo độ dài mét.
- Biết ước lượng độ dài trong một số trường hợp đơn giản.
- GD hs tính cẩn thận, chính xác trong học toán
*(Ghi chú: Bài 1, 2, 4)
II. Chuẩn bị: 
Thước mét, phấn màu.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 Khởi động
A. Bài cũ: 
- Gọi hs làm BT3 (tr 149)
- Nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài:
2. Giới thiệu mét (m).
- Đưa ra 1 chiếc thước mét chỉ cho HS thấy rõ vạch 0, vạch 100 và giới thiệu: độ dài từ vạch 0 đến vạch 100 là 1 mét.
- Vẽ độ đoạn thẳng dài 1 m lên bảng và giới thiệu: đoạn thẳng này dài 1 m.
- Mét là đơn vị đo độ dài. Mét viết tắt là “m”.
- Yêu cầu HS dùng thước loại 1 dm để đo độ dài đoạn thẳng trên.
- Đoạn thẳng trên dài mấy dm?
- Giới thiệu: 1 m = 10 dm và viết lên bảng 
- Yêu cầu HS quan sát thước mét và hỏi: 1 m dài bằng bao nhiêu cm?
- Nêu: 1 mét dài bằng 100 cm và viết lên bảng: 1 m = 100 cm
- Yêu cầu HS đọc SGK và nêu lại phần bài học.
3. Luyện tập, thực hành.
Bài 1: ? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Viết lên bảng 1 m = . . . cm và hỏi: điền số nào vào chỗ trống? Vì sao?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK vàhỏi: Các phép tính trong bài có gì đặc biệt?
? Khi thực hiện phép tính với các đơn vị đo độ dài, chúng ta thực hiện ntn?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài 
Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Phân tích, hướng dẫn giải
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chấm, chữa bài
Bài 4: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? 
- Muốn điền được đúng, các em cần ước lượng độ dài của vật được nhắc đến trong mỗi phần.
- Hãy đọc phần a.
- Yêu cầu HS hình dung đến cột cờ trong sân trường và so sánh độ dài của cột cờ với 10 m và 10 cm, sau đó hỏi: Cột cờ cao khoảng bao nhiêu?
? Vậy điền gì vào chỗ trống trong phần a?
- Yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
- Nhận xét 
4. Củng cố – Dặn dò :
- Yêu cầu HS nêu lại quan hệ giữa mét với đêximet, xăngtimet.
- Chuẩn bị: Kilômet.
- Hát
- 2 HS lên bảng, lớp làm vào vở nháp.
- Nghe
- Quan sát, lắng nghe
- Quan sát
- Đọc, viết bảng con
- Một số HS lên bảng thực hành đo độ dài.
- 10 dm.
- Đọc: 1 mét bằng 10 đeximet.
- 1 mét bằng 100 xăngtimet.
- Đọc: 1 mét bằng 100 xăngtimet. 
- Đọc
- Điền số thích hợp vào chỗ trống.
- Điền số 100 vìø 1 mét bằng 100 xăngtimet.
- Tự làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra.
- Đây là các phép tính với các đơn vị đo độ dài mét.
- Ta thực hiện như với số tự nhiên, sau đó ghi tên đơn vị vào sau kết quả.
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm bảng con
- Đọc
- Phân tích
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở 
 Bài giải
 Cây thông cao số mét là:
	 5 + 8 = 13 (m)
	Đáp số: 13m
- Điền cm hoặc m vào chỗ trống.
- Cột cờ trong sân trường cao 10
- Cột cờ cao khoảng 10m.
- Điền m
- Làm bài, sau đó 1 HS đọc bài làm của mình trước lớp.
- Nêu
- Nghe
Tự nhiên – Xã hội: MỘT SỐ LOÀI VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC
I. Yêu cầu:
- Nêu được tên một số cây, con vật sống trên cạn, dưới nước.
- Có ý thức bảo vệ cây cối và các con vật.
-GD HS có ý thức bảo vệ các loài vật và thêm yêu quý những con vật sống dưới nước.
*(Ghi chú: Biết nhận xét cơ quan di chuyển của các con vật sống dưới nước (bằng vây, đuôi, không có chân hoặc có chân yếu)
II. Chuẩn bị: Tranh ảnh một số loài vật sống dưới nước 
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.Khởi động
- Gọi 1 HS hát bài hát Con cá vàng.
? Trong bài hát Cá vàng sống ở đâu?
- Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về những con vật sống dưới nước như cá vàng.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Tìm hiểu bài:
v Hoạt động 1: Nhận biết các con vật sống dưới nước
- Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát tranh ảnh ở trang 60, 61 và cho biết:
+ Tên các con vật trong tranh?
+ Chúng sống ở đâu?
+ Các con vật ở các hình trang 60 có nơi sống khác con vật sống ở trang 61 ntn?
- Gọi các nhóm trình bày.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm thảo luận tốt
v Hoạt động 2: Thi hiểu biết hơn
- Chia lớp thành 2 đội thi kể tên các con vật sống dưới nước. Lần lượt mỗi bên kể tên 1 con vật / mỗi lần. Đội thắng là đội kể được nhiều tên nhất.
- Ghi lại tên các con vật mà 2 đội kể 
- Hỏi hs Con vật này sống ở đâu? Đội nào giơ tay xin trả lời trước đội đó được quyền trả lời, không 
trả lời được sẽ nhường quyền trả lời cho đội kia. Lần lượt như thế cho đến hết các con vật đã kể được.
- Nhận xét, tuyên bố kết quả đội thắng.
 v Hoạt động 3: Tìm hiểu lợi ích và bảo vệ các con vật
? Các con vật dưới nước sống có ích lợi gì?
- Có nhiều loại vật có ích nhưng cũng có những loài vật có thể gây ra nguy hiểm cho con người. Hãy kể tên một số con vật này.
? Kể các việc làm để bảo vệ các loài vật dưới nước? 
Kết luận: Bảo vệ nguồn nước, giữ vệ sinh môi trường là cách bảo vệ con vật dưới nước, ngoài ra với cá cảnh chúng ta phải giữ sạch nước và cho cá ăn đầy đủ thì cá cảnh mới sống khỏe mạnh được.
3. Củng cố – Dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Nhận biết cây cối và các con vật.
- Hát
- Sống dưới nước.
- Nghe
- Các nhóm thảo luận theo yêu cầu
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
 Các nhóm khác theo dõi, bổ sung, nhận xét.
- Lắng nghe - chơi
- Trả lời
- Làm thức ăn, nuôi làm cảnh, làm thuốc (cá ngựa), cứu người (cá heo, cá voi)
- Bạch tuộc, cá mập, sứa, rắn, 
- Nối tiếp nêu
- Nghe
Đạo đức: BẢO VỆ LOÀI VẬT CÓ ÍCH
I. Yêu cầu:
- Kể được lợi íchcủa một số loài vật quen thuộc đối với cuộc sống con người.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích.
- GD hs yêu thích chăm sóc loài vật nuôi trong gia đình
II. Chuẩn bị: - Tranh ảnh về một số loài vật có ích
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 Khởi động 
A. Bài cũ: 
? Em hãy kể 1 số việc có thể làm để giúp đở người khuyết tật? 
- Nhận xét 
B. Bài mới : 
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
v Hoạt động 1: Phân tích tình huống.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và nêu tất cả các cách mà bạn Trung trong tình huống sau có thể làm:
+ Trên đường đi học Trung gặp 1 đám bạn cùng trường đang túm tụm quanh 1 chúng gà con lạc mẹ. Bạn thì lấy que chọc vào mình gà, bạn thì thò tay kéo 2 cánh gà lên đưa đi đưa lại và bảo là đang tập cho gà biết bay
? Trong các cách trên cách nào là tốt nhất? Vì sao?
Kết luận: Đối với các loài vật có ích, các em nên yêu thương và bảo vệ chúng, không nên trêu chọc hoặc đánh đập chúng.
v Hoạt động 2: Kể tên, nêu lợi ích của 1 số loài vật
- Treo tranh ảnh con vật: trâu, bò, cá, voi, lơn, 
- Yêu cầu hs kể tên các các con vật và nêu ích lợi của chúng
- Nhận xét, kết luận
v Hoạt động 3: Nhận xét hành vi.
- Đưa tranh, yêu cầu hs quan sát, nêu nội dung tranh và nhận xét đúng, sai
- Chôt ý đúng ( 1; 3)
4. Củng cố – Dặn dò - Nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị: Tiết 2.
- Hát
- 2HS trả lời.
- Nghe
- Nghe và làm việc cá nhân.
 1 số HS trình bày trước lớp. Sau mỗi lần có HS trình bày cả lớp đóng góp thêm những hiểu biết khác về con vật đó.
- Nêu ý kiến
- Quan sát
- Lên bảng chỉ và nêu
- Nghe
- Quan sát tranh, nhận xét dúng, sai.
- Nghe
Thủ công: LÀM VÒNG ĐEO TAY 
 (Tiết 1)
I. Yêu cầu:
- Biết cách làm vòng đeo tay.
- Làm được vòng đeo tay. Các nan làm vòng tương đối đều nhau. Dán (nối) và gấp được các nan thành vòng đeo tay. Các nếp gấp có thể chưa phẳng, chưa đều. 
- Luyện bàn tay khéo léo, nhanh nhẹn, óc thẩm mĩ.
- GD ý thức lao động chân tay
II. Chuẩn bị: 
 - GV: Mẫu vòng đeo tay bằng giấy; Quy trình làm (tờ 1)
- GV + HS : giấy thủ công, kéo, hồ dán
 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Khởi động
A. Bài cũ: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
- Nhận xét 
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn hs qs nhận xét:
- Đính mẫu cho hs quan sát
- Yêu cầu hs nhận xét mẫu: 
? Vòng đeo tay được làm bằng gì? Có mấy màu?
? Muốn giấy có đủ đọ dài để làm vòng ta phải làm gì?
- Nói cho hs biết có thể sử dụng các vật liệu khác như lá chuối, lá dừa,.. để làm.
- Yêu cầu hs liên hệ thực tế vòng thật: hình dáng, màu sắc, vật liệu.
3. Hướng dẫn mẫu: Treo quy trình hướng dẫn
Bước 1: Cắt thành các nan giấy 
- Dùng 2 tờ giấy khác màu cắt thành các nan rộng 1 ô
Bước 2: Dán nối các nan giấy
- Dán nối các nan giấy cùng màu dài 50 – 60 ô
- Làm 2 nan
=> Chú ý: Vừa chỉ vào quy trình vừa làm mẫu
Bước 3: Gấp các nan giấy
Bước 4: Hoàn chỉnh vòng đeo tay
- Dán 2 đầu sợi nan vữa gấp, được vòng đeo tay bằng giấy.
4. Hướng dẫn hs thực hành:
- Tập cho hs cắt, dán nan giấy
 Theo dõi, nhắc nhở hs
5. Củng cố – Dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
- Dặn: Tiết sau thực hành
- Hát
- Giấy màu, kéo, hồ dán
- Nghe
- Quan sát
- Làm bằng giấy, 2 màu
- Dán nối các nan lại
- Nghe
- Bằng nhựa, kim loại, vàng, bạc,
- Quan sát, ghi nhớ
- Thực hành cắt nan giấy
- 
-- Nghe. 
* * * * *

Tài liệu đính kèm:

  • docGAN L 2 T29 sang CKTKN.doc