Giáo án các môn khối 2 - Trường Tiểu học Lê Hồng Phong - Tuần 30

Giáo án các môn khối 2 - Trường Tiểu học Lê Hồng Phong - Tuần 30

Tuần 30 Chủ đề: Cờ bạc là bác thằng bần

Ngày dạy :Thứ hai ngày 7 tháng 4 năm 2014

TẬP ĐỌC

AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG

I.MỤC TIÊU

1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng

- Đọc trơn toàn bài. Biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

- Đọc phân biệt giọng người kể chuyện với giọng nhân vật.

2.Rèn kĩ năng đọc hiểu.

Hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải.

Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Bác rất quan tâm xem thiếu nhi ăn, ở, học tập thế nào.Bác khen ngợi khi các em biết nhận lỗi. Thiếu nhi phải thật thà, dũng cảm, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.

- GDKNS: kĩ năng ra quyết định , KN tự nhận thức bản thân.

 

doc 22 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 663Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 2 - Trường Tiểu học Lê Hồng Phong - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30 Chủ đề: Cờ bạc là bác thằng bần
Ngày dạy :Thứ hai ngày 7 tháng 4 năm 2014
TẬP ĐỌC
AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG
I.MỤC TIÊU
1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng 
- Đọc trơn toàn bài. Biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. 
- Đọc phân biệt giọng người kể chuyện với giọng nhân vật.
2.Rèn kĩ năng đọc hiểu.
Hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải.
Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Bác rất quan tâm xem thiếu nhi ăn, ở, học tập thế nào.Bác khen ngợi khi các em biết nhận lỗi. Thiếu nhi phải thật thà, dũng cảm, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.
- GDKNS: kĩ năng ra quyết định , KN tự nhận thức bản thân.
II.CHUẨN BỊ
 GV:Viết sẵn câu hướng dẫn đọc
 HS: Đọc bài trước.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định :(2’)
2. Bài cũ: (5')
Gọi 2 HS đọc bài “ Cây đa quê hương”- TLCH 1, 4/ SGK /94 
- GV nhận xét chung và ghi điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Luyện đọc . 25- 28’
1. Giới thiệu chủ điểm
2. Giới thiệu bài 
3. Luyện đọc
 Gv đọc mẫu toàn bài
Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a.Đọc từng câu( HSinh TB,yếu, )
Hướng dẫn đọc từ khó ( Chú ý rèn phát âm cho HS TB, Y ) 
b.Đọc từng đoạn trước lớp 
 HS yếu yêu cầu đọc trơn, phát âm đúng. 
HS khá giỏi ngắt nghỉ đúng biết thể hiện giọng đọc phù hợp với từng nhân vật.
Gv hướng dẫn giọng đọc
Hướng dẫn đọc các câu đối thoại. 
Giải nghĩa từ( chú giải)
 Gv đặt câu hỏi – giải nghĩa từ. 
c.Đọc từng đoạn trong nhóm
nhận xét – tuyên dương
d.Thi đua giữa các nhóm
 (đoạn ,bài)
TIẾT 2
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 15 -17’
Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi 
Đoạn 1 : - Bác Hồ đi thăm những nơi nào trong trại nhi đồng ? ( Học sinh TB, yếu )
Đoạn 2 :- Bác Hồ hỏi các em học sinh những gì ? (Học sinh TB, yếu) 
- Câu hỏi và việc làm của Bác thể hiện điều gì ? ( HS khá, giỏi ) 
- Các em đề nghị chia kẹo cho những ai ? (Học sinh TB, yếu ) 
Đoạn 3: - Tại sao bạn Tộ không dám nhận kẹo Bác chia ? ( HS khá, giỏi ) 
-Tại sao Bác khen Tộ ngoan ? (HS khá, giỏi )
Gv chốt : Bác Hồ rất yêu thương thiếu nhi, quan tâm các cháu ăn, ở học tập. Bác khen ngợi khi các em có lỗi biết nhận lỗi.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại 15’
Giáoviên lưu ý học sinh giọng đọc, ngắt nghỉ.
GV chia nhóm (4nhóm) HS tự phân vai.
( HS TB, Yếu đọc vai nhân vật – HS khá, giỏi đọc dẫn truyện )
Thi đua giữa các nhóm
Nhận xét -tuyên dương
4. Củng cố - dặn dò:(5’) 
- Qua câu chuyện em biết điều gì ? ( Bác rất yêu thiếu nhi . Bác khen ngợi khi các em biết nhận lỗi ) ( HS Khá – Giỏi )
Giáo dục: Để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ, các em phải thật thà, dũng cảm, có lỗi phải biết tự nhận lỗi.
Dặn dò : Đọc bài chuẩn bị tiết kể chuyện. 
 Đọc trước bài : Cháu nhớ Bác Hồ.
Đọc đúng, ngắt nghỉ hợp lí, giọng đọc phù hợp. 
Chủ điểm “ Bác Hồ”
Nghe theo dõi
Nối tiếp nhau đọc từng câu
 Đọc trơn, đọc đúng các từ quây quanh, mắng phạt, vâng lời . ( CN- ĐT )
Nối tiếp nhau đọc từng đoạn. Ngắt nghỉ đúng sau dấu câu, giữa các cụm từ. Đọc phân biệt giọng người kể chuyện với giọng nhân vật .
Lời của Bác đọc với giọng ôn tồn, trìu mến.
Lời của các cháu vui, nhanh nhảu, kéo dài giọng. (HS G,K đọc trước HS TB, Y đọc lại)
Hiểu nghĩa từ( chú giải ) (HS TB,Y nêu HS G,K bổ sung)
Luân phiên nhau đọc
 Nối tiếp nhau đọc
Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Bác rất quan tâm xem thiếu nhi ăn, ở, học tập thế nào.Bác khen ngợi khi các em biết nhận lỗi. Thiếu nhi phải thật thà, dũng cảm, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.
Đọc đúng vai – Ngắt nghỉ đúng.Gịong đọc phù hợp đọc phân biệt lời người kể với lời nhân vật. 
Giọng Bác : ôn tồn, trìu mến
Bé gái : hồn nhiên
Tộ : khẽ, rụt rè.
Nhận xét, chọn nhóm đọc hay nhất.
Ghi nhận sau tiết dạy
..................................................................
KỂ CHUYỆN
AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG
 I.MỤC TIÊU 
1. Rèn kĩ năng nói :
Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa, kể lại được từng đoạn câu chuyện.
Kể lại được toàn bộ câu chuyện .
Biết kể lại đoạn cuối của câu chuyện bằng lời nhân vật Tộ.
Biết phối hợp lời kể với cử chỉ điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
2.Rèn kĩ năng nghe:Tập trung theo dõi bạn kể chuyện, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.
 II.CHUẨN BỊ
Gv: Thuộc câu chuyện . 
 HS:Chuẩn bị bài trước
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định :(2’)
2. Bài cũ: (5') 
Câu chuyện : Những quả đào - TLCH 1 (Gọi 2 HS )
- GV nhận xét chung và ghi điểm.
3. Bài mới
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS kể chuyện.
 1.Giới thịêu bài.
 2.Hướng dẫn HS kể chuyện
2.1 Kể từng đoạn câu chuyện.
 Yêu cầu HS quan sát tranh nêu nội dung tranh. 
Gọi 1 HS giỏi kể mẫu.
- Kể trong nhóm ( 2 bàn 1 nhóm )
- Kể trước lớp 
Nhận xét – Tuyên dương 
 Nhận xét
2.2 Kể toàn bộ câu chuyện
( GV gọi HS có cùng trình độ thi kể )
Tổ chức các nhóm thi kể.
Nhận xét- bình chọn nhóm kể hay nhất.
 Nhận xét
2.3 Kể đoạn cuối của câu chuyện theo lời Tộ.
Gọi HS khá giỏi kể trước, biết sáng tạo - HS Trung bình, yếu kể sau.
Nhận xét
4. Củng cố - dặn dò:(5’) 
 - Qua câu chuyện em học được đức tính tốt gì của Tộ ? 
Giáo dục HS : Có lỗi phải biết nhận lỗi – Bác dạy thiếu nhi phải thật thà, dũng cảm.
 Dặn dò :Về nhà tập kể lại câu chuyện nhiều lần.
 Đọc trước câu chuyện Chiếc rễ đa tròn.
Kể đủ nội dung - Giọng kể phù hợp với từng nhân vật, biết kết hợp với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt.
Nêu nội dung từng tranh
Tranh 1 : Bác đến thăm trại nhi đồng
Tranh 2: Bác đang trò chuyện, hỏi han các em.
Đoạn 3: Bác xoa đầu khen Tộ ngoan.
Đoạn 4 : Chuyện của Việt/ Tấm lòng nhân hậu./...
Dựa vào ttranh kể được từng đoạn câu chuyện . Giọng kể tự nhiên, phù hợp, biết kết hợp với cử, điệu bộ, nét mặt.
Tập trung theo dõi bạn kể chuyện, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
Kể đủ nội dung – biết phân biệt giọng kể với giọng nhân vật, giọng kể phù hợp.
Giọng kể tự nhiên, phù hợp, biết kết hợp với cử, điệu bộ, nét mặt.
Biết tưởng tượng chính mình là Tộ kể xưng “tôi”
VD: Khi Bác Hồ chia kẹo cho tôi, tôi xấu hổ không dám nhận chỉ lí nhí nói: “ Thưa Bác, hôm nay cháu không vâng lời cô nên không được ăn kẹo.” Thật ngạc nhiên, Bác xoa đầu tôi, trìu mến nói : “ Cháu biết nhận lỗi như thế là tốt lắm! Cháu vẫn được phần kẹo như các bạn.” Tôi vô cùng sung sướng.
Ghi nhận sau tiết dạy
..................................................................
TOÁN
KI LÔ MÉT
 I.MỤC TÊU
 Giúp HS biết:
1. Biết ki-lô-mét là một đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị ki-lô-mét.
2. Hiểu được mối quan hệ giữa kilômet và mét .
3. Biết tính độ dài đường gấp khúc với các số đo theo đơn vị km.
4. Nhận biết khoảng cách giữa các tỉnh trên bản đồ.
- GDKNS: Kĩ năng ước lượng trong thực tế cuộc sống
II.CHUẨN BỊ
GV: Lược đồ Việt Nam
 HS: VBT 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định :(2’)
2. Bài cũ: (5') 
Gọi HS làm bài tập 2, 3 VBT / 64
 ( 2HS )
Yêu cầu HS làm bảng con:
1m = ...dm
1m = ... cm
- GV nhận xét chung và ghi điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu “ Kilômét” 10 `
- Kể tên các đơn vị đo độ dài đã học ?
Để đo các khoảng cách lớn như quảng đường giữa hai tỉnh, độ dài dòng sông,.. Nếu dùng đơn vị m, dm, cm để đo thì mất rất nhiều thời gian nên người ta dùng đơn vị đo độ dài lớn hơn là kilômet.
Kilômét viết tắt là : km
1 km = 1000 m
Luyện tập 20`
Hoạt động 2 : Hiểu được mối quan hệ giữa kilômet và mét .
* Bài 1/SGK/ 151 
- GV yêu cầu Hs đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3: Biết tính độ dài đường gấp khúc với các số đo theo đơn vị km.
* Bài 2 / SGK / 151
Yêu cầu Hs quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi.
Hoạt động 4: Nhận biết khoảng cách giữa các tỉnh trên bản đồ.
* Bài 3 / SGK / 152 
Yêu cầu Hs quan sát lược đồ và trả lời câu hỏi.
* Bài 4 / SGK / 152 
- MT: Biết so sánh các khoảng cách đo bằng km.
4. Củng cố - dặn dò:(5’) 
1km = ... m
Dặn dò : BTVN / VBT/ 65
 Chuẩn bị bài Milimét. 
Cộng trừ các số đo với đơn vị là mét
Giải bài toán có lời văn với đơn vị là mét.
Nhớ lại các đơn vị đo độ dài: m, dm, cm 
Biết tên gọi, kí hiệu và độ lớn của đơn vị đo độ dài kilômét.
Ghi nhớ tên gọi kilômét :k m
Nắm được quan hệ giữa km và m.
 1km = 1000 m
SGK– Bảng nhựa 
Trả lời câu hỏi.
1 km = 1000 m 
 1 m = 10 dm
1 m = 100 cm
- Hs quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi.
a. Quãng đường từ A đến B dài 23 km.
b. Quãng đường từ B đến D dài 90 km.
c. Quãng đường từ C đến A dài 65 km.
Quan sát và trả lời câu hỏi.
Dựa vào bài 3 và trả lời câu hỏi.
- HS trao đổi theo cặp + TLCH
Ghi nhận sau tiết dạy
..................................................................
Ngày dạy :Thứ ba ngày 8 tháng 4 năm 2014
TOÁN
MI-LI-MÉT
I.MỤC TÊU
 Giúp HS biết:
1. Biết mi-li-mét là một đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị mi-li-mét.
2. Hiểu được mối quan hệ giữa milimet và cm, giữa milimet và mét .
3. Tập ước lượng độ dài theo đơn vị cm và mm trong một số trường hợp đơn giản
- GDKNS: Kĩ năng ước lượng trong thực tế cuộc sống
II.CHUẨN BỊ
GV: Thước có vạch chia mm
 HS: Thước có vạch chia mm, VBT 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định :(2’)
2. Bài cũ: (5') 
Gọi 2 HS làm bài tập 
1km = ...m ... m = 1km
1m = ... dm ... dm = 1m
1m = ... cm ... cm = 1dm
- GV nhận xét chung và ghi điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu “ Milimét” 10 `
- Kể tên các đơn vị đo độ dài đã học ?
Yêu cầu Hs quan sát độ dài 1cm trên thước kẻ . Độ dài từ vạch số 0 đến số 1
( 1cm ) được chia thành bao nhiêu phần bằng nhau ? ( Học sinh TB, yếu )
Độ dài 1 phần đó chính là 1 milimet.
Milimét viết tắt là : mm
1 cm = ? mm
1m = ? mm
Luyện tập 20`
Hoạt động 2 : Hiểu được mối quan hệ giữa milimet và cm, giữa milimet và mét .
* Bài 1/SGK/ 153 
- MT: Ghi nhớ mối quan hệ milimet và cm, giữa milimet và mét .
-GV yêu cầu Hs đọc thuộc ghi nhớ.
* Bài 2 / SGK/ 153
* Bài 3 / SGK / 153
- Muốn tính chu vi của hình tam giác ta làm ntn? ( HS khá, giỏi )
Hoạt động 3: Tập ước lượng độ dài theo đơn vị cm và mm
* Bài 4 / SGK / 153
4. Củng cố - dặn dò:(5’) 
1cm = ... mm
1m = ...mm
Dặn dò : BTVN / VBT/ 66
 C ... on )
Lưu ý Hs:chữ số ở cột đơn vị, cột chục bằng 0, không viết vào tổng vì số nào cộng với 0 cũng bằng chính số đó.
Luyện tập 18 `
* Bài1 / SGK / 154 
- MT:Biết vận dụng viết các số thành tổng các trăm , chục, đơn vị.
* Bài 2 /SGK / 154 
-MT: Viết các số thành tổng các trăm , chục, đơn vị.
* Bài 3 / SGK / 154 
- MT: Nối các số với tổng .Củng cố lại cách viết các số thành tổng các trăm, chục, đơn vị
Nêu cách so sánh.
* Bài 4 / SGK / 155 (theo bàn )
Yêu cầu HS giỏi xếp thành các hình khác.
4. Củng cố - dặn dò:(5’) 
Dặn dò : BTVN / VBT/ 68
Chuẩn bị bài Phép cộng ( không nhớ ) trong phạm vi 1000.
Đọc các số có ba chữ số 
Biết 375 gồm có 3 tră, 7 chục, 5 đơn vị.
375 = 300 + 50 + 7
Biết viết thành tởng các trăm, chục, đơn vị.
264 = 200 + 60 + 4
820 gồm 8 trăm 2 chục 0 đơn vị
820 = 800 + 20 + 0
820 = 800 + 20
703 gồm 7 trăm 0 chục 3 đơn vị
703 = 700 + 3
HS yếu có thể làm chậm hơn so với HS khá giỏi.
Ôn lại các số có ba chữ số.
- SGK – Bảng phụ.( HS yếu làm 3 cột )
Vở trắng – Bảng nhựa. 
-SGK – Bảng phụ 
- HS nêu nối tiếp.
- Xếp thành hình cái thuyền .
Ghi nhận sau tiết dạy
..................................................................
TỰ NHIÊN & XÃ HỘI
NHẬN BIẾT CÂY CỐI VÀ CÁC CON VẬT
I.MỤC TIÊU 
Sau bài học giúp hs : 
1. Nhớ lại kiến thức đã học về cây cối và con vật .
2. Biết được có những cây cối và con vật vừa sống dưới nước vừa sống trên cạn, vừa sống ở trên không.
3. Có ý thức bảo vệ cây cối và các con vật.
- GDKNS + GDBVMT: GD kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí thông tin. Kĩ năng ra quyết định, giao tiếp, hợp tác.
II.CHUẨN BỊ 	
 	 GV + HS: Sưu tầm các tranh ảnh, các loài vật và cây cối 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định :(2’)
2. Bài cũ: (5') 
- GV nhận xét chung và ghi điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động 1 Làm việc với SGK . (15`)
GV chia nhóm đôi 
Yêu cầu HS quan sát hình SGK
 - Cây nào sống trên cạn, cây nào sống dưới nước, cây nào vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước ? Cây nào có rễ hút chất, hơi nước trong không khí để sống ? (HS TB,Y nêu HS G,K bổ sung)
- Con vật nào sống trên cạn, con vật nào sống dưới nước, con vật nào vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước ? Con vật nào bay lượn trên không ? (HS TB,Y nêu HS G,K bổ sung)
Gọi hS trình bày
Nhận xét
- Kể tên một số loài vật vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước, một số loài cây vừa sống trên vừa sống dưới nước, một số loài cây có rễ hút chất, hơi nước trong không khí để sống khác mà em biết ? ( HS TB, yếu kể ít, HS khá, giỏi kể nhiều )
Kết luận : Có rất nhiều loài vật ( cây cối) sống dưới nước, có loài sống trên cạn, có loài vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước .Có loài cây rễ hút được hơi nước và các chất khác trong không khí. Có loài vật bay lượn trên không .
Hoạt động 2: Triễn lãm (15`)
GV chia 4 nhóm thảo luận
Yêu cầu HS đem tranh ảnh đã sưu tầm trưng bày sản phẩm – giới thiệu .
Nói tên, nơi sống, ích lợi, mô tả sơ qua về các loài vật, cây cối đó.
Hướng dẫn HS cách trình bày có thể phân loại:
Gọi hS trình bày
- Các loài vật, cây cối đa số đều có ích ta cần làm gì để bảo vệ chúng ? ( HS khá, giỏi nêu HS TB,Y nhắc lại )
Nhận xét
Kết luận: Đa số các loài vật sống, cây cối đều có ích lợi, cần bảo vệ chúng.
4. Củng cố - dặn dò:(5’) 
 Tổ chức cho HS chơi trò chơi :
 Hai đội mỗi đội 4 em thi hát các bài hát có tên các loài vật, cây cối.
Nhận xét- tuyên dương
Dặn dò : Bảo vệ và chăm sóc loài vật, cây cối.
 Tìm hiều bài Mặt Trời 
Củng cố lại các kiến thức đã học về các con vật và cây cối .
Nhận biết một số cây và con vật mới.
Cây vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước: rau muống.
Cây nào có rễ hút chất, hơi nước trong không khí để sống : cây phong lan.
Con vật vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước: Rùa, ếch.
Con vật bay lượn trên không :vẹt.
Giới thiệu tên, nơi sống, ích lợi của loài vật, cây cối .
Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả một số loài vật, cây cối 
Biết các việc làm cụ thể để bảo vệ loài vật và cây cối:
- Không bẻ cành, hái lá, chặt phá cây bừa bãi, chăm sóc cây cối.
- Không bắt, chơi ác với các laòi vật, chăm sóc chúng.
Củng cố kiến thức.
 Ghi nhận sau tiết dạy
..................................................................
Ngày dạy :Thứ sáu ngày 11 tháng 4 năm 2014
TẬP LÀM VĂN
NGHE TRẢ LỜI CÂU HỎI
I.MỤC TIÊU
 	1. Rèn kĩ năng nghe – hiểu : 
Nghe kể chuyện “ Qua suối ” nhớ và trả lời được câu hỏi về nội dung câu chuyện .
Hiểu nội dung câu chuyện : Bác rất quan tâm đến mọi người. Bác lo kê lại hòn đá trên dòng suối cho những người khác đi sau không bị ngã.
2. Rèn kĩ năng viết : Trả lời đúng một câu hỏi về nội dung câu chuyện.
II. CHUẨN BỊ
Gv: Tranh minh họa.
HS: VBT 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định :(2’)
2. Bài cũ: (5') 
Gọi HS kể câu chuyện : Hoa dạ lan hương.- TLCH 
- GV nhận xét chung và ghi điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 30`
1.GV giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1. (16-17’)
Gv kể chuyện“ Qua suối” ( 3 lần)
Lần 1 : Gv kể - yêu cầu Hs quan sát tranh – Đọc 4 câu hỏi.
Lần 2 : Vừa kể vừa giới thiệu tranh.
Lần 3 : Gv kể - Yêu cầu Hs trả lời câu hỏi. 
- Bác Hồ và các chú bảo vệ đi đâu ? ( HS TB, yếu )
- Có chuyện gì xảy ra với anh chiến sĩ ? ( HS TB, yếu )
- Khi biết hòn đá bị kênh, Bác bảo anh chiến sĩ làm gì ? ( HS TB, yếu )
- Câu chuyện Qua suối nói lên điều gì ? (HS G,K)
Gọi một số HS thực hành hỏi – đáp. 
Gọi Hs kể toàn bộ câu chuyện .
Nhận xét 
Bài 2 (8-9’)
– Viết câu d vào VBT.- 2 HS viết vào bảng nhựa.
Gv chấm 5, 6 bài.
Nhận xét
4. Củng cố - dặn dò:(5’) 
Qua câu chuyện em hiểu điều gì ?
Giáo dục : Cần quan tâm đến tất cả mọi người xung quanh.
 Dặn dò :Tập kể lại câu chuyện nhiều lần. Quan sát kĩ ảnh bác Hồ.
Chuẩn bị bài : Đáp lời khen ngợi
 Tả ngắn về Bác Hồ.
Nhớ nội dung câu chuyện.
Nắm MĐ- YC của bài
Nghe kể và nhớ trả lời được 4 câu hỏi về nội dung câu chuyện.
 Hiểu nội dung câu chuyện : Bác quan tâm đến tất cả mọi người. Quan tâm đến anh chiến sĩ xem anh ngã có đau không, 
 Bác lo kê lại hòn đá trên dòng suối cho những người khác đi sau không bị ngã.
Viêt 1 đúng câu hỏi về nội dung bài.
Ghi nhận sau tiết dạy
..................................................................
TOÁN
PHÉP CỘNG ( KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 1000
 I.MỤC TIÊU
 Giúp HS biết:
Biết cách làm tính cộng ( không nhớ) các số trong phạm vi 1000.
Biết cộng nhẩm các số tròn trăm.
II.CHUẨN BỊ
GV: Bảng nhựa, phụ
 HS: VBT 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định :(2’)
2. Bài cũ: (5') 
- GV nhận xét chung và ghi điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động 1 : Giới thiệu phép cộng các số có ba chữ số 15`
* Yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính .
24 + 32 ; 64 + 15
326 + 253 
- Yêu cầu Hs nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính ? ( HS khá, giỏi nêu HS TB,Y nhắc lại )
- Yêu cầu Hs nhận xét số chữ số trong phép tính : 64 + 15; 24 + 32 ; 326 + 253
à Giới thiệu bài.
- Yêu cầu Hs nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính bài : 326 + 253(HS TB,Y nêu HS G,K bổ sung)
Luyện tập 20`
Hoạt động 2 : Làm tính cộng ( không nhớ) các số trong phạm vi 1000.
* Bài 1/ SGK / 156
- Nêu cách thực hiện phép tính.
Lưu ý :HS đặt tính phép tính có một số hạng là số có hai chữ số.
* Bài 2 / SGK / 156
- Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính ?
Lưu ý HS đặt tính bài : 936 + 23 
Hoạt động 3: Biết cộng nhẩm các số tròn trăm.
* Bài 3 / SGK / 156
-MT: Biết cách tính nhẩm
- Nêu cách tính nhẩm.
4. Củng cố - dặn dò:(5’) 
- Nêu cách đặt tính vá thứ tự thực hiện phép tính ?
 Dặn dò : BTVN / VBT/ 69
 Chuẩn bị bài Luyện tập. 
CN – TT ( Bảng lớp – Bảng con )
 Củng cố cách đặt tính và thực hiện phép tính các số có hai chữ số àThực hiện phép cộng với các số có ba chữ số.
Biết phép tính 
Biết trong phép cộng 24 + 32; 64 + 15là phép cộng các số có hai chữ số.
Phép cộng 326 + 253 là phép cộng các số có ba chữ số.
 326 - 6 công 3 bằng 9, viết 9.
+ - 2 cộng 5 bằng 7, viết 7
 253 - 3 công 2 bằng 5, viết 5.
 579
Hs yếu có thể làm chậm hơn HS giỏi.
- Bảng con – Bảng phụ. - CN – TT ( HS yếu làm 5 cột )
(HS TB,Y nêu HS G,K bổ sung)
- Vở trắng - Bảng lớp
( HS khá, giỏi nêu HS TB,Y nhắc lại )
Vở trắng – Bảng nhựa 
5 trăm + 2 trăm = 7 trăm
Ghi nhận sau tiết dạy
..................................................................
SINH HOẠT TẬP THỂ
 I.MỤC TIÊU 
 	1.Tổng kết đánh giá kết quả học tập và thực hiện nội quy của HS tuần qua.
 	2.Đưa ra phương hướng tuần tới .
3.Sinh hoạt lớp
4.Củng cố trò chơi,bài hát
 II.PHƯƠNG TIỆN 
-GV: Đồ dùng chơi trò chơi -HS: /
 III.CÁC HOẠT ĐỌNG DẠY HỌC
 	1.Ổn định lớp.
HOẠT ĐỘNG 1:Đánh giá các hoạt động trong tuần 
-Lớp trưởng điều khiển-tổ trưởng báo cáo
-Lớp trưởng nhận xét – Các HS khác góp ý kiến bổ sung
-GV nhận xét chung
-GV đưa ra nhận xét trong tuần như sau
*Ưu điểm:
+Tiếp thu bài khá tốt
+Có tinh thần giúp đỡ bạn 
+Vệ sinh trường lớp khá sạch sẽ 
+Hăng say phát biểu bài:
*Tồn tại
+Mặc đồng phục chưa đúng quy định:
+Chưa nghiêm túc trong giờ học:
+Đi học còn trễ:
-Các tổ thảo luận biện pháp khắc phục mặt tồn tại - báo cáo -GV chốt
*Biện pháp khắc phục
-Nhắc nhở những em vi phạm lần sau phải cố gắng,nếu không khắc phục thì lần sau sẽ có hình thức phạt thích đáng cho các em đó 
 HOẠT ĐỘNG 2.Nhận xét chung 
Tuần qua công tác giữ gìn vệ sinh chung chưa đảm bảo. Đa số các em ngoan học bài, làm bài đầy đủ tích cực phát biểu. Một số em học tập có tiến bộ. Bên cạnh đó vẫn còn có em chưa giữ gìn trật tự lớp học, làm bài chưa đầy đủ. Vài em viết chữ xấu, học còn thụ động, tính toán chậm.
HOẠT ĐỘNG 3.Sinh hoạt tập thể
-GV dạy cho HS 1 số trò chơi
-HS chơi
-Nhận xét + tuyên dương
-Dặn dò:Thực hiện tốt kế hoạch 
-Nhận xét tiết học
 III.PHƯƠNG HƯỚNG TỚI
-GV nêu kế hoạch
+Chấn chỉnh lại nề nếp lớp. Thực hiện tốt nội quy
+Tích cực học tập. Luyện chữ viết. Duy trì việc học phụ đạo
+Tham gia các hoạt động phong trào của trường, lớp đề ra
+Phát động phong trào học tập chào mừng ngày Giải phóng Xuân Lộc, Giải phóng đất nước, Ngày Quốc tế lao động .
+Tham gia giải tập MHST thật tốt. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 30.doc