Giáo án các môn khối 2 - Trường Tiểu học Lê Hồng Phong - Tuần 25

Giáo án các môn khối 2 - Trường Tiểu học Lê Hồng Phong - Tuần 25

Tuần 25 Chủ đề: Mỗi người vì mọi người

Ngày dạy :Thứ hai ngày 3 tháng 3 năm 2014

TẬP ĐỌC

SƠN TINH, THỦY TINH

I.MỤC TIÊU

1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng.

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng, đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.

- Đọc phân biệt giọng người kể chuyện với giọng nhân vật.

2.Rèn kĩ năng đọc hiểu.

Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Chuyện giải thích nạn lụt ở nước ta là do Thủy Tinh ghen tức Sơn Tinh gây ra ; đồng thời phản ánh việc nhân dân ta đắp đê chống lụt. (trả lời được câu hỏi 1, 2, 4)

 

doc 22 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 548Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 2 - Trường Tiểu học Lê Hồng Phong - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25 Chủ đề: Mỗi người vì mọi người
Ngày dạy :Thứ hai ngày 3 tháng 3 năm 2014
TẬP ĐỌC
SƠN TINH, THỦY TINH
I.MỤC TIÊU
1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng.
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng, đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.
- Đọc phân biệt giọng người kể chuyện với giọng nhân vật.
2.Rèn kĩ năng đọc hiểu.
Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Chuyện giải thích nạn lụt ở nước ta là do Thủy Tinh ghen tức Sơn Tinh gây ra ; đồng thời phản ánh việc nhân dân ta đắp đê chống lụt. (trả lời được câu hỏi 1, 2, 4)
- Tích hợp GDBVMT.
II.CHUẨN BỊ
 GV:Viết sẵn câu hướng dẫn đọc
 HS: Đọc bài trước.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định :(2’)
2. Bài cũ: (5') 
Bài : Voi nhà – TLCH 1, 3 / SGK /57 (2 HS )
1 HS đọc nội quy của trường.
- GV nhận xét chung và ghi điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Luyện đọc .28 -30’
1. Giới thiệu chủ điểm, giới thiệu bài.
2. Luyện đọc
 Gv đọc mẫu toàn bài
Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a.Đọc từng câu
Hướng dẫn đọc từ khó ( Chú ý rèn phát âm cho HS TB, Y ) 
b.Đọc từng đoạn trước lớp
Gv hướng dẫn giọng đọc
Hướng dẫn đọc, h/d ngắt nghỉ đọc câu dài 
Giải nghĩa từ( chú giải)
 Gv đặt câu hỏi – giải nghĩa từ. 
c.Đọc từng đoạn trong nhóm
nhận xét – tuyên dương
d.Thi đua giữa các nhóm
 (đoạn ,bài)
TIẾT 2
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 15- 17’
Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi 
Đoạn 1 : - Những ai đến cầu hôn Mị Nương ? ( HS TB,Y)
- Em hiểu chúa miền non cao là thần gì ? Vua vùng nước thẳm là thần gì ? (HS G,K nêu HS TB, Y Nhắc lại)
Đoạn 2 :- Hùng Vương phân xử việc hai vị thần đến cầu hôn như thế nào? ( HS TB,Y)
-Lễ vật gồm có những gì ? ( HS TB,Y)
Đoạn 3: - Kể lại cuộc chiến đấu giữa hai vị thần. (HS G,K nêu HS TB, Y Nhắc lại)
- Thủy Tinh đánh Sơn Tinh bằng cách nào? (HS G,K nêu HS TB, Y Nhắc lại)
- Sơn Tinh đánh Thủy Tinh bằng cách gì ?
- Cuối cùng ai thắng ? ( HS TB,Y)
- Người thua đã làm gì ?( HS TB,Y)
Đọc thầm cả bài
- Câu chuyện náy nói lên điều gì có thật ? 
( nhóm đôi ) 
Gọi HS nêu ý kiến
GV nhận xét
Gv chốt+ GDBVMT: Câu chuyện nhằm giải thích nạn lũ lụt hàng năm ở nước. Muốn nói ý chí chống lũ lụt của nhân dân ta rất kiên cường........
Hoạt động 3: Luyện đọc lại 15’
Giáoviên lưu ý học sinh giọng đọc, ngắt nghỉ.
GV chia nhóm (4nhóm) HS tự phân vai.
Thi đua giữa các nhóm
Nhận xét -tuyên dương
4. Củng cố - dặn dò:(5’) 
- Câu chuyện nói lên điều gì có thật ? 
Giáo dục : 
Dặn dò : Về nhà đọc lại bài và TLCH- Chuẩn bị cho tiết kể chuyện.
Đọc trước bài :Bé nhìn biển
Đọc trôi chảy, ngắt nghỉ hợp lý, giọng đọc phù hợp. 
Chủ điểm : Sông biển
Bài : Sơn Tinh, Thủy Tinh
Nghe theo dõi
Nối tiếp nhau đọc từng câu
 Đọc trơn, đọc đúng các từ: tuyệt trần, cuồn cuộn, chặn. ( CN- ĐT )
 Nối tiếp nhau đọc từng đoạn. Ngắt nghỉ đúng sau dấu câu, giữa các cụm từ. HS G,K đọc trước HS TB, Y đọc lại)
 Đọc đúng câu (CN )
 Một người là Sơn Tinh, / chúa miền non cao,/ còn người kia là Thủy Tinh,/vua vùng nước thẳm.//
 Hãy mang một trăm ván cơm nếp, /hai trăm nệp bánh trưng,/ voi chín ngà,/ gà chín cựa,/ ngựa chín hồng mao.// 
Hiểu nghĩa từ( chú giải ) (HS TB,Y nêu HS G,K bổ sung)
Luân phiên nhau đọc
 Nối tiếp nhau đọc
 Hiểu nội dung của chuyện : Sơn Tinh và Thủy Tinh cùng đến cầu hôn công chúa. Cả hai đều tài giỏi, vua Hùng không biết gả cho nên phân xử nếu ai mang lễ vật đến trước thì được lấy công chúa . Lễ vật gồm có : một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh trưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao. Sơn Tinh mang lễ vật đến trước được rước Mị Nương. Không lấy được Mị Nương hàng năm Thủy Tinh đem quân đánh Sơn Tinh.
Đọc đúng vai – Ngắt nghỉ đúng.Gịong đọc phù hợp đọc phân biệt lời người kể với lời nhân vật. 
Nhận xét, chọn nhóm đọc hay nhất
Ghi nhận sau tiết dạy
KỂ CHUYỆN
SƠN TINH, THỦY TINH
 I.MỤC TIÊU 
1. Rèn kĩ năng nói :
Biết sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự câu chuyện.(BT1)
Kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện theo tranh.(BT2)
2.Rèn kĩ năng nghe:Tập trung theo dõi bạn kể chuyện, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.
 II.CHUẨN BỊ
Gv: Thuộc câu chuyện . 
 HS:Chuẩn bị bài trước
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định :(2’)
2. Bài cũ: (5') 
Câu chuyện : Quả tim khỉ - TLCH (Gọi 3 HS )
- GV nhận xét chung và ghi điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động1: Biết sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự câu chuyện. 19-25’
 1.Giới thịêu bài.
 2.Hướng dẫn HS kể chuyện
2.1 Sắp xếp lại thứ tự các tranh theo nội dung câu chuyện.
Gv gắn 3 tranh- Yêu cầu HS quan sát tranh nhớ nội dung truyện qua tranh.
Gọi hS sắp xếp thứ tự các tranh.
Hoạt động 2: Kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện theo tranh.
2.2 Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.
Gọi 1 HS giỏi kể mẫu.
- Kể trong nhóm ( 2 bàn 1 nhóm )
- Kể trước lớp 
Nhận xét – Tuyên dương 
 Nhận xét
2.3 Kể toàn bộ câu chuyện
( nhóm )
Gọi HS kể trước lớp 
Tổ chức các nhóm thi kể.
Nhận xét- bình chọn nhóm kể hay nhất.
 Nhận xét
4. Củng cố - dặn dò:(5’) 
- Câu chuyện nhằm giải thích hiện tượng gì? 
- Câu chuyện nói lên điều gì có thật ? 
Giáo dục HS : 
 Dặn dò :Về nhà tập kể lại câu chuyện nhiều lần.
Đọc trước câu chuyện Tôm Càng và Cá Con.
 Kể đủ nội dung - Giọng kể phù hợp với từng nhân vật, biết kết hợp với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt.
Nắm nội dung của tranh .
Tranh 1: Cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh.
Tranh 2: Sơn Tinh mang ngựa đến đón Mị Nương về .
Tranh 3: Vua Hùng tiếp Sơn Tinh và Thủy Tinh.
Thứ tự tranh : 3 – 2 - 1
Dựa vào tranh kể được từng đoạn câu chuyện . Giọng kể tự nhiên, phù hợp, biết kết hợp với cử, điệu bộ, nét mặt.
Tập trung theo dõi bạn kể chuyện, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
 Kể đúng theo vai – Lời kể phù hợp với từng vai.
Giọng kể tự nhiên, phù hợp, biết kết hợp với cử, điệu bộ, nét mặt. (Gv tạo điều kiện cho tất cả hs dều được tham gia, HS TB, Y kể ½ câu chuyện 
 	Ghi nhận sau tiết dạy
TOÁN
MỘT PHẦN NĂM
I.MỤC TÊU
Giúp HS: Nhận biết “Một phần năm”; biết đọc, viết 
- - Giảm tải: chỉ yêu cầu HS nhận biết “ một phần tư ” , biết đọc viết và làm bài tập( Bỏ bài tập 2,3) 
II.CHUẨN BỊ
 	GV: Miếng bìa hình vuông, tròn, tam giác đều.Hình bài tập 1, 2, 3.
HS: VBT, hình chữ nhật.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định :(2’)
2. Bài cũ: (5') 
Gọi 2, 3 cặp HS đố nhau các phép tính bất kì trong bảng chia 5.
Gọi HS làm bài tập 
Bài 3 / VBT / 34
- GV nhận xét chung và ghi điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động 1 : Giới thiệu “ Một phần tư”
 Gv giới thiệu hình vuông chia thành 5 phần bằng nhau. 
 1 1 1 1 
 5 5 5 5
- Yêu cầu HS so sánh và nhận xét 5 phần của vuông ? (HS G,K) 
- Phần tô màu là một phần mấy của hình vuông ? (HS TB,Y)
2. Giới thiệu hình chữ nhật.
Yêu cầu HS lấy hình chữ nhật, chia thành 5 phần bằng nhau, tô màu 1 phần 
- Các em đã tô màu một phần mấy của hình chữ nhật ? (HS TB,Y)
Gv chốt : Chia hình vuông ( hình chữ nhật ) thành năm phần bằng nhau. Tô màu một phần, ta được phần tô màu là một phần năm hình vuông ( hình chữ nhật ).
Một phần hai viết là 
Luyện tập
Hoạt động 3 :Nhận biết “Một phần năm”
Bài 1 /SGK/122
Bài 2,3 giảm tải( Nội dung điều chỉnh- Gv tổ chức HS trò chơi thi đua để củng cố )
4. Củng cố - dặn dò:(5’) 
Tổ chức cho HS chơi trò chơi” Tìm hình”
Gv đưa ra một số hình, được tô màu theo tỉ lệ , , , , yêu cầu hS tìm các hình đã tô
màu .
 Nhận xét
 Dặn dò : BTVN/ VBT trang 35
Ghi nhớ bảng chia 5 . Vận dụng bảng chia 5 giải bài toán có lời văn.
Quan sát, nhận thấy hình vuông được chia thành năm phần bằng nhau
Biết phần tô màu là một phần năm của hình vuông.
Biết chia hình chữ nhật thành năm phần bằng nhau – tô màu một phần được một phần năm hình chữ nhật. 
Hs đọc và viết : ( một phần năm )
Rèn kĩ năng nhận biết , đọc và viết .
Bảng con . Biết hình đã được tô màu là hình A, D.Các hình đó được chia thành năm phần bằng nhau. 
 - HS đọc, viết 2 dòng .
Ghi nhận sau tiết dạy
Ngày dạy :Thứ ba ngày 4 tháng 3 năm 2014
TOÁN
LUYỆN TẬP
I.MỤC TÊU
 Giúp HS :
1. Thuộc bảng chia 5.
2. Biết giải bài toán có một phép chia trong bảng chia 5.
II.CHUẨN BỊ
GV: bảng nhựa, bảng phụ- Hình bài 5.
 HS: VBT
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định :(2’)
2. Bài cũ: (5') 
Gv vẽ hình vuông, tròn, chữ nhật. Yêu cầu HS tô .
- GV nhận xét chung và ghi điểm.
3. Bài mới:
Luyện tập 30`
Hoạt động 1: Ghi nhớ bảng chia 5
* Bài 1 /SGK 123
- Yc 1HS đọc YC bài tập 1.bài tập YC chúng ta làm gì?
- Nêu thành phần tên gọi của phép chia?
- Gv chốt, ghi điểm.
* Bài 2 / VBT / 36
 MT: Ghi nhớ mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
- Em có nhận xét gì về mối quan hệ của các phép tính trên?
- Ở bài1,2 cô vừa ôn cho các em kiến thức gì?
Hoạt động 2 : Giải bài toán có một phép chia trong bảng chia 5.
* Bài 3,4 / SGK / 123
-MT: Áp dụng bảng chia 5 để giải bài toán có lời văn .
-YC 1 học sinh làm bảng phụ, lớp vở trắng
- Bài toán cho ta biết gì? (HS TB,Y)
- Bài toán yêu cầu ta làm gì? (HS TB,Y)
- Muốn biết mỗi bạn có bao nhiêu quyển vở ta làm ntn?
- Cô vừa ôn cho các em kiến thức gì?
* Bài 5 / SGK/123
4. Củng cố - dặn dò:(5’) 
Gọi HS thi đố nhau các phép tính bất kì trong bảng chia 5.
 Nhận xét – Tuyên dương
 Dặn dò : BTVN / VBT/ 36
 Chuẩn bị bài Luyện tập chung.
Củng cố biểu tượng 
SGK/123 – tính nhẩm. Nêu miệng kết quả nối tiếp
- 2 Hs nêu ( Số bị chia- Số chia – Thương)
- 2HS đọc lại bảng chia 5
- Hs làm bảng con theo dãy. Nhận ra mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
5 x 2 = 10
10 :2 = 5 
10 : 5 = 2 ( Mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia Nếu ta lấy tích chia cho thừa số này thì kết quả là thừa số kia và ngược lại...)
- Bảng chia 5 và mqh giữa phép nhân và phép chia.
Vở trắng – Bảng nhựa . Áp dụng bảng chia 5 để giải bài toán có lời văn .
Bảng con – Lựa chọn hình khoanh vào số con voi ( hình a ). Củng cố biểu tượng .
Ghi nhận sau tiết dạy
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ : TỪ NGỮ VỀ SÔNG BIỂN
ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI VÌ SAO ?
 I.MỤC TIÊU
 	Giúp HS : 
1. Mở rộng vốn từ về sông biển. 
	2. Bước đầu biết đặt và trả lời câu hỏi Vì sao ? .
- GDKNS + BVMT: G ... , đúng quy trình, nối chữ đúng quy định .
 	Ghi nhận sau tiết dạy
TOÁN
GIỜ, PHÚT
 I.MỤC TÊU
 Giúp HS :
Nhận biết được 1 giờ có 60 phút.
Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ số 12, số 3, số 6.
3. Bước đầu nhận biết được đơn vị đo thời gian : giờ, phút.
4. Biết thực hiện phép tính đơn giản với các số đo thời gian. 
- GDKNS: kĩ năng ước lựơng , và việc sử dụng thời gian trong thực tế đời sống hàng ngày. 
II.CHUẨN BỊ
GV: bảng nhựa, bảng phụ- Mô hình đồng hồ
 HS: VBT- Mô hình đồng hồ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định :(2’)
2. Bài cũ: (5') 
Gọi HS làm bài tập 1, 2 VBT / 37
- GV nhận xét chung và ghi điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động 1 : Giới thiệu cách xem đồng hồ 15 `
- Gv gới thiệu mô hình đồng hồ: giới thiệu kim giờ, kim phút.
-Yêu cầu HS đếm số vạch nhỏ trên đồng hồ ? (HS TB,Y)
GV giới thiệu : 1 giờ kim phút quay hết 1 vòng .
 1 giờ = 60 phút 
- Giới thiệu đơn vị đo thời gian : giờ, phút
- Yêu cầu HS quay kim đồng hồ 8 giờ, 8 giờ 15`, 8 giờ 30` ( nhóm đôi )
GV giới thiệu 8 giờ 30` hay còn gọi là 8 giờ rưỡi.
-Yêu cầu Hs quay kim đồng hồ : 9 giờ, 10 giờ 15`, 11 giờ 30` ( cá nhân)
 Nhận xét
Luyện tập 15`
Hoạt động 1 : Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ số 12, số 3, số 6.
* Bài 1 /Sgk/ 125
Gv quay kim đồng hồ - HS xem giờ
Hoạt động 2 : Nhận biết được đơn vị đo thời gian : giờ, phút.
*Bài 2 / SGK / 125
Gọi từng cặp HS thực hành : 1 HS đọc thời gian – 1 HS quay kim đồng hồ .
Hoạt động 3 : Biết thực hiện phép tính đơn giản với các số đo thời gian. 
* Bài 3 / SGK / 125
- MT: Thực hiện phép tính có kèm theo đơn vị đo thời gian.
4. Củng cố - dặn dò:(5’) 
Gọi 3 HS thi quay kim đồng hồ : 6 giờ 15`, 13 giờ 30`, 12 giờ 15`, 4 rưỡi.
 Nhận xét – Tuyên dương
 Dặn dò : BTVN / VBT/ 38 
 Chuẩn bị bài Thực hành xem đồng hồ.
Ghi nhớ cách tính giá trị biểu thức có hai phép tính nhân và chia ( thực hiện từ trái qua phải )
Củng cố cách tìm số hạng và thừa số chưa biết .
HS biết số vạch nhỏ chia trên đồng hồ là 60 vạch.
Nhận biết được 1 giờ = 60 phút; biết cách xem đồng hồ . Nhận biết đơn vị đo thời gian
Biết giờ đúng kim dài chỉ số 12.
Kim phút chỉ số 3 là 15 phút 
Kim phút chỉ số 6 là 30 phút 
- HS thực hành quay kim đồng hồ.
Biết cách xem đồng hồ khi lim dài chỉ số 3 và số 6. ( 7 giờ 15`, 2giờ 30`, 11 giờ 30, 3 giờ ) 
- HS nêu nối tiếp.
Thực hành theo cặp
Vở trắng – Bảng nhựa . Thực hiện phép tính có kèm theo đơn vị đo thời gian.Làm tính trước, ghi tên đơn vị sau.
	Ghi nhận sau tiết dạy
TỰ NHIÊN & XÃ HỘI
MỘT SỐ LOÀI CÂY SỐNG TRÊN CẠN
 I.MỤC TIÊU 
Sau bài học giúp hs biết : 
1. Nói tên và nêu ích lợi của một số cây sống trên cạn .
2. Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả.
- GDKNS+ BVMT: GD kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí thông tin. Kĩ năng ra quyết định, giao tiếp, hợp tác.
II.CHUẨN BỊ 	
 	 GV + HS: Sưu tầm các tranh ảnh, các loài cây sống trên cạn.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
 1. Ổn định :(2’)
2. Bài cũ: 
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Kể tên các loài cây sống trên cạn (15`) 
- GV chia 4 nhóm thảo luận, kể tên một số loài cây sống trên cạn . Mô tả sơ qua về các loài cây đó.
- Gọi HS trình bày
- Nhận xét.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK . (10`)
GV chia nhóm đôi 
Yêu cầu HS quan sát hình 1 à hình 7 SGK/ 52, 53.
 - Nói tên và nêu ích lợi của những cây có trong hình ? 
 Gọi hS trình bày
Nhận xét
Hướng dẫn HS phân biệt cây ăn quả, cây lấy gỗ, cây bóng mát, cây lương thực, cây gia vị.
- Kể tên một số loài cây mà em biết ?
Kết luận: Có rất nhiều các loài cây sống trên cạn. Chúng là nguồn cung cấp thức ăn cho người, động vật và ngoài ra chúng còn có một số các ích lợi khác.
4. Củng cố - dặn dò:(5’) 
- Tổ chức cho HS thi đua nói tên các loài cây sống trên cạn : cây lương thực, cây ăn quả, cây gia vị, cây thuốc nam.
Nhận xét 
 Dặn dò : Bảo vệ và chăm sóc cây cối.
 Sưu tầm tranh ảnh loài cây sống dưới nước để học bài Một số loài cây sống dưới nước. 
Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả một số loài cây:
VD:- cây sầu riêng
Thân cây, cao, to có nhiều cành, là hai mặt khác nhau. Quả có nhiều gai, mùi thơm rất ngon.
- Cây chôm chôm 
- Thân to có nhiều cành, quả có nhiều râu, chín có màu đỏ. 
Quan sát các hình biết tên và nêu ích lợi của một số loài cây.
Hình 1 : Cây mít ( ăn quả, lấy gỗ )
Hình 2: Cây phi lao (lấy gỗ ) 
Hình 3 : Cây bắp ( lương thực )
Hình 4 : Cây đu đủ ( ăn quả) 
Hình 5 : Cây thanh long ( ăn quả) 
Hình 6 : Cây sả ( gia vị ) 
Hình 7 : Cây lạc ( thực phẩm )
Ghi nhận sau tiết dạy
Ngày dạy :Thứ sáu ngày 7 tháng 3 năm 2014
TẬP LÀM VĂN
ĐÁP LỜI ĐỒNG Ý
QUAN SÁT TRANH TRẢ LỜI CÂU HỎI
I.MỤC TIÊU
 	1. Rèn kĩ năng nói : Biết đáp lời đồng ý trong giao tiếp thông thường (BT1, 2)
	2. Rèn kĩ năng quan sát tranh trả lời câu hỏi. Quan sát tranh một cảnh biển, trả lời đúng các câu hỏi về cảnh trong tranh.
- GDKNS: GD kĩ năng giao tiếp ứng xử văn hóa. Lắng nghe tích cực.(BT3)
II. CHUẨN BỊ
Gv: Tranh SGK
HS: VBT
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định :(2’)
2. Bài cũ: (5') 
Gọi 2 cặp HS thực hành nói- đáp lời cảm ơn, xin lỗi .
- GV nhận xét chung và ghi điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Đáp lời đồng ý trong giao tiếp thông thường.
1.GV giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1 .Yêu cầu HS đọc lời đối thoại.
- Khi được bố Dũng đồng ý cho phép gặp Dũng, bạn Hà đáp lại như thế nào ?
- Nhận xét lời đáp của Hà ? (HS G,K nêu HS TB, Y Nhắc lại)
Gọi 2 – 3 cặp Hs thực hành đối đáp.
Gv chốt: Lưu ý HS đáp lời đồng ý với thái độ lịch sự chân thành.
Bài 2. – Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi đưa ra lời đáp – Sắm vai.
Gọi HS sắm vai .
 nhận xét - bổ sung
Hoạt động 2: Quan sát tranh một cảnh biển, trả lời đúng các câu hỏi về cảnh trong tranh.
Bài 3. 
 Yêu cầu hS quan sát tranh và trả lời câu hỏi. (HS G,K nêu HS TB, Y Nhắc lại)
Gọi một số hs làm miệng 
Nhận xét
4. Củng cố - dặn dò:(5’) 
HS thực hành đáp lời đồng ý. 
Nhận xét – tuyên dương 
 Nhận xét
 Dặn dò: Về nhà làm lại bài để chuẩn bị tiết sau viết bài .
Chuẩn bị bài: Đáp lời đồng ý. Tả ngắn về biển.
Đáp lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp, lịch sự.
Nắm MĐ- YC của bài
Biết đáp lời đồng ý trong giao tiếp hàng ngày.
Bạn Hà đáp : “ Cháu cảm ơn bác. Cháu xin phép bác .”
Biết lời đáp của Hà rất lịch sự, lễ phép . 
Thảo luận và đưa ra lời đáp phù hợp với từng tình huống.
VD: a. Cảm ơn bạn ./ Cảm ơn bạn nhé ./... 
b. Em ngoan quá ./ Cảm ơn em ./ ...
Quan sát tranh và trả lời đúng các câu hỏi.
a. Tranh vẽ cảnh biển buổi sáng./ Tranh vẽ cảnh biển buổi sáng, lúc mặt trời mới lên ./...
b. Sóng biển xanh nhấp nhô./ Sóng biển lên cuồn cuộn./ 
c. Tàu thuyền đang ra khơi./ Những cánh buồm đang lướt sóng./ ...
d. Trên bầu trời, những đám mây tím bồng bềnh trôi, đàn hải âu đang bay lượn.
Ghi nhận sau tiết dạy
TOÁN
THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ
I.MỤC TIÊU
 Giúp HS 
1.Rèn luyện kĩ năng xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3, số 6.
2. Biết đơn vị đo thời gian: giờ, phút.
3. Nhận biết các khoảng thời gian 15 phút, 30 phút.
II.CHUẨN BỊ
GV: Bảng phụ, bảng nhựa , mô hình đồng hồ.Bài 2 .
HS : VBT 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định :(2’)
2. Bài cũ: (5') 
Gv quay kim đồng hồ 9 giờ, 10 giờ 15`, 11 giờ 30`- Yêu cầu HS đọc giờ.
Gọi 3 HS thực hành trên mô hình đồng hồ.
- GV nhận xét chung và ghi điểm.
3. Bài mới:
Luyện tập 15`
Hoạt động 1 : Xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3, số 6.
* Bài 1/ SGK/ 126
 Gv quay kim đồng hồ như yêu cầu bài tập.
Hoạt động 2 : Biết đơn vị đo thời gian: giờ, phút.
*Bài 2 / SGK/126
- MT: Củng cố biểu tượng về thời điểm, khoảng thời gian, đơn vị đo thời gian trong cuộc sống hàng ngày.
Tổ chức nhóm đôi- 1 HS đọc – 1 HS quay kim đồng hồ.
Hoạt động 3 : Nhận biết các khoảng thời gian 15 phút, 30 phút.
*Bài 3 / SGK / 126
- GV theo dõi giúp đỡ HS TB,Y
4. Củng cố - dặn dò:(5’) 
Gọi 3 HS thực hành quay kim đồng hồ .
 Nhận xét – Tuyên dương
 Dặn dò : BTVN/VBT/ 39. Mỗi em chuẩn bị 1 hình chữ nhật.
 Chuẩn bị bài Luyện tập.
Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3, số 6.
Thực hành xem đồng hồ khi kim phút chỉ số 3 và chỉ số 6.
- HS nêu nối tiếp
Từng cặp HS thực hành 
a. đồng hồ hình A
b. đồng hồ hình D
c. đồng hồ hình B
d. đồng hồ hình E
e. đồng hồ hình C
g. đồng hồ hình G
- HS thực hành quay kim đồng hồ
	Ghi nhận sau tiết dạy
SINH HOẠT TẬP THỂ
 I.MỤC TIÊU 
 	1.Tổng kết đánh giá kết quả học tập và thực hiện nội quy của HS tuần qua.
 	2.Đưa ra phương hướng tuần tới .
3.Sinh hoạt lớp
4.Củng cố trò chơi,bài hát
 II.PHƯƠNG TIỆN 
-GV: Đồ dùng chơi trò chơi -HS: /
 III.CÁC HOẠT ĐỌNG DẠY HỌC
 	1.Ổn định lớp.
HOẠT ĐỘNG 1:Đánh giá các hoạt động trong tuần 
-Lớp trưởng điều khiển-tổ trưởng báo cáo
-Lớp trưởng nhận xét – Các HS khác góp ý kiến bổ sung
-GV nhận xét chung
-GV đưa ra nhận xét trong tuần như sau
*Ưu điểm:
+Tiếp thu bài khá tốt
+Có tinh thần giúp đỡ bạn 
+Vệ sinh trường lớp khá sạch sẽ 
+Hăng say phát biểu bài:
*Tồn tại
+Mặc đồng phục chưa đúng quy định:
+Chưa nghiêm túc trong giờ học:
+Đi học còn trễ:
-Các tổ thảo luận biện pháp khắc phục mặt tồn tại - báo cáo -GV chốt
*Biện pháp khắc phục
-Nhắc nhở những em vi phạm lần sau phải cố gắng,nếu không khắc phục thì lần sau sẽ có hình thức phạt thích đáng cho các em đó 
 HOẠT ĐỘNG 2.Nhận xét chung 
 	 Đa số các em ngoan học bài, làm bài đầy đủ tích cực phát biểu, có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh chung. Một số em học tập có tiến bộ.
 	Bên cạnh đó vẫn còn có em đọc trơn vẫn chưa thạo, còn đánh vần, vài em viết chữ xấu, học còn thụ động, tính toán chậm, vẫn còn có em chưa giữ gìn trật tự lớp học, làm bài chưa đầy đủ, có em chưa thuộc bảng chia còn học vẹt.
HOẠT ĐỘNG 3.Sinh hoạt tập thể
-GV dạy cho HS 1 số trò chơi
-HS chơi
-Nhận xét + tuyên dương
-Dặn dò:Thực hiện tốt kế hoạch 
-Nhận xét tiết học
 III.PHƯƠNG HƯỚNG TỚI
-GV nêu kế hoạch
+Chấn chỉnh lại nề nếp lớp. Thực hiện tốt nội quy
+Tích cực học tập. Luyện chữ viết. Duy trì việc học phụ đạo
+Tham gia các hoạt động phong trào của trường, lớp đề ra
+Tham gia giải toán Internet trên mạng
+Tham gia giải tập MHST thật tốt. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 25.doc