Giáo án các môn học lớp 2 - Tuần học 1 - Dương Văn Tú

Giáo án các môn học lớp 2 - Tuần học 1 - Dương Văn Tú

TẬP ĐỌC(TPPCT: 1,2)

BÀI: CÓ CÔNG MÀI SẮT ,CÓ NGÀY NÊN KIM

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Hiểu nghĩa từ :ngáp ngắn ngáp dài, nắn nót ,nguệch ngoạc

- Hiểu lời khuyên từ câu chuyện:

- Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.HS khá, giỏi hiểu ý nghĩa câu tục ngữ” Có công mài sắt có ngày nên kim”

2.Kĩ năng:

- Đọc đúng rõ ràng toàn bài .Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy,giữa các cụm từ ; Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật.

*Kĩ năng sống :

- Tự nhận thức về bản thân( hiểu về mình, biết tự đánh giá ưu, khuyết của mình để tự điều chỉnh)

- Lắng nghe tích cực.

- Kiên định.

- Đặt mục tiêu (biết đề ra mục tiêu và lập kế hoạch thực hiện).

* Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:

- Động não.Trình bày 1 phút

- Trải nghiệm, thảo luận nhóm, chia sẻ thông tin, trình bày ý kiến cá nhân, phản hồi tích cực.

 

doc 519 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 528Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 2 - Tuần học 1 - Dương Văn Tú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 
Ngày soạn:Chủ nhật ngày 26 tháng 8 năm 2012
Ngày dạy:Thứ hai ngày 27 tháng 8 năm 2012 
Tiết 1,2: 
TẬP ĐỌC(TPPCT: 1,2)
BÀI: CÓ CÔNG MÀI SẮT ,CÓ NGÀY NÊN KIM
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức: 
- Hiểu nghĩa từ :ngáp ngắn ngáp dài, nắn nót ,nguệch ngoạc
- Hiểu lời khuyên từ câu chuyện:
- Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.HS khá, giỏi hiểu ý nghĩa câu tục ngữ” Có công mài sắt có ngày nên kim”
2.Kĩ năng: 
- Đọc đúng rõ ràng toàn bài .Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy,giữa các cụm từ ; Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật.
*Kĩ năng sống :
- Tự nhận thức về bản thân( hiểu về mình, biết tự đánh giá ưu, khuyết của mình để tự điều chỉnh)
Lắng nghe tích cực.
Kiên định.
- Đặt mục tiêu (biết đề ra mục tiêu và lập kế hoạch thực hiện).
* Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng: 
Động não.Trình bày 1 phút
Trải nghiệm, thảo luận nhóm, chia sẻ thông tin, trình bày ý kiến cá nhân, phản hồi tích cực.
3.Thái độ: 
- Giáo dục HS làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công .
II.CHUẨN BỊ 
1.GV :Tranh minh hoạ, bảng phụ
2.HS : SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
TG
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định:
2.Bài cũ: 
- Kiểm tra sách vở HS
- GV nhận xét
3.Bài mới: 
TIẾT 1
3.1.Giới thiệu bài: 
- Treo tranh giới thiệu -> ghi tên bài . 
3.2.Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- GV đọc mẫu 
- GV nêu giọng đọc
a.GV gọi HS đọc từng câu
- GV theo dõi hướng dẫn HS luyện đọc những từ khó : quyển ,nguệch ngoạc, 
b.GV gọi HS đọc từng đoạn 
- GV chia 4 đoạn
- GV g/nghĩa thêm một số từ trong mỗi đoạn
- GV hướng dẫn HS đọc câu dài 
c. Đọc từng đoạn trong nhóm
- GV chia nhóm 2
- GV theo dõi hướng dẫn HS đọc
- GV nhận xét
d.Cho HS đọc thi đọc. Gọi hai nhóm đọc
- GV nhận xét đánh giábình chọn HS đọc tốt
Đ.Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1, 2
3.3. Củng cố tiết 1: 
TIẾT 2
 *Tìm hiểu nội dung bài
- Gọi HS đọc đoạn 1,2.
* GV hỏi :Câu 1và câu 2 SGK
- GV nhận xét chốt ý
+ Bà cụ mài thỏi sắt làm gì?
- Gọi HS đọc đoạn 3,4:
* GV hỏi câu 3 và câu 4 SGK
+ Câu chuyện khuyên em điều gì?
3.4. Luyện đọc lại: 
- GV phân vai HS đọc theo nhóm.
- GV nh/xét ,bình chọn nhóm đọc hay nhất 
4.Củng cố:
- Em thích nhân vật nào nhất?Vì sao?
Liên hệ giáo dục HS
5.Nhận xét,dặn dò:
- Về nhà các em đọc bài .
- GV nhận xét tiết học 
2’
3’
25’
3’
22’
5’
20’
5’
3’
2’
- Hát
- HS để sách vở dụng cụ lên bàn
- HS quan sát tranh nêu.
- HS nghe, kết hợp đọc thầm. 
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu 
- HS đọc từ khó cá nhân +đồng thanh
- HS đọc từng đoạn trước lớp
- HS đọc chú giải- HS khá đặt câu
- HS cá nhân +đồng thanh .
- HS đọc theo nhóm đôi
- Các nhóm thi đọc :cá nhân ,đồng thanh 
- HS đọc đồng thanh .
- 1học sinh đọc thành tiếng,lớp đọc thầm
- HS trả lời câu hỏi1 -2 em-Lớp nhận xét 
- HS trả lời 
- HS đọc đoạn 3,4 – Lớp đọc thầm
- HS khá, giỏi trả lời-Lớp nhận xét 
- HS phân vai đọc trong nhóm
- HS thi đọc theo vai- HS nhận xét
- HS trả lời
- HS thực hiện 
Tiết 3: 
TOÁN(TPPCT: 1)
BÀI: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức: 
- HS biết đếm, đọc ,viết các số từ 0 đến 100. Nhận biết được các số có một chữ số, cóhai chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có một chữ số;số lớn nhất, số bé nhất có hai chữ số,số liền trước, số liền sau của1 số.( Bài tập cần làm1,2,3 )
2.Kĩ năng: 
- Rèn kỹ năng đếm, đọc, viết số 1 đến 100, làm toán nhanh, chính xác.
3.Thái độ: 
- Giáo dục HS tính cẩn thận, yêu thích học toán.
II.CHUẨN BỊ
1.GV:Bảng phụ kẻ ô vuông
2.HS:SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
TG
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định:
2.Bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ học toán
- GV nhận xét
3.Bài mới: 
3.1.Giới thiệu bài: 
- Giới thiệu chương trình toán lớp 2
3.2.Hướng dẫn học sinh làm bài tập 
Bài tập 1: 
- Gọi HS đọc đề
- Cho HS làm miêng
- GVcùng HS nhận xét sửa sai
Bài tập 2:
- Gọi HS đọc đề
- Cho HS làm vào SGK, 1 HS làm phiếu bài tập
- GVcùng HS nhận xét sửa sai
Bài tập 3: 
-Yêu cầu HS đọc đề
- HS làm vào vở nháp
- Gọi HS lên điền số 
-Yêu cầu lớp nhận xét
- GV theo dõi nhận xét sửa sai 
3.Củng cố: 
- GV yêu cầu HS đếm số từ 0 đến 100
- Nêu số lớn nhất có 1 chữ số?
- Nêu số lớn nhất có hai chữ số?
- Cho HS đếm các số tròn chục.
- Giáo dục học sinh cẩn thận làm toán
4.Nhận xét, dặn dò:
- Dặn dò HS về nhà học bài
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương
2’
3’
30’
3’
22’
3’
2’
- HS hát
- HS để dụng cụ lên bàn
- HS nghe
- 1 HS nêu yêu cầu 
- HS nối tiếp nhau nêu miệng
- HS nêu số có 1 chữ số.
- Số bé nhất có 1 chữ số: 0
- Số lớn nhất có 1 chữ số: 9
- 1-2 emđọc đề
- Cả lớp làm bài vào SGK- 1HS làm phiếu bài tập
- HS nêu các số có 2 chữ số.
- Số bé nhất có 2 chữ số: 10.
- Số lớn nhất có 2 chữ số: 99
- 1 HS nêu yêu cầu
- 4 HS lên bảng điền; Lớp làm nháp
a. Số liền sau của 39 là 40
b. Số liền trước của 90 là 89
c. Số liền trước của 99 là 98
d. Số liền sau của 99 là 100
- HS đếm các số từ 0-> 100
- HS trả lời cá nhân
- HS nghe
Tiết 4:
ĐẠO ĐỨC(TPPCT: 1)
BÀI: HỌC TẬP, SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ(Tiết 1)
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
- HS nêu được một số biểu hiện cụ thể và nêu được lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.Biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hợp lý hằng ngày của bản thân, thực hiện theo thời gian biể
2.Kĩ năng:
- Biết được quyền được học tập, quyền được đảm bảo sức khoẻ, quyền tham gia xây dựng thời gian biểu cá nhân.
- Thực hiện theo thời gian biểu.
*Kĩ năng sống :
- Kỹ năng quản lí thời gian để học tập, sinh hoạt đúng giờ.
Kỹ năng lập kế hoạch để học tập sinh hoạt đúng giờ.
- Kỹ năng tư duy phê phán, đánh giá hành vi sinh hoạt , học tập đúng giờ và chưa đúng giờ
*Phương pháp/ kỹ thuật dạy học tích cức có thể sử dụng:
- Thảo luận nhóm.
Hoàn tất một nhiệm vụ.
Tổ chức trò chơi.
- Xử lý tình huống
3.Thái độ: 
- Giáo dục HS tính cẩn thận,chăm chỉ học tập.
II.CHUẨN BỊ
1. GV:Dụng cụ sắm vai, phiếu học tập cho hoạt động 1,2.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định:
2.Bài cũ: 
- Kiểm tra dụng cụ học tập. 
- GV nhận xét
3.Bài mới:
*Giới thiệu bài :
- Trong học tập và sinh hoạt nếu thực hiện đúng giờ sẽ có lợi gì ? hôm nay 
* Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến
* Mục tiêu: HS có ý kiến riêng và biết bày tỏ ý kiến trước các hành động
* Cách tiến hành:
 - GV chia nhóm
- Cho HS quan sát tranh 1-2 vở bài tập và thảo luận theo các tình huống sau.
- Việc làm nào đúng? việc làm nào sai? Tại sao đúng? Tại sao sai?
- Mời đại diện nhóm trình bày
- GV nhận xét 
*GV kết luận chung:Giờ học toáncả nhà
Hoạt động 2: 
- Xử lí tình huống
* Mục tiêu: HS biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong từng tình huống cụ thể.
*Cách tiến hành: Cho HS đọc yêu cầu của bài
- H S thảo luận nhóm. HS đóng vai cách xử lí tình huống
- Gọi từng nhóm lên đóng vai
- Các nhóm tranh luận
*GV kết luận: Có nhiều cách ứng xử .Chúng ta nên chọn.. 
* Hoạt động 3: Giờ nào việc nấy
* Mục tiêu: Giúp HS biết công việc cụ thể cần làm và thời gian thực hiện để học tập và sinh hoạt đúng giờ
*Cách tiến hành: 
- GV chia nhóm yêu cầu HS thảo luận 
- Mời đại diện nhóm trình bày
- GV nhận xét
* GV kết luận: Cần sắp xếp thời gian hợp lí để đủ thời 
4.Củng cố:
- Vì sao chúng ta cần phải học tập sinh hoạt đúng giờ
- GV liên hệ giáo dục? Cần tự giác học tập, sinh hoạt đúng giờ.
 5.Nhận xét, dặn dò:
- Về nhà xây dựng thời gian biểu. 
- GV nhận xét tiết học.
2’
3’
30’
3’
7’
7’
7’
3’
3’
- Hát
- HS để sách vở lên bàn
- HS nghe
- HS quan sát tranh, thảo luận theo nhóm
- Đóng vai theo tình huống
- Đại diện nhóm trình bày,các nhóm tranh luận
- HS nghe 
-1-2 em nêu 
- HS thảo luận nhóm 4
- Nhóm trình bày-Nhận xét
- HS nghe
- HS thảo luận nhóm4
- Các nhóm trình bày
- Đại diện nhóm trình bày
- Học sinh nghe trả lời
Tiết 5:
Chào cờ (TPPCT: 1)
Triển khai đầu tuần
Ngày soạn:Thứ hai ngày 27 tháng 8 năm 2012
Ngày dạy:Thứ ba ngày 28 tháng 8 năm 2012 
Tiết 1:
THỂ DỤC(TPPCT: 1)
BÀI: GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH –
TRÒ CHƠI “DIỆT CÁC CON VẬT CÓ HẠI”
MỤC TIÊU
- Biết được một số nội quy trong giờ tập thể dục , biết tên 4 nội dung cơ bản của chương trình thể dục lớp 2 . 
- Biết cách tập hợp hàng dọc dóng thẳng hàng dọc , điểm đúng số của mình .
- Biết cách chào , báo cáo khi GVnhận lớp .
- Chơi trò chơi : “Diệt các con vật có hại.” Thực hiện đúng yêu cầu của trò chơi .
II.ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN
- Địa điểm: trên sân trường. vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. 
- Phương tiện: chuẩn bị 1 còi, tranh ảnh một số con vật, kẻ sân chơi trò chơi. 
III.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
NỘI DUNG BÀI
ĐỊNH LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
I/ Phần mở đầu : 
GV nhận lớp phổ biến nội dung ,nhiệm vụ bài học.
GV cho HS khởi động và kết hợp cho HS chơi trò chơi khởi động .
Trò chơi “ Diệt những con vật có hại ”.
6 – 8 phút
xxxxxxxxxxxxxxxxxxx
xxxxxxxxxxxxxxxxxxx
xxxxxxxxxxxxxxxxxxx
X
II / Phần cơ bản :
Giới thiệu chương tình thể dục lớp 2 (Theo phương pháp kê chuyện , thông qua đó GV mới nhắc nhở HS tinh thần tập thể và tính kỹ luật )
Một số quy định gời thể dục .
Biên chế tổ tập luyện .
Giậm chân tại chổ – đứng lại 
Trò chơi : “Diệt những con vật có hại ”
GV hướngdẫn .
III/ Phần kết thúc : 
GV tập cho HS những động tác thả lỏng .
GV cùng HS hệ thống bài học .
- GV nhận xét và giao bài tập. 
18 – 22 phút
6 Phút
xxxxxxxxxxxxxxxxx
xxxxxxxxxxxxxxxxx
xxxxxxxxxxxxxxxxx
X
xxxxxxxx
 X xxxxxxxx
xxxxxxxx
Tiết 2:
CHÍNH TẢ(TẬP CHÉP) (TPPCT: 1)
BÀI: CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức: 
- Chép lai chính xác đoạn trích (SGK).Trình bày đúng 2 câu văn xuôi, không mắc quá 5 lỗi trong bài; chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn lùi vào 1 ô, Làm được các bài tập 2,3,4. - - - Củng cố qui tắc viết chính tả.Thuộc lòng tên 9 chữ cái đầu.
2.Kĩ năng: 
- Rèn HS kĩ năng viết đúng, đẹp, đảm bảo tốc độ viết. 
3.Thái độ:
- Giáo dục HS giữ vở sạch, viết chữ đẹp, tư thế ngồi viết ngay ng ... ắng.
- Gấp cắt hình chữ nhật màu khác.
- HS thực hành theo nhóm.
- Các nhóm trình bày sản phẩm .
- Hoàn thành và dán vở.
- Học sinh trưng bày sản phẩm theo nhóm 
- Cả lớp bình chọn sản phẩm đẹp để tuyên dương 
 Tiết 5:
HĐNGLL(PPCTT: 16)
BÀI: “ DIỆT” HAY “ KHÔNG DIỆT ”
I.MỤC TIÊU
- Hoc sinh biết được một số con vật có lợi và có hại đối với con người (trong tình huống cụ thể)
- Tạo điều kiện cho HS tham gia các hoạt động vui chơi ,giải trí mang tính giáo dục .
II.CHUẨN BỊ 
- Tên một số con vật có ích và một số con vật có hại 
- Tranh vẽ một số con vật có ích và một số con vật có hại 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
TG
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Việc 1 : Nắm thể lệ trị chơi 
- GV xếp HS thnh hình vòng cung 
- GV hô tên một con vật nào đó có hại thì HS giơ thẳng tay – GV HD tiếp 
- GV theo di nhận xt 
2.Việc 2.Tham gia trị chơi 
-GV cho HS chơi 
- GV nhận xt , khen ngợi 
3. việc 3: Tiếp tục chơi , thay đổi vật liệu .
- GV đưa ra tranh vẽ của các con vật cho HS QS.
- GV cho HS chơi – GV nhận xét 
4. Việc 4 : Thảo luận 
- GV đưa câu hỏi -gọi HS trả lời 
- GV nhận xét .
- GV HD về nh chuẩn bị bi sau 
- GV nhận xt tiết học
3’
 10’
15’
 5’
- HS ch ý lắng nghe 
- HS thực hiện trị chơi theo thể lệ 
- Hai đội cùng lên nhận phần thưởng 
- Về nh học bi
Ngày soạn:Chủ nhật ngày 23 tháng 12 năm 2012
Ngày dạy:Thứ ba ngày 25 tháng 12 năm 2012 
Tiết 1:
TẬP LÀM VĂN(PPCTT: 16)
BÀI: KHEN NGỢI – KỂ NGẮN VỀ CON VẬT - LẬP THỜI GIAN BIỂU.
 I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức: 
- Dựa vào câu và mẫu cho trước nói một câu tỏ ý khen
2.Kĩ năng: 
- Kể được một vài câu về một con vật nuôi quen thuộc trong nhà(BT2). Biết lập thời gian biểu (nói hoặc viết)một buổi tối trong ngày (BT3)
*Kĩ năng sống
Kiểm soát cảm xúc
Thể hiện sự cảm thông
Trình bày suy nghĩ
Tư duy sáng tạo
- Phản hồi lắng nghe tích cực, chia sẻ.
*Phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cức có thể sử dụng
Động não
Trải nghiệm, thảo luận nhóm, trình bày ý kiến cá nhân, phản hồi tích cực
*GDBVMT:
- Giáo dục ý thức bảo vệ các loại động vật
*Phương thức tích hợp 
- Khai thác trực tiếp nội dung bài học 
3.Thái độ: 
- Biết lập thời gian biểu một buổi trong ngày.
II.CHUẨN BỊ 
- Tranh trong (SGK)
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
TG
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.KĐ
2.Bài cũ 
- Gọi 3 em đọc bài viết về anh chị em ruột của em.
- Nhận xét , cho điểm.
3.Dạy bài mới : 
 a.Giới thiệu bài
b.Làm bài tập
Bài 1 : Yêu cầu gì ?
- GV tổ chức cho HS trả lời theo cặp
Nhận xét,tuyên dương.
Bài 2 : Gọi 1 em nêu yêu cầu của bài ?
- GV nhắc nhở: Các em chỉ nói những điều đơn giản từ 3-5 câu.
- Nhận xét góp ý, cho điểm.
Bài 3: Gọi 1 em đọc yêu cầu của bài.
- Gọi 1 hs đọc lại bài của bạn Phương Thảo (buổi tối)
- Yêu cầu hs lập thời gian biểu đúng với thực tế.
- Nhận xét cho điểm.
4.Củng cố -Dặn dò
- Nhắc lại một số việc khi viết câu kể về một con vật nuôi trong nhà mà em biết.
- Nhận xét tiết học.
- Học sinh về xem lại bài,làm bt1 vào vở bt.
1’
5’
30’
1’
28’
2’
- Hát
- 3 em đọc bài viết.
- Khen ngợi – Kể ngắn về con vật. Lập thời gian biểu.
- Tìm mỗi câu dưới đây , đặt một câu mới để tỏ ý khen.
- Nhiều em phát biểu :
- Chú Cường mới khỏe làm sao !
+ Chú Cường khoẻ quá !
- Lớp mình hôm nay sạch làm sao !
+ Lớp mình hôm nay sạch quá !
- Bạn Nam học mới giỏi làm sao !
+ Bạn Nam học giỏi thật !
1 em nêu:-Kể về vật nuôi trong nhà mà em biết.
- Quan sát tranh chọn 1 con vật kể.
- HS nối tiếp nhau kể tên con vật em chọn. 
Nhà em nuôi một con mèo nó rất ngoan và xinh. Bộ lông nó màu trắng, mắt nó tròn, xanh biếc. Nó bắt chuột rất tài. Khi em ngủ nó thường đến sát bên em, em cảm thấy rất dễ chịu.
- Học sinh làm bài vào vở 
- 1 em đọc. Lập thời gian biểu buổi tối của em.
- 1 em đọc.
- Cả lớp làm bài.
- Hs đọc bài của mình.
Tiết 2:
TOÁN(PPCTT: 80)
BÀI: LUYỆN TẬP CHUNG
 I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức: 
- Biết các đơn vị đo thời gian : ngày, giờ; ngày, tháng.
- Biết xem lịch 
2.Kĩ năng: 
- Biết xem giờ đúng, xem lịch tháng thành thạo.
3.Thái độ: 
- Yêu thích toán học hơn
 II.CHUẨN BỊ
- Vẽ bảng bài 5.
- Sách toán, vở BT, bảng con, nháp.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
TG
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.KĐ
2.Bài cũ 
- Cho học sinh xem lịch tháng 4 trang 80 và trả lời . 
- Ngày 7 tháng 4 là thứ mấy...
- Ngày 20 tháng 4 là thứ mấy 
- Các ngày thứ sáu trong tháng là ngững ngày nào...
- Ngày 29 tháng 4 là thứ mấy...
- Nhận xét ghi điểm.
3.Dạy bài mới 
a.Giới thiệu bài
b.Luyện tập
Bài 1 : Cho học sinh đọc yêu cầu của bài 
- Giáo viên phát phiếu bài tập cho 3 nhóm yêu cầu học sinh nối mỗi câu với đồng hồ chỉ thời gian thích hợp với nội dung câu đó 
- Nhận xét.
Bài 2: Phần a: yêu cầu gì ?
-Tháng 5 có bao nhiêu ngày?
*Phần b :yêu cầu gì ?
- Ngày 1 tháng 5 là thứ mấy ?
- Em hãy liệt kê các ngày thứ bảy trong tháng 5
- Cho HS xem các ngày ở cột “thứ tư” .
- Thứ tư tuần này là 12/5, thì thứ tư tuần trước và tuần sau sẽ là ngày nào ?
- Ngày 19 tháng 5 là thứ mấy ?
- Nhận xét
4.Củng cố ,dặn dò
- Nhận xét tiết học.
-Tuyên dương, nhắc nhở.
- Dặn dò :Ôn phép cộng trừ có nhớ
1’
5’
30’
1’
28’
2’
- Hát
- Thứ tư.
- Thứ ba.
- Ngày 2, 9, 16, 23, 30.
- Thứ năm.
- Luyện tập chung.
- Đồng hồ nào ứng với mỗi câu sau 
( Câu a – Đồng hồ D ) 
( Câu c – Đồng hồ C )
( Câu b - Đồng hồ A )
( Câu d – Đồng hồ B )
- Đọc tên các ngày trong tháng và điền các số còn thiếu vào tờ lịch tháng 5.
- Tháng 5 có 31 ngày.
- Dựa vào tờ lịch tháng 5 đã cho để nhận xét.
- Thứ bảy.
- HS dựa vào cột thứ bảy trong lịch tháng 5 nêu :Ngày 1, ngày 8, ngày 15, ngày 22, ngày 29. Có 5 ngày thứ bảy.
- Quan sát và nêu nhận xét.
- Là ngày 5 tháng 5 và 19 tháng 5
Tiết 3:
TẬP VIẾT(PPCTT: 16)
BÀI: CHỮ HOA O
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức: 
- Viết đúng chữ O hoa( 1 dòng cỡ vừa 1 dòng cỡ nho); chữ và câu ứng dụng : Ong ( 1 dòng cỡ vừa 1 dòng cỡ nhỏÔngng bay bướm lượn ( 3 lần )
- Biết cách nối nét từ chữ hoa O sang chữ cái đứng liền sau.
2.Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng viết đẹp ,chính xác 
*GDBVMT:
- Giợi ý HS liên tưởng đến vẻ đẹp của thiên nhiên qua nội dung viết ứng dụng: Ong bay bướm lượn. (Hỏi: Câu văn gợi cho em nghĩ đến cảnh vật thiên nhiên như thế?).
*Phương thức tích hợp 
- Khai thác gián tiếp nội dung bài học 
3.Thái độ: 
- Tự giác viết bài ,thai độ ngoan ngoãn trong khi viết
II.CHUẨN BỊ
-Mẫu chữ O hoa. Bảng phụ : Ong, Ong bay bướm lượn.
-Vở Tập viết, bảng con.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
TG
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.KĐ
2.Bài cũ 
- Kiểm tra vở tập viết của một số học sinh.
- Cho học sinh viết chữ N, Nghĩ vào bảng con.
- Nhận xét.
3.Dạy bài mới 
a.Giới thiệu bài
b.Hd viết chữ hoa
- Chữ O hoa cao mấy li ?
- Chữ O hoa gồm có những nét cơ bản nào ?
- Vừa nói vừa tô trong khung chữ : Chữ O gồm một nét cong kín. 
- Quan sát mẫu và cho biết điểm đặt bút ?
- Đặt bút trên đường kẻ 6, đưa bút sang trái, viết nét cong kín, phần cuối lượn vào trong bụng chữ, DB trên ĐK 4
Chữ O hoa.
- Giáo viên viết mẫu (vừa viết vừa nêu)
 Viết bảng :
- Yêu cầu HS viết 2 chữ O vào bảng.
- Nx uốn nắn
c. Viết cụm từ ứng dụng 
- Yêu cầu học sinh mở vở tập viết đọc cụm từ ứng dụng
- Ong bay bướm lượn là gì ?
- Cụm từ này gồm có mấy tiếng ? Gồm những tiếng nào ?
- Độ cao của các chữ trong cụm từ “Ong bay bướm lượn” như thế nào ?
- Cách đặt dấu thanh như thế nào ?
- Khi viết chữ Ong ta nối chữ O với chữ ng như thế nào?
- Khoảng cách giữa các chữ (tiếng ) như thế nào ?
Viết bảng.
d.Viết vở
- Hướng dẫn viết vở.
- Chú ý chỉnh sửa cho các em.
e. Gv thu vở chấm một số bài
- Nhận xét
4.Củng cố -Dặn dò
- Nhận xét bài viết của học sinh.
- Khen ngợi những em có tiến bộ.
- Giáo dục tư tưởng.
- Nhận xét tiết học.
dặn học sinh về luyện viết bài vào vở rèn chữ.
1’
5’
1’
5’
5’
12’
5’
2’
- Hát
- Nộp vở theo yêu cầu.
- 2 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con.
- Chữ O hoa, Ong bay bướm lượn.
- Cao 5 li.
- Chữ O gồm một nét cong kín.
- Cả lớp viết 
O 
- 2-3 em đọc : Ong bay bướm lượn..
- Cụm từ này tả cảnh ong bướm bay đi tìm hoa rất đẹp và thanh bình.
- 4 tiếng : Ong, bay, bướm, lượn.
- Chữ O, g, b, y, l cao 2,5 li, các chữ còn lại cao 1 li.
- Dấu sắc đặt trên ươ trong chữ bướm, dấu 
- Nét một của chữ n nối với cạnh phải của chữ O.
- Bằng khoảng cách viết 1 chữ cái o.
- Bảng con : O – Ong 
Ong
- Hs viết bài vào vở
- 1 dòngO ( cỡ vừa : cao 5 li)
- 2 dòng O(cỡ nhỏ :cao 2,5 li)
- 1 dòngOng (cỡ vừa)
- 1 dòngOng (cỡ nhỏ)
- 2 dòngOng bay bướm lượn ( cỡ nhỏ)
- Chấm 5-7 bài
Tiết 4:
SINH HOẠT CUỐI TUẦN(PPCTT: 16)
BÀI: TUẦN 16
I.MỤC TIÊU
Học sinh biết được ưu khuyết điểm trong tuần 
Tập cho học sinh có thói quen phê và tự phê cao 
Giáo dục học sinh biết kính yêu chú bộ đội
II CÁC HOẠT ĐỘNG :
*.Sinh hoạt lớp.
a,GV tổ chức cho HS tự kiểm điểm trong nhóm.
Các nhóm thảo luận, tìm những bạn đáng tuyên dương để báo cáo với GV chủ nhiệm.
Phê bình, nhắc nhở các bạn yếu, kém, nhóm để tuần sau các bạn cố gắng khắc phục.
b,Hoạt động chung cả lớp.
Các nhóm cử đại diện lên báo cáo.
GV chủ nhiệm nhận xét, tuyên dương những em tiến bộ trong tuần.
Đồng thời cũng phê bình khiển trách những em yếu , nghịch trong giờ học.
c,GV nhận xét chung.
+Về đạo đức: Đi học chuyên cần ra vào lớp đúng giờ , biết tôn trọng thầy cô và người lớn tuổi.
+Về học tập : Có ý thức cao trong học tập . Chữ viết và cách trình bày vở một số em đã có nhiều tiến bộ như : Tân, Huy, Na
+ Các hoạt động khác: Các em đã có ý thức giữ vệ sinh thân thể tắm gội hằng ngày. Quét dọn lớp học sạch sẽ.
Tồn tại : 1 số em chữ viết rất xấu cần rèn thêm như : .................................................
Một số em chưa thuộc bảng cộng , trừ :.......................................................................
III. KẾ HOẠCH TUẦN TỚI:
-Nỗ lực học tập để chuẩn bị thi học kỳ 1 
- Giữ vệ sinh thân thể tốt , mặc ấm quần áo, sạch sẽ gọn gàng 
-Chú ý cẩn thận trong ăn uống tránh bị đau bụng tiêu chảy 
-Tự quản tốt trong giờ sinh hoạt 
- Nhắc nhở học sinh rèn đọc thêm và rèn chữ viết ở nhà 
-Thực hiện tốt ATGT và ANHĐ.

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 2 duong van tu.doc