Giáo án các môn khối 2 - Trường Tiểu học Lê Hồng Phong - Tuần 2

Giáo án các môn khối 2 - Trường Tiểu học Lê Hồng Phong - Tuần 2

Tập đọc

Phần thưởng

I. Mục tiêu:

 - KT: Rèn cho HS đọc trơn cả bài. Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

 - KT: HS đọc và hiểu đượ ND của câu chuyện đề cao lòng tốt, khuyến khích HS làm việc tốt (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4).

HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 3.

 - TĐ: Học tập tính tốt của Na, biết giúp đỡ bạn và mọi người xung quanh.

- KNS: Xác định giá trị: có khả năng hiểu rõ những giá trị của bản thân. biết tôn trọng và thừa nhận người khác có những giá trị khác;Thể hiện sự cảm thông.

II. Đồ dùng dạy – học:

GV: giáo án,, tranh, bảng phụ viết sẵn những câu văn cần hướng dẫn đọc.

HS: xem trước bài.

III. Các hoạt động dạy – học:

 

doc 27 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 722Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 2 - Trường Tiểu học Lê Hồng Phong - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/08/2013.
Ngày dạy: Thứ hai ngày 2 tháng 9 năm 2013
Tập đọc
Phần thưởng
I. Mục tiêu:
 - KT: Rèn cho HS đọc trơn cả bài. Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
 - KT: HS đọc và hiểu đượ ND của câu chuyện đề cao lòng tốt, khuyến khích HS làm việc tốt (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4).
HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 3.
 - TĐ: Học tập tính tốt của Na, biết giúp đỡ bạn và mọi người xung quanh.
- KNS: Xác định giá trị: có khả năng hiểu rõ những giá trị của bản thân. biết tôn trọng và thừa nhận người khác có những giá trị khác;Thể hiện sự cảm thông.
II. Đồ dùng dạy – học: 
GV: giáo án,, tranh, bảng phụ viết sẵn những câu văn cần hướng dẫn đọc.
HS: xem trước bài.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của trò
1. Ổn định: (2’)
2. Bài cũ: (5’)
- Gọi 2 HS đọc bài Tự thuật và hỏi:
+ Tên em là gì? Em là nam hay nữ, ngày sinh, nơi sinh.
+ Em ở thôn( xã , huyện ) nào?
- Cho lớp nhận xét, GV ghi điểm.
3.Bài mới:
- Giới thiệu bài – ghi tựa bài ( 2’)
HĐ 1: (26’)Luyện đọc.
 - GV đọc mẫu bài giọng nhẹ nhàng.
- Yêu cầu HS đọc câu, hướng dẫn đọc đúng các từ HS đọc sai.
- Yêu cầu HS đọc đoạn trước lớp: Treo bảng hướng dẫn HS đọc ngắt nghỉ hơi.
- Yêu cầu HS đọc kết hợp giảng từ: bí mật, sáng kiến, lặng lẽ,
Hỏi thêm: Bất ngờ ý nói gì?
	Hồi hộp là như thế nào?
- Đọc đoạn trong nhóm (5’). GV theo dõi, uốn nắn.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Mời một số nhóm thi đọc.
+ Cho lớp nhận xét, khen ngợi.
- Yêu cầu lớp đọc đồng thanh.
Gv nhận xét chuyển tiết 
Tiết 2 ( 35’)
HĐ 2:(18’) Tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS đọc thầm và TL câu hỏi.
Câu 1: Câu chuyện nói về ai? Bạn..gì?
- Hãy kể lại những việclàm tốt của Na.
GV: Na đã sẵn sàng giúp bạn, sẵn sàng chia sẽ những gì mình có cho bạn.
LH: Em đã làm được những việc gì để giúp các bạn trong lớp?
GD: Học tập Na và những bạn đã biết giúp đỡ bạn, để giúp đỡ các bạn.
Câu 2: Theo em điều bí mật của các bạn của Na bàn là gì?
Câu 3: Em có nghĩ rằng Na xứng đáng được thưởng không? Vì sao?
GV: Na xứng đáng được thưởng vì tấm lòng tốt. Trong trường học phần thưởng có nhiều loại: thưởng cho HS giỏi, HS có đạo đức tốt, ...lao động, văn nghệ,.
Câu 4:Khi Na được phần thưởng những ai vui mừng ?Vui mừng như thế nào?
LH:Khi đượcem cảm thấy thế nào?
HĐ 3: (12’) Luyện đọc lại.
- GV đọc mẫu lần 2. Hướng dẫn HS đọc giọng nhẹ nhàng, ngắt nghỉ hơi
- Cho HS thi đọc lại truyện.
+ Cho lớp nhận xét, ghi điểm 1 số em.
4. Củng cố – dặn dò: (5’)
 - Qua chuyện này em học bạn Na?
- Em thấy việc các bạn đề nghị cô giáo trao phần thưởng cho Na có tác dụng gì?
GD: Học tập tính tốt của Na, luôn giúp đỡ bạn bè và mọi người xung quanh.
- Về đọc lại bài, xem tiết Kể chuyện.
- GV và HS nhận xét chung giờ học.
-2 HS lần lượt lên đọc và trả lời.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- 1 HS nhắc lại tựa bài.
 -HS theo dõi.
 -HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài, nhận xét bạn đọc sai.
- HS theo dõi.
 HS nối tiếp nhau đọc đoạn nêu từ khó hiểu, tìm hiểu phần chú giải.
- Bất ngờ là sự việc xẩy ra đột ngột
- Hồi hộp ý nói lo lắng
- HS ngồi nhóm và đọc bài.
- 2 – 3 nhóm thi đọc trước lớp.
- Lớp nhận xét, khen ngợi.
Cả lớp đồng thanh toàn bài.
- Lắng nghe 
HS đọc trả lời, lớp nhận xét bổ sung
Nói về bạn Na. Na có đức tính tốt bụng, hay giúp đỡ bạn bè.
 Na gọt bút chì giúp bạn Lan, cho giúp các bạn bị mệt làm trực nhật.
- Lắng nghe 
Một số em kể – Lớp khen ngợi.
HS ghi nhớ thực hiện.
Các bạn đề nghị cô giáo thưởng 
cho Na vì lòng tốt của Na.
- VD: Na xứng đáng được thưởng, 
vì người tốt cần được thưởng. / Na xứng đáng được thưởng, vì cần khuyến khích lòng tốt. /
- Lắng nghe 
- Na vui mừng bừng mặt.Cô giáo, bạn bè và mẹ..
- Rất vui mừng.
- HS theo dõi.
-Một số HS thi đọc lại truyện. Lớp theo dõi, nhận xét.
- Đức tính tốt bụng, hay giúp đỡ 
mọi người.
- Biểu dương người tốt, khuyến 
khích HS làm việc tốt.
-HS ghi nhớ và thực hiện.
-HS theo dõi.
1HS nhận xét chung tiết học.
Ghi nhận sau tiết dạy
.. 
Kể chuyện
Phần thưởng
I. Mục tiêu:
- KT: GiúpHS dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, gợi ý dưới tranh kể lại được từng đoạn của câu chuyện(B1,2,3). HS**Bước đầu kể lại được toàn bộ c/chuyện BT4.
- KN: Rèn cho HS biết kể chuyện tự nhiên. Biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn và kể tiếp lời bạn
-TĐ: Mạnh dạn tự tin khi kể trước lớp. Có ý thức biết giúp đỡ ban bè và mọi người xung quanh.
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: giáo án,4 tranh minh hoạ, bảng phụ viết sẵn gợi ý
 - HS: xem trước bài,giảm tải phần (kể lại toàn bộ câu chuyện)
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định: (1’)
2.Bài cũ: (4’)
-Tuần trước các em nghe kể chuyện gì?
- Gọi HS lên kể từng đoạn câu chuyện
-Nhận xét – ghi điểm.
3.Bài mới:
- Giới thiệu bài – ghi tựa bài(1’)
HĐ 1:HD kể từng đoạn câu chuyện theo tranh (24 – 29 phút)
- GV treo tranh và treo bảng phụ, gợi ý.
+ Kể theo nhóm. Theo dõi-giúp đỡ
+ Kể chuyện trước lớp.
-Yêu cầu HS theo dõi và giúp đỡ.
GD: Kể tự nhiên.
-Theo dõi, nhận xét bổ sung.
Nhận xét 
4. Củng cố - dặn dò: (5’)
- Các em vừa kể chuyện gì?
+ Qua câu chuyện này em rút học tập được điều gì ở bạn Na?
GD: Làm nhiều việc tốt để giúp đỡ mọi người trong học tập để đạt kết quả tốtcuối năm được nhận phần thưởng.
- Dặn về kể lại câu chuyện cho người thân nghe, chuẩn bị tiết kể chuyện sau.
- Nhận xét tiết học.
- Giữ trật tự
 Có công mài sắt, có ngày nên kim
4 em lên bảng, mỗi em kể 1 đoạn
Lắng nghe 
2 em nhắc lại tựa bài
1 em đọc yêu cầu bài tập 
Mỗi nhóm quan sát tranh và đọc gợi ý dưới theo tranh.
Nối tiếp nhau kể từng đoạn, hết lượt lại quay lại từ đầu
Đại diện các nhóm lên chỉ tranh kể từng đoạn câu chuyện.
Lớp khen ngợi những em kể tốt
Phần thưởng
Tốt bụng hay giúp đỡ mọi người
HS ghi nhận
Nghe để thực hiện.
1 HS nhận xét tiết học.
Ghi nhận sau tiết dạy
.. 
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- KT: Giúp HS củng cố việc nhận biết độ dài dm, quan hệgiữa dm và cm để viết số đo có đơn vị là cm thành dm và ngược lại. Nhận biết được độ dài đề-xi-mét trên thước thẳng. Biết ước lượng độ dài trong trường hợp đơn giản. Vẽ được đoạn thẳng có độ dài 1 dm.
- KN: Học sinh có kĩ năng vận dụng làm đúng các bài tập 
- TĐ: Ghi nhớ mối quan hệ giữa dm và cm để áp dụng làm bài tập.
II Đồ dùng dạy – học:
	GV: giáo án, Giảm tải: Bài 3( cột 3).
	HS: Thước có vạch cm.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: (3’)
+ 1 dm = bao nhiêu cm?
+ 10 cm = bao nhiêu dm?
- Cho lớp nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
- Giới thiệu – ghi tựa bài (1’)
HĐ 1:(10’) Hướng dẫn HS làm BT1-BT2 
Bài 1: Số?
a. Ghi bảng, yêu cầu HS làm, chữa bài.
GD: Nhớ quan hệ dm và cm áp dụng làm bài tập.
b.Tìm trên thước thẳng vạch chỉ 1 dm?
c. Hãy vẽ đoạn thẳng AB dài 1 dm?
- Nhận xét, sửa sai.
Bài 2:a.Tìm trên thước  vạch 2 dm.
- ChoHS trao đổi(1’) rồi phát biểu.
- Cho HS đếm từ 0 à10; 10 à 20.
GV: Ta nói vạch 20 chỉ 2 dm có nghĩa là độ dài từ vạch 0à 20 chỉ 2 dm.
b.) 2 dm = .. cm
GV nhận xét 
HĐ 1:(13’) Hướng dẫn HS làm BT1-BT2 
Bài 3: Số? Gọi HS nêu yêu cầu BT.
- GV ghi bảng, yêu cầu HS làm vở.
GD: Nhớ lại mội quan hệ giữa dm và cm để áp dụng làm bài.
- Kiểm tra ghi điểm 1 số em, nhận xét.
Bài 4: Cho HS quan sát và TL (3’).
- Mời một số HS phát biểu , nhận xét.
Hỏi: + Độ dài cái bút chì là 16 .
+ Độ dài một gang tay của mẹ là 2 
+ Độ  chân của Khoa là 30 
+ Bé Phương cao 12 .
GD: Quan sát nhận biết chính xác ....
4. Củng cố – dặn dò: (4’)
- Hỏi: 1 dm =  cm; 10 cm =  dm.
 50 cm =  dm; 5 dm =  cm.
GD: Nhớ mối quan hệ giữa dm và cm.
- Về ôn bài, làm bài VBT, xem bài sau.
- GV và HS nhận xét chung giờ học.
Đề – xi – mét 
1 dm = 10 cm
10 cm = 1 dm
1 HS nhắc lại.
 1 HS nêu yêu cầu BT.
- HS làm bảng lớp + bảng con.
10
1
 10 cm = 	 dm ; 1 dm = cm 
HS tìm và nêu vạch số 10 chỉ 10 cm;
10 cm =1 dm; vạch từ 0 à10 là 1dm
 HS vẽ bảng con.
- Lắng nghe 
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS trao đổi và nêu: từ 0 à 20 trên thước 
HS đếm và nêu: 10 cm = 1 
dm; từ vạch 10 à vạch 20 có 10 cm = 1 dm. Từ 0 à 20 có1 dm +1 dm =2 dm.
 HS làm bảng lớp + bc : 2 dm = 20 cm
- Lắng nghe 
 1 HS nêu yêu cầu BT.
 HS làm vào vở.
a. 1 dm = 10 cm	3 dm = 30 cm ...
 2 dm = 20 cm	 5 dm = 50 cm
b. 30 cm = 3 dm	60 cm = 6 dm
- Lắng nghe 
 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
 HS thảo luận theo bàn.
 HS nêu lớp nhận xét.
+ Độ dài cái bút chì là 16 cm
+ Độ dài một gang tay của mẹ là 2 dm
+ Độ  chân của Khoa là 30 cm
+ Bé Phương cao 12dm
- Lắng nghe 
 1 dm =10 cm; 10 cm = 1 dm.
 50 cm = 5 dm; 5 dm = 50 cm.
HS nhớ để thực hiện.
Nhớ và thực hiện.
1 HS nhận xét.
Ghi nhận sau tiết dạy
.. 
Ngày soạn: 25/08/2013.
Ngày dạy: Thứ ba ngày 3 tháng 9 năm 2013
Toán
Số bị trừ- Số trừ- Hiệu
I. Mục tiêu:
- KT: Giúp biết Số bị trừ- số trừ- hiệu. Biết thực hiện phép trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100. Biết giải toán bằng một phép trừ.
 - KN: HS có kĩ năng làm đúng các bài tập .
 - TĐ: GDHS tính chủ động trong học tập .
II.Chuẩn bị:
 - GV: Giáo án, phiếu bài tập, bảng phụ. 
- HS: vở, bảng con, giảm tải phần c,d bài 2
III.Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định:(1’)
2. Bài cũ:(4’)-Hôm trước học bài gì?
-Viết bảng y/c HS lên làm.
-Nhận xét- ghi điểm. 
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài - ghi bảng tựa bài(1').
a.HĐ1: Giới thiệu SBT- ST-H:(11’)
-Ghi bảng : 59 – 35 =24 gọi HS đọc
GV: Trong phép trừ trên 59 gọi là số bị trừ 35 là số trừ 24 ,là hiệu
 59 - 35 = 24
Hiệu 
Số trừ 
Số bị trừ
GV hỏi: 59 gọi là gì?
 35 gọi là gì?
 24 gọi là gì?
GV ghi : 59 số bị trừ
 - 35 số trừ
 24 hiệu
GV: Dù ta đặt phép tính cột dọc hay ngang thì tên gọi các thành phần đều không thay đổi.
- 59 trừ 35 bằng bao nhiêu?
- 24 gọi là gì?
- Vậy 59 -35 cũng gọi là hiệu. Hãy nêu hiệu trong phép trừ 59 – 35 = 24
GD:Ghi nhớ tên gọi các thành phần trong phép trừ để áp dụng làm tính và giải toán.
HĐ 2:Thực hành(14’)
Bài 1: Treo bảng phụ gọi HS đọc y/c
-HD và phát phiếu cho HS làm bài
- Theo dõi- giúp đỡ.
-Thu 1 số phiếu chấm nhận xét và tuyên dương.
Bài 2:Y/c làm gì?
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán y/c tìm gì?
GDHS ... của cơ thể.
Bước 1: Làm việc theo cặp
-GV y/c HS quan sát hình vẽ bộ xương, chỉ và nói tên một số xương, khớp xương.
-Kiểm tra, giúp đỡ.
Bước 2: Hoạt động cả lớp
-Treo tranh vẽ (sgk) phóng to, y/c HS lên chỉ.
-Theo dõi - giúp đỡ.
Giữ trật tự 
Cơ quan vận động
-Đầu, cổ, tay, bụng, hông
- Cơ quan vận động
2 em nhắc tựa bài
Từng cặp thực hiện trên hình vẽ, chỉ và nói tên
 1 em lên chỉ và nói tên 1 số xương và khớp xương, 1HS gắn các phiếu rời ghi tên xương, khớp xương tương ứng tranh vẽ.
- Thảo luận câu hỏi cả lớp
+ Theo em hình dạng và kích thước các xương có giống nhau không?
+Nêu vai trò của hộp sọ, lồng ngực, cột sống và của các khớp xương như:các khớp bã vai, khớp khuỷu tay, khớp đầu gối
KL: Bộ xương của cơ thể gồm có rất nhiều xương, khoảng 200 chiếc.... Nhờ có xương, cơ phối hợp dưới sự điều khiển của hệ thần kinh mà chúng ta cử động được.
HĐ2 : (15’)Biết đi, đứng, ngồi đúng tư thế, không mang vác nặng. 
Bước 1: Hoạt động theo cặp
- Cho HS quan sát hình 2- 3 sgk đọc và trả lời.
Bước 2: Hoạt động cả lớp
+ Tại sao hằng ngày chúng ta đi đứng ngồi phải đúng tư thế?
+ Chúng ta cần để xương phát triển tốt?
GD: Các em ngồi đứng đều phải đúng tư thế và ăn uống đủ chất để xương phát triển tốt.
KL: Chúng ta đang ở độ tuổi mới lớn xương còn mềm  muốn xương phát triển tốt chúng ta cần có thói quen ngồi học đúng ...bên vai
4.Củng cố - dặn dò: (4’)
+Hãy nêu lại tên xương và các khớp xương?
+ Cho lớp nhận xét, đánh giá (Nhận xét 1)
- Thực hiện như bài vừa học, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
Khác nhau
 HS suy nghĩ và trả lời
Chú ý nghe.
Từng cặp quan sát hình hỏi và trả lời câu hỏi.
HS thảo luận các câu hỏi
Để tránh cong vẹo cột sống.
Phải ngồi học ngay ngắn , không mang vác nặng, đi học phải đeo cặp 2 bên vai
Ghi nhận
Chú ý nghe
- xương đầu, xương mặt, xương sườnKhớp bả vai, khuỷu tay
Nghe để thực hiện
1 HS nhận xét tiết học.
Ghi nhận sau tiết dạy
.. 
Ngày soạn: 25/08/2013
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 6 tháng 9 năm 2013
Tập làm văn
Chào hỏi. Tự giới thiệu
I. Mục tiêu:
- KN nghe nói: Dựa vào gợi ý và tranh vẽ, thực hiện đúng ghi thức chào hỏi và tự giới thiệu về bản thân (BT1, BT2).
- KN viết: Học sinh viết được một bản tự thuật ngắn(BT3).
- TĐ: Luôn có thái độ thân mật với bạn bè.
 - KNS: Tự nhận thức về bản thân; Giao tiếp cởi mở, tự tin trong giao tiếp, biết lắng nghe ý kiến người khác; Tìm kiếm và xử lý thông tin.
II. Đồ dùng dạy học:
	GV: giáo án, tranh minh họa bài 2, bảng phụ chép sẵn bài 3.
	HS: vở, VBT.
II.. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: (4’)
-Yêu cầu học sinh đọc bài Tập làm văn đã làm trong vở.
- GV nhận xét về câu, cách trình bày và ghi điểm.
3. Bài mới:
- Giới thiệu – ghi tựa bài (2’)
-Cho HS chơi TC “ Xin chào, giới thiệu.
HĐ1: ( 15’) Chào hỏi
Bài 1: Nói lời của em.
Chào hỏi( kèm theo lời nói, giọng nói, nét mặt) như thế nào mới là người lịch sự?
-Yêu cầu thảo luận theo cặp (3’) cách chào ba mẹ, thầy cô, các bạn.
- Nhận xét, bổ sung.
LHGD:Khi chào người lớn, em nên chú ý chào lễ phép, lịch sự. Chào bạn thân mật, cởi mở.
Bài 2: Yêu cầu đọc đề, quan sát tranh. 
+Tranh vẽ những ai?
+Mít đã chào và giới thiệu về mình như thế nào?
+ Bóng Nhựa và Bút Thép chào Mít và tự giới thiệu như thế nào?
+Ba bạn chào nhau với thái độ t/nào?
+Ngoài lời chào, gt ba bạn còn làm gì nữa?
GD: Học tập cách chào hỏi của ba bạn.
- Mời 3 bạn lên sắm vai.
 + Cho lớp nhận xét bạn có lời chào và lời giới thiệu hay.
- GV nhận xét 
HĐ 2: (14’)Tự giới thiệu.
Bài 3: Viết bản tự thuật theo mẫu.
+Hướng dẫn cách viết, cách trình bày.
 - Yêu cầu học sinh làm cá nhân.
GD: Tự thuật đúng sự thật, viết hoa tên riêng, nơi ở.
- Theo dõi, giúp đỡ, KT ghi điểm.
GD: Ghi nhớ những điều biết về bản thân để viết tự thuật, giao tiếp..
4. Củng cố – dặn dò: (4’)
LH: Em thường chào hỏi ông bà, cha mẹ khi nào?
GD: Thực hiện chào hỏi lễ phép với ông bà, cha mẹ, cũng  thầy cô bạn bè.
- Về nhà thực hiện chào hỏi lịch sự
-GV và HS nhận xét chung giờ học.
Giữ trật tự 
- 2 học sinh đọc – Lớp theo dõi.
- Lớp nhận xét.
- HS chơi. 1 HS nhắc lại tựa bài.
- 1 HS đọc yêu cầu BT.
- HS theo dõi.
- HS thảo luận theo bàn.
-Đại diện 1 số cặp trình bày.
- Con chào mẹ, con đi học ạ./ 
- Em chào cô ạ./ Em chào thầy ạ./
- Chào câu. Chào bạn. Chào Nam.
- Lắng nghe 
-1 HS đọc, quan sát tranh.
- Bóng Nhựa, Bút Thép và Mít
- Chào cậu, tớ là Mít, tớ ở thành phố Tí Hon.
- Chào cậu. Chúngn tớ là Bóng Nhự và Bút Thép. Chúng tớ là HS lớp 2.
- thân mật, tình cảm và lịch sự
- bắt tay nhau rất thân mật.
- HS lắng nghe 
- 3 HS lên sắm vai
- Lớp nhận xét, khen ngợi.
- Lắng nghe 
-1 học sinh đọc đề.
- Học sinh theo dõi, làm vào vở.
- Họ và tên: ....................................
- Nam, nữ: ...................................
- Ngày sinh: ..................................
- Quê quán: ..................................
- Nơi ở hiện nay: ..........................
- Học sinh lớp: ..............................
- Trường: .....................................
Lắng nghe 
-HS nêu: Trước khi đi học, đi học 
về, khi đến nhà ông bà, ...
-HS lắng nghe 
-Thực hiện theo bài vừa học.
-1 HS nhận xét tiết học
Ghi nhận sau tiết dạy
.. 
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- KT: Giúp HS củng cố về phân tích số có 2 chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị. Nắm vững hơn tên gọi và kết quả của phép tính cộng trừ, về giải toán có lời văn. Nắm vững quan hệ giữa dm và cm.
- KN: HS vận dụng các kiến thức kĩ năng đã học để làm đúng các bài tập.
- TĐ: Cẩn thận, chính xác khi làm bài.
II) Đồ dùng dạy – học:
	GV: giáo án, bảng phụ chép sẵn BT2 (a,b) + Phiếu BT, G Tải: BT 1
	HS: vở, phấn, bảng con.
III) Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2.Bài cũ: (4’)
- Hỏi bài trước?
- Gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu đặt tính rồi tính 23 + 25; 48 - 16
- Cho lớp nhận xét, GV ghi điểm.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài – ghi tựa bài (1’)
HĐ 1: (15’) Củng cố về phép tính cộng, trừ và tên gọi của chúng.
Bài 2: Treo bảng phụ, gợi ý.
- GV chỉ vào từng dòng, gọi HS nêu.
Hỏi: Số cần viết vào ô trống là gì?
- Muốn tính tổng của 2 số ta làm thế nào?
- Phát phiếu, yêu cầu HS làm bài (4’).
+ GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
- Thu phiếu KT và nhận xét.
Hỏi:90 là tổng của những SH nào?
b.30 là hiệu của những số nào?
- GV nhận xét 
Bài 3: Tính.
- GV yêu cầu HS làm bảng lớp, b/ con. GD: Viết số chính xác, thẳng cột, tính từ phải sang trái.
- Gọi HS chữa bài cho lớp nhận xét.
HĐ 2: (10 – 15’) Hướng dẫn HS làm BT 4- Bt5
Bài 4: Cho HS phân tích đề và giải.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
- Cho HS chữa bài nhận xét.
Gv nhận xét 
Bài 5: Số? Yêu cầu HS làm bài.
- Kiểm tra ghi điểm 1 số vở.
Gv nhận xét 
4. Củng cố – dặn dò: (4’)
- Hệ thống bài.
- Dựa trên các bài chấm tuyên dương,....
GD: Học tập bạn đạt điểm tốt, chú ý trong giờ học, cẩn thận khi làm bài.
- Về nhà ôn bài, làm bài VBT.
- GV và HS nhận xét chung giờ học.
Giữ trật tự 
- Bài Luyện tập chung
- 2 HS làm – Lớp nhận xét.
- 1 HS nhắc lại. 
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Số hạng, số hạng, tổng.
- Tổng.
-  ta thực hiệnphép tính cộng.
- HS làm bài, chữa bài.a), b)
Số hạng 
30
52
 9
7
Số hạng
60
14
10
2
Tổng 
90
66
19
9
90 là tổng của 30 và 60.
- 30 là hiệu của 90 và 60
Lắng nghe 
- 1 HS nêu yêu cầu BT.
- HS làm bài – chữa bài.
 78 64 52 64 40
Nhận xét 
- HS nêu yêu cầu BT. Phân tích, giải. 
Bài giải:
Số quả cam chị hái được là:
 85 - 44 = 41 ( quả cam)
 Đáp số: 41 quả cam.
- HS lắng nghe 
1 dm = 10 cm ; 10 cm = 1 dm 
Lắng nghe 
- HS theo dõi.
- Lớp khen những bạn đạt điểm tốt.
- HS ghi nhớ.
- Theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
- 1 HS nhận xét chung giờ học.
Ghi nhận sau tiết dạy
.
Sinh hoạt tập thể 
Nhận xét tuần 2
I. Mục tiêu :
- Nhận xét tình hình học tập tuần 2. Phổ biến kế hoạch tuần 3.
- HS nhận ra ưu khuyết điểm của bản thân để có hướng phát huy và khắc phục .
- GDHS vâng lời thầy cô giáo , rèn ý thức học tập tốt và đoàn kết với bạn.
II. Chuẩn bị :
GV: Nội dung sinh hoạt 
III.Tiến trình sinh hoạt 
1: Khới động : Cho lớp hát tập thể 
2. Nhận xét tình hình nề nếp, học tập tuần 2
 - GV hướng dẫn cho Ban cán sự lớp báo cáo trước lớp .
- GV nhận xét chung 
Ưu điểm :
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Khuyết điểm : 
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
3. Phổ biến kế hoạch tuần3 
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
4. Văn nghệ:
- Cho HS thăm gia các tiết mục văn nghệ hoặc chơi trò chơi yêu thích phù hợp .
- GV nhận xét 
5 . Tổng kết – dặn dò :
- Tuyên dương những HS ngoan chăm học, biết giúp đỡ bạn trong tuần 
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
- Dặn dò : Nhắc nhở, động viên những HS chưa được tuyên dương cần cố gắng .
************************************

Tài liệu đính kèm:

  • doctuần 2.doc