Giáo án các môn khối 2 - Trường Tiểu học Lê Hồng Phong - Tuần 14

Giáo án các môn khối 2 - Trường Tiểu học Lê Hồng Phong - Tuần 14

Tập đọc

Câu chuyện bó đũa

I.MỤC TIÊU

1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng.

- Đọc trơn toàn bài.Đọc đúng các từ : hòa thuận, buồn phiền, đoàn kết, sức mạnh. . - Biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

- Biết đọc phân biệt giọng kể với giọng nhân vật.

2.Rèn kĩ năng đọc hiểu.

- Hiểu nghĩa các từ mới và các từ quan trọng: chia lẻ, hợp lại, đùm bọc, đoàn kết.

Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh. Anh em phải biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau.

+ GDKNS: HS biết được giá trị của sự đoàn kết,có ý thức hợp tác trong cuộc sống.

 

doc 23 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 675Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 2 - Trường Tiểu học Lê Hồng Phong - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14 Chủ đề: Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ	
Ngày dạy :Thứ hai ngày 25 tháng 11 năm 2013
Tập đọc
Câu chuyện bó đũa
I.MỤC TIÊU
1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng.
- Đọc trơn toàn bài.Đọc đúng các từ : hòa thuận, buồn phiền, đoàn kết, sức mạnh. . - Biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. 
- Biết đọc phân biệt giọng kể với giọng nhân vật. 
2.Rèn kĩ năng đọc hiểu.
- Hiểu nghĩa các từ mới và các từ quan trọng: chia lẻ, hợp lại, đùm bọc, đoàn kết. 
Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh. Anh em phải biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau.
+ GDKNS: HS biết được giá trị của sự đoàn kết,có ý thức hợp tác trong cuộc sống.
II.CHUẨN BỊ
 GV:Viết sẵn câu hướng dẫn đọc
 HS: Đọc bài trước.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định :(2’)
2. Bài cũ: (5') 
Yêu cầu hs đọc bài “Quà của bố”- TLCH
 1, 2, / 107/ SGK
- GV nhận xét chung và ghi điểm.
3. Bài mới:
HĐ 1: Luyện đọc .(30 phút)
1. Giới thiệu chủ điểm
 2. Giới thiệu bài 
 3. Luyện đọc
 Gvđọc mẫu toàn bài
Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a.Đọc từng câu
Hướng dẫn đọc từ khó( Chú ý rèn phát âm cho HS TB, Y ) 
b.Đọc tùng đoạn trước lớp
Gv hướng dẫn giọng đọc
Hướng dẫn đọc, h/d ngắt nghỉ đọc câu dài 
 Giải nghĩa từ( chú giải)
 Gv đặt câu hỏi 
c.Đọc từng đoạn trong nhóm
d.Thi đua giữa các nhóm (đoạn ,bài)
TIẾT 2
HĐ 2: Tìm hiểu bài (20 phút)
Y/c HS đọc thầm từng đoạn trả lời câu hỏi 
- Câu chuyện có những nhân vật nào ? 
 Đoạn1,2- Các con của ông cụ đối xử với nhau ntn? 
 -Thấy các con không yêu thương nhau ông cụ làm gì ?
- Tại sao cả bốn người con không ai bẻ gãy được bó đũa? ( HS G,K nêu HS TB, Y Nhắc lại)
- Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào? HS TB,Y
- Một chiếc đũa ngầm so sánh với gì ? ( HS G,K nêu HS TB, Y Nhắc lại)
- Một bó đũa ngầm so sánh với gì ? ( HS G,K nêu HS TB, Y Nhắc lại)
Đoạn 3:- Người cha muốn khuyên các con điều gì ? ( HS G,K nêu HS TB, Y Nhắc lại)
Gv chốt : Người cha đã dùng câu chuyện rất dễ hiểu để khuyên bảo các con : Anh em phải biết yêu thương, đùm bọc. Đoàn kết sẽ có sức mạnh.
HĐ 3: Luyện đọc lại (15 phút)
Giáoviên lưu ý học sinh giọng đọc, ngắt nghỉ.
GV chia nhóm (4nhóm) HS tự phân vai.
Thi đua giữa các nhóm
Nhận xét -tuyên dương
4. Củng cố - dặn dò:(5’) 
- Đặt tên khác cho câu chuyện ? ( Đoàn kêt là sức mạnh./ Sức mạnh đoàn kết ./ Anh em phải yêu thương nhau.
Giáo dục: Anh em phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.Biết đoàn kết – Đoàn kết mới có sức mạnh. 
Dặn dò :Về nhà đọc bài nhiều lần để chuẩn bị cho tiết kể chuyện, tiết Chính tả.
 Đọc trước bài Nhắn tin. 
Đọc trơn, ngắt nghỉ hợp lí. 
Biết thể hiện đúng giọng đọc, giọng vui, nhẹ nhàng, hồn nhiên. 
 (2HS ) 
Biết chủ điểm : Anh em
Nghe theo dõi
Nối tiếp nhau đọc từng câu
 Đọc trơn, đọc đúng các từ:hòa thuận, buồn phiền, đoàn kết, sức mạnh. ( CN- ĐT )
 Nối tiếp nhau đọc từng đoạn. Phân biệt giọng kể, nhân vật.
 Ngắt nghỉ đúng sau dấu câu, giữa các cụm từ. Đọc đúng câu (CN ) ( HS G,K đọc trước HS TB, Y đọc lại)
Một hôm,/ ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn,/ rồi gọi các con,/ cả trai,/ gái,/ dâu,/ rể lại và bảo ://
 Người cha bèn cởi bó đũa ra,/ rồi thong thả/ bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.//
 Hiểu nghĩa từ( chú giải ) ( HS TB,Y nêu HS G,K bổ sung)
Luân phiên nhau đọc
 Nối tiếp nhau đọc
HS TB,Y
( HS G,K nêu HS TB, Y Nhắc lại)
Đọc thầm hiểu nội dung bài: Người cha thấy các con mình không yêu thương nhau, ông đã lấy một bó đũa và một túi tiền và nói sẽ thưởng cho ai bẻ gãy được bó đũa thì sẽ thưởng cho túi tiền. Nhưng cả bốn người con không ai bẻ gãy được vì họ bẻ cả bó. Người cha bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.
à Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh.
Đọc đúng vai –Gịong đọc phù hợp,với từng nhân vật: lời người kể chậm rãi, lời người cha ôn tồn. 
 Ngắt nghỉ đúng.
Nhận xét, chọn nhóm đọc hay nhất
Ghi nhận sau tiết dạy
Kể chuyện
Câu chuyện bó đũa
I.MỤC TIÊU 
1.Rèn kĩ năng nói : Dựa vào trí nhớ và 5 tranh minh họa, gợi ý dưới tranh, kể lại được từng đoạn câu chuyện với giọng kể tự nhiên, biết kết hợp lới kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung. 
2.Rèn kĩ năng nghe:Tập trung theo dõi bạn kể chuyện, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.
 II.CHUẨN BỊ
Gv: Thuộc câu chuyện . 
 HS:Chuẩn bị bài trước
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định :(2’)
2. Bài cũ: (5') 
Gọi 2 hs nối tíêp nhau kể câu chuyện: Bông hoa niềm vui. TLCH 
- GV nhận xét chung và ghi điểm.
3. Bài mới:
HĐ 1: Hướng dẫn HS kể chuyện.(30 phút)
 1.Giới thịêu bài.
 2.Hướng dẫn HS kể chuyện
 2.1 Kể từng đoạn theo tranh.
Yêu cầu HS quan sát 5 tranh.
 Hướng dẫn HS nói vắn tắt nội dung từng tranh.
GV gọi HS kể mẫu tranh 1. 
 +Tập kể trong nhóm
 +Thi kể trước lớp.
 Nhận xét
2.2 Phân vai dựng lại câu chuyện. 
 Gv chia nhóm (4 nhóm )
 +Tập kể trong nhóm. 
 +Thi kể chuyện trước lớp
Nhận xét- bình chọn nhóm kể hay nhất.
4. Củng cố - dặn dò:(5’) 
 Gọi HS nối tiếp nhau kể toàn bộ câu chuyện.
 Nhận xét 
 - Qua câu chuyện giúp em hiểu điều gì ?
 Giáo dục HS :Anh chị em phải biết đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau, có đoàn kết mới có sức mạnh.
 Dặn dò :Về nhà tập kể lại câu chuyện nhiều lần.
 Chuẩn bị trước câu chuyện Hai anh em.
 Kể đủ nội dung, biết kết hợp với cử chỉ, điệu bộ.( Kể nối tiếp)
Giọng kể phù hợp.
Nêu vắn tắt nội dung từng tranh.
1.Vợ chồng người em, người anh cãi nhau. Ông cụ rất đau buồn. 
2. Ông cụ lấy chuyện bó đũa để dạy các con.
3. Các người con ra sức bẻ mà không được.
4. Ông cụ bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.
5. Các người con hiểu ra lời dạy của cha.
*Dựa vào vào tranh kể lại được từng đoạn câu chuyện. 
 Giọng kể tự nhiên, phù hợp, biết kết hợp với cử chỉ, điệu bộ,nét mặt. (nối tiếp ).
 Biết lắng nghe, nhận xét lời kể của bạn.
Kể đúng vai đủ nội dung. Có thể sáng tạo thêm từ ngữ..., biết kết hợp với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, giọng nói. (Gv tạo điều kiện cho tất cả hs dều được tham gia, HS TB, Y kể ½ câu chuyện 
 Ghi nhận sau tiết dạy
.................................................................... 
Toán
55 – 8; 56 – 7; 37 – 8; 68 – 9
I.MỤC TÊU
Giúp học sinh 
 	1. Biết cách thực hiện các phép trừ có dạng 55 – 8 ; 56 – 7; 37 – 8 ; 68 - 9.
2. Áp dụng để giải các bài toán có liên quan.
	3. Củng cố cách tìm số hạng trong một trong tổng.
	4. Củng cố biểu tượng hình tam giác, hình chữ nhật.
II.CHUẨN BỊ
 	GV: 
HS: VBT
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định :(2’)
2. Bài cũ: (5') 
HS làm bài tập: Bài 1.a,b VBT/66
Gọi 3,4 cặp HS đố nhau các phép tính bất kì trong bảng trừ. 
- GV nhận xét chung và ghi điểm.
3. Bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu phép trừ 55 – 8 ; 56 – 7;
 37 – 8 ; 68 - 9
1. Giới thiệu phép trừ 55 – 8
GV nêu bài toán: Có 55 que tính, bớt đi 8 que tính .Hỏi còn lại bao nhiêu que tính ?
 - Muốn biết còn bao nhiêu que tính ta làm như thế nào?
* Yêu cầu HS đặt tính – tính
 Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính 
 GV hướng dẫn HS đặt tính, tính. 
2.Giới thiệu phép trừ 56 – 7; 37 – 8;
 68 - 9
 * Yêu cầu HS đặt tính – tính
 Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính 
HĐ 2:Thực hành (30 phút)
- MT:Biết cách thực hiện phép trừ 55- 7, 56- 7Củng cố cách tìm số hạng và biểu tượng hình tam giác hình chữ nhật.
Bài 1/SGK/66
-Lớp bảng con, 2 học sinh làm bảng phụ
 Nêu cách thực hiện phép tính. 
Bài 2/Sgk/ 66
-YC 3 học sinh làm bảng phụ, lớp vở trắng 
 -Nêu cách tìm số hạng chưa biết ? ( HS TB,Y nêu HS G,K bổ sung)
Bài 3/ SGK/ 66
-YC 1 học sinh vẽ vào bảng phụ, lớp SGK, sau đó kiểm tra sách cho nhau
4. Củng cố - dặn dò:(5’) 
Chọn đáp án đúng.
 85 66 57 78
 - - - -
 7 7 8 7
 15 a. 69 b. 49 c. 11 d.
 Dặn dò : BTVN/ VBT/ 68
Chuẩn bị bài 65 -38 ; 46 – 17 ; 57 – 28 ; 
78 – 29 
2 HS làm bài tập: 
Rèn kĩ năng đặt tính và thực hiện phép tính có dạng 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
 Thuộc bảng trừ
Hình thành phép trừ :55 - 8
( HS TB,Y nêu HS G,K bổ sung)
Bảng con( HS G,K nêu HS TB, Y Nhắc lại)
Đặt tính viết các số thẳng cột : 
 55 - 5 không trừ được8, 
 - lấy 15 trừ 8 bằng 7, viết 7, nhớ 1. 
 . 8 - 5 trừ 1 bằng 4 viết 4.
 47 
Bảng con( HS G,K nêu HS TB, Y Nhắc lại)
 56 37 68
 - - - 
 . 7 . 8 . 9 
 49 29 59
( HS G,K nêu HS TB, Y Nhắc lại)
(HS TB+Y có thể làm 2 ý)
-Củng cố cách đặt tính và thực hiện tính
- HS làm bảng con: 45-9, 66-7, 87-9, 75-6, 96-9 
- Củng cố cách tìm số hạng chưa biết.
Ví dụ: 
X + 9 = 27 7+x =35
 X = 27-9 x =35-7
 X = 18 x = 28
-Củng cố biểu tượng hình tam giác, hình chữ nhật 
Ghi nhận sau tiết dạy
Ngày dạy :Thứ ba ngày 26 tháng 11 năm 2013
Toán
65 – 38 ; 46 – 17 ; 57 – 28 ; 78 – 29
 I.MỤC TÊU
 	Giúp HS 
1. Biết thực hiện phép trừ (có nhớ ) dạng 65 – 38 ; 46 – 17 ; 57 – 28 ; 78 – 29 
	2. Biết vận dụng phép trừ đã học để làm tính nhẩm, tính viết và giải toán .
	3. Củng cố giải toán có lời văn bằng một phép tính trừ ( Bài toán về ít hơn)
II.CHUẨN BỊ
 	GV: Bảng phụ
HS: VBT
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định :(2’)
2. Bài cũ: (5') 
HS làm bài tập: 55 – 6; 86 -9 ; 47 – 7 ; 
 78 – 9 
Bài 2a. VBT/64
Bảng con:75 - 8
- GV nhận xét chung và ghi điểm.
3. Bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu phép trừ: 65 – 38 ; 46 – 17 ; 57 – 28 ; 78 – 29 (15`)
 1. Giới thiệu phép trừ 65 – 38
GV nêu bài toán: Có 65 que tính, bớt đi 38 que tính .Hỏi còn lại bao nhiêu que tính ?
 - Muốn biết còn bao nhiêu que tính ta làm như thế nào?
* Yêu cầu HS đặt tính – tính
 Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính 
 GV hướng dẫn HS đặt tính, tính. 
2. Giới thiệu phép trừ 46 – 17 ; 57 – 28 ; 78 – 29
* Yêu cầu HS đặt tính – tính
 Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính
HĐ 2:Thực hành (20 phút)
 Bài 1/SGK/ 67
-Lớp vở, 2 học sinh làm bảng phụ
-Nêu cách thực hiện phép tính. 
Bài 2/SGK/ 69
-YC 2 học sinh làm bảng phụ
 Nêu cách thực hiện.
 Bài3/SGK/ 67
- Bài toán cho ta biết gì? (HS TB,Y)
- Bài toán yêu cầu ta làm gì? (HS TB,Y)
- Muốn biết năm nay mẹ bao nhiêu tuổi ta làm ntn?
 Yêu cầu HS nhìn tóm tắt nêu bài toán
-YC 1 học si ... ết dạy
.................................................................... 
Toán
Bảng trừ
 I.MỤC TÊU
 	Giúp HS
 	1. Củng cố và rèn luyện kĩ năng thực hiện phép trừ có nhớ dạng : 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
	2.Vận dụng bảng cộng, trừ để thực hiện tính nhẩm.
	3. Vẽ theo hình mẫu. Củng cố biểu tượng hình tam giác, hình vuông.
II.CHUẨN BỊ
 	GV: Bảng phụ, Hình vẽ bài 3.
HS: VBT
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định :(2’)
2. Bài cũ: (5') 
HS làm bài tập:76 –28;55 - 7
Bài 3 VBT/70
Bảng con: 47 – 8 
- GV nhận xét chung và ghi điểm.
3. Bài mới:
HĐ 1: Bảng trừ 30`
* Bài 1/SGK/ 69
-MT: -Củng cố các bảng trừ có nhớ 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
- Nêu cách tính nhẩm.
* Bài 2/SGK/69 
-MT: Vận dụng bảng cộng, trừ để thực hiện tính nhẩm
-YC 3học sinh làm bảng phụ, lớp làm vở trắng
- Nêu cách tính .
* Bài3/ SGK/69 
-MT: Củng cố biểu tượng hình tam giác, hình tứ giác. 
 Hướng dẫn HS vẽ theo mẫu
4. Củng cố - dặn dò:(5’) 
Tổ chức cho HS thi đọc thuộc bảng trừ.
 Dặn dò : BTVN/VBT/71
 Chuẩn bị Luyện tập 
2 HS làm bài tập: 
Rèn kĩ năng đặt tính và thực hiện phép tính, giải bài toán có lời văn. 
-HS nêu miệng các bảng trừ có nhớ 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.Nêu miệng kết quả.
( HS G,K nêu HS TB, Y Nhắc lại)
- 2 HS nêu lại bảng trừ nối tiếp
- 3học sinh làm bảng phụ, lớp làm vở trắng
( HS G,K nêu HS TB, Y Nhắc lại)
 -Tính từ phải qua trái.
 5 + 6 – 8 = 3
Em lấy 5+6 =11, sau đó em lấy 11-8 =3
-HS vẽ hình tam giác, hình tứ giác theo mẫu. ( HS đổi vở kiểm tra)
Ghi nhận sau tiết dạy
Tự nhiên và xã hội
Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà
 I.MỤC TIÊU 
 	Sau bài học giúp hs:
 	1. Nhận biết được một sồ thứ có thể gây ngộ độc cho mọi ngừoi trong gia đình, đặc biệt là em bé.
2. Biết được những công việc cần làm để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà. 	
3.Biết cách ứng xử khi bản thân hoặc người thân trong nhà bị ngộ độc.
4. Biết được nguyên nhân ngộ độc qua con đường ăn, uống.
-GDKNS: Kĩ năng ra quyết định và kĩ năng tự bảo vệ ứng phó với các tình huống ngộ độc.
II.CHUẨN BỊ 
 	 GV: Hình vẽ SGKn – phiếu bài tập
	 HS: sưu tầm các tranh ảnh.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định :(2’)
2. Bài cũ: (5') 
- GV nhận xét chung.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Q/s hình vẽ và thảo luận (15`)
MT: Biết được một số thứ sử dụng trong gia đình có thể gây ngộ độc
 Phát hiện một số lí do khiến chúng ta có thể bị ngộ độc qua đườg ăn, uống.
1. Cả lớp 
- Kể tên những thứ có thể gây ngộ độc qua đường ăn uống ? ( HS TB,Y nêu HS G,K bổ sung)
3.Làm việc theo nhóm đôi
Yêu cầu HS quan sát hình1, 2, 3. 
 - Kể tên những thứ có thể gây ngộ độc cho nhiều người trong gia đình, đặc biệt là em bé ?
4. Cả lớp 
 * Gọi HS trình bày.
- Để các thức ăn bị, thuốc tây, dầu hỏa, thuốc trừ sâu như vậy sẽ dễ xảy ra chuyện gì ? 
Hướng dẫn HS phân tích : Nếu ăn uống nhầm phải những thứ đó thì chuyện gì sẽ xảy ra ?
 Nhận xét – bổ sung
Kết luận: Nguyên nhân gây ngộ độc là do ăn nhầm phải một số thứ thức ăn bị ôi thiu, thuốc trừ sâu, dầu hỏa ... 
Hoạt động 2: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.
MT: Ý thức được những việc bản thân và người lớn trong gia đình có thể làm để phòng tránh ngộ độc cho mình và cho mọi người
1. Làm việc theo nhóm đôi
- Yêu cầu học sinh quan sát 4, 5, 6 . Chỉ và nói mọi người đang làm gì ? ( HS TB,Y nêu HS G,K bổ sung)
- Việc làm đó có ích lợi gì ? ( HS G,K nêu HS TB, Y Nhắc lại)
2. Cả lớp
Yêu cầu HS trình bày trên tranh.
 Nhận xét
 - Kể tên các việc làm khác có tác dụng phòng tránh ngộ đọc khi ở nhà ?
Kết luận: Để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà chúng ta cần :
- Xếp gọn gàng ngăn nắp những thứ thường dùng trong gia đình.
- Thực hiện ăn sạch, uống sạch.
- Những thứ có thể gây ngộ đôc để xa tầm với của trẻ em.
- Không để lẫn thức ăn, nước uống với các chất tẩy rửa.
Hoạt động 3: Đóng vai 10`
MT: Biết cách xử lí khi bản thân và người khác bị ngộ độc
Chia 4 nhóm
Chọn cách ứng xử khi bản thân bị ngộ đôc hoặc khi người thân bị ngộ độc.
Nhận xét chọn cách ứng xử đúng phù hợp.
4. Củng cố - dặn dò:(5’) 
Kết luận: Khi bị ngộ độc cần báo cho người lớn biết và gọi cấp cứu thông báo ngộ độc bới thứ gì.
 Dặn dò : Giáo dục HS phòng tránh ngộ độc.
 Chuẩn bị bài Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà. 
- Biết được một số thứ có thể gây ngộ độc cho mọi người trong gia đình đặc biệt là em bé : thức ăn bị ruồi đậu, thuốc tây, dầu hỏa, thuốc trừ sâu Biết nguyên nhân gây ngộ độc qua con đường ăn, uống.
( HS G,K nêu HS TB, Y Nhắc lại)
Biết được những việc cần làm để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà .
4. Bắp bị ruồi đậu phải đổ đi .
5. Thuốc để trên cao tránh tầm tay của trẻ em.
6. Để gọn gàng, riêng những thứ ăn được một nơi, những thứ không ăn được một nơi.
 Biết các làm việc khác : rau quả phải rửa sạch, quả gọt vỏ, ăn sạch, uống sạch...
Thảo luận – đưa ra cách ứng xử phù hợp – đóng vai.
VD: Gọi người lớn, nói mình ăn, uống thứ gì.
Khi người thân bị ngộ độc cần nhờ sự giúp đỡ của người lớn có thể là nhờ hàng xóm.
Ghi nhận sau tiết dạy
.................................................................... 
Ngày dạy :Thứ sáu ngày 29 tháng 11 năm 2013
Tập làm văn
Quan sát tranh, trả lời câu hỏi viết nhắn tin
I.MỤC TIÊU
 	* Rèn kĩ năng nghe và nói:Quan sát tranh ,trả lời đúng các câu hỏi về nội dung tranh 
	* Rèn kĩ năng viết: Viết được một mẩu nhắn tin ngắn gọn, đủ ý.
-GDKNS: HS biết vận dụng cách viết tin nhắn vào những trường hợp cần thiết trong cuộc sống thực tế.
II.CHUẨN BỊ
 	Gv: Tranh minh họa bài tập 1. 
HS: VBT
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định :(2’)
2. Bài cũ: (5') 
Bài 2 ( tiết 13) (gọi 2 HS đọc bài)
- GV nhận xét chung và ghi điểm.
3. Bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu bài. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.(30 phút)
1.GV giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn làm bài tập 
 Bài 1 .Yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
 Yêu cầu HS nói toàn bộ nội dung tranh.
 Nhận xét 
 Bài 2 . Hướng dẫn HS viết nhắn tin.
- Em viết nhắn tin cho ai ? Nhắn nội dung gì ?
Yêu cầu HS viết vào vờ bài tập.2 học sinh viết bảng phụ
Đọc bài viết.
 Nhận xét.
4. Củng cố - dặn dò:(5’) 
Nhắc nhở HS cách viết nhắn tin.
 Nhận xét
 Dặn dò: Chuẩn bị bài Chia vui. Kể về anh chị em.
Kể về gia đình đúng nội dung, đủ ý. Biết dùng từ đặt câu đúng.
Nắm MĐ- YC của bài
 Quan sát tranh, hiểu nội dung tranh và trả lời đúng các câu hỏi.
VD: a. Bạn nhỏ đang cho búp bê ăn.
 Bạn gái đang đút bột cho búp bê ăn.
 b. Mắt bạn nhìn búp bê thật âu yếm. 
 c. Tóc bạn thắt hai nơ rất đẹp.
 d. Bạn mặc bộ quần áo trông rất gọn gàng. 
Biết lắng nghe bạn kể nhận xét, góp ý. 
 -Viết ngắn gọn, đủ ý. GV theo dõi giúp đỡ HS TB, Y
VD: Mẹ ơi ! Chiều nay bà sang nhà mình. Bà và con chờ mãi mà mẹ chưa về. Con đi chơi cùng bà. Đến tối, hai bà cháu sẽ về.
 Con : Tuyết Nhi
Ghi nhận sau tiết dạy
Toán
Luyện tập
 I.MỤC TIÊU	
 Giúp HS :
1. Các bảng trừ có nhớ 
 	2. Phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 
 3. Tìm số hạng chưa biết trong một tổng ,tìm số bị trừ.
 4. Bài toán về it hơn
 5. Độ dài 1 dm ,ước lượng độ dài 1 đoạn thẳng.
 6. Toán trắc nghiệm 4 lựa chọn 
II.CHUẨN BỊ
 	GV: bảng nhựa
HS: VBT
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định :(2’)
2. Bài cũ: (5') 
Tổ chức cho HS thi đố nhau các phép tính bất kí trong bảng trừ.
- GV nhận xét chung và ghi điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động :luyện tập (30 phút) 
Bài 1 / SGK/70
-MT: - Củng cố cách tính nhẩm, các bảng trừ có nhớ.
 -Gọi HS nêu kết quả.
Bài 2 / SGK/ 70
- MT: -Củng cố cách đặt tính và thực hiện tính
 -YC 2 học sinh làm bảng phụ (HS TB+Y làm 4 ý, HS K+G làm 6 ý) 
- HS nêu cách thực hiện tính
Bài 3/SGK/ 70 
-MT: -Củng cố cách tìm số hạng, số bị trừ, trình bày đúng.
-YC 3 dãy làm bảng con
- HS nêu cách tìm số hạng, số bị trừ
Bài 4/ SGK/ 70 
-MT: -Củng cố bài toán về ít hơn 
-YC 1 học sinh làm bảng phụ, lớp làm vở trắng	
- Bài toán cho ta biết gì? (HS TB,Y)
- Bài toán yêu cầu ta làm gì? (HS TB,Y)
- Muốn biết kg số thùng bé có ta làm ntn?
Bài 5/ SGK/ 70
-MT: - Củng cố ước lượng độ dài đoạn thẳng 9 cm, toán trắc nghiệm 4 lựa chọn.
-YC học sinh thi đua
4. Củng cố - dặn dò:(5’) 
Gọi HS thi đua đọc thuộc bảng trừ
 Dặn dò : BTVN/ VBT trang 72
Thuộc bảng trừ. 
-HS nêu miệng các bảng trừ có nhớ
- ( HS G,K nêu HS TB, Y Nhắc lại)
- 2 HS nêu lại bảng trừ nối tiếp
-Củng cố cách đặt tính và thực hiện tính
Ví dụ:
 35 72 81 94
- 8 - 34 - 45 - 36 
 27 38 36 58
- ( HS G,K nêu HS TB, Y Nhắc lại)
- HS làm vở trắng, 1 HS làm bảng phụ
 X +7 = 21 x – 15 =15
 X = 21 – 7 x = 15+15
 X = 14 x = 30
( HS TB,Y nêu HS G,K bổ sung)
Vở trắng –bảng nhựa. HS tóm tắt và giải vào vở. lớp nhận xét
. 
Ví dụ: Số ki lô gam đường thùng bé có là:
 45 – 6 = 39 (kg)
 Đáp số: 39 kg
- HS làm bảng con
Ghi nhận sau tiết dạy
SINH HOẠT LỚP
I.Mục tiêu:
-Đánh giá các hoạt động trong tuần
-Nắm kế hoạch tuần tới
-Sinh hoạt lớp
-Củng cố trò chơi,bài hát
II.Phương tiện 
-GV:Đồ dùng chơi trò chơi
-HS: /
III.Các hoạt động dạy học 
HOẠT ĐỘNG 1:Đánh giá các hoạt động trong tuần 
-Lớp trưởng điều khiển-tổ trưởng báo cáo
-Lớp trưởng nhận xét – Các HS khác góp ý kiến bổ sung
-GV đưa ra nhận xét trong tuần như sau
*Ưu điểm:
+Mặc đúng đồng phục
+Tiếp thu bài khá tốt
+Có tinh thần giúp đỡ bạn 
+Vệ sinh trường lớp khá sạch sẽ 
+Hăng say phát biểu bài:..
*Tồn tại :
+Chưa nghiêm túc trong giờ học:..
+Đi học còn trễ:.
+Nghỉ học không xin phép :.
-Các tổ thảo luận biện pháp khắc phục mặt tồn tại - báo cáo
*Biện pháp khắc phục
-Nhắc nhở những em vi phạm lần sau phải cố gắng,nếu không khắc phục thì lần sau sẽ có hình thức phạt thích đáng cho các em đó 
HOẠT ĐỘNG II:Kế hoạch tuần tới
+Chấn chỉnh lại nề nếp lớp 
+Duy trì việc học phụ đạo
+Tham gia các hoạt động phong trào của trường, lớp đề ra
+Tham gia giải toán Internet trên mạng
+Tham gia giải tập MHST thật tốt
-Các tổ thảo luận - phát biểu ý kiến
HOẠT ĐỘNG III.Sinh hoạt tập thể
-GV dạy cho HS 1 số bài hát vui 
-Nhận xét + tuyên dương
-Dặn dò:Thực hiện tốt kế hoạch 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuần 14.doc