I. MỤC TIÊU HỌC TẬP
- Giúp học sinh nắm được giai điệu và lời bài hát “Thật là hay”, hát được bài hát.
- Qua bài hát giáo dục các em tinh thần đoàn kết, hòa đồng cùng mọi người.
II. CHUẨN BỊ
Đàn , bài hát , thanh phách
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 2 Thứ Môn Tiết Nội dung Thứ 2 24/08/09 Tập đọc Toán Tập viết Đạo đức 4 6 2 2 Phần thưởng Luyện tập Chữ hoa Ă , Â Học tập và làm việc đúng giờ Thứ 3 25/08/09 Thể dục Chính tả Toán Kể chuyện 3 3 7 2 Dàn hàng ngang – dồn hàng TC: Phần thưởng Số bị trừ – số trừ – hiệu Phần thưởng Thứ 4 26/08/09 Tập đọc Aâm nhac Toán Thủ công 6 2 8 2 Làm việc thật là vui Học hát: thật là hay Luyện tập Gấp tên lửa Thứ 5 27/08/09 LTVC Toán Mỹ thuật Thể dục 2 9 2 4 Từ ngữ về học tập.. Luyện tập chung Thưởng thức mỹ thuật Dàn hàng ngang – dồn hàng Thứ 6 28/08/09 Tập làm văn Chính tả Toán TN_XH Sinh hoạt 2 4 10 2 Chào hỏi . tự giới thiệu Làm việc thật là vui Luyện tập chung Bộ xương ÂM NHẠC Tiết 02 : Học hát Thật là hay. Nhạc và lời : Hoàng Lân I. MỤC TIÊU HỌC TẬP - Giúp học sinh nắm được giai điệu và lời bài hát “Thật là hay”, hát được bài hát. - Qua bài hát giáo dục các em tinh thần đoàn kết, hòa đồng cùng mọi người. II. CHUẨN BỊ Đàn , bài hát , thanh phách III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Ổn định tổ chức : - HS báo cáo sỉ số lớp 2. Kiểm tra bài cũ Học sinh hát lại bài Quê hương tươi đẹp 3. Dạy bài mới + Giới thiệu bài : Giới thiệu sơ lược về nhạc sĩ Hoàng Lân và bài hát Thật là hay + Học hát - GV đàn và hát mẫu bài hát cho học sinh nghe. - Cho học sinh nêu cảm nhận về bài hát. - Cho học sinh đọc lời bài hát. a. GV hướng dẫn học sinh hát từng câu * Câu 1 : Nghe véo von trong vòm cây họa mi với chim oanh. - GV đàn , hát mẫu , yêu cầu học sinh thực hiện 2, 3 lần. - Yêu cầu cá nhân thực hiện. - Nhận xét sửa sai * Câu 2 : Hai chú chim cao giọng hót, hót líu lo vang lừng. - GV chú ý nhịp điệu của câu - GV đàn , hát mẫu , - Yêu cầu học sinh thực hiện theo nhiều hình thức. - Học sinh hát lại câu 1 và câu 2 . - Nhận xét sửa sai * Câu 3 : Vui rất vui bay từ xa họa mi tới hót theo - GV đàn , hát - Yêu cầu cá nhân học sinh thực hiện, nhóm thực hiện. - Nhận xét sửa sai. - Yêu cầu cả lớp thực hiện. * Câu 4 : Li lí li thật là hay hay hay - GV đàn , hát mẫu , yêu cầu học sinh thực hiện 2,3 lần theo nhiều hình thức - Yêu cầu học sinh thực hiện, hát lại câu 3 , 4 - Học sinh hát lại 4 câu. b. GV hướng dẫn học sinh hát cả bài - GV yêu cầu học sinh hát cả bài hát - Hát kết hợp gõ đệm - Nhận xét , sữa sai 4. Củng cố - GV cho cả lớp hát lại bài hát liên hệ , giáo dục ý thức cho học sinh. - Nhận xét , đánh giá 5. Dặn dò Chuẩn bị bài cho tiết sau. - Lớp trưởng báo cáo sỉ số - Học sinh nghe - Học sinh nghe bài hát , nêu cảm nhận về bài hát, đọc lời bài hát - Học sinh chú ý - Học sinh thục hiện với nhiều hình thức - Nhận xét , sửa sai. - Học sinh nghe - Học sinh thực hiện với nhiều hình thức. - Học sinh hát lại 2 câu, hát cả hai câu - Học sinh chú ý - Học sinh hát theo nhiều hình thức - Học sinh thực hiện - Học sinh thực hiện - Học sinh hát câu 3 , 4 , hát cả 4 câu - Học sinh hát cả bài hát - Học sinh gõ đệm với nhiều hình thức - Học sinh hát lại cả bài , liên hệ bản thân RÚT KINH NGHIỆM: ²²²²²²²²²²²²²²²²²²² TOÁN Tiết 6: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu ÄKiến thức: Củng cố kiến thức về dm ÄKĩ năng:Biết quan hệ giữa dm và cm để viết số đo có đơn vị là cm và dm và ngược lại trong trường hợp đơn giản. Nhận biết được độ dài dm trên thước thẳng. Biết ước lượng độ dài trong trường hợp đơn giản. Vẽ được đoạn thẳng có độ dài 1 dm. Làm được các bài tập 1,2,3( cột 1,2) bài 4 ØHS khá giỏi làm bài 3( cột 3) ÄGiáo dục: tính chính xác khi đo độ dài. II. Chuẩn bị GV: Thước thẳng có chia rõ các vạch theo cm, dm. HS: Vở bài tập, bảng con. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của Thầy Tg Hoạt động của Trò 1. Khởi động 2. Bài cũ : Đêximet -Gọi 1 HS đọc các số đo trên bảng: 2dm, 3dm, 40cm -Gọi 1 HS viết các số đo theo lời đọc của GV -Hỏi: 40cm bằng bao nhiêu dm? 3. Bài mới a.Giới thiệu: -GV giới thiệu ngắn gọn tên bài rồi ghi đầu bài lên bảng b.Nội dung Bài 1: -Giáo viên yêu cầu HS tự làm phần a vào Vở bài tập -Giáo viên yêu cầu HS lấy thước kẻ và dùng phấn vạch vào điểm có độ dài 1 dm trên thước -Giáo viên yêu cầu HS vẽ đoạn thẳng AB dài 1 dm vào bảng con -Giáo viên yêu cầu HS nêu cách vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 1 dm Bài 2: -Yêu cầu HS tìm trên thước vạch chỉ 2 dm và dùng phấn đánh dấu -Giáo viên hỏi: 2 đêximet bằng bao nhiêu xăngtimet?(Yêu cầu HS nhìn lên thước và trả lời) -Yêu cầu HS viết kết quả vào Vở bài tập Bài 3: -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? -Muốn làm đúng phải làm gì? -Lưu ý cho HS có thể nhìn vạch trên thước kẻ để đổi cho chính xác -Có thể nói cho HS “mẹo” đổi: Khi muốn đổi dm ra cm ta thêm vào sau số đo dm 1 chữ số 0 và khi đổi từ cm ra dm ta bớt đi ở sau số đo cm 1 chữ số 0 sẽ được ngay kết quả. -Gọi HS đọc chữa bài sau đó nhận xét và cho điểm. Bài 4: -Giáo viên yêu cầu HS đọc đề bài -Hướng dẫn: Muốn điền đúng, HS phải ước lượng số đo của các vật, của người được đưa ra. Chẳng hạn bút chì dài 16, muốn điền đúng hãy so sánh độ dài của bút với 1 dm và thấy bút chì dài 16 cm, không phải 16 dm. -Giáo viên yêu cầu 1 HS chữa bài. +Luyện tập: Tập ước lượng và thực hành sử dụng đơn vị đo đêximet trong thực tế 4. Củng cố -Nếu còn thời gian GV cho HS thực hành đo chiều dài của cạnh bàn, cạnh ghế, quyển vở -Nhận xét tiết học 5.Dặn dò -Dặn dò HS ôn lại bài và chuẩn bị bài sau. - - HS đọc các số đo: 2 đêximet, 3 đeximet, 40 xăngtimet - HS viết: 5dm, 7dm, 1dm - 40 xăngtimet bằng 4 đeximet à ĐDDH: Thước có chia vạch dm, cm. - HS viết:10cm = 1dm,1dm = 10cm - Thao tác theo yêu cầu - Cả lớp chỉ vào vạch vừa vạch được đọc to: 1 đêximet - HS vẽ sau đó đổi bảng để kiểm tra bài của nhau. - Chấm điểm A trên bảng, đặt thước sao cho vạch 0 trùng với điểm A. Tìm độ dài 1 dm trên thước sau đó chấm điểm B trùng với điểm trên thước chỉ độ dài 1dm. Nối AB. - HS thao tác, 2 HS ngồi cạnh nhau kiểm tra cho nhau. - 2 dm = 20 cm. - Điền số thích hợp vào chỗ chấm. - Suy nghĩ và đổi các số đo từ dm thành cm, hoặc từ cm thành dm. - HS làm bài vào Vở bài tập 1dm =10cm 3dm = 30cm 8dm =80cm 2dm=20cm 5dm=50cm 9dm=90cm 30cm=3dm 60cm=6dm 70cm=7dm - HS đọc - Hãy điền cm hoặc dm vào chỗ chấm thích hợp - Quan sát, cầm bút chì và tập ước lượng. Sau đó làm bài vào Vở bài tập.2 HS ngồi cạnh nhau có thể thảo luận với nhau. - HS đọc à ĐDDH: Thước + vở bài tập Rút kinh nghiệm: ²²²²²²²²²²²²²²²²²²² TẬP ĐỌC Tiết 1: PHẦN THƯỞNG I. Mục tiêu *Đọc đúng, biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. *Hiểu nội dung bài: Câu chuyện đề cao lòng tốt và khuyến khích học sinh làm việc tốt. -Trả lời được câu hỏi 1,2,4. ØHS khá giỏi trả lời được câu hỏi 3. Thái độ: Lòng nhân ái của con người. Yêu quý và giúp đỡ bạn. II. Chuẩn bị GV: SGK + tranh + thẻ rời HS: SGK III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của Thầy Tg Hoạt động của Trò 1. Khởi động 2. Bài cũ: GV gọi 2 học sinh đọc bài Tự thuật và nêu câu hỏi 3,4 trong bài. Nhận xét – ghi điểm 3. Bài mới a)Giới thiệu: Nêu vấn đề -Trong bài hôm nay, em sẽ làm quen với 1 bạn gái tên Na.Na học chưa giỏi nhưng tốt bụng. Em thường xuyên giúp đỡ bạn bè. Lòng tốt của Na đã được cô giáo và các bạn khen ngợi . Na là 1 gương tốt cho chúng ta. b.Luyện đọc ÄGV đọc mẫu toàn bài ÄĐọc từng câu rút ra từ khó HD luyện đọc câu dài -GV theo dõi sửa sai, ghi những từ khó lên bảng ÄĐọc đoạn: ÄKết hợp giảng từ khó. ÄHD ngắt giọng các câu sau: - Treo bảng phụ +Na chỉ buồn/ vì em học chưa giỏi + Một buổi sáng,/ vào giờ ra chơi,/ các bạn trong lớp/ túm tụm bàn bạc điều gì/ có vẻ bí mật lắm. +Na không biết mình có nghe nhầm không/ đỏ bừng mặt/ cô bé đứng dậy bước lên bục/. ÄĐọc nhóm: ÄThi đọc ÄĐọc đồng thanh 4. Củng cố – Dặn dò -Em học tập được điều gì ở bạ Na. -Chuẩn bị: tiết 2 - HS đọc - HS nêu Hs chú ý lắng nghe -HS đọc nối tiếp từng câu rút ra từ khó. HS luyện đọc các từ khó cá nhân + đồng thanh: tốt bụng, giúp, trực nhật, lặng yên, đỏ bừng mặt, vang dậy, lặng lẽ,đỏ hoe -HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn. -HS luyện đọc cá nhân+ đồng thanh -HS luyện đọc trong nhóm. -HS đọc đồng thanh Rút kinh nghiệm: ² TẬP ĐỌC Tiết 2: PHẦN THƯỞNG I. Mục tiêu «Đọc đúng, biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. «Hiểu nội dung bài: Câu chuyện đề cao lòng tốt và khuyến khích học sinh làm việc tốt. -Trả lời được câu hỏi 1,2,4. ØHS khá giỏi trả lời được câu hỏi 3. «Thái độ: Lòng nhân ái của con người. Yêu quý và giúp đỡ bạn. II. Chuẩn bị GV: Tranh + thẻ rời + bảng phụ HS: SGK III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của Thầy Tg Hoạt động của Trò 1. Khởi động 2. Bài cũ : Phần thưởng -Giáo viên cho HS đọc bài -Câu chuyện nói về ai? -Bạn ấy đã làm những việc tốt nào? Nhận xét – ghi điểm 3. Bài mới a.G ... Mục tiêu: Biết sắp xếp từ tạo câu mới Phương pháp: Luyện tập . -Gv ghi các câu lên bảng -Gv hướng dẫn học sinh nắm yêu cầu. -Đây là câu gì? -Cuối câu hỏi thường có dấu gì? -Ví dụ : Tên em là gì ? Bài 3 : -Nêu yêu cầu đề bài : Từ 2 câu cho sẵn các em sắp xếp lại tạo câu mới . 4. Củng cố -Câu hỏi dùng làm gì ? -Cuối câu hỏi đăït dấu gì ? -Có thể đảo vị trí các từ trong câu được không? -Gv cho học sinh đọc ghi nhớ 5.Dặn dò: -Chuẩn bị : Bài tập đọc . 2’ 1’ -Học sinh nêu - ĐDDH: Bảng cài -Học sinh nêu miệng -Học sinh đọc yêu cầu -Hoạt động nhóm -4 học sinh trong nhóm đứng lên lần lượt đọc câu mình đã đặt : * Em học hành chăm chỉ * Em thích môn tập đọc ĐDDH: Bảng phụ - Đánh dấu chấm hỏi vào câu - 3 học sinh lên bảng làm. -Câu hỏi. -Dấu chấm hỏi. HS viết các câu còn lại vào vở. - Sắp xếp lại các từ để chuyển mỗi câu thành 1 câu mới. - 1 học sinh làm mẫu : * Bác Hồ rất yêu thiếu nhi à Thiếu nhi rất yêu Bác Hồ - Lớp làm miệng - Lớp viết bài vào vở - Câu hỏi dùng để hỏi - Đặt dấu hỏi - Được, nó sẽ tạo thành 1 câu mới. Rút kinh nghiệm: ²² THỨ 6 SS: TOÁN Tiết 10: LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu -Biết viết số có hai chữ số thành tổng của số chục và số dơn vị. Biết số hạng, tổng. Biết số bị trừ, số trừ, hiệu. Biết làm tính cộng tính trừ cac số có hai chữ sô không nhớ trong phạm vi 100. biết giải toán bằng một phép tính trừ. - Thực hiện đúng các bài tập 1 ( Viết 3 số đầu), 2, 3 ( làm 3 phép tính đầu), 4 ØHS khá, giỏi thực hiện được hết BT 1,3. Tính cẩn thận, chính xác, yêu thích môn học. II. Chuẩn bị GV:Bảng phụ+ thẻ cái + bút dạ HS:Vở + SGK III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của Thầy Tg Hoạt động của Trò 1. Khởi động 2. Bài cũ : Luyện tập -HS sửa bài 1 -Viết các số: a)Từ 40 đến 50: 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50. b)Từ 68 đến 74: 69, 70, 71, 72, 73, 74. c)Tròn chục và bé hơn 50: 10, 20, 30, 40. 3. Bài mới a.Giới thiệu: -Luyện tập chung (tt) b. Nội dung: v Hoạt động 1: Thực hành Mục tiêu: Phân tích số có 2 chữ số, nắm tên gọi của các thành phần trong phép cộng và trừ Phương pháp: Thực hành, hỏi đáp Bài 1: Viết (theo mẫu) -Nêu cách thực hiện -Gv có thể cho HS sửa bài bằng cách đọc kết qủa phân tích số Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống: -Nêu cách làm ? ØHS khá, giỏi thực hiện được hai phép tính cuối của 2. Bài 3: Tính -Gv lưu ý: Trình bày thẳng các cột với nhau ØHS khá, giỏi thực hiện được hai phép tính cuối của 2. Bài 4: -Nêu bài toán -Để tìm số cam chị hái ta làm ntn? v Hoạt động 2: Trò chơi Mục tiêu: Hiểu tên gọi các thành phần Phương pháp: Thực hành Bài 5: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: -Nêu tên các thành phần trong các phép tính sau: 4.Củng cố – Dặn dò - GV nhận xét tiết học -Chuẩn bị: Kiểm tra j à ĐDDH: Bảng phụ - Số chục cộng số đơn vị -HS làm bài -Sửa bài: 25 = 20 + 5 đọc là: hai mươi lăm bằng hai mươi cộng năm 62=60+2 39=30+9 99=90+9 85=80+5 87=80+7 a) Tìm tổng: Ta lấy số hạng cộng với nhau b) Tìm hiệu: Ta lấy số bị trừ trừ cho số trừ - HS làm bài – sửa bài HS đọc đề 48 65 94 32 56 +30 -11 -42 +32 -16 78 54 52 64 40 - HS nêu - Làm tính trừ Bài giải: Số cam chị hái được là: 85 – 44 = 41 (quả cam) Đáp số: 41 quả cam à ĐDDH: Thẻ cài, bút dạ - HS làm bài – sửa bài - HS lên bảng lớp điền để sửa bài 1dm = 10 cm 10 cm= 1 dm Rút kinh nghiệm: ² TẬP LÀM VĂN Tiết 2: CHÀO HỎI – TỰ GIỚI THIỆU I. Mục tiêu ÄDựa vào gợi ý tranh vẽ thực hiện đúng nghi thức chào hỏi và tự giới thiệu về bản thân ( BT1, BT2). ÄViết được một bản tự thuật ngắn( BT 3) Lưu ý: HS hỏi cha mẹ nắm được ngày sinh, nơi sinh, quê quán. ÄTính can đảm, mạnh dạn. II. Chuẩn bị GV: SGK , Tranh , Bảng phụ HS: Vở III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của Thầy Tg Hoạt động của Trò 1. Khởi động 2. Bài cũ -1 số HS lên bảng tự nói về mình. Sau đó nói về 1 bạn -Gv nhận xét cho điểm 3. Bài mới a.Giới thiệu: -Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ học cách chào hỏi và luyện tập tiếp cách tự giới thiệu về mình b.Nội dung v Hoạt động 1: Làm bài tập miệng Mục tiêu: Biết cách chào hỏi, tự giới thiệu Phương pháp: Sắm vai, đàm thoại, trực quan Bài 1: Nói lại lời em -Gv cho HS dựa vào 1 nội dung trong bài để thực hiện cách chào -Nhóm 1: -Chào mẹ để đi học -Chào mẹ để đi học: phải lễ phép, giọng nói vui vẻ -Nhóm 2: Chào cô khi đến trường -Đến trường gặp cô, giọng nói nhẹ nhàng, lễ độ -Nhóm 3: -Chào bạn khi gặp nhau ở trường -Chào bạn khi gặp nhau ở trường, giọng nói vui vẻ hồ hởiû Bài 2: Viết lại lời các bạn trong tranh: -Tranh vẽ những ai? -Bóng Nhựa, Bút Thép chào Mít và tự giới thiệu ntn? -Nêu nhận xét về cách chào hỏi của 3 nhân vật trong tranh ØGD HS phép lịch sự khi chào hỏi và tự giới thiệu. v Hoạt động 2: Làm bài tập viết Mục tiêu:Biết viết tự thuật theo mẫu Phương pháp: Thực hành Bài 3: -Viết tự thuật theo mẫu. -Gv uốn nắn, hướng dẫn 4. Củng cố – Dặn dò -Thực hành những điều đã học -Chuẩn bị: Tập viết 2’ - Hoạt động nhóm à ĐDDH: Tranh - Nhóm hoạt động và phân vai để nói lời chào - Từng nhóm trình bày - 1 HS đóng vai mẹ, 1 HS đóng vai con và nêu lên câu chào - Lớp nhận xét -HS phân vai để thực hiện lời chào -Lớp nhận xét -HS thực hiện -Lớp nhận xét -HS quan sát tranh + TLCH -Bóng Nhựa, Bút Thép, Mít -HS đọc câu chào - HS nêu à ĐDDH:Bảng phụ -HS viết bài Rút kinh nghiệm: ² KỂ CHUYỆN Tiết 2: PHẦN THƯỞNG I. Mục tiêu ÄKĩ năng: Dựa vào tranh minh hoạ và gợi ý(SGK), kể lại được từng đoạn câu chuyện ( BT 1,2,3). ØHS khá giỏi bước đầu kể lại được toàn bộ câu chuyện BT 4. ÄKiến thức: Hiểu được nội dung câu chuyện ca ngợi lòng tôt, biết giúp đỡ bạn. ÄGD: Biết quan tâm giúp đỡ bạn. II. Chuẩn bị GV: Tranh HS: SGK III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của Thầy Tg Hoạt động của Trò 1. Khởi động 2. Bài cũ : Có công mài sắt có ngày nên kim -Tiết trước, các em học kể lại chuyện gì? -Câu chuyện này khuyên ta điều gì? -(HS làm việc gì dù khó đến đâu, cứ kiên trì, nhẫn nại nhất định sẽ thành công) -3 HS lên bảng, lần lượt từng em tiếp nhau kể lại hoàn chỉnh câu chuyện. -Gv nhận xét – cho điểm 3. Bài mới: a.Giới thiệu: Nêu vấn đề -Hôm nay, chúng em sẽ học kể từng đoạn sau đó là toàn bộ câu chuyện “Phần thưởng” mà các em đã học trong 2 tiết tập đọc trước. b.Nội dung: v Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện. Mục tiêu: HS kể từng đoạn bằng lời theo tranh dựa vào câu hỏi. Phương pháp: Trực quan, đàm thoại -Gv hướng dẫn HS quan sát tranh và cho HS kể theo câu hỏi gợi ý. + Kể theo tranh 1 -Gv đặt câu hỏi -Na là 1 cô bé ntn? -Trong tranh này, Na đang làm gì? -Kể lại các việc làm tốt của Na đối với các bạn -Na còn băn khoăn điều gì? -Chốt: Na tốt bụng giúp đỡ bạn bè. -Gv nhận xét + Kể theo tranh 2, 3 -Gv đặt câu hỏi -Cuối nămhọc các bạn bàn tán về chuyện gì? Na làm gì? -Trong tranh 2 các bạn Na đang thì thầm bàn nhau chuyện gì? -Tranh 3 kể chuyện gì? -Chốt: Các bạn có sáng kiến tặng Na 1 phần thưởng -Gv nhận xét + Kể theo tranh 4 -Phần đầu buổi lễ phát phần thưởng diễn ra ntn? -Có điều gì bất ngờ trong buổi lễ ấy? -Khi Na được phần thưởng, Na, các bạn và mẹ vui mừng ntn? -Chốt: Na cảm động trước tình cảm của các bạn. -Gv nhận xét. v Hoạt động 2: Hướng dẫn kể lại toàn bộ câu chuyện. Mục tiêu: Kể từng đoạn nối tiếp toàn bộ câu chuyện. Phương pháp: Luyện tập ØDành cho HS khá, Giỏi. -Gv tổ chức cho HS kể theo từng nhóm -Gv nhận xét 4. Củng cố -Qua các giờ kể chuyện tuần trước và tuần này, các em đã thấy kể chuyện khác đọc chuyện. Khi đọc các em phải đọc chính xác, không thêm bớt từ ngữ. Còn khi kể em không nhìn sách mà kể theo trí nhớ (tranh minh hoạ giúp em nhớ). Vì vậy em không nhất thiết phải kể y như sách. Em chỉ nhớ nội dung chính của câu chuyện. Em có thể thêm bớt từ ngữ. Để câu chuyện hấp dẫn em nên kể tự nhiên kèm điệu bộ, cử chỉ. 5.Dặn dò -Về kể lại câu chuyện cho người thân. -Nhận xét tiết học. - Có công mài sắt có ngày nên kim - HS nêu - HS kể - ĐDDH: Tranh - Tốt bụng - Na đưa cho Minh nửa cục tẩy -Na gọt bút chì giúp Lan, bẻ cho Minh nửa cục tẩy, chia bánh cho Hùng, nhiều lần trực nhật giúp các bạn bị mệt. - Học chưa giỏi - Lớp nhận xét -Cả lớp bàn tán về điểm và phần thưởng. Na chỉ lặng im nghe, vì biết mình chưa giỏi môn nào -Các bạn HS đang tụ tập ở 1 góc sân bàn nhau đề nghị cô giáo tặng riên cho Na 1 phần thưởng vì lòng tốt. -Cô giáo khen sáng kiến của các bạn rất tuyệt. - Lớp nhận xét - Từng HS bước lên bục nhận phần thưởng. - Cô giáo mời Na lên nhận phần thưởng -Cô giáo và các bạn vỗ tay vang dậy.Tưởng rằng nghe nhầm, đỏ bừng mặt. Mẹ vui mừng khóc đỏ hoe cả mắt - Lớp nhận xét - ĐDDH: Tranh - HS kể theo nhóm, đại diện nhóm lên thi kể chuyện Rút kinh nghiệm: ²²²²²²²²²²²²²²²²²²²²²²²²²²²²²²²²²²²²
Tài liệu đính kèm: