Giáo án các môn khối 2 - Tuần 25 năm học 2013

Giáo án các môn khối 2 - Tuần 25 năm học 2013

Tiết2,3

TẬP ĐỌC

SƠN TINH THỦY TINH

I/ MỤC TIÊU :

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng, đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.

- Hiểu ND: Truyện giải thích nạn lũ lụt ở nước ta là do Thủy Tinh ghen tức Sơn Tinh gây ra, đồng thời phản ánh việc nhân dân đắp đê chống lụt. (trả lời được CH 1,2,4).

- Hs K-G trả lời được (CH3).

II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:

-Giao tiếp: ứng xử văn hóa

-Lắng nghe tích cực

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK (Phóng to, nếu có thể). Bảng ghi sẵn các từ, các câu cần luyện ngắt giọng.

IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 28 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 683Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 2 - Tuần 25 năm học 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
Từ ngày 4/3 đến ngày 8 thỏng 3 Năm 2013
Thứ
Mụn
	Tờn bài dạy	
2
Chào cờ
Thể dục
GV chuyờn trỏch
Tập đọc
Sơn Tinh, Thủy Tinh (T1)
Tập đọc
Sơn Tinh, Thủy Tinh (T2)
Toỏn
Một phần năm
3
Chớnh tả
Sơn Tinh Thủy Tinh
Âm nhạc
GV chuyờn trỏch
Toỏn
Luyện tập
Thủ cụng
Làm dõy xỳc xớch trang trớ
4
Thể dục
GV chuyờn trỏch
Tập đọc
Bộ nhỡn biển
Toỏn
Luyện tập chung
Tập viết
Chữ hoa 
5
Mĩ thuật
GV chuyờn trỏch
Chớnh tả
Bộ nhỡn biển
Toỏn
Giờ, Phỳt
LTừ và Cõu
Từ ngữ về sụng biển, Đặt và TLCH vỡ sao?
Đạo đức
Thực hành kỹ năng giữa kỳ II
6
TN& XH
Một số loài cõy sống trờn cạn
TLV
Đỏp lời đồng ý. Quan sỏt tranh và TLCH
Toỏn
Thực hành xem đồng hồ
Kể chuy ện
Sơn Tinh Thủy Tinh
SHL
Thứ hai ngày 4 thỏng 3 năm 2013
Chào cờ
Tiết1
Thể dục ( GV chuyờn trỏch)
Tiết2,3
Tập đọc
SƠN TINH THủY TINH
I/ Mục tiêu : 
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng, đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.
- Hiểu ND: Truyện giải thích nạn lũ lụt ở nước ta là do Thủy Tinh ghen tức Sơn Tinh gây ra, đồng thời phản ánh việc nhân dân đắp đê chống lụt. (trả lời được CH 1,2,4).
- Hs K-G trả lời được (CH3).
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
-Giao tiếp: ứng xử văn hóa
-Lắng nghe tích cực 
III. Đồ dùng dạy học: 
Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK (Phóng to, nếu có thể). Bảng ghi sẵn các từ, các câu cần luyện ngắt giọng.
IV/ Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động của gv
 Hoạt động của hs
 Tiết 1
1.Kiểm tra bài cũ
 Voi nhà
-GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu đọc và trả lời câu hỏi bài tập đọc Voi nhà
 2.Bài mới 
 a) Phần giới thiệu :
GV ghi tựa: Sơn Tinh, Thủy Tinh 
b) Hướng dẫn học sinh luyện đọc
1/Đọc mẫu 
-GV đọc mẫu : 
- GV đọc mẫu lần 1
- Yêu cầu đọc từng câu .
Rút từ khó
2/ Đọc từng đoạn : 
-Yêu cầu tiếp nối đọc từng đoạn trước lớp.
- Lắng nghe và chỉnh sửa cho học sinh .
- Hướng dẫn ngắt giọng :
- Yêu cầu đọc tìm cách ngắt giọng một số câu dài , câu khó ngắt thống nhất cách đọc các câu này trong cả lớp 
+Giải nghĩa từ 
-Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm .
- Hướng dẫn các em nhận xét bạn đọc .
3/ Thi đọc 
-Mời các nhóm thi đua đọc .
 -Yêu cầu các nhóm thi đọc 
-Lắng nghe nhận xét và ghi điểm .
 *Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1. 
Tiết 2
 4/Tìm hiểu nội dung:
-Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1, TLCH:
Câu 1 : -Những ai đến cầu hôn Mị Nương ?
 - Yêu cầu học sinh đọc tiếp đoạn 2 của bài.
Caâu 2: Hùng Vương phân xử việc hai vị thần cùng cầu hôn như thế nào ?
Câu 3: Kể lại cuộc chiến đấu giữa hai vị thần ?
 Câu 4: Câu chuyện này nói lên điều gì có thật?
*GV rút nội dung bài. 
 5/ Luyện đọc lại :
- Theo dõi luyện đọc trong nhóm .
- Yêu cầu lần lượt các nhóm thi đọc .
- Nhận xét chỉnh sửa cho học sinh .
 3) Củng cố dặn dò :
- Giáo viên nhận xét đánh giá 
2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
HS dưới lớp lắng nghe và nhận xét bài đọc, nhận xét câu trả lời của bạn.
-Vài em nhắc lại tên bài
Lớp lắng nghe đọc mẫu .
-Lần lượt nối tiếp đọc từng câu cho hết bài.
-Rèn đọc các từ như -tài giỏi , nước thẳm , lễ vật , đuổi đánh , cửa , biển , lũ ,...
-Từng em nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp .
- Ba em đọc từng đoạn trong bài .
 + Một người là Sơn tinh, / chúa vùng non cao, / còn người kia là Thủy tinh, / vua vùng nước thẳm. //
+ Từ đó,/ năm nào Thủy Tinh cũng dâng nước đánh Sơn Tinh,/ gây lũ lụt khắp nơi/ nhưng lần nào Thủy Tinh cũng thua.//
-Cầuhôn,lễvật, ván,nệp,ngà,cựa,hồng mao
-Đọc từng đoạn trong nhóm (3em ) 
-Các em khác lắng nghe và nhận xét bạn đọc .
- Các nhóm thi đua đọc bài 
- Lớp đọc thầm đoạn 1 
-Hai vị thần đó là Sơn Tinh và Thuỷ Tinh .
- Hùng Vương cho phép ai mang đủ lễ vật đến trước thì được kết hôn cùng Mị Nương.
a) (Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, dâng nước lên cuồn cuộn khiến cho nước ngập cả nhà cửa, ruộng đồng.)
b) (Sơn Tinh bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi chặn dòng nước lũ, nâng đồi núi lên cao.)
c) ( Sơn Tinh thắng.)
d) ( Thủy Tinh hằng năm dâng nước lên để đánh Sơn Tinh, gây lũ lụt ở khắp nơi.)
-Nhân dân ta chống lũ lụt rất kiên cường.
- Hai em nhắc lại nội dung bài .
- HS Luyện đọc 
Tiết4
Toán
MộT PHầN NĂM
A/ Mục tiêu:
- Nhận biết (bằng hình ảnh trực quan) "Một phần năm", biết đọc, viết 1/5.
- Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành 5 phần bằng nhau.
*HS khá giỏi:bài 2.
-Phát triển khả năng tư duy của học sinh.
B/ Chuẩn bị :
SGK
C/ Các hoạt động dạy học	
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
 1.Kiểm tra: 
Gọi 2 hs lên bảng đọc bảng nhân 5,bảng chia 5 
- GV nhận xét và cho điểm
2.Bài mới: 
 Hoạt động1 : Giới thiệu bài: 
-GV giới thiệu ngắn gọn tên bài và ghi lên bảng: Một phần năm
Hoạt động 2: Giới thiệu: 
+ Giới thiệu "Một phần năm" 
- GV gắn lên bảng 1 tấm bìa hình vuông nêu câu hỏi
- Hỏi: Tấm bìa hình vuông được chia thành mấy phần bằng nhau ? 
1
5
- Một phần được tô màu. Như vậy lấy đi bao nhiêu phần của hình vuông ?
 - GV viết lên bảng : 
- Y/c hs đọc lại nội dung bài học ở SGK
Hoạt động 2:Luyện tập – thực hành:
Bài 1: -Gọi HS nêu bài tập 1 .
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự làm bài , sau đó gọi học sinh phát biểu ý kiến .
- Nhận xét và ghi điểm học sinh.
Bài 2 :-Yêu cầu HS nêu đề bài .
- Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở .
- Gọi một em lên bảng làm bài .
- Vì sao em biết ở hình A có một phần năm số ô vuông được tô màu ?
- Nhận xét ghi điểm HS .
Bài 3 -Gọi một em nêu đề bài 3 .
- Hd HS quan sát hình vẽ và làm bài .
-Vì sao em biết hình b đã khoanh vào một phần năm số con vịt ? 
-Giáo viên nhận xét đánh gia.
3) Củng cố - Dặn do:
- Em hiểu thế nào là một phần năm?
- Nhận xét đánh giá tiết học .
- 2 HS lên bảng đọc bảng nhân 5, bảng chia 5.
- Hs theo dõi.
-Vài em nhắc lại tựa bài.
- Hs theo dõi và nhắc lại đề bài
- Hs quan sát
- Được chia thành 5 phần bằng nhau
- (Lấy 1/5 hình vuông.)
- Hs theo dõi
- Hs đọc
- Đã tô màu hình nào ?
-Lớp thực hiện tính vào vở .
- Các hình đã tô màu hình là A , D, C 
- Hình nào có số ô vuông được tô màu ?
- Các hình có một phần năm số ô vuông tô màu là hình A ,C 
- Vì hình A có tất cả 10 ô vuông và đã tô màu 2 ô vuông 
- Hình nào đã khoanh một phần năm số con vịt ? 
- Hình b đã khoanh một phần năm số con vịt 
- Vì hình b có 10 con vịt đã khoanh vào 2 con 
- Hình vuông được chia ra làm năm phần bằng nhau, ta lấy ra một phần gọi là “ Một phần năm”
Thứ ba ngày 5 thỏng 3 năm 2013
Tiết1
Âm nhạc ( GV chuyờn trỏch)
Tiết2
Chính tả
SƠN TINH,THủY TINH
A/ Mục tiêu :
- Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi bài “ Sơn Tinh, Thủy tinh ” từ đầu ...cầu hôn công chúa.
-Làm được bài tập(2)a/b, hoặc bài tập chính tả phương ngữ do giáo viên soạn. 
-Yêu thích môn học.
B/ Chuẩn bị :
- Bảng phụ viết nội dung các bài tập chính tả.
C/Các hoạt động dạy và học:	
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra:
Voi nhà
- GV đọc HS viết . lớp viết vào giấy nháp .
- Nhận xét ghi điểm học sinh .
2.Bài mới: 
 HĐ1/ Giới thiệu 
-Nêu yêu cầu của bài chính tả về viết đúng , viết đẹp đoạn tóm tắt trong bài “ Sơn Tinh,Thủy Tinh”
HĐ2/Hướng dẫn tập chép :
* Ghi nhớ nội dung đoạn chép
-Đọc mẫu đoạn văn cần chép .
-Yêu cầu ba em đọc lại bài cả lớp đọc thầm theo . 
-Đoạn văn có những nhân vật nào?
-Đoạn trích này giới thiệu với chúng ta điều gì?
HĐ3/ Hướng dẫn trình bày :
-Đoạn trích có mấy câu?
-Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa? Vì sao?
-Đoạn trích sử dụng những loại dấu câu nào?
*/ Hướng dẫn viết từ khó :
- Đọc HS viết các từ khó vào bảng con 
-Giáo viên nhận xét chỉnh sửa cho HS .
*Viết bài : - GV đọc
- Theo dõi chỉnh sửa cho học sinh .
*Soát lỗi : -Đọc lại để học sinh dò bài , tự bắt lỗi 
HĐ4/ Chấm bài : 
-Thu tập học sinh chấm điểm và nhận xét từ 
6 – 8 bài .
5/Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2 : 
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Gọi HS lên bảng làm.
-Gọi HS nhận xét, chữa bài.
-Nhận xét, cho điểm HS.
Bài 3 :Trò chơi :
- Chia lớp thành 2 nhóm .Yêu cầu thảo luận tìm và viết từ vào giấy theo yêu cầu . Nếu tìm đúng thì mỗi từ được 1 điểm .
- Trong 5 phút đội nào tìm được nhiều từ đúng hơn là đội thắng cuộc .
-Nhận xét bài và chốt lại lời giải đúng.
- Tuyên dương nhóm thắng cuộc .
3) Củng cố - Dặn do:
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học
-Nhắc nhớ trình bày sách vở sạch đẹp.
-Dặn về nhà học bài và làm bài xem trước bài mới
-HS lên bảng viết: đập tan, vũng lầy, hươ
- Lắng nghe giới thiệu bài 
- Nhắc lại tên bài .
-Lớp lắng nghe giáo viên đọc .
-Ba em đọc lại bài ,lớp đọc thầm tìm hiểu bài
-Bài Sơn Tinh,Thủy Tinh
-Hùng Vương,Mị Nương,Hai chàng trai
- Đoạn văn giới thiệu về vua Hùng Vương thứ 18 . Có người con gái xinh đẹp tuyệt vời . Khi nhà vua kén chồng cho con gái thì có hai chàng trai đến cầu hôn .
-Đoạn trích có 3 câu.
-Hùng Vương,Mị Nương là tên riêng phải viết hoa. Nhà,Một viết hoa vì là những chữ đầu câu.
-Dấu chấm, dấu phẩy.
- Lớp thực hành viết từ khó vào bảng con .
- 2 em thực hành viết trên bảng. 
-tuyệt trần , công chúa , chồng , chàng trai , non cao , giỏi , thẳm ,.. 
-HS nhìn bảng viết vào vở
-Sửa lỗi.
Điền tr / ch / dấu hỏi, ngã chỗ thích hợp.
-Hai em lên làm bài trên bảng, lớp làm vở 
a)trú mưa , truyền tin , chuyền cành , chở hàng , trở về .
b)số chẵn , số lẻ , chăm chỉ , lỏng lẻo , mệt mỏi buồn bã . 
- Chia thành 2 nhóm . 
- Các nhóm thảo luận sau 5 phút 
- Mỗi nhóm cử 1 bạn dán tờ giấy lên bảng 
-Thanh hỏi : chổi rơm , ngủ say , ngỏ lời , ngẩng đầu , thăm thẳm , chỉ trỏ , trẻ em , biển cả .... , 
+ Thanh ngã : ngõ hẹp , ngã , ngẫm nghĩ , xanh thẫm , kĩ càng , rõ ràng , bãi cát , số chẵn ,...
Tiết3
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
 - Học thuộc lòng bảng chia 5. 
 - Biết giải bài toán có một phép chia trong bảng chia 5.
 - Làm được BT 1, 2, 3.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên vẽ trước lên bảng một số hình. 
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm .
2.Luyện tập .
*Bài 1:
- Yêu cầu.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm.
*Bài 2:
- Yêu cầu.
- Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi tiếp sức .
- Giáo viên theo dõi sửa bài nhận xét.
*Bài 3:
- Yêu cầu.
- Giáo viên sửa bài đưa ra đáp án đúng.
- Giáo viên chấm 1 số bài .
3. Củng cố, dặn dò : 
- Nhận xét tiết học. 	
-  ... Giới thiệu bài: Hôm nay các em học bài “ Một số loài cây sống trên cạn”
 b)Các hoạt động:
Hoạt động 1: Làm việc với sách giáo khoa 
 * Bước 1 : Hãy kể tên và ích lợi của các loại cây sống ở trên cạn ?
* Bước 2 : - Yêu cầu đại diện lên chỉ và nói đối với từng loại cây . 
* Hình 1 .
* Hình 2 .
* Hình 3 .
* Hình 4 .
* Hình 5 .
* Hình 6 .
* Hình 7 .
- Vậy theo em các loại cây nói trên cây nào thuộc loại cây ăn quả ?
- Loại cây lương thực , thực phẩm ?
- Loại cây cho bóng mát ?
* Ngoài ra những cây nào thuộc các loại sau : 
-Thuộc loại cây lấy gỗ ?
-Thuộc loại cây làm thuốc ?
Hoạt động 2: Trò chơi:“Tìm đúng loại cây “ 
-Yêu cầu lớp chia thành 4 đội .
- Phát cho mỗi đội một tờ giấy vẽ sẵn một cây . ghi tất cả các loại cây cần tìm . 
- Nhiệm vụ các nhóm là tìm các loại cây thuộc đúng nhóm để gắn vào .
- Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả .
- Nhận xét bình chọn nhóm thắng cuộc .
3) Củng cố - Dặn do:
- Nhận xét đánh giờ giờ học .
-Nhắc nhớ HS vận dụng bài học vào cuộc sống .
-Trả lời về nội dung bài học trong bài :
” Cây sống ở đâu ” đã học tiết trước .
- Vài em nhắc lại tên bài
- Lớp làm việc theo nhóm.
- Lớp chia thành các nhóm , thảo luận sau đó cử đại diện lên bảng chỉ từng hình và nêu.
- Cây Mít thân thẳng có nhiều cành lá quả to có gai, Mít cho quả để ăn, gỗ làm đồ vật . 
- Phi lao: Thân tròn , lá nhọn dài . Làm gỗ chắn gió , chắn cát ở vùng gần biển. 
- Cây Ngô. thân mềm không có cành cho bắp để ăn. 
- Cây Đu Đủ thân thẳng nhiều cành cho quả để ăn .
- Cây Thanh Long giống cây xương rồng quả mọc đầu cành cho quả để ăn .
- Cây Sả . không có thân , lá dài cho củ để ăn và làm thuốc nam .
- Cây Lạc không có thân mọc lan trên mặt đất cho củ để ăn .
- Cây ăn quả : Mít , Đu Đủ , Thanh Long .. .
- Cây Ngô , Lạc ...
- Cây Mít , Bàng , Xà Cừ ,...
- Cây pơ mu , bạch đàn , thông ...
- Cây Tía Tô , Nhọ Nồi , Đinh Lăng , ...
-Kĩ năng sống.
- Bốn nhóm thảo luận .
- Các đại diện lên thi với nhau gắn đúng tên các loại cây theo từng nhóm trước lớp .
- Lắng nghe và tham gia phát biểu 
Tiết2
Tập làm văn
ĐáP LờI ĐồNG ý.QUAN SáT TRANH Và TRả LờI CÂU HỏI?
A/ Mục tiêu:
- Biết đáp lời đồng ý trong tình huống giao tiếp thông thường (BT1, BT2).
- Quan sát tranh về cảnh biển, trả lời đúng được các câu hỏi về cảnh biển trong tranh (BT3).
-Kĩ năng sống: Lắng nghe tích cực.
B/ Chuẩn bị :
 VBT
C/Các hoạt động dạy và học:	
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
 1.Kiểm tra: 
- Mời 2 em lên bảng nhập vai diễn lại tình huống bài tập 2 ,.
- Gọi một em kể lại câu chuyện Vì sao ? đã học ở tiết trước .
- Nhận xét ghi điểm từng em .
2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài : 
-Bài TLV hôm nay , các em sẽ học:Đáp lời đồng ý.Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
 b) Hướng dẫn làm bài tập :
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 1 
Bài 1 : (SGK)
- Yêu cầu một HS nêu đề bài .
-Treo bảng phụ gọi HS đọc lại đoạn hội thoại 
-Khi đến nhà Dũng Hà nói gì với bố Dũng ?
- Lúc đó bố Dũng trả lời như thế nào ?
- Đó là lời đồng ý hay không đồng ý ?
- Lời của bố Dũng là một lời khẳng định ( đồng ý với ý kiến của Hà ) để đáp lại lời khẳng định của bố Dũng Hà đã nói thế nào ?
- Khi được người khác cho phép hoặc đồng ý , chúng ta thường đáp lại bằng lời cảm ơn chân thành 
 Bài 2: 
-Gọi một em đọc các tình huống . 
-Yêu cầu 2 em ngồi gần nhau thảo luận để đáp lại tình huống trong bài .
- Gọi một cặp HS lên một em đọc yêu cầu một em trả lời 
- Yêu cầu lớp nhận xét và đưa ra lời đáp khác 
- Có thể cho nhiều cặp lên nói .
- GV nhận xét và ghi điểm .
 Hoạt động : 
Bài 3 
Treo tranh minh hoạ và hỏi . 
- Bức tranh vẽ cảnh gì ? 
- Yêu cầu HS quan sát tranh trả lời các câu hỏi sau : - Sóng biển như thế nào ?
- Trên mặt biển có những gì ?
- Trên bầu trời có những gì ?
 3) Củng cố - Dặn do:
-Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung 
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
-2 em lên nhập vai diễn lại các tình huống đã học .
- Một em kể chuyện nội dung trả lời câu hỏi : Vì sao ? 
- Lắng nghe nhận xét bài bạn .
- Mở sách giáo khoa đọc yêu cầu đề bài 1 .
- Quan sát tranh và đọc lại . 
- Cháu chào bác ạ . Cháu xin phép bác cho cháu gặp bạn Dũng .
- Cháu vào nhà đi , Dũng đang học bài đấy .
- Đó là lời đồng ý .
- Một số em nhắc lại : Cháu cảm ơn bác / Cháu xin phép bác ạ .
- Một em đọc các tình huống .
- HS làm việc theo cặp .
-Tình huống a : - Cảm ơn cậu . Tớ sẽ trả nó lại ngay sau khi dùng xong . / Cảm ơn cậu . Cậu tốt quá ./ Tớ cầm nhé ./.. .
- Tình huống b :- Cảm ơn em ./ Em thảo quá . / Em tốt quá ./ Em ngoan quá .. .
- Lớp lắng nghe và nhận xét bổ sung nếu có 
- Quan sát tranh và nêu .
- Bức tranh vẽ cảnh biển .
- Nối tiếp nhau trả lời . 
- Sóng biển cuồn cuộn / Sóng biển nhấp nhô / Sóng biển dập dờn / Sóng biển tung mù , Sóng biển dựng cao như núi ,.. . - Trên mặt biển có tàu đánh cá / Có những con thuyền đang đánh cá ngoài khơi / Những chiếc thuyền đang dập giờn trên sóng ...
- Trên bầu trời từng đàn hai âu đang bay lượn / Mặt trời đỏ lựng đang từ từ nhô lên ... 
-Kĩ năng sống.
-Hai em nhắc lại nội dung bài học 
 Tiết3 
 Toán
THựC HàNH XEM ĐồNG Hồ
A/ Mục tiêu : 
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3, số 6
- Biết đơn vị đo thời gian: giờ, phút.
- Nhận biết các khoảng thời gian 15 phút; 30 phút.
-Phát triển khả năng tư duy của học sinh.
B/ Chuẩn bị:
SGK
C/Các hoạt động dạy và học:	 	
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
 1. Kiểm tra:
-Gọi 2 học sinh lên bảng thực hành quay đồng hồ theo yêu cầu : 12 giờ 15 phút ; 7 giờ 30 phút .
-Nhận xét đánh giá ghi điểm . 
 2.Bài mới: 
Hoạt động1: Giới thiệu bài: 
 -GV ghi tựa
 Hoạt động2: Luyện tập, thực hnh.
 Bi 1 : 
- Gọi một em nêu bài tập 1 .
-Yêu cầu quan sát từng mặt đồng hồ minh hoạ và đọc giờ ở các mặt đồng hồ. 
-Yc nêu vị trí mỗi kim đồng hồ từng TH.
- Vì sao em biết đồng hồ thứ nhất đang chỉ 4 giờ 15 phút ?
-Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
-Giáo viên nhận xét đánh giá ghi điểm .
- Kết luận : Khi xem giờ trên đồng hồ , nếu thấy kim phút chỉ vào số 3 em đọc là 15 phút , nếu kim chỉ vào số 6 em đọc là 30 phút .
 Bài 2: 
- Yêu cầu nêu yêu cầu đề bài. 
-Lưu ý học sinh để làm tốt bài này các em cần đọc kĩ từng câu trong bài , khi đọc xong 1 câu cần xem câu đó nói về hoạt động nào , hoạt động đó diễn ra vào thời điểm nào , sau đó mới đối chiếu với từng mặt đồng hồ để có giờ thích hợp thời điểm đó .
- 5 giờ 30 phút chiều còn được gọi là mấy giờ ?
- Tại sao em lại chọn đồng hồ G tương ứng với câu An ăn cơm tối lúc 7 giờ tối ?.
- Mời lần lượt từng cặp lên trả lời trước lớp .
-Gọi hai học sinh khác nhận xét chéo nhau. 
Bi 3: 
 	Trò chơi : Thi quay đồng hồ .
- Tổ chức HS thi quay đồng hồ theo hiệu lệnh
 - Chia lớp thành 4 đội phát cho mỗi đội một mô hình đồng hồ có thể quay kim được tuỳ ý 
- GV hô một giờ bất kì nào đó để 4 em cùng quay sau một số lần nhóm nào quay xong trước và đúng là nhóm thắng cuộc .
3) Củng cố - Dặn do:
- Nhận xét đánh giá tiết học 
-2 học sinh lên bảng thực hành quay đồng hồ theo yêu cầu : 12 giờ 15 phút ; 7 giờ 30 phút .
-Hai học sinh khác nhận xét .
-Đồng hồ thứ nhất chỉ mấy giờ ?
-Lớp quan sát đọc giờ trên mặt từng đồng hồ 
-Vì kim giờ chỉ qua số 4 và kim phút đang chỉ vào số 3 .
- Các em khác quan sát và nhận xét bạn .
 B) 1 giờ 30 phút
 C) 9 giờ 15 phút
 D) 8 giờ 30 phút
- Mỗi câu sau đây ứng với đồng hồ nào ?
- Lớp làm việc theo cặp quan sát đồng hồ và cử một số cặp đại diện nêu : 
a/ - A ; b/ - D ; c/ - B ; d/ - E ; e/ - C ; g/ - G 
- 5 giờ 30 phút chiều còn gọi là 17 giờ 30 phút .
- Vì 7 giờ tối chính là 19 giờ , đồng hồ G chỉ 19 giờ . 
- Lớp chia thành 4 nhóm mỗi nhóm cử ra 1 đại diện để lên thi quay kim đồng hồ .
- HS thực hành quay kim đồng hồ theo hiệu lệnh chẳng hạn khi nghe giáo viên hô học sinh sẽ quay : 13giờ 15 phút ; 18 giờ , 11 giờ 15phút .
Tiết4
Kể chuyện
Sơn Tinh- Thủy Tinh.
I. mục tiêu:
- Sắp xếp lại được thứ tự các bức tranh theo đúng trình tự nội dung câu chuyện (BT 1); dựa theo tranh, kể lại được từng doạn câu chuyện (BT 2)
 - HS khá, giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện. (BT 3)
II. Đồ dùng dạy học : 
 3 tranh minh họa trong sách giáo khoa .	
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm, tuyên dương.
2. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài .
b. Hướng dẫn kể chuyện. 
*Sắp xếp lại thứ tự các bức tranh theo đúng nội dung câu chuyện .
+Bức tranh 1 minh họa điều gì?
+Đây là nội dung thứ mấy câu chuyện .
+Bức tranh 2 vẽ cảnh gì ? 
+Đây là nội dung thứ mấy câu chuyện .
+Hãy nêu nội dung của bức tranh thứ 3 . 
- Giáo viên nhận xét tuyên dương .
 *Kể lại toàn bộ nội dung câu chuyện .
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương nhóm kể tốt. 
3. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học .
- 3 em lên bảng kể Quả tim khỉ .
- 2 HS nhắc lại tên bài.
- Học sinh đọc yêu cầu. 
*Tranh 1 minh hoạ trận đánh của hai vị thần. Thủy Tinh đang hô..
*Đây là nội dung cuối cùng của câu chuyện .
*Vẽ cảnh Sơn Tinh mang lễ vật đến trước và đón được Mị Nương
*Đây là nội dung thứ 2 của câu chuyện
*Hai vị thần đến cầu hôn Mị Nương .
- Sắp xếp theo thứ tự: 3, 2, 1.
- HS tập kể chuyện trong nhóm. 
- Các nhóm thi kể.
SINH HOạT TUầN 25
I/Mục tiêu:
 - Đánh giá tình hình học tập , nền nếp của lớp tuần qua.
 - Đề ra phương hướng thực hiện cho tuần tới.
II/Chuẩn bị: 
Phương hướng tuần tới
III/ Lên lớp : 
Tiến hành sinh hoạt
 1) Đánh giá tình hình hoạt động của lớp tuần qua:
 *Nề nếp: 
 - Đồng phục đúng quy định .
 - Tổ trực tuần , trực nhật sạch sẽ .
 *Học tập: Đa số các em chăm chỉ học tập , hăng say phát biểu xây dựng bài . Bên cạnh đó có một số em chưa chịu khó học tập 
 2) Phương hướng tuần tới:
 - Tiếp tục duy trì nề nếp .
 - Đồng phục đúng quy định .
 - Tổ 1 trực tuần , trực nhật lớp .
 - Đi học đúng giờ , chuyên cần.	
 - Thi đua học tập tốt dành nhiều điểm mười 
 - Chuẩn bị đầy đủ sách vở và dụng cụ học tập trước khi đến lớp. 
3)Dặn dũ : 
Thực hiện tốt như quy định.
Phát huy những mặt tốt, khắc phục những mặt còn tồn tại.
Thi đua học tập tốt dành nhiều điểm tốt.
Thực hiện nghiêm túc các nội quy, quy định của đội trường lớp 

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 2 tuan 25.doc